Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Cóc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.52 KB, 6 trang )

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Cóc

Nguồn: vietlinh.com.vn
A. MỞ ĐẦU
Cá Cóc (Cyclocheilichthys enoplos Bleeker 1850) là một trong 8 loài thuộc
giống Cyclocheilichthys được định danh ở lưu vực sông Mê Kông (Rainboth,
1996).
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá Cóc thường được khai thác trong tự
nhiên trên sông Tiền, sông Hậu và các nhánh sông lớn khác. Cá ăn tạp, ăn nhiều
loại thức ăn, cỡ cá lớn nhất được ghi nhận dài 74cm. Cá Cóc thịt thơm ngon, có
giá cao và rất được ưa chuộng.
Trong tự nhiên, cá cóc có đặc tính di cư và đẻ trên sông Mê Kông, cá con đi
vào các vùng ngập kiếm ăn và ngược ra sông vào mùa nước lớn. Cá Cóc đã được
nuôi ghép trong ao, trong bè với các loài cá khác. Nguồn cá giống trước đây phải
đánh bắt trong tự nhiên, từ các đống “chà” ven sông hoặc bằng lưới kéo. Theo
thống kê điều tra gần đây, sản lượng cá thịt khai thác trong tự nhiên còn rất ít, chỉ
còn khoảng 1/10 so với trước đây 30 năm và nguồn cá giống cũng giảm nghiêm
trọng.
Cho đến nay, những nghiên cứu về loài này cũng còn khá khiêm tốn, các
nghiên cứu về sinh học và sinh sản cũng còn rất hạn chế.
Cá Cóc là một trong những loài có khả năng phát triển nuôi trong các loại
hình mặt nước như ao, bè, đăng quầng góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu
nhập của ngư dân.

B. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam
Bộ (tỉnh Tiền Giang).
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2002 đến năm 2005.
220 cá thể bố mẹ được thu bắt trong tự nhiên, dùng thuyền thông thủy (có
khoang chứa nước lưu thông) để vận chuyển tới ao thuần dưỡng. Thời gian thuần
dưỡng trong ao khoảng một tháng để cá quen dần với điều kiện nuôi nhốt trong ao


nước tĩnh, sau đó đưa cá vào ao nuôi vỗ. Ao nuôi có diện tích 2.000m
2
, mực nước
sâu 1,1m, nước được thay đổi nhờ vào thủy triều (10 - 20% thể tích nước/ngày và
10 - 12 ngày/tháng). Thức ăn là 50% cám gạo và tấm, 50% bột cá (đã nấu chín).
Lượng thức ăn hàng ngày bằng 2 – 3% trọng lượng cá. Trong 3 tháng đầu bổ sung
bột huyết 0,2%, sau đó là ốc, cá vụn 0,5-1%.
Khảo sát một số chỉ tiêu sinh học, phân tích thức ăn trong ruột và xác định
loại thức ăn, độ béo, tuyến sinh dục
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản của cá theo phương pháp của
Pravdin (1972); Nghiên cứu phát triển tuyến sinh dục của cá theo Sakun và
Buskaia (1982)
Theo dõi các yếu tố thủy hóa trong ao, trong bể ương ấp theo các phương
pháp và thiết bị phân tích hiện hành.
Kích thích sinh sản nhân tạo bằng dùng đơn não thùy thể cá chép và kết
hợp LH - RHa (LutenizingHormone - Releasing hormone analog) với não thùy ở
liều quyềt định. Liều lượng KDT cho cá đực bằng 1/3 của cá cái.
Ương cá bột lên cá hương trong bể xi măng mật độ 2.500-3.000 con/m
2
;
ương cá hương lên cá giống trong ao mật độ 45, 90, 180 con/m
2
; ương cá bột trực
tiếp lên cá giống trong ao mật độ 250 - 300 con/m
2
.
Thức ăn cho cá bột là bột dinh dưỡng (20% sữa bột, 40% bột đậu nành,
40% bột gạo và vitamin A, C, D) và phù du động vật (moina sp.). Thức ăn cá
hương lên cá giống là phù du động vật, kết hợp thức ăn nhân tạo (bột cá, bột đậu
nành 300-500 gam/10.000 cá). Sau 10 ngày, cho ăn thức ăn chế biến (70% bột cá

+ 30% cám gạo) và tập cho ăn thức ăn viên dạng mảnh.

C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Một số đặc điểm sinh học
- Thức ăn và tính ăn của cá trong tự nhiên
Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân 1,37 ± 0,17. Độ no trong các tháng
thu mẫu (4/2001 - 5/2002) 3 - 4 chiếm 66%, độ no 0 chiếm 6%.
Thành phần thức ăn trong ruột khá đa dạng: mùn bã hữu cơ 30%; động vật
phù du và động vật đáy 39%; côn trùng, giáp xác 14,5%; thực vật phù du 65,5%.
Có thể nói rằng cá cóc ăn tạp thiên về động vật.
- Đặc điểm sinh trưởng
Tương quan chiều dài (L) và trọng lượng (W) thể hiện ở phương trình W =
0,0119 L
3,0075
. Giai đoạn còn nhỏ, cá tăng nhanh về chiều dài, sau đó tăng nhanh
về trọng lượng.
- Đặc điểm sinh sản
Có thể phân biệt đực cái khi cá thành thục, cá cái có bụng to do buồng
trứng phát triển, cá đực có tinh dịch chảy ra khi vuốt nhẹ lườn bụng.
Vào tháng 2 - 3, kích thước trứng còn nhỏ (0,3 - 0,5mm), tương ứng buồng
trứng giai đoạn II - III. Tháng 4 kích thước trứng đạt 0,6mm, buồng trứng giai
đoạn III và đạt tối đa vào tháng 5 - 6, đường kính trứng 0,9 - 1mm, buồng trứng
đạt giai đoạn IV.
Hệ số thành thục đạt cao nhất từ 7,25 - 9,03% ở cá cái và 0,3 - 0,4% ở cá
đực. Sức sinh sản tuyệt đối 149.980 ở cá cái 2,7kg (chiều dài 61,5cm);
Trứng cá Cóc thuộc loại hình trứng bán trôi nổi, sau khi thụ tinh và trương
nước đạt kích thước 1,8 - 2mm. Thời gian phát triển phôi từ khi trứng thụ tinh đến
khi cá bột nở là 14giờ 30 phút (nhiệt độ 29
0
C).


II. Các yếu tố môi trường nuôi vỗ bố mẹ và ương cá giống
Nhiệt độ trung bình 28 - 30
0
C, diễn biến nhiệt độ cao nhất từ tháng 3 đến
tháng 6 và giảm dần các tháng cuối năm. pH dao động trong khoảng 6,8 - 8,2.
Hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trong ao nuôi vỗ thấp nhất vào sáng sớm các tháng
3; 4 và 5 (1,4 - 1,8mg/lít), cao nhất buổi trứa (9 - 1`2mg/lít). Chỉ số COD cao nhất
vào các tháng 10 - 11 và tháng 5 - 6, thấp nhất các tháng 1 - 2 và tháng 9.

III. Sự thành thục của cá bố mẹ trong ao nuôi vỗ
Trong năm đầu tiên khi mới thuần dưỡng, thời gian thành thục của cá bố
mẹ chậm và nhanh thoái hóa. Trong năm đầu tiên mới đạt tỷ lệ thành thục 60% cá
cái và 80% cá đực. Vào đầu tháng 4 chỉ có 7% cá cái có trứng giai đoạn II - III.
Tháng 5 đạt 40% và cao nhất là tháng 6 có tới 60% cá cái có trứng giai đoạn IV.
Vào giữa tháng 7, đa số buồng trứng cá cái đã thoái hóa hoàn toàn.
Vào năm thứ 2 sau thuần dưỡng, tỷ lệ thành thục đã đạt 90% cá cái và 95%
cá đực. Vào giữa tháng 2 đã có khoảng 5% cá cái có buồng trứng giai đoạn III, đa
số giai đoạn II-III; 20% số cá đực có tinh dịch. Cuối tháng 3 có 50% cá đực có
tinh dịch; 40% cá cái có buồng trứng giai đoạn III-IV. Cuối tháng 4 có 70% cá cái
kiểm tra có trứng giai đoạn IV và 90% ở giữa tháng 5 với 30% số cá cái có trứng
giai đoạn IV
c
sẵn sàng tham gia sinh sản. Vào giữa tháng 8 trở đi, buồng trứng của
đa số cá cái bắt đầu thoái hóa.
Từ năm thứ 3 sau thuần dưỡng, 100% cá bố mẹ đạt thành thục và đa số
tham gia sinh sản.
Đàn cá hậu bị được nuôi từ cá con thế hệ F
1
cũng có dấu hiệu thành thục

khi được 2 năm tuổi. Khi cá F
1
được 3 tuổi đã thành thục tốt, tham gia sinh sản có
kết quả.
IV. Kết quả sinh sản, ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm
Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng não thùy liều sơ bộ cho cá cái là 1-
2,5mg/kg; liều quyết định 3-7,5mg/kg. Dùng kết hợp LH-RHa (Lutenizing
Hormone-Releasing hormone analog) với não thùy ở liều quyềt định là 1-3mg não
thùy + 130-150mg LH-RHa trộn tương ứng với 5-7,5mg DOM. KDT dùng cho cá
đực bằng 1/3 liều lượng của cá cái. Cá rụng trứng sau liều tiêm quyềt định từ 5-6
giờ.
Trong năm 2005, cá hậu bị lần đầu sinh sản cũng cho kết quả tốt với các
chất kích thích sinh sản và não thùy liều lượng như trên.
Kết quả sinh sản cho thấy năm đầu tiên mới đưa vào thuần dưỡng, tỷ lệ cá
thành thục thấp và khó sinh sản. Các năm tiếp theo do đàn cá ngày càng thích nghi
trong điều kiện ao nước tĩnh nên tỷ lệ thành thục tăng dần và đạt đến 100% thành
thục. Tỷ lệ cá rụng trứng tốt (róc) cũng tăng lên qua các năm. Từ năm 2002-2005,
78 cá cái sinh sản (177kg), có 59 cá rụng trứng (75,6%), thu được 4.2400.000
trứng, số cá bột 1.400.000 con. Sức sinh sản tương đối 17,6-55,5, trung bình 44,5
trứng/gam thể trọng.
Mật độ ương cá bột lên hương trong bể là 2.500-3.000 con/m
2
, thời gian
ương nuôi là 25 ngày đạt tỷ lệ sống 75,16-84,21%. Trong khi đó, nếu ương trong
ao thì tăng trưởng nhanh hơn, đạt kích cỡ lớn hơn từ 20-30%.
Với thời gian ương 25-30 ngày, cá hương đạt cỡ 1,7-2cm. Ương từ cá bột
lên cá giống mật độ 250-300 con/m
2
, sau 50 ngày ương đạt cỡ 3,8-4cm, tỷ lệ sống
từ 56-58,13%.

Nuôi thương phẩm cá cóc trong các loại hình nuôi như ao, bè, đăng quần.
Sử dụng thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp đều thích hợp; hệ số thức ăn dao
động từ 1,95-2,05 (thức ăn công nghiệp) và 3,30-4,85 cho thức ăn chế biến. Năng
suất nuôi trong ao đạt từ 1,17-2,93 tấn/ha, trong bè 9,36-12,42 kg/m
3
bè, nuôi ghép
trong đăng quần sau 4 tháng đạt năng suất 0,45 tấn/ha.
Kết luận
- Cá Cóc là loài ăn tạp, thiên về động vật. Tương quan giữa chiều dài (L) và
trọng lượng (W) theo phương trình W=0,00119L
3,0075
- Hệ số thành thục cá cái đạt tới 9,03%. Sức sinh sản tương đối 44,55
trứng/kg thể trọng. Cá cóc thành thục ở năm tuổi thứ 2 và sinh sản có hiệu quả ở
năm tuổi thứ 3. Mùa vụ sinh sản tập trung vào tháng 5-8
- Sử dụng não thùy cá và LH-RHa để kích thích sinh sản có hiệu quả. Thời
gian phát triển phôi là 14 giờ 30 phút ở nhiệt độ nước 29
0
C.
- Ương nuôi cá bột lên hương trong bể xi măng hoặc ương trực tiếp cá bột
lên cá giống trong ao đất đều đạt kết quả. Tỷ lệ sống ương trong bể xi măng đạt
75,16-84,21%. Tỷ lệ sống ương trong ao đạt 56-58,13%.
- Có thể nuôi thương phẩm cá cóc trong ao, bè, đăng quần với thức ăn chế
biến và thức ăn công nghiệp.

×