Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chóng mặt trong tai biến mạch máu não pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.53 KB, 6 trang )




Chóng mặt trong tai biến
mạch máu não


Chóng mặt được định nghĩa là sự phối hợp giữa cảm giác đồ vật dịch chuyển
quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân dịch chuyển quanh đồ vật kèm với dấu
hiệu đồng thời xảy ra là rung giật nhãn cầu. Đó là tổn thương hệ tiền đình
bao gồm mê đạo sau, dây thần kinh tiền đình, các trung tâm phối hợp và xử
lý các tín hiệu.
Bệnh nhân có cảm giác dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc
bản thân bệnh nhân xoay quanh đồ vật, hoặc cảm giác bị dịch chuyển trên
mặt phẳng đứng dọc hoặc đứng ngang. Trong một vài trường hợp không rõ
ràng, bệnh nhân chỉ có cảm giác dịch chuyển nhẹ hoặc lắc lư thân mình, cảm
giác bay lên rớt xuống hoặc cảm giác mất thăng bằng.
Các dấu hiệu đi kèm là bệnh nhân cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất
thăng bằng. Té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này bệnh nhân không
thể đứng được. Ngoài ra, có thể có rối loạn dáng đi, buồn nôn, nôn, da tái
xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.
Các khó khăn trong chẩn đoán và điều trị chóng mặt là:
- Thuật ngữ “chóng mặt” được dùng quá nhiều ngay cả khi không có cảm
giác dịch chuyển.
- Hệ tiền đình tương tác với các hệ khác để đảm bảo sự thăng bằng của cơ
thể và của tầm nhìn. Việc lý giải các kết quả xét nghiệm (thường ít đặc hiệu)
là rất tế nhị.
Hỏi bệnh sử là một bước quan trọng trong chẩn đoán và phải được thực hiện
nghiêm túc. Điều quan trọng chủ yếu là phải để bệnh nhân tự mô tả diễn giải
các rối loạn mà không dùng đến từ “chóng mặt”. Cảm giác khó ở, choáng
váng, hoa mắt, sợ hãi muốn té …ít khi nghĩ đến đó là chóng mặt thật sự có


nguồn gốc từ tiền đình.
Hướng chẩn đoán căn nguyên
Dựa vào hỏi bệnh sử, diễn tiến chóng mặt và các đặc điểm của chóng mặt
- Bệnh sử:
Trước khi nghĩ đến chóng mặt do tai biến mạch máu não cần phải loại trừ
những trường hợp gợi ý các chẩn đoán khác mà ta có thể khai thác được
trong khi hỏi tiền sử bệnh: tiền sử chấn thương sọ não, cột sống, phẫu thuật
mới đây vùng tai (tai giữa), tiền sử sử dụng các thuốc ví dụ như
aminoglycosides (gây độc tính lên tai), các thuốc an thần, hoặc các thuốc
giãn mạch (gây nên rối loạn huyết động học làm có cảm giác giả chóng
mặt).
- Diễn tiến chóng mặt
+ Kiểu khởi phát:
Khởi phát đột ngột có thể gặp trong tai biến mạch máu não (hội chứng
Wllenberg) nhưng thường là trong các bệnh lý ngoại biên: viêm thần kinh
tiền đình, chóng mặt tư thế lành tính, bệnh Ménière giai đoạn đầu.
Khởi phát từ từ thường là những trường hợp độc tính lên tai hoặc neurinome
dây thần kinh tiền đình hoặc bệnh xơ cứng rải rác.
+ Diễn tiến:
Chúng ta có thể phân biệt 3 kiểu:
Cơn chóng mặt duy nhất (ví dụ như viêm thần kinh tiền đình)
Chóng mặt lặp đi lặp lại (chóng mặt tư thế lành tính, bệnh Ménière…)
Chóng mặt liên tục và mạn tính (thường là chóng mặt trung ương)
Chóng mặt nhiều, xảy ra đột ngột kèm với giảm thính lực thường gặp trong
bệnh Ménière, lúc này cơn chóng mặt kéo dài nhiều phút đến vài giờ đồng
hồ. Trong một số hiếm trường hợp chúng ta có thể gặp trong tai biến mạch
máu não: nhồi máu vùng động mạch tai trong, xuất huyết bên trong mê đạo.
Chóng mặt nhiều, xảy ra đột ngột đơn thuần (không kèm giảm thính lực) có
thể gặp trong tai biến mạch máu não như nhồi máu vùng tiểu não, thân não
hoặc hội chứng Wallenberg. Tuy nhiên, cũng có thể gặp trong các bệnh cảnh

trung ương khác như xơ cứng rải rác, cơn động kinh, cơn migren (đặc biệt ở
trẻ em) hoặc thường gặp nhất trong bệnh cảnh ngoại biên là viêm thần kinh
tiền đình.
- Đặc điểm của chóng mặt
Cảm giác chóng mặt xoay tròn thường là có nguồn gốc ngoại biên, trong khi
đó cảm giác mất thăng bằng thường là triệu chứng chủ yếu của các rối loạn
trung ương.
Đa số các hội chứng tiền đình trung ương và một số hội chứng tiền đình
ngoại biên có căn nguyên mạch máu. Nhồi máu não có thể là nguyên nhân
một lượng lớn các hội chứng tiền đình, đa số là hội chứng tiền đình trung
ương và một số là hội chứng tiền đình ngoại biên.
Nhồi máu não đôi khi gây nên sự phối hợp các triệu chứng trung ương và
ngoại biên, như trong nhồi máu não vùng động mạch tiểu não trước dưới,
vùng bao gồm mê đạo, cầu não và các cấu trúc tiểu não. Trong migren và
trong nhồi máu não hệ đốt sống thân nền, có thể rơi vào tình huống không
thể phân biệt chóng mặt là triệu chứng của hội chứng tiền đình trung ương
hay ngoại biên.
Diễn tiến và tiên lượng của hội chứng chóng mặt là thay đổi. Bản thân chóng
mặt, thường xảy ra đột ngột lúc khởi phát và thường thoáng qua trong các tai
biến thiếu máu não, phải được phân biệt với những đợt chóng mặt thường
gặp trong những bệnh cảnh khác, ví dụ như bệnh Ménière, migren ĐM thân
nền, cơn kịch phát tiền đình và động kinh tiền đình.
Biểu hiện tối đa của chóng mặt mạch máu trung ương là hoặc chóng mặt
xoay tròn dữ dội, xảy ra đột ngột, bệnh nhân không làm gì được hoặc có tình
trạng mất chức năng tiền đình hai bên, với việc không chịu được sư di
chuyển của đầu gây nên ảo giác đồ vật xoay chuyển (oscillopsia) và mất
thăng bằng tư thế.
Một số nhồi máu gây nên các hội chứng đđặc biệt, ví dụ như tình trạng
nghiêng người và phản ứng nghiêng lệch mắt về cùng bên tổn thương trong
nhồi máu não hành não bên (hội chứng Wallenberg), hoặc phản ứng nghiêng

lệch mắt về đối bên tổn thương trong nhồi máu đồi thị cạnh đường giữa lan
đến nhân xen kẽ Cajal (INC).
Tuy nhiên, xuất huyết, viêm hoặc các tổn thương chiếm chỗ cấp là những
nguyên nhân khác gây nên hội chứng tương tự. Thông thường, các bất
thường mạch máu được nghĩ đến chỉ ở những bệnh nhân có rung giật nhãn
cầu /chóng mặt tư thế mà không kèm bất cứ tổn thương tương ứng nào thấy
được trên thăm dò bằng CT hoặc MRI.



×