Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đến núi Võ Đang nghe kể về Thái Cực Quyền pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.33 KB, 13 trang )

Đến núi Võ Đang nghe kể về Thái Cực Quyền
Tục ngữ Trung Hoa có câu: "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang” dùng đ
ể chỉ vị thế
của Thiếu Lâm phái và Võ Đang phái. Hôm nay, mời độc giả 24H đi tham quan một di
tích gắn liền với lịch sử hình thành phái Võ Đang, đó là Võ Đang Sơn.
Núi Võ Đang

Ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 mét, chu vi hơn 800 dặm. Đây là khu phong cảnh rất
nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo (đạo thờ Lão Tử tức Thái thượng lão quân),
Đạo giáo ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở. Theo truyền thuyết, Doãn
Hy về ở ẩn tại Võ Đang sơn dưới chân vách đá Tam Thiên Môn (Xem video chi tiết).



Võ Đang Sơn
Đời Hán có Mã Minh Sinh, Âm Trường Sinh hai thầy trò cùng đến tu đạo ở núi Võ
Đang,
từ đó trở đi các người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo tại đây. Đạo giáo ở núi Võ Đang
thịnh vượng nhất vào thời Minh. Việc này có quan hệ trực tiếp đến việc cướp ngôi vua
của Yên vương Chu Đệ và việc đề xướng tín ngưỡng đức Chân Võ.
Chân võ tức Huyền võ là một trong bốn vị thần tinh tú bốn phương được sùng bái từ thời
cổ đại. Trong nhị thập bát tú, bảy ngôi sao phương Bắc hình tựa Quy Xà (rùa rắn) vì nằm
vào phương Bắc, phối hợp với nước màu đen vì thế gọi là “Huyền”, Quy Xà thân có vẩy
Kỳ Lân nên gọi là “Võ”. Đến thời Bắc Tống vì kỵ huý nên đổi là “Chân Võ”.




Cảnh đẹp bốn mùa trên Võ Đang Sơn
Đầu đời Minh Kiện Văn Đế (gọi theo niên hiệu của Minh Huệ Đế làm vua từ 1399-1403
tên là Châu Doãn Mân, sau bị Thành Tổ là Châu Đệ cướp ngôi) dùng bọn Tề Thái bày


mưu cướp đoạt của các “phiên” (tên chỉ các thuộc quốc hoặc các thân vương trấn giữ
biên ải xa kinh đô).

Vách núi hiểm trở
Yên Vương Châu Đệ cất quân chống lại, sử gọi là “Tĩnh Nạn”. Nhưng Châu Đệ là một
phiên vương lại đem quân đánh Thiên Tử, về danh nghĩa, thanh thế đều không có lợi vì
vậy phải mượn đến oai thần thánh.



Chi tiết hoa văn trong kiến trúc cổ Trung Quốc
Thần Chân Võ trấn thủ phương Bắc nên cũng bị Yên vương Châu Đệ ở phương Bắc lấy
làm hình ảnh phản chiếu lại thanh uy trên thiên quốc.Theo truyền thuyết, lúc đúc tượng
thần Chân Võ đã đúc giống hệt Châu Đệ. Cướp được ngôi đế xong, năm Vĩnh Lạc thứ 10
(1412) Minh Thành Tổ Châu Đệ lệnh cho Thị lang bộ Công là Quách Tiến, Long Bình
Hầu Trương tín cùng Phò mã Đô úy Mộc Tích Lâm Sơn đốc công xây dựng cung quán ở
núi Võ Đang, dùng đến rất nhiều lương tiền trong kho nhà nước, trưng dụng quân dân
hơn 30 vạn người kéo dài 11 năm, từ châu thành Cổ Phong có cung Vĩnh Lạc đến Kim
điện trên Thiên trụ phong lát đường bằng đá xanh dài hơn 70km, dọc đường xây dựng 8
cung, hai quán, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài thành c
ả một quần thể kiến trúc
vĩ đại, tổng diện tích xây dựng là 160 vạn mét vuông. Quy mô rất to, tốn phí cực lớn, nói
quá lên là trước đó chưa từng có.

Là nơi thu hút nhiều khách du lịch khắp thế giới

Võ Đang phái, còn có tên là Võ Đang quyền hay Võ Đang Công phu, là môn phái võ
thuật Trung Hoa xuất phát từ núi Võ Đang thuộc Tiêu Anh phủ, nằm giữa hai phần đất
Giang Tây và Hà Nam. Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong
sống vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Minh.


Kể chuyện ông tổ Thái Cực Quyền

Trương Tam Phong, hay còn gọi là Trương Chân Nhân, tên lúc nhỏ là Trương Quân B
ảo,
tổ tiên gốc ở Long Hổ Sơn, tỉnh Giang Tây. Thuở nhỏ, ông theo học đạo Nho và đạo Lão.


Tượng đài ông tổ phái Võ Đang
Từ nhỏ ông đã được mẹ gửi đi học võ tại chùa Thiếu Lâm. Nhưng trong thời gian học võ
Trương Tam Phong đã có một số bất đồng với đồng môn nên đã bị đuổi khỏi Thiếu Lâm.
Nhờ bản tính thông minh hơn người, nên Trương Tam Phong đã sử dụng võ công của
Thiếu Lâm để tạo nên 1 loại võ công mới đó là Thái Cực Thần Công danh tiếng và xây
dựng nên Võ Đang.

Trương Tam Phong

Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng
mạnh. Đây là loại võ công sử dụng lực đánh của đối phương vào mình để đánh trả lại.
Thái Cực Thần Công được chia làm 2 loại là Thái cực kiếm và Thái cực quyền (Xem
video chi tiết).

Hậu bối kế thừa phái Võ Đang
Về người đã sáng lập ra nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong thì có hai thuyết
do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu thời Minh (1368-1644) đặt ra. Về lai
lịch Trương Tam Phong sáng tạo ra nội gia quyền cũng có hai thuyết.

Lễ hội thường xuyên được tổ chức tại nơi đây

Một thuyết bảo đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, sau khi

trời sáng một người giết cả trăm giác vì thế mà kỹ thuật giao đấu võ thuật nổi tiếng ở đời.


×