Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ứng dụng hỗ trợ mua sắm: Lợi thế cạnh tranh của thương mại điện tử pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.43 KB, 5 trang )

Ứng dụng hỗ trợ mua sắm: Lợi thế cạnh tranh của
thương mại điện tử
Những ứng dụng trên thiết bị di động không những giúp
thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mà còn buộc ngành
bán lẻ truyền thống phải đầu tư công nghệ để có được lợi
thế cạnh tranh.

Điện thoại di động đang nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc
lực nhất của ông già Noel mỗi khi mùa Giáng sinh về. Các
ứng dụng phần mềm mạnh mẽ dành cho những thiết bị như
điện thoại iPhone đang giúp người tiêu dùng dễ dàng săn
tìm những món hàng giảm giá vào dịp mua sắm cuối năm.
Về phần mình, các nhà bán lẻ trực tuyến đang tích cực cải
thiện phiên bản di động của trang web để khách hàng có thể
mua sắm dễ dàng mà không cần nhập nhiều thông tin, dữ
liệu.
Cơ hội và thách thức
Trong khi đó, các nhà bán lẻ ngoại tuyến cũng ồ ạt gửi cho
người sử dụng điện thoại di động phiếu giảm giá trong nỗ
lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Một cuộc thăm dò
thường niên trước dịp mua sắm cuối năm 2009 của công ty
tư vấn Deloite cho thấy, 20% người được hỏi có ý định
dùng điện thoại di động để mua sắm trong dịp này.
Trong số họ, 45% cho biết sẽ dùng điện thoại di động để
tìm hiểu giá cả, 32% để tìm phiếu giảm giá hoặc đọc bài
viết đánh giá sản phẩm và 25% để mua sắm. Heather Reed,
một người tích cực mua sắm qua điện thoại di động, cho
biết nhờ những ứng dụng di động mà cô có thể nhanh
chóng mua sắm vài món ưa thích, không cần bỏ nhiều thời
gian lên mạng tìm kiếm thông tin.
Stacy Janiak, trưởng bộ phận nghiên cứu hành vi bán lẻ ở


Mỹ của Deloite, nhận định: “Công nghệ di động đang thực
sự thúc đẩy nhiều hoạt động trong dịp mua sắm cuối năm.
Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nhà bán lẻ, vì
sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt”.
Việc điện thoại di động ngày càng thông minh hơn và
người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến giá cả trong thời
buổi kinh tế khó khăn đang thúc đẩy sự phát triển của
thương mại điện tử. Điều này thể hiện qua sự xuất hiện của
ngày càng nhiều ứng dụng di động hỗ trợ khách hàng mua
sắm.
Chẳng hạn như những ứng dụng của ShopSavvy, RedLaser,
TheFind, ShopStyle, PriceGrabber.com… cho phép khách
hàng so sánh giá cả sản phẩm của nhiều nhà bán lẻ khác
nhau.
Trong khi đó, Retrevo, một trang web đánh giá hàng điện
tử, cung cấp dịch vụ RetrevoQ cho phép người sử dụng gửi
tin nhắn hoặc thông điệp Twitter có chứa tên sản phẩm có ý
định mua. Sau đó, họ sẽ nhận ngay câu trả lời, trong đó
cung cấp địa chỉ những nơi bán và giá cả sản phẩm tại
những nơi này.
Nhà bán lẻ truyền thống bị đe dọa
Trong lúc việc tìm kiếm giá cả sản phẩm trên điện thoại di
động có thể không khó, thì việc mua sắm từ thiết bị này lại
khó hơn. Nhìn chung, hoạt động mua sắm di động bao gồm
việc dùng điện thoại di động truy cập vào trang web của
nhà bán lẻ rồi nhập vào thông tin về hình thức chuyển hàng
và thanh toán.
Vấn đề là màn hình và bàn phím điện thoại di động có kích
thước nhỏ, gây không ít trở ngại cho người mua sắm.
Để giải quyết vấn đề này, một số nhà bán lẻ đã thiết kế

trang web và ứng dụng dành riêng cho điện thoại di động.
Chẳng hạn như ứng dụng iPhone của cửa hàng thời trang
trực tuyến Tommy Hilfiger hiển thị những sản phẩm được
lựa chọn dựa trên những gì người mua sắm đang tìm kiếm,
vì thế họ không cần phải lướt qua nhiều trang để xem hết
hàng hóa của cửa hàng. Những người đăng ký sử dụng
trang web chỉ cần nhập vào địa chỉ e-mail và mật khẩu để
kiểm tra.
Trong khi đó, ứng dụng iPhone của eBay được thiết kế để
gửi người sử dụng thông báo nếu có người trả giá cao hơn
họ trong một cuộc đấu giá. eBay ước tính rằng người mua
sắm di động chi 500 triệu đô-la trên trang web này trong
năm 2009.
Kelly O’Neill, Giám đốc tiếp thị sản phẩm của ATG, công
ty phát triển ứng dụng cho Tommy Hilfiger, nhận định:
“Các nhà bán lẻ cần nhận ra rằng nếu tạo sự tiện lợi cho
người tiêu dùng, họ sẽ mua sắm trên điện thoại của mình”.
Bằng cách này, cộng với chính sách giá cả cạnh tranh, các
nhà bán lẻ trực tuyến đang dần lôi kéo người tiêu dùng ra
khỏi những cửa hàng bán lẻ truyền thống.
Nhận thấy mối đe dọa từ nhà bán lẻ trực tuyến, một số nhà
bán lẻ ngoại tuyến cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ để thu
hút khách hàng, như gửi phiếu giảm giá đến điện thoại
người mua sắm tiềm năng. Ngoài ra, họ còn có thể trông
chờ vào việc khách hàng có thể sẽ thất vọng với những hạn
chế của loại hình mua sắm di động như kết nối chập chờn,
dữ liệu giá cả cập nhật chậm, sự thiếu chính xác của ứng
dụng di động và thời gian chờ nhận hàng lâu.


×