Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giáo trình luật xây dựng - Chương 6 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.74 KB, 14 trang )

CHƯƠNG 6
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH
V/GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY D Ự NG CÔNG TRÌNH
1. Giám sát thi công xây dựng công trình ( điều 87 – L.XD)
1. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra
về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công
xây dựng công trình.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ
điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.
Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát
thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
4. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở riêng lẻ.
2. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình ( điều 88 – L.XD)
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi
công xây dựng công trình ( điều 89 – L.XD)
3.1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các
quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người
giám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo
quy định của pháp luật;


- 1 -
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các
nghĩa vụ sau đây:
a) Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây
dựng để tự thực hiện;
b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng;
đ) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả
giám sát;
e) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng;
g) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi
công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác
gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình ( điều 90
– L.XD)
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo
yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa
đổi;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình
và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;
g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không
đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không
báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi
phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- 2 -

VI/ XÂY D Ự NG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶ C THÙ
1. Công trình xây dựng đặc thù ( điều 91 – L.XD)
Các công trình xây dựng đặc thù bao gồm:
1.1. Công trình bí mật nhà nước;
1.2. Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp;
1.3. Công trình tạm.
2. Xây dựng công trình bí mật nhà nước ( điều 92 – L.XD)
2.1. Công trình bí mật nhà nước được xây dựng theo yêu cầu phải bảo đảm bí mật trong các hoạt
động xây dựng, thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ và các
lĩnh vực khác.
2.2. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định
và chịu trách nhiệm về việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng các công trình từ giai đoạn
lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình đến giai đoạn nghiệm
thu đưa công trình vào sử dụng.
2.3. Chính phủ quyết định việc xây dựng từng công trình bí mật nhà nước khi có yêu cầu xây
dựng.
3. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp ( điều 93 – L.XD)
3.1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu

khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác theo quy định của
Chính phủ.
3.2. Người được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp được tự quyết
định trình tự khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạng khẩn cấp,
chịu trách nhiệm về việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng công trình này, bảo đảm đáp
ứng kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.
4. Xây dựng công trình tạm ( điều 94 – L.XD)
4.1. Công trình tạm được xây dựng và chỉ được phép tồn tại trong một khoảng thời gian xác
định.
4.2. Công trình tạm bao gồm:
a) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
b) Công trình, nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng có thời hạn nằm trong quy hoạch nhưng
chưa giải phóng mặt bằng xây dựng.
4.3. Đối với công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính, chậm nhất là ba mươi
ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chính được đưa vào sử dụng, chủ công trình xây dựng tạm
- 3 -
phải tự phá dỡ, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính là
công trình, khu dân cư có quy mô lớn phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Đối với
công trình, nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng có thời hạn khi hết thời hạn theo quy định của
giấy phép xây dựng tạm thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ; nếu không tự giác dỡ bỏ thì
bị cưỡng chế, chủ công trình xây dựng chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế và không được đền
bù.
B/QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH
I. KHÁI NI ỆM
1. ĐỊNH NGHĨA :
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp những hoạt động của cơ quan có chức
năng quản lý chung thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất
lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng sản phẩm xây dựng.
* NĐ209/2004 QUY ĐỊNH THÊM

Điều 18. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản
lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công
trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để
thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định
tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định này.
3. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung
quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức
tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi
công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu
tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định
tại Điều 22 của Nghị định này.
2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH : ( theo tài liệu của LS
Lương như Hùng )
Quản lý chất lượng công trình bao gồm các công tác sau đây:
- 4 -
a/ Lập kế hoạch chất lượng công trình xây dựng: Là việc thiết lập mục tiêu chất lượng
của dự án, các biện pháp tổ chức và tiến độ thực hiện quản lý chất lượng.
b/ Thẩm định thiết kế: Là công việc cua cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tư cách pháp
lý của hồ sơ thiết kế, kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế với nội
dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư, sự hợp lý của giải pháp thiết kế và tổng
dự toán để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng hợp dự
toán.
c/ Giám sát tác giả: Là công việc của đơn vị thiết kế tại hiện trường nhằm kiểm tra, bảo
vệ quyền tác giả thiết kế, giải thích hoặc xử lý những vấn đề phát sinh tại hiện trường mà
thiết kế chưa lường hết để bảo đảm chất lượng thiết kế.
d/ Giám sát thi công: Là hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường của chủ đầu

tư để quản lý khối lượng và chất lượng các công tác xây lắp của nhà thầu theo hợp đồng
kinh tế , thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của
ngành, Nhà nước.
đ/ Kiểm định chất lượng xây lắp: Là những hoạt động của đơn vị tư vấn xây dựng, sử
dụng phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, thử nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất
của sản phẩm hoặc công trình xây dựng và so sánh kết quả với yêu cầu của thiết kế, với
các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
e/ Giám định chất lượng công trình: là nhũng hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng, trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và bản quy phạm pháp
luật và kết quả kiểm định chất lượng để đánh giá, kết luận về chất lượng của sản phẩm,
công trình xây dựng.
g/ Ngoài ra, quản lý chất lượng còn có những công tác khác như nghiệm thu, bảo hành,
bảo trì công trình xây dựng … được trình bày trong nội dung chương này.
II- NGUYÊN TẮC CHUNG
Khi xây dựng công trình (xây dựng mới, mở rộng, cải tạo…) các tổ chức có liên quan đến
công trình xây dựng như: chủ đầu tư, đơn vị xây dựng, tổ chức thiết kế… đều phải thực
hiện các chế độ quản lý chất lượng mà Nhà nước đã ban hành.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về việc bảo đảm chất lượng công trình xây dựng của mình
đầu tư ở cả 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án
vào khai thác, sử dụng.
- Doanh nghiệp xây dựng phải có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề xây dựng
mới được hành nghề và phải chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây lắp công trình.
- Các tổ chức tư vấn xây dựng khi lập dự án đầu tư, khảo sát và thiết kế công trình phải
tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, kỹ thuật xây dựng, các văn bản pháp luật của
Nhà nước và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Tổ chức tư vấn xây dựng phải có hệ thống bảo đảm chất lượng của mình, thực hiện kiểm
tra chất lượng chặt chẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về
chất lượng đối với sản phẩm của mình.
III- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH

- 5 -
1- Nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình
Nội dung công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình bao gồm:
- Ban hành các văn bản pháp quy và những tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ về quản lý chất
lượng, thực hiện các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình, hướng dẫn theo dõi việc thực
hiện các văn bản này.
- Giám định chất lượng công trình xây dựng và sự cố công trình.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn xây dựng,
các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, đơn vị xây dựng và tổ
chức tư vấn xây dựng.
2- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng
a/ Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình trong phạm vi cả nước,
có trách nhiệm:
- Ban hành các quy định, tài liệu hướng dẫn về bảo đảm chất lượng công trình xây dựng;
- Hướng dẫn việc kiểm tra áp dụng các quy trình quản lý chất lượng xây dựng, tiêu chuẩn
kỹ thuật xây dựng và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng theo tiêu chuẩn của
Nhà nước.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lượng các công trình xây dựng trong cả
nước, đặc biệt về chất lượng các dự án nhóm A, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh công tác
quản lý chất lượng của các dự án. Định kỳ sáu tháng, Bộ Xây dựng phải báo cáo Thủ
tướng Chính phủ tình hình chất lượng các công trình xây dựng, các công trình đang xây
dựng để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất và người sử dụng và
hiệu quả đầu tư;
- Giám định sự cố công trình theo phân cấp.
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng giúp Bộ
trưởng Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Các bộ có xây dựng chuyên ngành (như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Nghiệp, Bộ
Nông Nghiệp Và Phát Triển nông thôn, Tổng Cục bưu đi65n, Bộ Quốc phòng…) thực
hiện chức năng quản lý xây dựng chuyên ngành của bộ mình.
b/ Sở Xây dựng là cơ quan của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có

trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên đại bàn tỉnh, thành
phố và chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình xây dựng thuộc các dự án nhóm
B,C trên địa bàn.
Các sở có xây dựng chuyên ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý chất lượng
các công trình xây dựng chuyên ngành.
IV/ NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH CỦA CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
1- Quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư
a/ Nguyên tắc chung:
- Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của từng dự án, chủ đầu tư phải lựa chọn tở chức tư
vấn xây dựng, xây lắp có đủ giấy phép hành nghề, năng lực phù hợp để giao thầu
thiết kế, tư vấn xây dựng, xây lắp để bảo đảm chất lượng công trình.
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các
thủ tục thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật đúng theo quy định của
pháp luật.
- 6 -
- Trong quá trình xây lắp, phải bố trí cán bộ kỹ thuật hoặc thuê tổ chức tư vấn để
thực hiện chế độ giám sát kỹ thuật đúng với thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ
thuật của Nhà nước.
- Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng và
thiết bị công nghiệp do mình cung ứng.
b/ Chế độ giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư:
Chế độ giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư được ban hành bởi Quyết định số 224-
BXD ngày 24/12/1990 của Bộ Xây dựng, bao gồm một số nội dung chủ yếu sau
đây:
b.1- Trách nhiệm của cán bộ giám sát kỹ thuật:
Cán bộ giám sát kỹ thuật là đại diện của chủ đầu tư trên hiện trường, có trách
nhiệm giám sát thường xuyên hay kiểm tra định kỳ và kiểm tra toàn bộ phận hạng
mục công trình theo yêu cầu kiểm tra.
b.2- Các giai đoạn giám sát kỹ thuật:

Việc thực hiện nhiệm vụ giám sát kỹ thuật được tiến hành qua các giai đoạn:
+ Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng:
Đối chiếu đồ án thiết kế với các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật và thực tế hiện
trường, phát hiện các sai sót bất hợp lý, đề nghị với tổ chức thiết kế sửa đổi.
Nghiên cứu bản vẽ thi công, nắm vững chi tiết kết cấu từng bộ phận hạng mục
công trình được phân công theo dõi.
Kiểm tra việc bàn giao mặt bằng xây dựng với tổ chức xây lắp (tim, cốt, các mốc
định vị công trình).
+ Trong giai xây lắp:
Theo dõi kế hoạch, tiến độ thi công.
Kiểm tra việc xây lắp phù hợp với thiết kế và các yêu cầu về kỹ thuật.
Phối hợp với cán bộ kỹ thuật của đơn vị xây lắp để kịp thời phát hiện những sai
sót, ngăn ngừa việc làm không đúng với thiết kế và các điều kiện kỹ thuật thi
công.
+ Thực hiện việc kiểm tra định kỳ: thông thuờng từng 10 ngày và theo từng giai
đoạn để đánh giá chất lượng, khối lượng hoàn thành làm căn cứ để nghiệm thu.
b.3- Tổ chức thực hiện:
- Mọi sự giám sát kỹ thuật phải lập biên bản các trường hợp sai phạm và phải ghi
vào nhật ký công trình, nêu các yêu cầu cụ thể về biện pháp khắc phục.
- Cán bộ giám sát kỹ thuật có trách nhiệm tham gia vào Hội đồng nghiệm thu để
nghiệm thu theo bộ phận hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
- Cán bộ giám sát kỹ thuật có quyền yêu cầu tổ chức xây lắp thực hiện đúng thiết
kế được duyệt, trường hợp có sự sai sót trong thiết kế thì có thể yêu cầu tổ chức
thiết kế điều chỉnh. Nhưng phải báo cáo với chủ đầu tư.
- Cán bộ giám sát kỹ thuật có quyền không nghiệm thu và đề nghị không thanh
toán nếu các khối lượng không đúng thiết kế, không bảo đảm chất lượng hoặc phát
hiện các biến dạng đáng ngờ có thể xảy ra sự cố công trình.
- Cán bộ giám sát kỹ thuật phải chịu mọi trách nhiệm về việc giám sát, xác định
không đúng và các quyết định của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Cán bộ giám sát chất lượng không được kiêm nhiệm công tác xây lắp, thiết kế

công trình mà mình phụ trách giám sát. Không được quyết định thay đổi thiết kế
và dự toán được duyệt.
- 7 -
c/ Chế độ giám sát thi công theo Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Theo Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo
Quyết định số 35/199/QĐ-BXD ngày 12-11-1999 thì công tác giám sát thi công
trong quá trình xây lắp công trình phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có
hệ thống để ngăn ngừa các sai phạm về kỹ thuật, đảm bảo việc nghiệm thu khối
lượng và chất lượng công tác xây lắp của nhà thầu thi công theo thiết kế được
duyệt, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy định về an
toàn lao động và phù hợp với hợp đồng giao nhận thầu.
Trách nhiệm về giám sát thi công của chủ đầu tư được quy định theo các giai đoạn
trong quá trình thi công.
(1) Giai đoạn chuẩn bị thi công: kiểm tra vật liệu ở hiện trường, không cho phép
đưa vật liệu không phù hợp tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách vào sử dụng tại
công trình, kiểm tra thiết bị, không cho phép sử dụng thiết bị không phù hợp với
công nghệ và chưa qua kiểm định. Trường hợp cần thiết phải lấy mẫu thí nghiệm
các tính chất của vật liệu, cấu kiện, chế phẩm xây dựng.
(2) Giai đoạn thực hiện xây, lắp:
- Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu xây dựng
nhằm bảo đảm việc thi công xây lắp theo hồ sơ thiết kế được duyệt. kiểm tra biện
pháp thi công, tiến độ, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu xây dựng đề xuất;
- Kiểm tra xác nhận về khối lượng, chất lượng; tiến độ các công việc;
- Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của chủ
đầu tư.
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong thi công;
- Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp;
- Đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình trong quá trình thi
công xây lắp có các hiện tượng giảm chất lượng, có độ lún vượt quá dự báo của

thiết kế hoặc các quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành, trước
khi nghiệm thu phải có văn bản đánh giá sự tác động xấu do lún đến công trình
của đơn vị thiết kế, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
(3) Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình:
- Tổ chức giám sát của chủ đầu tư phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và
tài liệu về quản lý chất lượng. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình
xây dựng theo quy định.
- Sau khi kiểm tra, nếu các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt
yêu cầu cần thiết kế được duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình,
chủ đầu tư tổ chức tổng nghiệm thu lập thành biên bản nghiệm thu hoàn thành xây
dựng.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng hạng mục hoặc công trình là căn cứ
pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng,
là cơ sở để quyết toán công trình.
* NĐ209/2004 QUY ĐỊNH THÊM
Điều 21. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
- 8 -
1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72
của Luật Xây dựng;
b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ
sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình
đưa vào công trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục
vụ thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công

trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế,
bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của
các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các
tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu
kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây
dựng công trình;
- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công
trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra
trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây
dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều
phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định
này;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công
trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành
từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết
kế điều chỉnh;
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và
công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong thi công xây dựng công trình.
2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối
với hình thức tổng thầu:
- 9 -

a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết
kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):
- Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này
đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ;
- Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu
xây dựng;
- Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà
thầu phụ.
b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay:
- Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm
thu hoàn thành công trình xây dựng;
- Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và
kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm
thu.
3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám
sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện.
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi
công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không
bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không
đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất
lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải
buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.
5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi
nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp
dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

2- Quản lý chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng
a/ Nguyên tắc chung:

- Doanh nghiệp xây dựng (tổng thầu, thầu chính, thầu phụ) phải chịu trách nhiệm trước
chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng xây dựng toàn bộ công trình.
- Doanh nghiệp xây dựng chỉ được nhận thầu thi công xây lắp những công trình tương
ứng với điều kiện và năng lực được xác nhận trong chứng chỉ hành nghề xay dựng. Phải
thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và hợp đồng giao
nhận thầu xây dựng.
- Doanh nghiệp xây dựng khi tiến hành xây lắp phải chịu sự giám sát, kiểm tra chất lượng
của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình.
b/ Yêu cầu đối với công tác quản lý chất lượng của doanh nghiệp xây dựng:
(1) Yêu đối với công tác tự kiểm tra chất lượng: chấp hành đúng yêu cầu của thiết kế và
cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu. Thực hiện đúng trình tự nghiệm thu tại quy định
này và Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
- 10 -
(2) Nhà thầu xây dựng phải báo cáo đầy đủ quy trình, phương án tự kiểm tra chất lượng
sản phẩm với chủ đầu tư để chủ đầu tư kiểm tra và giám sát thực hiện.
(3) Nhà thầu xây dựng chỉ đề nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu các công tác xây lắp đã
hoàn thành sau khi bộ phận chuyên trách kiểm tra chất lượng của nhà thầu đã kiểm tra và
xác nhận.
c/ Tổ chức quản lý chất lượng của doanh nghiệp xây dựng:
Doanh nghiệp xây dựng phải tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý
chất lượng trong suốt quá trình thi công.
(1) Tất cả những nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp xây dựng, như người làm công
tác kiểm nghiệm, hiệu chỉnh và công nhân phụ trách công việc đặc biệt phải được đào tạo
nghiệp vụ và có chứng chỉ chuyên môn.
(2) Các thiết bị dùng trong kiểm tra chất lượng như đo lường, kiểm định khối lượng, chất
lượng của doanh nghiệp phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo công tác kiểm định và
phải thực hiện đăng kiểm theo quy định của pháp luật.
(3) Vật liệu, cấu kiện xây dựng do doanh nghiệp sử dụng phải có chứng chỉ xuất xưởng,
trước khi sử dụng phải có kiểm nghiệm để xác định chất lượng theo đúng tiêu chuẩn do
Nhà nước quy định.

(4) Trong quá trình xây dựng phải thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm đối với sản phẩm
xây dựng và phải lập đầy đủ hồ sơ, tài liệu về việc thí nghiệm này.
(5) Trường hợp doanh nghiệp xây dựng sử dụng vật liệu hay cấu kiện xây dựng do mình
tự sản xuất thì doanh nghiệp phải bảo đảm chất lượng của loại vật liệu đ1o đúng với tiêu
chuẩn của Nhà nước và khi sử dụng vào công trình cũng phải tiến hành thí nghiệm để
kiểm tra chất lượng.
* NĐ209/2004 QUY ĐỊNH THÊM
Điều 19. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu
1. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu:
a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công
trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công
xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình,
thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu
chuẩn và yêu cầu thiết kế;
c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công
trường;
e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng,
hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ
sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26
của Nghị định này và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
- 11 -
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư
và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi
vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo
đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác

gây ra thiệt hại.
Điều 20. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu
1. Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo
quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.
2. Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo
quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này đối với nhà thầu phụ.
3. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng
công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt
hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không
bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi
phạm khác gây ra thiệt hại.
4. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công
việc do mình đảm nhận.

3- Quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế
a/ Nguyên tắc
* Tổ chức thiết kế khi lập thiết kế công trình phải tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu
chuẩn kỹ thuật xây dựng, và các văn bản pháp quy của Nhà nước và các ngành.
* Tổ chức thiết kế phải có hệ thống bảo đảm chất lượng của mình, thực hiện kiểm tra chặt
chẽ chất lượng trong quá trình thi công, và phải chịu trách nhiệm về các tài liệu thiết kế
của mình, cùng với chủ đầu tư bảo vệ thiết kế công trình trướ cơ quan thẩm định và xét
duyệt.
* Tổ chức thiết kế phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công,
hoàn thiện và nghiệm thu công trình đưa vào khai thác sử dụng.
b/ Căn cứ để giám sát
Căn cứ để giám sát của tác giả thiết kế dựa trên:
1/ Hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2/ Tiến độ thi công tổng thể và thông báo của chủ đầu tư về lịch yêu cầu giám sát tác giả
đã được các bên thống nhất;
3/ Biện pháp và thiết minh thi công tổng thể, biện pháp thi công chi tiết của các hạng mục

công trình đặc biệt quan trọng.
c/ Chế độ giám sát của tác giả thiết kế
(1) Mục đích của chế độ giám sát của tác giả thiết kế: việc giám sát của tác giả thiết kế là
quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức thiết kế lập đồ án thiết kế công trình nhằm mục
đích:
- 12 -
+ Giám sát việc xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt.
+ Bảo đảm năng lực thiết kế, chất lượng, tiến độ xây dựng và giá thành công trình xây
dựng.
(2) Thời gian thực hiện: Công tác giám sát của tác giả thiết kế dược xây dựng trong suốt
quá trình xây dựng công trình, kể từ khi khởi công cho đến khi bàn giao chính thức toàn
bộ công trình.
(3) Tính chất: công tác giám sát của tác giả thiết kế không thay thế cho công tác giám sát
chất lượng thi công của chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp. Việc thi công đúng bản
vẽ thiết kế là trách nhiệm của tổ chức thầu xây lắp.
Mọi hậu quả xấu về chất lượng, tiến độ giá thành công trình, việc thi công không đúng đồ
án thiết kế hoặc thiết kế kỹ thuật thi công gây ra thì tổ chức nhận thầu xây dựng hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
(4) Nội dung công tác giám sát của tác giả thiết kế: Nội dung giám sát của tác giả thiết kế
bao gồm:
* Giám sát sự phù hợp của việc thi công công trình với các giải pháp kỹ thuật, chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật được duyệt trong thiết kế kỹ thuật, và kết cấu công trình được thể hiện
trong bản vẽ thi công.
* Giám sát sự phù hợp của việc thi công với các tiêu chuẩn kỹ thuật quy trình quy phạm,
định mức kinh tế theo pháp luật quy định và các chỉ dẫn theo bản vẽ thi công.
* Theo dõi và xử lý kịp thởi các sai phạm của thi công so với thiết kế được duyệt.
* Giám sát chất lượng thi công, nhất là các công trình có kết cấu phức tạp, việc lắp đặt
các thiết bị công nghệ chủ yếu, các phần công trình quan trọng có ảnh hưởng đến chất
lượng công trình như nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hoàn thiện bên trong và ngoài
công trình.

* Xử lý, bổ xung, sửa đổi bản vẽ thi công và dự toán, giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình thi công có liên đến công tác thiết kế.
* Trình bày, giải thích các vấn đề liên quan đến đồ án thiết theo yêu cầu của tổ chức thi
công và chủ đầu tư.
(5) Phương thức thực hiện chế độ giám sát của tác giả thiết kế:
Việc giám sát của tác giả thiết kế phải được thực hiện ở hiện trường. Tổ chức thiết kế có
thể thành lập tổ giám sát, tổ này và chủ nhiệm đồ án thiết kế phải thường xuyên hoặc
định kỳ có mặt tại công trình trong suốt quá trình thi công để kịp thời giải quyết, xử lý
các vấn đề có liên quan đến đồ án thiết kế.
Chủ nhiệm đồ án thiết kế trực tiếp chịu trách nhiệm trước tổ chức thiết kế về việc giám
sát tổng hợp công trình. Trong trường hợp cần đề xuất sửa chữa nhỏ trong thiết kế, tổ
chức giám sát có thể nghiên cứu quyết định. Đối với sửa chữa lớn hơn phải có sự đồng ý
của chủ đầu tư. Trường hợp cần vẽ lại bản vẽ thi công thì cần có đủ chữ ký và con dấu
của bản vẽ chính.
Các nhận xét, chỉ dẫn, thỏa thuận, kiến nghị của tổ giám sát đều phải ghi vào sổ nhật ký
giám sát tác giả thiết kế.
Tổ trưởng tổ giám sát là thành viên của hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở của công trình.
Khi nghiệm thu các công trình lớn, quan trọng thì chủ nhiệm đồ án thiết kế là thành viên
hợp đồng nghiệm thu cao.
* NĐ209/2004 QUY ĐỊNH THÊM
- 13 -
Điều 22. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám
sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng.
2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký
giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không
khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho
chủ đầu tư. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định
tại Điều 17 của Nghị định này.
3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công

trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng
mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối
nghiệm thu.
- 14 -

×