Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cho cá lăng vàng sinh sản nhân tạo thành công pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.12 KB, 8 trang )

Cho cá lăng vàng sinh sản nhân tạo thành
công: Bảo vệ được loài cá có giá trị kinh
tế cao

Cá lăng vàng có tên khoa học Mytusnemurus, là loài cá bản
địa được phân bố, rộng trong các thủy vực nước ngọt và
nước lợ nhạt như sông, suối, ao, hồ vùng cửa sông thuộc
vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Là một
loài cá trơn cho thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao (với
giá thịt tươi sống 30.000 - 36.000 đồng/kg), cá lăng vàng bị
khai thác quá mức nên sản lượng suy giảm nghiêm trọng
trong tự nhiên
Đứng trước tình hình đó, thạc sĩ Ngô Văn Ngọc và nhóm
nghiên cứu thuộc Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu cho
cá lăng vàng sinh sản nhân tạo và ương nuôi thành cá giống
nhằm góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát
triển bền vững. Đến nay, công trình nghiên cứu này đã
thành công tại trại thực nghiệm thủy sản của Trường Đại
học Nông Lâm. Về sinh sản nhân tạo, theo thạc sĩ Ngô Văn
Ngọc, các công đoạn được tiến hành như sau: Cá lăng vàng
hậu bị thu từ hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai)
được nuôi vỗ trong ao đất có diện tích 300m2 với độ sâu
mực nước 1,2m, trong 5 tháng. Sau khi thành thục sinh dục,
cá bố mẹ được chọn cho đẻ dựa vào các tiêu chuẩn ngoại
hình và màu sắc, kích thước trứng. Trong đợt sinh sản này,
3 con cá cái được chọn cho sinh sản có trọng lượng từ
0,35kg đến 0,8kg/con. Chất dùng kích thích sinh sản cho cá
lăng vàng là LH-RHa với liều lượng tiêm cho cá đực bằng
1/3 liều của cá cái. Ở nhiệt độ nước 29,5 - 30oC, thời gian
hiệu ứng của LH-RHa trên cá dao động 11 - 12 giờ và tỷ lệ


cá rụng trứng hoàn toàn đạt 100%. Sức sinh sản thực tế từ
126.364 - 142.000 trứng/kg.
Sau khi gieo tinh, trứng được khử dính và ấp bằng bình
Weis. Ở nhiệt độ nước 30oC, thời gian phát triển phôi cá
lăng vàng là 20 giờ tính từ lúc trứng đã được thụ tinh. Cá
bột 1 ngày tuổi bắt đầu biết bơi. Ở khâu ương nuôi từ cá bột
lên cá hương, với nhiệt độ nước 29,5 - 30oC, sau khi nở
khoảng 60 giờ, ấu trùng cá lăng vàng bắt đầu biết ăn Moina
cỡ nhỏ, dù lúc này cơ thể vẫn còn noãn hoàng. Sau khi nở
72 giờ (3 ngày tuổi), cá đã tiêu hết noãn hoàng và bắt mồi
rất mạnh. Khi được 4 ngày tuổi, cá ăn được trùn chỉ
(Tubifex). Ở giai đoạn này, cá lăng vàng có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh và sự phân đàn không đáng kể (kích
thước cá hương khá đồng đều): 14 ngày tuổi, cá có chiều
dài 2,7 - 2,9cm. Qua kết quả thu được trong đợt nghiên cứu
cho sinh sản nhân tạo này, có thể khẳng định cá lăng vàng
là một đối tượng nuôi quan trọng vì có sức sinh sản cao, ăn
tạp, có thể nuôi mật độ dày và tăng trưởng nhanh.
Thạc sĩ Ngô Văn Ngọc cho biết nhóm nghiên cứu đang tiếp
tục nâng cao hiệu quả sinh sản hơn nữa, hoàn thiện quy
trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng vàng và quy trình
nuôi cá thương phẩm nhằm nhanh chóng ứng dụng vào
thực tiễn sản xuất, góp phần bảo vệ và phát triển loài cá bản
địa có giá trị kinh tế cao này.
Theo SGGP - 05 (/12/2002)
Lưu ý khi ương nuôi cá lăng vàng
Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm ương nuôi giống
cá lăng vàng, khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm
TP.Hồ Chí Minh đã đưa ra được quy trình nuôi, thuần
dưỡng giống này. Theo những kinh nghiệm đúc kết thì:

- Trong quá trình ương nuôi cá bột lên cá giống (chia làm 2
giai đoạn: giai đoạn đầu 7 ngày tuổi, giai đoạn sau 30 ngày
tuổi) muốn sản xuất giống hàng loạt, phải áp dụng kỹ thuật
gieo tinh nhân tạo với điều kiện đàn cá đực có chất lượng
tuyến sinh dục cao (cá phải 2-5 năm tuổi); với cá lăng vàng
cái trong điều kiện nuôi ao, giai đoạn thành thục phải là 1
năm.
- Giống cá lăng vàng ương trong ao đất luôn luôn lớn
nhanh hơn cá ương trong bể vì môi trường ao đất rộng rãi,
phù hợp. Cá ít bị bệnh. Cá quen ăn thức ăn viên.
- Nên thực hiện gieo tinh nhân tạo và sinh sản nhân tạo ở
nhiệt độ 28-31oC thì thời gian hiệu ứng chỉ chừng 5-6 giờ
và phát triển phôi từ 18-22 giờ.
- Tốc độ tăng trưởng của cá ương trong ao đất nhanh hơn.
- Tỉ lệ cá sống khi ương trong bể composit cao hơn trong
ao đất (68% so với 52%) nhưng mức độ rủi ro bệnh tật khi
ương lại cao hơn, có khi cá bị chết toàn bộ nếu sơ sẩy về kỹ
thuật một chút.
Khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí
Minh) có thể cung cấp giống cá lăng vàng và hướng dẫn
quy trình ương nuôi, thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ theo
yêu cầu của bà con nông dân.




Cá lăng vàng có tên khoa học Mytusnemurus, sống
trong các vùng nước ngọt và nước lợ thuộc vùng Đông
Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Là một loài cá
da trơn cho thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, trong

những năm gần đây cá lăng vàng bị khai thác quá mức
nên sản lượng suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên.
Hiện nay, với thành công về lai tạo giống, việc nuôi cá
thương phẩm đang tiến triển rất tốt.
Gắn bó nhiều năm với nghề nuôi trồng thủy sản nên thạc sĩ
Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản Trư
ờng Đại học Nông Lâm
TPHCM) rất am hiểu nhu cầu thực tế và triển vọng của
nhiều loài cá nước ngọt. Cá lăng là loại cá ngon thịt, giá
cao mà lại “trên bờ tuyệt chủng” là một trong những đối
tượng nghiên cứu được thạc sĩ Ngọc ưu tiên. Sau cả năm
trời lùng mua cá lăng về để nghiên cứu, nhân giống, thạc sĩ
Ngô Văn Ngọc và nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thủy sản
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã hoàn thành đề tài khoa
học nghiên cứu cho cá lăng vàng sinh sản nhân tạo v
à ương
nuôi thành cá giống nhằm góp phần thúc đẩy nghề nuôi
trồng thủy sản phát triển bền vững.
Quy trình sinh sản nhân tạo cá lăng vàng có thể tóm tắt nh
ư
sau: bắt cá từ hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai)
về nuôi vỗ trong ao đất có diện tích 400m2 với độ sâu mực
nước 1,2m, trong 5 tháng. 3 con cá cái được chọn cho sinh
sản có trọng lượng từ 0,35kg đến 0,8kg/con. Dùng chất
LH-RHa tiêm vào cá đực với liều lượng bằng 1/3 liều của
cá cái. Ở nhiệt độ nước khoảng 300C, thời gian dao động
11-12 gi
ờ, tỷ lệ cá rụng trứng đạt 98%. Sức sinh sản thực tế
từ 126.364 đến 142.000 trứng/kg. Sau khi gieo tinh, trứng
được khử dính và ấp bằng bình Weis. Ở nhiệt độ nước

300C, thời gian phát triển phôi cá lăng vàng là 20 giờ tính
từ lúc trứng đã được thụ tinh. Ở khâu ương nuôi từ cá bột
lên cá hương, sau khi nở khoảng 60 giờ, ấu trùng cá lăng
vàng bắt đầu biết ăn. Sau khi nở 72 giờ (3 ngày tuổi), cá ăn
mồi rất mạnh. Khi được 4 ngày tuổi, cá ăn được trùn chỉ.
14 ngày tuổi, cá có chiều dài 2,7 - 2,9cm.
Hiện nay quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha
được hoàn chỉnh và trại thực nghiệm thủy sản ĐH Nông
Lâm TPHCM có thể chuyển giao cho bà con hay các cơ sở
kinh doanh giống có nhu cầu. Ngoài ra, nơi nghiên cứu n
ày
cũng có thể chuyển giao quy trình sản xuất giống cá lăng
vàng và cá lăng hầm.

Cá lăng có khả năng thích nghi môi trường nước lợ,
ngọt và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện phong trào nuôi
loài cá này đang phát triển mạnh tại các tỉnh ĐBSCL, vùng
Đông Nam bộ và có thị trường tiêu th
ụ thuận lợi. Cuối năm
2006, tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lần đầu tiên xuất
“chuồng” 10 ngàn tấn cá thương phẩm trị giá hàng tỷ
đồng.

Sau 5 tháng triển khai, thạc sĩ Ngô Văn Ngọc và Khoa
Thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã chuyển giao
thành công quy trình sản xuất cá lăng nha cho Trung tâm
Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản An Giang. Bà
Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
và sản xuất giống thủy sản An Giang, cho biết, hiện nay,
trung tâm đã chuyển giao cho bà con nông dân xu

ống giống
nuôi thử nghiệm 100 ngàn con cá (cá cỡ từ 5-6cm) thương
phẩm. Những con giống này có chất lượng và thích nghi r
ất
tốt trong điều kiện nuôi ao và nuôi bè tại An Giang. Có thể
khẳng định cá lăng vàng có sức sinh sản cao, ăn tạp, có thể
nuôi mật độ dày và tăng trưởng nhanh. Theo bà, đợt này
nuôi thành công với giá 83.000-85.000 đồng/kg, sắp tới
trung tâm sẽ triển khai nuôi đại trà trong dân.
VŨ HÙNG - SGGP, 07/02/2007

×