Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đoán bệnh qua biến đổi màu da pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.66 KB, 5 trang )

Đoán bệnh qua biến đổi màu da




Màu sắc và độ láng bóng của da có thể phản ánh trạng thái sức khỏe của các phủ tạng
nằm trong cơ thể, được coi như chiếc "phong vũ biểu" hay tờ "giấy thử màu" đo mức
độ sức khỏe của cơ thể con người.
Vì vậy, trong một khoảng thời gian nào đó, màu sắc của da bỗng nhiên bị chuyển gam
màu "xám đen", hoặc "trắng bệch" thì phải dè chừng, chú ý loại trừ những nhân tố
mang tính toàn thân, thậm chí là bệnh tật
Nguyên nhân dẫn tới làn da đen sạm có thể là:
1.Trạng thái ngủ và tinh thần: Thức đêm nhiều và kéo dài có thể làm cho cơ bắp nhão,
da chùng, xuất hiện mắt thâm quầng, hoặc tình cảm không tốt như tinh thần căng thẳng
thời gian dài, tâm tình bị dồn nén ức chế… có thể làm da xám đen, hình thành đốm bã
chè



2.Nhân tố nội tiết: Thời kì mang bầu, kinh nguyệt không đều… có thể làm tăng khả
năng tổng hợp sắc tố màu đen trong biểu bì dẫn tới sự lắng đọng sắc tố.



3.Các bệnh mạn tính: Các loại bệnh mạn tính như lây nhiễm, khối u, chứng bệnh về
gan, thận… đều có thể làm thay đổi sắc tố của da. Gan là khí quan chuyển hóa của
toàn cơ thể, mà sản phẩm của quá trình chuyển hóa được bài thải thông qua thận. Một
khi gan hoặc thận xảy ra trục trặc về chức năng thì sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa của
toàn thân, độc tố không được bài thải kịp thời, da sẽ trở nên xám xịt, không còn láng
bóng.



4.Nhân tố dược phẩm: Uống trường kì các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, dược
phẩm chứa asen (As) hoặc tiếp xúc với vật chất thuộc loại dầu cốc (tar) sẽ dẫn tới làm
thay đổi sắc tố của da.


5.Ăn uống không hợp lí: Thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn tới làm lắng đọng sắc
tố (pigmentation) dưới da. Như có người không thích ăn rau xanh, nếu thời gian kéo
dài, lượng vitamin trong cơ thể sẽ thiếu hụt nghiêm trọng thì da rất dễ xuất hiện hiện
tượng lắng đọng sắc tố. Có người trong một ngày ăn tới 1kg quýt, màu da có thể biến
thành màu vàng khè.



Với trường hợp da người bệnh chuyển sang "trắng bệch", nếu đồng thời kèm triệu
chứng mệt mỏi rã rời, chán ăn biếng uống, nhất là ở nữ giới, thì trước hết phải nghĩ tới
khả năng nghèo máu.
Ngoài ra, có người sợ da phơi nắng thành "cô gái lọ lem" không còn như trứng gà bóc,
suốt ngày cứ ru rú cấm cung, kết quả là làm cản trở sự hấp thu can-xi, phốt-pho từ đó
dễ dẫn tới chứng loãng xương.
Hơn nữa, nếu một thời gian dài không tắm nắng thì sự hình thành sắc tố đen (melanin)
trong da sẽ giảm thiểu, khả năng chống lại tia tử ngoại của da cũng sẽ yếu đi, khi ra
nắng da dễ bị bỏng phồng rộp, làm tăng tỉ lệ phát sinh khối u da.

×