30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU VỀ HIV/AIDS
1. Bạn hãy cho biết, kết qủa xét nghiệm HIV(+) được thông báo cho đối tượng nào sau đây:
A.Trưởng khu hành chính của người được xét nghiệm.
B. Người được xét nghiệm.
C. Cán bộ Thông tin- văn hoá xã.
D. Cả 3 đáp án trrên đều đúng.
Đáp án: B.
Khoản 1 điều 30 Luật phòng, chống Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định:
1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau:
a. Người được xét nghiệm;
b. Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ, hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là
người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
c. Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người
được xét nghiệm.
d. Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các CSYT, bao gồm trưởng khoa, trưởng
phòng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người
nhiễm HIV tại CSYT.
e. Người đứng đầu, CB phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp CSSK cho người nhiễm HIV
tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.
f. Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quanquy định tại khoản 1 Điều 28
của Luật này.
2. Bạn hãy cho biết, ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/ AIDS cho đối
tượng nào sau đây?
A. Người nhiễm HIV và gia đình họ.
B. Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
C. Phụ nữ có thai.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D
3. Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
A. Đường tình dục.
B. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…).
C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: B
4. Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ tuổi nào?
A. Dưới 20 tuổi.
B. Từ 20- 29 tuổi.
C. Từ 30- 39 tuổi.
D. Trên 40 tuổi.
Đáp án: B.( Tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 20 là 10%; 20-29 là 55%; 30-39là 24% và trên 40 chiếm 10%).
5. Bạn hãy cho biết tình dục an toàn là gì?
A. Sống chung thuỷ một vợ một chồng.
B. Dùng bao cao su đúng cách.
C. Thủ dâm.
D.Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D.
6. Bạn hãy cho biết, các bước trong quy trình tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS?
A. Tư vấn trước xét nghiệm.
B. Tư vấn trong xét nghiệm HIV.
C.Tư vấn sau xét nghiệm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D
7. Bạn hãy cho biết ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm kháng thể khẳng định nhiễm HIV trẻ em có thể tiến
hành khi nào?
A. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
C. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
D. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên.
Đáp án: D. ( Xét nghiệm phát hiện HIV ở trẻ em chỉ có giá trị trên 18 tháng tuổi. Vì khi trẻ dưới 18 tháng tuổi két
qủa dương tính có thể là “dương tính giả”, do kháng thể HIV của mẹ truyền cho con qua nhau thai nên kết quả
xét nghiệm không chính xác).
8. Theo bạn, thời gian dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất là trong thời gian nào?
A. Ngay sau 2-3 giờ đầu.
B. Sau 1 tuần.
C. Sau 10 ngày.
D. Khi xác định rõ nguồn lây nhiễm HIV của người lây nhiễm.
Đáp án: A ( Thời gian điều trị dự phòng tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên, tức là khoảng 2-3 giờ sau khi
xẩy ra tai nạn, muộn nhất không quá 7 ngày).
9. Bạn hãy cho biết, thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV ( ARV) cho bệnh nhân AIDS là bao lâu?
A. 1 năm.
B. 3 năm.
C. 5 năm.
D. Suốt đời.
Đáp án: D ( Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh AIDS, chỉ có thuốc kháng vi rút HIV, là thuốc
ức chế sự phát triển của vi rút HIV do đó khi bệnh nhân AIDS đã dùng thuốc kháng vi rút HIV thì phải dùng suốt
đời).
10. Bạn hãy cho biết dấu hiệu lâm sàng chính của AIDS?
A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
B. Sốt kéo dài trên 1 tháng.
C. Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D.
11. Bạn hãy cho biết, các giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con?
A. Khi mang thai.
B. Khi sing con.
C. Khi cho con bú.
D Cả 3 đáp án trên.
Đáp án D.
12. Bạn hãy cho biết Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải quy định
người nhiễm HIV có những nghĩa vụ nào dưới đây:
A. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.
B. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho vợ, con, chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn biết.
C. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng Hiv.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án D ( Điểm 2, Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định nghĩa vụ của người nhiễm HIV).
Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.
b. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết
hôn biết;
c. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV;
d. Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật.
13. Bạn hãy cho biết, Nghị định 108/2007/NĐ- CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của chính phủ là văn bản có
nội dung như thế nào?
A. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
B. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS.
C. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.
D. Quy định chi tiết thi hành Luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đáp án: B
14. Bạn cho biết Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy
định người nhiễm HIV có các quyền nào sau đây?
A. Học văn hoá, học nghề, làm việc.
B. Sống hoà nhập với cộng đồng, xã hội.
C. Từ chối khám chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D ( Điểm 1 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định quyền của người nhiễm HIV).
Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a. Sống hoà nhập vào cộng đồng và xã hội.
b. Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ.
c. Học văn hoá, học nghề và làm việc
d. Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.
e. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.
f. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
15. Khi bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay, bạn cần làm gì ngay sau đó?
A. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng;
B. Uống ngay kháng sinh và đến cơ sở y tế nơi gần nhất.
C. Nặn máu, rửa tay bằng xà phòng nhiều làn dưới vòi nước chảy rồi đến ngay Trung tâm phòng, chống HIV/
AIDS.
D. Không cần xử trí.
Đáp án: C
16. Bạn hãy cho biết nguyên nhân gây ra HIV/ AIDS là gì?
A. Vi khuẩn.
B. Nấm.
C. Vi rút.
D. Ký sinh trùng
Đáp án: C ( HIV là Vi rút thuộc họ Retroviridae. Chúng có dạng hình cầu, kích thước khoảng 80- 120 nanômet).
17. Theo bạn, loại dịch nào trong cơ thể sau đây có nhiều vi rút HIV?
A. Nước bọt.
B. Nước mắt.
C. Tinh dịch.
D. Mồ hôi.
Đáp án: C ( Trong nước bọt, nước mắt và mồ hôi, nước tiểu cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ “
Ngưỡng” nên không đủ khả năng làm lây truyền HIV từ người này sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các
loại dịch thể này)
18. Bạn hãy cho biết, người nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vào năm
nào? ở đâu?
A. Năm 1995 tại Thành Phố Vĩnh Yên.
B. Năm 1998 tại Huyện Tam Dương.
C. Năm 1995 tại Thị xã Phúc Yên.
D. Năm 1990 tại Thị xã Phúc Yên.
Đáp án: C ( Hiện nay người này vẫn còn sống)
19. Theo bạn những nhóm người nào sau đây có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Người mua bán dâm.
B. Người tiêm chích ma tuý.
C. Trẻ mới đẻ có mẹ bị nhiễm HIV.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D ( Người mua bán dâm có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục, người tiêm chích ma tuý có
nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu và trẻ mới đẻ có mẹ bị nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang
con).
20. Bạn hãy cho biết những dấu hiệu nào thường thấy ở bệnh nhân AIDS giai đoạn muộn?
A. Ỉa chảy kéo dài.
B. Ho kéo dài.
C. Lở loét toàn thân.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D ( Ở giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng
HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai
đoạn AIDS với các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong).
21. Theo bạn người nhiễm HIV nên được chăm sóc tốt nhất ở đâu?
A. Tại nhà.
B. Tại bệnh viện.
C. Tại khu cách ly.
D. Tại các cơ sở y tế.
Đáp án: A.
22. Bạn hãy cho biết, khả năng điều trị HIV/ AIDS hiện nay cảu y học?
A. Chữa khỏi được bằng tây y.
B. Chữa khỏi được 1 thời gian sau đó lại tái phát.
C. Chữa khỏi được bằng đông y.
D. Chữa chữa khỏi được.
Đáp án: D
23. Khi bạn bị tai nạn rủi ro lây nhiễm HIV ( Kim tiêm người nhiễm HIV đâm vào tay, bị máu hoặc dịch
của người nhiễm HIV bắn vào niêm mạc hoặc vết thương hở). Bạn có thể được điều trị dự phòng phơi
nhiễm ở đâu?
A. Tại BVĐK tỉnh.
B. Tại BVĐK khu vực.
C. Tại trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS của tỉnh.
D. Tại trung tâm y tế dự phòng của tỉnh.
Đáp án: C.
24. Bạn hãy cho biết, Điều mấy trong luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người quy định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV?
A. Điều 3.
B. Điều 4.
C. Điều 5.
D. Điều 7
Đáp án: B.
25. Bạn hãy cho biết luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người có hiệu lực kể từ ngày nào?
A. 01/01/2005.
B. 01/01/2006.
C. 01/01/2007.
D. 10/01/2007.
Đáp án: C.
26. Bạn hãy cho biết, Bộ Luật hình sự quy định người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền
bệnh cho người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng
D. Phạt tù từ 1- 3 năm.
Đáp án: D ( Điều 117).
Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác:
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một đến
3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
a. Đối với nhiều người.
b. Đối với người chưa thành niên;
c. Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữ bệnh cho mình;
d. Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
27. Bạn hãy cho biết ở nước ta hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ như thế nào?
A. Tỷ lệ nữ cao hơn nam;
B. Tỷ lệ nam nữ ngang nhau;
C. Nam cao hơn nữ 2 lần;
D. Nam cao hơn nữ 4 đến 5 lần;
Đáp án: D ( Tỷ lệ nam nhiễm HIV là 84%, nữ là 14%, không rõ là 2%).
28. Bạn hãy cho biết, hiện nay tỉnh ta đã tổ chức điều trị thuốc kháng vi rút HIV (ARV) cho bệnh nhân
AIDS tại cơ sở y tế nào?
A. Bệnh viện đa khoa tỉnh;
B. Trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh;
C. Bệnh viện đa khoa khu vực Mê Linh;
d. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
Đáp án: B.
29. Bạn hãy cho biết, giai đoạn cửa sổ trong nhiễm HIV thường kéo dài bao lâu:
A. Dưới 1 tháng;
B. Từ 1 đến 3 tháng;
C. Từ 4- 6 tháng;
D. Từ 6 đến 12 tháng.
Đáp án: B.
30. Bạn hãy cho biết tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi không được điều trị dự phòng là bao nhiêu?
A. 10- 24%;
B. 25- 40%;
C. 41- 70%;
D. 71- 90%;
Đáp án: B.
1/ HIV lây truyền qua các con đường nào sau đây ?
A. Ho, hắt hơi, dùng chung bơm kim tiêm.
B. Bắt tay người nhiễm HIV, quan hệ tình dục.
C. Dùng chung nhà vệ sinh, truyền máu.
D. Mẹ truyền sang con, truyền máu, quan hệ tình dục.
2/ Chúng ta nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
A. Xa lánh B. Sợ hãi
C. Ghét bỏ D. Gần gũi để động viên, giúp đỡ.
Câu số 1:
Người có HIV là một người không còn giá trị gì?
1.
Đúng
2.
Không đúng, người có HIV vẫn là người có ích
3.
Không biết
Câu số 2:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị HIV nên một người nhiễm HIV có nghĩa là
hết?
1.
Đúng, nhiễm HIV là chết
2.
Không đúng, một người nhiễm HIV vẫn có thể sống bình thường trong một thời gian dài
3.
Không biết
Câu số 3:
Có thể xác định một người có HIV bằng cách nào dưới đây?
1.
Nhìn là biết người có HIV
2.
Đi khám bệnh
3.
Siêu âm, chụp phim
4.
Xét nghiệm máu tìm vi rút HIV
5.
Không biết
Câu số 4:
Cách phòng tránh lây nhiễm HIV?
1.
Sử dụng riêng bơm kim tiêm, dụng cụ y tế
2.
Dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục
3.
Dùng riêng đồ dùng cá nhân
4.
Kiêng quan hệ tình dục
5.
Dự phòng lây truyền mẹ sang con
6.
Không sử dụng chung dao cao râu
7.
Cách ly người có HIV
8.
Không biết
Câu số 5:
Người ta nói tỉ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục vào khoảng 1% có nghĩa
là
1.
100 lần quan hệ tình dục chỉ có một lần có khả năng lây nhiễm HIV
2.
Mỗi lần quan hệ tình dục không an toàn sẽ có xác suất 50/50 có thể nhiễm HIV
3.
Không biết
Câu số 6:
HIV lây truyền qua những hành vi nào dưới
đây?
1.
Sử dụng chung đồ ăn
2.
Sử dụng chung nhà tắm, bồn tắm
3.
Sử dụng chung bơm kim tiêm
4.
Quan hệ tình dục không dùng bao cao su
5.
Sử dụng chung dao cao râu
6.
Bơi chung bể bơi, dùng chung bồn tắm
7.
Sử dụng chung dụng cụ phẫu thuật
8.
Không biết
Câu số 7:
Những ai là người có khả năng nhiễm HIV?
1.
Người làm nghề mại dâm
2.
Người tiêm chích ma túy
3.
Người hít heroin
4.
Phụ nữ có thai
5.
Ai cũng có thể có HIV
6.
Không biết
Câu số 8:
HIV lây truyền qua những con đường nào?
1.
Qua đường máu
2.
Bắt tay, ôm hôn người có HIV
3.
Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su
4.
Từ mẹ sang con qua mang thai, sinh con
5.
Sử dụng chung nhà vệ sinh
6.
Sử dụng chung quần áo
7.
Không biết
Câu số 9:
AIDS là gì ?
1.
Là tên viết tắt của vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
2.
Là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
3.
Không biết
Câu số 10:
HIV là gì?
1.
Là tên viết tắt của vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
2.
Là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
3.
Không biết
Câu số 1:
Quan hệ tình dục đường hậu môn có khả năng lây nhiễm HIV ít hơn quan hệ
tình dục đường âm đạo, Đúng hay sai?
1.
Đúng
2.
Sai
3.
Không biết
Câu số 2:
Cho người khác quan hệ đường miệng (thổi) không có khả năng lây nhiễm
HIV?
1.
Đúng
2.
Sai, vi rút vẫn có thể xâm nhập qua những tổn thương trên niêm mạc ở lỗ miệng sáo và trên da dương vật
3.
Không biết
Câu số 3:
Dùng miệng để quan hệ tình dục với người khác
không có nguy cơ nhiễm HIV?
1.
Đúng
2.
Sai, vi rút HIV có trong tinh dịch vẫn có thể xâm nhập vào tổn thương ở niêm mạc miệng và chân răng
3.
Không biết
Câu số 4:
Khi có bệnh lây truyền qua đường tình dục thì
khả năng lây nhiễm HIV sẽ:
1.
Tăng lên do có tổn thương trên da, niêm mạc
2.
Giảm đi do có dịch tiết nhiều
3.
Không biết
Câu số 5:
Quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao vì người đồng
giới có nhiều bạn tình?
1.
Đúng, người có tình dục đồng giới có nhiều bạn tình
2.
Không đúng, nhiễm HIV liên quan đến hành vi tình dục không an toàn, chứ không liên quan đến số lượng bạn
tình
3.
Không biết
Quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ lây nhiễm HIV ít hơn quan
hệ với gái mại dâm?
1.
Đúng vì người đồng giới không có HIV
2.
Không đúng, nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan tới hành vi tình dục có an toàn hay không, không liên quan đến
đối tượng tình dục là ai
3.
Cả hai đối tượng này đều là đối tượng có nguy cơ cao
4.
Không biết
Câu số 7:
Khả năng lây nhiễm HIV có thể tăng
lên nếu một người:
1.
Có nhiều bạn tình và không sử dụng bao cao su khi quan hệ
2.
Sử dụng chất gây nghiện
3.
Sử dụng chất kích thích rượu bia
4.
Buồn chán, ức chế
5.
Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su
6.
Không biết
Câu số 8:
Sử dụng chất bôi trơn sẽ:
1.
Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV do hạn chế tổn thương khi quan hệ tình dục
2.
Chất bôi trơn nhớt và khó chịu, chả có ích gì
3.
Không biết
Câu số 9:
Sử dụng bao cao su sẽ:
1.
Mất thời gian tìm kiếm
2.
Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
3.
Giảm khoái cảm và gây khó chịu
4.
Gây phiền toái cho người sử dụng
5.
Không biết
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên khá cao. Tỷ lệ này và tỷ lệ
nhiễm HIV/AIDS đang ngày càng gia tăng đã đặt ra một nhiệm vụ cấp bách đó là cần tiến hành giáo
dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi học trò.Trước đây “giới tính” là thuật ngữ duy nhất để
phân biệt nam và nữ trong xã hội với tư cách vừa là thực thể sinh học, vừa là một thực thể xã hội. Mãi
tới nửa đầu của thế kỷ 20, “giới” mới được sử dụng ở các nước. Đến nay đã hình thành hai thuật ngữ
“giới tính” và “giới” để phân biệt nam và nữ trong xã hội, trong đó “giới tính” (sex) đồng nghĩa với
“giống” chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, còn “giới” (gender) nói đến mối quan hệ xã
hội và tương quan địa vị xã hội của nam và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thể.<br />Do quan niệm chưa
đúng về giới tính nên đã từng có quan niệm phiến diện cho rằng giáo dục giới tính chỉ là việc khai
sáng những kiến thức về sinh lý và tình dục, nên nó đã từng bị phản đối thậm chí còn bị gán là “vẽ
đường cho hươu chạy”. Nhưng thực tế đã cho thấy do không biết và không được giáo dục để có
hành vi đúng nên dẫn đến thanh thiếu niên có những quan hệ thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa và đạo
đức trong quan hệ giới tính. Đã đến lúc chúng ta không thể né tránh mà phải chủ động trong việc giáo
dục giới tính để con em chúng ta phát triển đúng và toàn diện. Mỗi đứa trẻ sẽ phải biết trở thành một
người đàn ông hay đàn bà, biết cư xử đúng đắn và có trách nhiệm đối với giới khác. Như vậy giáo
dục giới tính còn hàm chứa cả giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) vì trong nội dung giới tính có một
phần giao thoa với nội dung SKSS, thể hiện rõ nhất khi phân biệt cấu tạo và chức năng các cơ quan
sinh sản của nam và nữ. Một trong những nguyên nhân làm lan truyền căn bệnh thế kỷ AIDS là do
quan hệ tình dục không an toàn, vì vậy giáo dục giới tính chính là một trong những biện pháp hạn chế
sự lây truyền HIV/AIDS trên cơ sở của việc xây dựng lối sống lành mạnh, có trách nhiệm để tránh bị
lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục, bảo vệ SKSS.<br />Trong giáo dục giới tính cho lứa tuổi
thanh thiếu niên, vai trò của gia đình và nhà trường cực kỳ quan trọng. Thời gian qua Tổ chức cứu trợ
Anh đã tài trợ cho Viện chiến lược và Chương trình giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo tiến hành Dự
án “Can thiệp và quản lý HIV/AIDS tập trung vào trẻ em” tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
Thực tế cho thấy HIV/AIDS là vấn đề của trẻ em, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các em, do
vậy có thể tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em thông qua lồng ghép quyền trẻ em, giới và
HIV/AIDS. Trẻ em cần được nâng cao khả năng, kiến thức, kỹ năng và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ
để biết cách tự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV/AIDS và các ảnh hưởng của đại dịch. Các thử nghiệm của
quá trình lồng ghép giáo dục giới tính với phòng chống HIV/AIDS đã được hướng vào 3 nhóm tuổi:
Nhóm học sinh tiểu học (từ 6-11 tuổi) tập trung chủ yếu vào các nội dung về quyền trẻ em và các
nguyên tắc cơ bản về an toàn thân thể; Nhóm học sinh trung học cơ sở (từ 12-15 tuổi) giới thiệu về
các khái niệm liên quan đến tình dục, phát triển thể chất, HIV/AIDS và quyền trẻ em; Nhóm học sinh
phổ thông trung học (từ 16-18 tuổi) với nội dung về tình dục và các mối quan hệ, quyền trẻ em và tình
dục an toàn. Kết quả dự án đã giúp cho các chuyên gia giáo dục xây dựng bộ tài liệu về “Giáo dục
giới tính cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học qua các hoạt động ngoại
khóa”. Việc giáo dục giới tính cho học sinh thực sự là một biện pháp hữu hiệu hạn chế nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS trong giới trẻ hiện nay
Theo thống kê của Ủy ban dân số quốc gia, Việt Nam là một nước có dân số trẻ hiện có trên 84 triệu người, trong
đó: Số người có độ tuổi từ 10 đến 29 chiếm 40,2% . Ở đất nước đang phát triển như Việt Nam, thì lực lượng thanh
thiếu niên là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương lai. Trong gia đình, thanh thiếu niên có vai trò quan
trọng, họ là “người kiến tạo nên sự bền vững của mỗi tế bào của xã hội” và dần thay thế cho bố, mẹ để đảm bảo
đời sống và sự tồn tại của mỗi gia đình
Ngày nay, do ảnh hưởng bởi nguồn dinh dưỡng tốt, môi trường thuận lợi để phát triển về thể chất và tinh thần và
được tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, nên tuổi vị thành niên kéo dài hơn trước đây, tuổi dậy thì đến sớm hơn, nhưng
tuổi dựng vợ, gả chống thì lại muộn hơn, trễ hơn do đó có một thời gian dài trong khi các bạn nam, nữ đã có khả
năng sinh sản, có nhu cầu tình dục, nhưng vẫn chưa kết hôn, vì vậy số thanh thiếu niên có quan hệ tình dục trước
hôn nhân ngày càng trở nên phổ biến.
Viện khoa học dân số, gia đình trẻ em đã khảo sát, đánh giá kết quả giáo dục SKSS cho học sinh THPT, với 3402
em tham gia trả lời các câu hỏi về giới tính, tình dục, tình bạn, tình yêu, phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục thì.
- Đa số học sinh THPT và VTN (94,4%) có nghe nói đến tuổi dậy thì, tuy nhiên vẫn còn 25,5% VTN chưa bao giờ
nghe đến khái niệm này
- có 84% các em trả lời là không nên có người yêu khi còn ở độ tuổi VTN và 79,9% không đồng ý với việc quan hệ
tình dục trước khi cưới. Tuy vậy 11,1% các em vẫn còn băn khoăn chưa thể hiện rõ thái độ của mình và 9% các em
hoàn toàn đồng ý với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, coi chuyện này là lẽ đương nhiên.
- Có 68% các em trả lời là nạo, phá thai dễ dẫn đến hậu quả vô sinh và 60,9% cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sức
khoẻ, trong khi đó vẫn còn 14,2% các em không biết việc nạo phá thai là nguy hiểm
- Giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên là khái niệm và lĩnh vực khá mới mẻ, hơn nữa nó lại là vấn
đề tế nhị, chịu ảnh hưởng của tập quán dân tộc, văn hóa, xã hội. Vậy, hiện nay thực trạng về phương pháp tuyên
truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản như thế nào?
Quá trình chuyển đổi với những mặt trái đã và đang mang đến nhiều đe dọa đối với sức khỏe sinh sản vị thành
niên, với tâm lý bạn trẻ luôn thích khám phá những điều mới, thích mình “hiện đại” trong lối sống, trong khi cha,
mẹ lại rất bận rộn với công việc ít khi chú ý đến việc giáo dục con cái về nhân cách, lối sống, tình dục hoặc ngại
ngùng né tránh, không muốn trao đổi cởi mở, chỉ dẫn tận tình vì sợ rằng: “Vẽ đường cho hươu chạy”. Còn 1 số bậc
phụ huynh thì lại nghĩ “chỉ cần giử thật chặt con, kiểm soát thời gian của nó, bắt nó học càng nhiều càng tốt, không
có thời gian yêu đương nhăn nhít là an toàn rồi”.
1 Ở nước ta, giáo dục giới tính cần phải đi từ gốc, Về phía gia đình, cần phải làm thế nào để các bậc cha mẹ cũng
có những nhận thức đầy đủ về vấn đề đạo đức, giới tính, SKSS để có thể chia sẻ với con cái những chuyện thường
nhật và nhất là giúp con trong những giai đoạn đặc biệt của cuộc sống.
2 Nhà trường là môi trường cực kì quan trọng đối với mỗi người, ở đó, trẻ vị thành niên không chỉ được học kiến
thức mà còn được học về nhân cách, lối sống lành mạnh. Nhưng hiện nay, các kiến thức về đạo đức - giới tính được
giảng dạy tại nàh trường thường khô khan và kém hấp dẫn, không ít học sinh THPT bày tỏ việc không muốn học
kiến thức về giáo dục giới tính vì phương pháp dạy của thầy cô chưa sinh động và có khi còn khiến học sinh phải
ngượng ngùng.
3 Chính vì thế, cần phải giáo dục cho đội ngũ làm công tác giáo dục trước; thường xuyên thay đổi các hình thức,
phương pháp giảng dạy để trẻ vị thành niên có cái nhìn tòan diện và sâu sắc hơn.
4 Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đối với tuyên truyền, giáo dục
SKSS cho vị thành niên. Qua các kênh thông tin đó, giới trẻ được tiếp thu nhiều nền văn hóa, lối sống khác nhau.
Thế nhưng, dạo quanh các nhà sách lớn, độc giả có thể đếm được hàng trăm đầu sách liên quan đến tâm lý bạn
gái, bạn trai, gia đình. Tuy nhiên tìm kiếm một quyến sách dành riêng cho tuổi vị thành niên, chuyên hẳn về giới
tính hay SKSS lại là chuyện khó khăn. Thiết nghĩ, cần có nhiều hơn những quyển sách về giới tính để giúp cha mẹ
có thể giáo dục cho con em, còn bản thân giới trẻ có thể tự học học và định hướng hành vi.
5 Hiện nay, trên mạng điện thoại di động đang có nhiều dịch vụ “giáo dục giứoi tính và SKSS”. Việc giáo dục giưói
tính trên điện thoại di động khắc phục được yếu tố ngại ngần khi đề cập đến chuyện thầm kín. Tuy nhiên, nó cũng
có mặt tiêu cực là những thông tin mang tính giáo dục này được các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra nhằm mục đích
câu khách với những câu hỏi và lời giải đáp chẳng dựa trên cơ sở khoa học nào. Những thông tin kiểu này đã gây
nhiều sự tò mò và phản ứng không tốt đối với trẻ vị thành niên bởi ranh giới giữa tư vấn SKSS và kích dục là mong
manh.
6 Tin nhắn tư vấn tình cảm và giáo dục giới tính là dịch vụ viễn thông gia tăng, Vụ viễn thông thuộc Bộ BCVT cấp
phép, nhưng việc quản lý nội dung thuộc về Bộ VHTT-TT-DL. Vậy ai là cơ quan quản lý?
7 Những sáng kiến trên đã được áp dụng tại Trung Quốc, một đất nước khá giống Việt Nam về tập quán, văn hóa.
Nên chăng chúng ta cần có những quán café hay công viên dành cho người lớn?
Phương pháp tuyên truyền.:
1. Nội dung tuyên truyền :
- Nguyên nhân dẫn đến sai lầm.
- Tình huống sai lầm.
- Suy nghĩ , tư tưởng lệc lạc.
- Hậu quả
- Cách để ngăn chặn, kịp thời sủa đổi sai lầm.
- Học cách yêu quý bản thân, thấy được tầm quan trọng trong suy nghĩ và tâm tư tuổi mới lớn định hướng cho họ
bít những vấn đề (dúng sai)mà họ gặp phải và cách giải quyết tình huống ấy như thế nào để không xảy ra những
hậu quả đáng tiếc.
Tuyên truyền cho tre kỹ năng sống Theo định nghĩa của WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm
lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn
đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông,
tư duy bình luận phê phán, ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và thương thuyết.
Không áp đặt cấm đoán, vì khuynh hướng càng cấm thì họ càng tò mò, muốn tự tìm hiểu…Thay vì vậy hãy chỉ cho
họ cái đúng, cái sai….
Để tuyên truyền tốt thì nên học cách lắng nghe tốt, đối với người lớn phải dành thời gían quan tâm nhiều hơn đến
tuổi vị thành niên, nhất là trẻ đang ở tuổi dậy thì. Và phải cân nhắc trong hành động, đôi khi ở một khía cạnh nào
đó hãy nói chuyện và xem những bạn ấy như những người lớn thật sự.
-
Hình thức tuyên truyền, giáo dục:
Để tuyên truyền tốt, trước hết kênh truyền thông về phía gia đình về hướng giáo dục skss cho tuổi vị thành niên
phải được phổ cập tốt, bởi đối với lứa trẻ thanh thiếu niên mới lớn , tâm sinh lý còn chưa phát triển đầy đủ, nhưng
cách suy nghĩ của họ đã thiên trọng về những vấn đề người lớn.Họ muốn được tìm hểu, có nhiều thắc mắc về
những thay dổi trong tâm sinh lý muốn được trao đổi nhưng ai sẽ là người giúp họ trang bị những kiến thức ấy.
Chính Gia đình là chỗ dựa tin cậy mà họ tìm đến đầu tiên để chia sẻ, tâm sự những vấn dề của tuổi mới lớn, tuỳ
vào từng lối sống của gia đình mà có những cách giải quyết khác nhau, có gia đình bố mẹ chính là những chuyên
gia tâm lý tốt nhất đối với họ, nhưng cũng có gia đình bố mẹ khiến họ có cảm giác sợ hãi và muốn trốn tránh vì cha
mẹ họ quan niệm rằng đối với lứa tuổi ấy thì chưa đến lúc hiểu biết quá nhiều vì chuyện này, cũng bởi có những
suy nghĩ hạn chế như zậy mà là một trong những nguyên nhân làm cho tuổi vị thành niên có khuynh hướng tìm đến
với bạn bè, người ngoài tâm sự, tự tìm hiểu khôg chọn lọc qua sách báo internet…Điều đó, dẫn đến sai lầm trong
nhận thức, lệch lạc về lối sống vì thiếu sự quan tâm, và họ dễ bị sa ngã khi va chạm với xã hội có khi chỉ vô tình,
để rồi hối hận chỉ vì không hiểu bíêt.
Tiếp đến là kênh truyền thông ngoài xã hội, mà truớc hết là nhà trường nơi mà họ học tập và được trang bị kiến
thức về xã hôi, văn hoá cơ bản và sâu sắt nhất. Thầy cô giáo hãy là những người bạn chia sẻ, đầy tâm lý với họ qua
những giờ sinh hoạt ngoại khoá về SKSS- Tuỏi VTN. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, cho họ xem tư liệu về cách sống
sai, hiểu biết sai và cái chính là cho họ thấy được hậu quả gì, tác hại gì sau những hành động ấy. Mở các lớp tư vấn
tình cảm , kịp thời uốn nắn những sai lệch trong suy nghĩ và lối sống của họ. Mời những chuyên gia tư vấn có kinh
nghiệm…Ngoài ra, nên lồng ghép vào những môn học chính như sinh học, địa lý, giao duc công dân………
"Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, đồng thời phải
gần gũi, thân thiện với học sinh và gia đình các em, và bằng kinh nghiệm sống của mình mới có thể giúp học sinh
vận dụng tốt những kỹ năng này vào cuộc sống", nguyên Vụ trưởng Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT) nói
- Tuyên truyền tại những nơi cư trú địa phương, xã phường, tổ xóm làng…
- Tuyên truyền qua báo chí sách ảnh, film, truyện, …
- Tuyên truyền qua các tổng đài điện thoại.chia sẻ tâm sự
- …………………………………………�� �…………….
Một học sinh lớp 12 (Hà Nội) phân trần: “Ở trường em, chưa bao giờ có buổi học riêng về giáo dục giới tính mà chỉ
xen kẽ trong các giờ sinh học. Nhưng các thầy cô giáo cũng chẳng nói nhiều. Trường thì chật chội, không có khuôn
viên rộng, nếu muốn tổ chức các hoạt động văn nghệ lớn một chút cũng phải chạy đi mượn địa điểm thì làm sao mà
mời các chuyên gia tư vấn tâm lý về nói chuyện được. Chúng em muốn biết thì phải tìm sách mà đọc hoặc hỏi bạn
bè, xem phim thôi”.
Ví dụ: Ở tiểu học, nội dung này được lồng ghép vào môn khoa học, lên cấp hai, nội dung này có ở môn Sinh học lớp
8, cấp ba cài vào môn Giáo dục công dân, môn Địa lý. Lên đại học có rải rác ở các môn: Kinh tế chính trị, Địa lý,
Tâm lý và tên gọi không phải là SKSS mà là dân số. Lồng ghép như vậy dẫn đến thực trạng là môn nào giảng thì
nội dung này sẽ được viết và dạy theo cách của môn học đó. Ví dụ, ở môn Địa lý sẽ chú trọng vào vấn đề dân số và
sự khác biệt về địa lý, môn Kinh tế chính trị nhấn mạnh vào việc di cư, nhập cư và những ảnh hưởng của nó đến
dân số… Không có một môn học riêng biệt, độc lập nên không có sự toàn diện, có tính hệ thống. Cũng vì lý do này
mà giáo viên kinh tế chính trị cũng phải dạy về sức khỏe sinh sản, giáo viên địa lý cũng phải dạy về SKSS.
Quỹ Dân số thế giới trước khi thực hiện các dự án đều khảo sát và điều tra tình hình giáo dục SKSS tại các trường
phổ thông. Kết quả khảo sát đã phát hiện nhiều câu chuyện "cười như mếu": Một cô giáo dạy giáo dục công dân khi
dạy về SKSS, phải nhận những câu hỏi đại loại: “Thưa cô, sử dụng bao cao su như thế nào” hay là “Tính vòng kinh
ra sao?”…
Thực tế, vẫn chưa có giáo viên có thể đứng lớp với tư cách một chuyên gia về lĩnh vực này để giải đáp những thắc
mắc cho học sinh. Các trường khắc phục thiếu sót này bằng việc mời chuyên gia uy tín về nói chuyện để “mở
mang” cho các em. Đây được xem là biện pháp tích cực nhưng không phải trường nào cũng làm được và làm đều
đặn. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Dân số thế giới, Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS… các trường mời chuyên gia,
trung tâm y tế dự phòng hoặc trung tâm phòng chống AIDS đến nói chuyện cho vài trăm học sinh một khối lớp.
Tuy nhiên, biện pháp tích cực này vẫn bị hạn chế, một phần vì sự “rào trước, đón sau” của chính các thầy cô.
TS Đinh Đoàn sau một số lần được các trường phổ thông mời về nói chuyện với học sinh về vấn đề SKSS đã chia
sẻ: “Khi xuống các trường nói chuyện về chủ đề “Tình bạn – Tình yêu – Sức khỏe sinh sản”, tôi vẫn thường được
nhắc nhở rằng: Đừng nói chuyện tình dục với các em, chỉ nên khuyên bảo các em cố gắng học, học, học!”.
Bài học giới tính dành cho học sinh hiện nay chưa lớn kịp sự trưởng thành của thanh thiếu niên. Và vì lẽ đó, theo ý
kiến nhiều chuyên gia, nên chăng các trường cần thay đổi quan điểm về việc đưa tài liệu cũng như phương pháp
giảng dạy các kiến thức về SKSS cho học sinh .
Ngày 8-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã khởi động dự án phòng chống HIV/AIDS ở
Việt Nam từ năm 2005 đến 2011, tổng kinh phí 35 triệu USD do WB hỗ trợ.
Đây là lần đầu tiên WB hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Đại diện WB tại Việt Nam cho biết mục tiêu của dự án
nhằm hỗ trợ Chiến lược phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Tham gia dự án có một số Bộ, ngành liên quan cùng 20 địa phương trong cả nước, gồm An Giang, Bắc Giang, Bến
Tre, Cao Bằng, Đồng Nai, Hải Phòng, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lai Châu, Nam
Định, Nghệ An, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Vĩnh Long và Yên Bái.
Dự án tập trung vào các lĩnh vực Chương trình quốc gia phòng chống HIV, điều trị và chăm sóc hỗ trợ người nhiễm
HIV, truyền thông thay đổi hành vi, chính sách và thực hiện chính sách, tăng cường năng lực cán bộ và khuyến
khích các sáng kiến phòng chống HIV.
Từng địa phương, Bộ, ngành sẽ chịu trách nhiệm nguồn kinh phí và đề xuất Kế hoạch hoạt động của dự án.
Tại hội nghị khởi động dự án, ông Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án phòng phòng
chống HIV/AIDS ở Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS với lãnh đạo 10/20 tỉnh, thành
phố.
Theo TTXVN
seudaudo
01-12-09, 07:28 AM
Ngày chủ nhật (4-10) vừa qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Bình Dương tổ chức buổi
truyền thông HIV/AIDS cho 200 học sinh - sinh viên (HS-SV) lớp đại học liên thông ở trường Trung cấp nghề Dĩ An.
Buổi truyền thông thật sự bổ ích, giúp cho các em còn trong độ tuổi thanh niên có kiến thức cơ bản về HIV/AIDS,
để tự bảo vệ mình và tuyên truyền cho các đối tượng khác.
Đầu tiên, các em được bác sĩ Võ Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tình yêu - Hôn nhân- gia đình (trực
thuộc chi cục) giới thiệu những kiến thức cơ bản như HIV, AIDS là gì, HIV có ở đâu trong cơ thể, những con đường
lây, các giai đoạn phát triển của HIV, phòng tránh nhiễm HIV
Bạn phải đăng nhập mới có thể xem được nội dung.
Phát tài liệu tuyên truyền HIV/AIDS cho thanh niên
Vốn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, bác sĩ Thu Hà đã biến buổi truyền thông thành một cuộc thảo luận.
Các HS-SV ban đầu còn rụt rè, e ngại, sau đó đã sôi nổi tham gia phát biểu ý kiến, nêu lên những thắc mắc về vấn
đề này Có em thắc mắc: Nước mắt có vi-rút HIV không? - Có, nhưng với số lượng 6 lít mới có khả năng lây sang
người khác. Nếu đạp bơm kim tiêm thì xử lý ra sao? Xử lý ngay bằng xà bông, nặn máu chỗ vết thương hoặc xử lý
bằng ô xy già Những câu hỏi khác như: Quan hệ qua những đường nào dễ lây nhiễm HIV nhất, vì sao quan hệ
đồng tính dễ lây nhiễm HIV? các em cũng được bác sĩ Thu Hà giải đáp thỏa đáng.
Sau buổi tư vấn, các em còn được nhận tài liệu truyền thông về HIV/AIDS, những em có nhu cầu còn được phát
bao cao su miễn phí. Em Nguyễn Phúc Bình An, học sinh lớp trung cấp điện tâm sự: “Thời gian qua, tụi em cứ nghĩ
rằng mình hiểu nhiều về HIV, nhưng thực sự khi tham gia buổi truyền thông này em mới thấy mình biết chưa
nhiều. Từ nay, em đã có được nhiều kiến thức về HIV/AIDS để bảo vệ bản thân và tuyên truyền cho người thân,
bạn bè”.
Theo bà Nguyễn Thị Sen, Trưởng phòng Truyền thông Chi cục DS-KHHGĐ, Thư ký dự án phòng chống HIV/AIDS
trong thanh niên: Đây là một trong những hoạt động của dự án phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên tỉnh năm
2009. Dự án được triển khai giai đoạn 2008-2010, do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tập trung vào 4
hoạt động chủ yếu: vận động phòng chống HIV/AIDS, truyền thông đại chúng và sản xuất các tài liệu truyền thông
trực tiếp, phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng, quản lý - giám sát - đánh giá và nâng cao năng lực.
Riêng tại Bình Dương, dự án triển khai tại 2 huyện Dĩ An và Thuận An. Dự án đẩy mạnh các hoạt động truyền thông
đại chúng, nhằm tăng cường sự nhận thức và ủng hộ phòng chống HIV/AIDS thông qua các chương trình phát
thanh truyền hình, các tài liệu truyền thông trực tiếp. Dự án còn đào tạo và tập huấn cho các giáo dục viên, giáo
dục viên đồng đẳng tại cộng đồng, cho cán bộ đoàn khu ấp ở các địa bàn triển khai dự án.
Từ tháng 6 đến tháng 9, dự án đã mở được 29 lớp tập huấn cho các đối tượng: cộng tác viên, Đoàn thanh niên, HS-
SV, giáo viên THPT và dạy nghề, thanh niên đường phố, thanh niên khu công nghiệp, nhân viên dịch vụ giải trí -
nhà hàng khách sạn - karaoke, thanh niên nghiện chích ma túy; 3 buổi truyền thông cho công nhân ở Khu công
nghiệp Sóng Thần 1, Việt Hương và học sinh trường Trung cấp Nghề Dĩ An. Bà Sen còn nói: “Qua các lớp tập huấn,
truyền thông đã giúp các đối tượng nêu trên có thêm kiến thức, kỹ năng, có thể tham gia làm giáo dục viên, giáo
dục viên đồng đẳng.
Theo kế hoạch, dự án sẽ chọn ra 60 giáo dục viên và 20 giáo dục viên đồng đẳng cùng chúng tôi tham gia truyền
thông về HIV/AIDS trong thời gian tới. Họ sẽ được hỗ trợ kinh phí, cấp các phương tiện như túi xách, áo mưa, tranh
lật, tài liệu tuyên truyền cho đối tượng có nguy cơ cao, cấp bơm tiêm và bao cao su miễn phí, thời gian thực hiện từ
nay đến năm 2011”.
Hiện nay, Bình Dương có 100% huyện, thị có người nhiễm HIV, trong đó có 81/89 xã, phường, thị trấn có người
nhiễm, tập trung nhiều ở TX.TDM, Thuận An, Dĩ An. Mỗi năm, tỉnh có 200 - 300 ca nhiễm mới. Qua giám sát, tỷ lệ
nhiễm HIV trên đối tượng ma túy giảm, mại dâm tăng, 0,8% thanh niên khám nghĩa vụ quân sự nhiễm HIV, phụ nữ
có thai là 0,26 - 0,47% nhiễm HIV.
HỒNG THÁI
seudaudo
01-12-09, 07:32 AM
Theo ước tính của UNAIDS (Chương trình Liên hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS), hiện nay trên thế giới có hơn
35 triệu người nhiễm HIV; mỗi năm có hơn 2,5 triệu trường hợp nhiễm mới và khoảng 2 triệu người chết vì AIDS. Ở
nước ta, từ trường hợp đầu tiên phát hiện (năm 1990) tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến 30-9-2009 đã ghi nhận được
156.802 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 34.391 bệnh nhân AIDS và 44.232 người tử vong do HIV/AIDS. Các
chuyên gia dịch tễ học cho rằng, đây chỉ là con số thống kê được, còn thực tế cao hơn nhiều lần. Ước tính năm
2009, cả nước có khoảng 254.387 người đang sống với HIV/AIDS.
Bạn phải đăng nhập mới có thể xem được nội dung.
Phó thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng cùng lãnh đạo Bộ Y tế thăm, tặng quà trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục-Lao động-Xã hội số 2 Ba Vì, Hà Nội.Ảnh: Trần Thanh Tùng.
Nếu như trước đây, căn bệnh thế kỉ chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng tệ nạn xã hội (nghiện chích ma túy, mại
dâm), thì nay HIV đã len lỏi trong cộng đồng dân cư, đe dọa tới cuộc sống bình yên của mỗi gia đình. Giờ đây, số
người nhiễm HIV còn xuất hiện ở cả nhóm phụ nữ mang thai và thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự… Không
giống năm 2000, đại dịch tập trung chủ yếu ở các khu vực thành thị-nơi có nền kinh tế phát triển, nay đã có mặt
gần như mọi miền đất nước kể cả những khu vực khó khăn, các thôn, bản ở vùng núi cao. Theo Cục Phòng chống
HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay số người nhiễm HIV/AIDS phát hiện ở hơn 70% số xã, phường, tập trung ở 97% số
quận, huyện trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố. Tỉ suất người nhiễm bình quân trên phạm vi toàn quốc là: 183
người/100.000 dân. Tỉ suất nhiễm HIV trên 100.000 dân khác nhau theo khu vực địa lý: Cao nhất là khu vực miền
đông Nam Bộ với 323 người/100.000 dân; miền núi phía Bắc: 253 người/100.000 dân; thấp nhất là khu vực Tây
Nguyên: 46 người/100.000 dân và Duyên hải miền Trung: 44 người/100.000 dân.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, đại dịch HIV/AIDS ở nước ta hiện đang có
dấu hiệu chững lại và không tăng nhanh như những năm trước đây, song nó đang chứa đựng các nguy cơ bùng nổ
một đợt dịch mới nếu không triển khai sâu, rộng các biện pháp can thiệp một cách hiệu quả. Nhận định trên xuất
phát từ cơ sở thực tế là kết quả giám sát hành vi, trong đó cho thấy hai hành vi nguy cơ làm lây nhiễm HIV chủ yếu
là dùng chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Các chuyên gia còn nhấn mạnh:
Ai cũng có thể nhiễm vi-rút HIV nếu không biết cách phòng, tránh. Muốn phòng, tránh HIV/AIDS một cách hiệu quả
thì mỗi người tự phải biết bảo vệ mình, bảo vệ người thân và cộng đồng. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức và thực
hiện hành vi an toàn trong dự phòng lây nhiễm HIV, vấn đề chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến
HIV/AIDS cũng là một trong những biện pháp then chốt trong ngăn chặn đại dịch.
Với chủ đề: "Tiếp cận phổ cập và quyền con người", Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2009
diễn ra từ ngày 10-11 đến ngày 10-12 với nhiều hoạt động phong phú, rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố. Mục tiêu
tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng
lây nhiễm HIV cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo Một trong những
hoạt động tiêu biểu hưởng ứng Tháng hành động là tổ chức mít tinh và diễu hành đồng loạt ở các địa phương vào
cùng một thời điểm là 7 giờ 30 phút chủ nhật, ngày 29-11-2009. Hoạt động này nhằm tạo ra phong trào quần
chúng sâu rộng, thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia phòng, chống
HIV/AIDS.
Đại dịch HIV/AIDS tuy nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh. Hiện nay, Bộ Y tế có tổ
chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thiết thực như: Giới thiệu và quảng bá rộng rãi các cơ sở cung cấp dịch
vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có để mọi người dân, nhất là người nhiễm HIV/AIDS dễ dàng tiếp
cận và sử dụng. Tăng cường cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe, tư vấn và các phương tiện
dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho các đối tượng có nhu cầu. Vận động các tổ chức,
cá nhân tham gia ủng hộ và chăm sóc người nhiễm HIV; vận động người nhiễm HIV và gia đình tích cực tham gia
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, các địa phương đã và đang tổ chức nhiều hoạt động truyền
thông như: Phổ biến Luật Phòng, chống HIV/AIDS; nói chuyện sức khỏe với cá nhân, với nhóm, thăm gia đình, tổ
chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm giáo dục đồng đẳng…
Với quân đội, mắt xích quan trọng của hệ thống chính trị, ở đây có một số lượng khá đông cán bộ, chiến sĩ trẻ. Mặc
dù đã được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi nhập ngũ và hoạt động trong môi trường kỷ luật cao, nhưng vẫn không
tránh khỏi sự đe dọa của đại dịch. Để bảo đảm 100% quân số khỏe, không mắc HIV, các đơn vị trong toàn quân,
mà cơ quan quân y các đơn vị phải là đầu mối triển khai hoạt động truyền thông đến tất cả cán bộ, chiến sĩ trong
đơn vị mình nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS và biện pháp dự phòng bệnh thế kỉ.
Bác sĩ QUỐC TUẤN
Để vị thành niên tự phòng tránh HIV/AIDS
Cập nhật ngày: 22/08/2005
Ở Việt Nam, hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục của vị thành niên, thanh niên chưa cao, do vậy các
em chưa có kỹ năng về an toàn tình dục để bảo vệ mình tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, nhất là
HIV/AIDS.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi từ 10 đến 19 là vị thành niên (VTN), thanh niên (TN) trẻ tuổi từ 19 đến 24. Chương
trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục VTN – TN của khối Cộng đồng chung Châu Âu (EU) và Qũy Dân số Liên hiệp
quốc (UNFPA) coi độ tuổi này từ 15 đến 24. Ở Việt Nam, VTN từ 10 đến 16 tuổi, TN từ 16 đến 24 tuổi. Độ tuổi VTN có nhiều thay
đổi về mặt sinh lý học và tâm lý học. Cơ thể lớn nhanh, các cơ quan sinh dục phát triển, tâm lý, nhận thức thay đổi, đặc biệt là
xung động tình dục phát triển mạnh. Các em thường đặt nhiều câu hỏi để khám phá thế giới của người lớn theo cách riêng của
mình. Vì vậy việc giáo dục cho VTN những hiểu biết về mọi mặt là rất cần thiết, sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển của VTN,
trong đó cần quan tâm đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục. Ở nước ta hiện nay có khoảng 50% dân số ở độ tuổi dưới 20,
trong đó có 20% ở độ tuổi từ 10 – 19, với khoảng 15 triệu người. Theo số liệu điều tra của các cơ quan chức năng, 50% số người
nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi thanh niên, trong đó có 14% dưới 15 tuổi. Xu hướng người nhiễm HIV/AIDS “trẻ hoá” ngày càng rõ. Một
số nguy cơ thúc đẩy xu hướng này là quan hệ tình dục trước hôn nhân và mức độ thay đổi bạn tình của VTN – TN ngày càng tăng.
Số này có rất ít hiểu biết về các nguy cơ sức khoẻ do hành vi không an toàn, nhất là hành vi tình dục…hầu hết VTN nhiễm
HIV/AIDS do tiêm chích ma tuý, qua đường tình dục, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh biên giới với
Campuchia. Theo số liệu nghiên cứu của các tổ chức y tế, khoảng 13% VTN chưa biết tên một bệnh nào lây truyền qua đường tình
dục. Mỗi năm nước ta có cả triệu VTN thử chức năng sinh sản của mình, nhiều em không có kỹ năng an toàn tình dục để bảo vệ
mình, bảo vệ bạn tình khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. 300.000 ca nạo thai/năm là VTN – TN chưa lập
gia đình - hậu quả của nó rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh đẻ sau này, đồng thời đây cũng là số có nguy cơ cao mắc
các bệnh về tình dục. Đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang dần trẻ, đòi hỏi các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội quan tâm và có
những hành động kịp thời ngăn chặn nguy cơ. Hiện nay, quan niệm và hiểu biết của VTN – TN về HIV/AIDS chưa đầy đủ do tâm lý,
động cơ, hoàn cảnh khác nhau. Nhiều trường hợp do hiếu kỳ, đua đòi, buông thả, ưa tìm cảm giác mạnh, không biết tự kìm chế
trong quan hệ tình cảm và tình dục dẫn đến các tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm và HIV/AIDS. Thời gian qua, việc các cơ quan chức
năng đang vào cuộc để dẹp nạn “sử dụng thuốc lắc” trong giới trẻ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh - số sử dụng thuốc lắc đều là
VTN – TN còn rất trẻ, sống rất thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Cơ hội nhiễm HIV/AIDS của số này là rất lớn.
Trong những năm qua, công tác giáo dục y tế được đẩy mạnh để mọi người thấy rõ tác hại của bệnh lây truyền qua đường tình
dục, đặc biệt là HIV/AIDS. Chương trình giáo dục chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho học sinh phổ thông trung học và VTN – TN được
quan tâm hơn trước rất nhiều. Nhưng điều khó khăn nhất và chủ yếu vẫn là mọi người phải có lối sống lành mạnh, biết tự kiềm chế
trong quan hệ tình cảm, tình dục. Bố mẹ, người trong gia đình phải gương mẫu, hướng dẫn con em mình đấu tranh với các tệ nạn
xã hội. Bên cạnh đó, công tác truyền thông thay đổi hành vi cho VTN – TN là hết sức cần thiết. Các gia đình, cán bộ y tế cơ sở cần
hướng dẫn các em đến với các trung tâm tư vấn để được trao đổi, hướng dẫn cách sống, quan hệ tình dục lành mạnh, với trường
hợp VTN – TN đã có những quan hệ tình dục bất bình thường, với đối tượng nguy cơ cao nên khuyến khích VTN – TN xét nghiệm
tự nguyện dấu tên, khuyến khích đối thoại về hành vi nguy cơ VTN – TN chính là lực lượng lao động trong tương lai không xa. Nếu
VTN –TN được trang bị những kiến thức bổ ích nhất, được nuôi dưỡng trong bầu không khí trong lành nhất, các em biết tự điều
chỉnh hành vi của mình, biết dị ứng với tệ nạn xã hội, biết giúp cho người thân và cộng đồng tránh xa
Đưa giáo dục giới tính vào trường học: Cách nào?
Giáo viên không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy, định hướng và phát triển tài năng, họ còn có trọng trách là
giáo dục giới tính cho học sinh.
Tuy vậy, truyền tải vấn đề nhạy cảm này bằng cách nào, phương pháp nào hiệu quả nhất vẫn đang là
câu hỏi lớn cho ngành giáo dục. Bằng chứng là, không ít giáo viên còn đỏ bừng mặt khi nói về vấn đề
giới tính cho học sinh tại các buổi giảng, còn học sinh ở dưới thì cứ khúc khích cười
Những quan điểm trái ngược
Hiểu một cách đầy đủ, vấn đề giáo dục giới tính bao gồm rất nhiều nội dung, như sức khỏe sinh sản,
các mối quan hệ cá nhân, sự phát triển giới tính, tình cảm, ngoại hình Để có được những kết quả khả
quan, các chương trình giáo dục giới tính phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, diễn ra trong quá trình lâu
dài và đây vẫn là vấn đề rất nhạy cảm, tồn tại những quan điểm khác, trái ngược nhau.
Một số ý kiến thậm chí là chính những giáo viên trực tiếp giảng dạy các tiết học giáo dục giới tính cho
rằng, nếu cung cấp cho học sinh những thông tin và giúp chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây
truyền qua đường tình dục sẽ đẩy các học trò này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến
khác "tẩy chay" việc đưa giáo dục giới tính vào học đường, nhất là các học sinh có độ tuổi từ 12 đến
16. Họ cho rằng, các em vẫn còn quá nhỏ, chưa đủ nhận thức để hiểu được vấn đề một cách thấu đáo,
thậm chí còn cho giáo dục giới tính là "con dao 2 lưỡi", "vẽ đường cho hươu chạy"
Không đồng tình với những quan điểm trên, TS. Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng Việt
Nam phân tích: "Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội đã ảnh hưởng, làm
thay đổi một số quan điểm truyền thống. Nếu như trước đây, học sinh lớp 6 được coi là "quá bé", "chưa
biết gì" và chưa thể nhồi nhét những kiến thức về giới tính thì những năm trở lại đây, với sự phát triển
một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin, như đài, báo, tivi, internet, phim ảnh, chế độ dinh
dưỡng được cải thiện đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm cũng như sự trưởng thành sớm của các
em học sinh".
Bên cạnh đó, để chứng minh tác dụng của việc đưa giáo dục giới tính vào học đường vừa qua, Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành khảo sát gần 20 chương trình giáo dục giới tính ở trường học của
nhiều quốc gia trên Thế giới và đã cho thấy các dấu hiệu rất khả quan. Tỷ lệ trẻ vị thành niên hoạt động
tình dục muộn hơn. Nội dung của chương trình hoàn toàn không thúc đẩy những học sinh này hoạt
động tình dục sớm.
WHO cũng khuyến cáo, các chương trình giáo dục giới tính nên tiến hành khi các trẻ chưa bước vào độ
tuổi hoạt động tình dục. Với hướng đi này sẽ giúp trẻ không hoạt động tình dục sớm và trang bị được
nhiều kiến thức tình dục an toàn, giảm thiểu tối đa tình trạng có thai ngoài ý muốn, hoang thai
Tiến sỹ y học Nguyễn Thu Hà còn có những đánh giá khả quan hơn khi cho rằng, giáo dục giới tính
không chỉ đem lại cho lớp trẻ sự tự tin, vững vàng về tâm lý, tế nhị về thái độ giao tiếp với bạn bè cùng
giới cũng như khác giới, các kiến thức để tự bảo vệ và phòng tránh, mà hơn thế, sẽ lưu giữ lại trong
mỗi học sinh một khát khao giữ gìn, sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần.
Mặc dù bước đầu công tác giáo dục giới tính đã có được những nhận định, đánh giá, kết quả tương đối
khả quan, nhưng theo nhận định của các chuyên gia ngành giáo dục, bên cạnh những thái độ đồng tình,
ủng hộ của khá nhiệu phụ huynh học sinh, vẫn còn một số phụ huynh chưa nhận thức được rỏ bản chất
của vấn đề, hoặc có thái độ e dè, lo sợ những mặt trái của giáo dục giới tính. Một số khác lại chưa dứt
khoát phản đối hay hưởng ứng, chưa tạo được mối quan hệ hữu cơ giữa nhà trường, gia đình và học
sinh - đây thực sự là một khó khăn cho ngành giáo dục, qua đó, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của
hoạt động giáo dục giới tính.
Thí điểm hoàn "thí điểm"?!
Từ những năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phối hợp cùng Tổ chức Unicef soạn thảo
Chương trình thực nghiệm Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sóng cho học sinh THCS với 9 chủ
đề: Phòng tránh HIV/AIDS; Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; Phòng tránh và ứng phó với tình
huống căng thẳng; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; Quyền trẻ em; Bệnh lây qua đường tình
dục; Phòng tránh ma túy; Phòng tránh thuốc lá rượu bia và Sống khỏe mạnh.
Riêng với Hà Nội, đã áp dụng cho 20 trường THCS ở 3 quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm (quận
Đống Đa 10 trường, quận Thanh Xuân 5 trường và quận Hoàn Kiếm 5 trường). Nhưng theo ý kiến của
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chương trình thực nghiệm này chỉ mới dừng lại là các tiết học ngoại
khóa, ngoài giờ. Các trường tranh thủ vào các ngày nghỉ, cuối tuần để tổ chức giảng dạy cho các học
sinh.
Lý giải cho cách "bố trí" này bà Trần Thị Liên, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học, Sở giáo dục và
Đào tạo Hà Nội cho rằng, sở dĩ các em học sinh chỉ được học, tìm hiểu vấn đề giới tính trong các tiết
ngoại khóa, ngoài giờ chính là việc, chương trình nội khóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã
"kín lịch", không thể cho thêm vào được. Vì thế, để tranh thủ thời gian cũng như hiệu quả của công tác
giáo dục giới tính, hầu hết các trường đều áp dụng phương pháp giảng dạy lồng ghép, như giáo dục
phòng chống ma túy, chống HIV/AIDS, phòng chống xâm hại tình dục đan xen với các bài giảng của
bộ môn Giáo dục công dân hoặc môn Sinh vật.
Điều này có nghĩa, các em học sinh không bị ràng buộc về kết quả học tập bởi đây là môn học không
chính khóa, không yêu cầu phải hoàn thành môn học. Với cách thức này, ít nhiều sẽ dẫn đến những ảnh
hưởng đến kết quả, mức độ nhận thức của các em học sinh về vấn đề giới tính.
Theo quan điểm của bà Liên: "Điều quan trọng là việc các giáo viên có thu hút được sự quan tâm của
các em hay không, có gây được những hứng thú, tích cực tham gia của các em hay không". Và để làm
tốt được điều này, các trường đã có sự điều chỉnh về phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức. Bà
Liên dẫn chứng: "Rất nhiều học sinh tỏ ra thích thú với việc nhập, sắm vai vào các nhân vật - một trong
những nội dung giảng dạy của chương trình giáo dục giới tính". Qua hoạt động sắm, nhập vai các giáo
viên sẽ có cơ hội quan sát, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, phản ứng của các học sinh với vấn đề giới
tính, qua đó giáo viên sẽ có những sự điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp.
Mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan, nhưng trên thực tế, khi chương trình giảng dạy về giáo dục
giới tính cho học sinh được triển khai, trong 4 năm đầu, mới chỉ vẻn vẹn có 3 quận của Hà Nội áo
dụng. Vậy nguyên nhân do đâu? Bà Liên lý giải: "Đầu tiên phải kể tới vấn đề kinh phí hoạt động, như
việc tổ chức cho hoạt động nhóm, giáo viên phải mua sắm các thiết bị, giấy tờ, sổ sách. Hoặc, để công
tác giáo dục đạt chất lượng, các trường còn tổ chức các cuộc thi hiểu biết về giới tính nhưng chưa biết
lấy kinh phí ở đâu".
Bên cạnh đó, những trường học chưa có, thiếu địa điểm cũng rất khó tổ chức các buổi giảng ngoại
khóa. Để tháo gỡ, nhiều lớp học sinh được tổ chức vào các ngày nghỉ, cuối tuần và giải pháp này đã
gặp phải những phản ứng không ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh, nhiều gia đình không cho con em
mình tham gia.
Với những khó khăn do xuất hiện những quan điểm khác nhau, trái ngược nhau về giáo dục giới tính và
với tình trạng xâm phạm tình dục ngày một gia tăng cùng với nó là tỷ lệ nạo phá thai ở giới trẻ đang rơi
vào tình trạng báo động. Bên cạnh đó, sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nên kinh tế thị trường
cùng với những mặt trái của nó đã đặt giới trẻ, nhất là độ tuổi vị thành niên đứng trước những thử thách
vô cùng lớn. Vậy để tháo gỡ vấn đề, còn gì tốt hơn là trang bị cho học sinh những thông tin, kiến thức,
kỹ năng và phương tiện để đưa ra được những quyết định, quan điểm đúng đắn về giới tính, góp phần
hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết.
Nên chăng, đã đến lúc đưa vấn đề giáo dục giới tính trở thành một bộ môn chính khóa trong nhà
trường?
Gần đây, tình trạng tội phạm vị thành niên, nhất là các thế hệ 9x ngày
càng gia tăng, đặc biệt loại tội xâm phạm tình dục. Bên cạnh đó, là
hiện tượng yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, gia tăng tỷ lệ nạo phá thai
ở vị thanh niên, rồi hàng loạt các biến tướng kéo theo những hậu quả
đau lòng đã gióng lên hồi chuông báo động cho nền giáo dục nói
chung cũng như công tác quản lý, chăm sóc, bồi dưỡng tri thức cho
thế hệ trẻ.
Có lẽ, một việc làm cần thiết với ngành giáo dục, đó chính là đưa
giáo dục giới tính vào trường học thành một môn học chính khóa,
giúp trang bị những kiến thức cần thiết cho các em học sinh - lứa tuổi
rấy nhạy cảm và đầy rẫy những cám dỗ xung quanh
Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão
khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên
nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên nước ta có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi
phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái
phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu… Trong gia đình trẻ em thiếu kính trên
nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn…. Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống
hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám
đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ…
Trong nghiên cứu của GS.TS Vũ Dũng – Viện trưởng Viện Tâm lý học nêu lên thực trạng này: Theo thống
kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì
đến năm 1996 con số này là 11.726 em (gấp 3 lần). Trung bình mỗi năm trên cả nước có 4.746 người chưa
thành niên phạm tội bị phát hiện.
Một con số khác khiến chúng ta phải suy nghĩ là theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm ở nước ta có 14.000
ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (chiếm 10% số người nạo phá thai), có 5% số trẻ em gái dưới 18 tuổi đã
phải làm mẹ, có 14% số người nhiễm HIV/AIDS là trẻ em dưới 15 tuổi.
Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường là vấn đề nhức nhối. Nếu
như năm 2004 chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007 con
số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên.
Kết quả điều tra 600 sinh viên của 5 trường đại học ở Hà Nội năm 2006 cho
thấy có 69,7% sinh viên được hỏi cho rằng sinh viên hiện nay có biểu hiện chạy
Giáo dục đạo đức cho học
sinh, sinh viên là quan
trọng bên cạnh việc dạy
kiến thức, dạy nghề
theo lối sống thực dụng; 31,2% cho rằng sinh viên hiện nay chưa có khát vọng cao về lập thân, lập nghiệp vì
tương lai; 21,8% cho là sinh viên có biểu hiện mờ nhạt về hoài bão và lý tưởng…
Theo báo cáo của TS.Phạm Thị Kim Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho thấy: năm 2007, cuộc điều tra
khảo sát tại 30 trường ĐH-CĐ trong cả nước của Vụ Văn hóa (Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương) phối hợp
với Vụ Công tác HS-SV (Bộ Giáo dục Đào tạo) nói lên con số đáng lo ngại 51,4% sinh viên cho rằng “sống thử
trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến”.
* Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên: cần sự liên kết gia đình – nhà trường – xã hội
Để đi tìm giải pháp các chuyên gia, nhà khoa học tâm lý, giáo dục cùng nhau phân tích nguyên nhân của
thực trạng trên. Theo TS.Phạm Thị Kim Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã nêu lên 3 nguyên nhân chủ yếu: Thứ
nhất là sự buông lỏng trong việc quản lý giáo dục con cái của gia đình. Nhiều bậc cha mẹ sau thời gian đi làm
về, muốn rảnh nợ đã mở ti vi hoặc trò chơi trên máy vi tính cho con. Cứ như thế những đứa trẻ ngày càng tách
khỏi thế giới thực và bị cuốn hút bởi những trò chơi bạo lực li kì, hấp dẫn mà quên đi nhiệm vụ học tập, giúp đỡ
gia đình. Nhiều gia đình cả cha lẫn mẹ đều nặng về mưu sinh, không có thời gian quản lý dạy dỗ con cái đành
giao trách nhiệm cho ông bà hoặc phó thác cho nhà trường; Thứ hai, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường từ
bậc phổ thông đến đại học còn nhiều bất ổn. Các chương trình giáo dục đạo đức còn nặng về lý thuyết, nhẹ
giáo dục kĩ năng sống, không tạo được dấu ấn và điều kiện thuận lợi để hình thành nhân cách cho học sinh;
Thứ ba, tác động của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập các nền văn hóa và sự hấp dẫn của đời sống đô thị đã
làm cho các giá trị đạo đức truyền thống bị xâm hại và mai một dần.
Đó cũng là 3 nguyên nhân cơ bản nhất được đề cập, phân tích, đánh giá một cách sâu sắc, tỉ mỉ tại buổi
hội thảo.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức của học sinh, sinh viên ở
khía cạnh tâm lý, ThS. Tống Thị Hồng (Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm
Đồng Nai) cho rằng: Về mặt tâm sinh lý cho thấy ở tuổi nhỏ các em không mắc
phải sai lầm nhiều như lứa tuổi Mầm non, Tiểu học, nhưng lớn lên thì do thiếu sự
dìu dắt và quan tâm đúng mức nên các em lại bị lôi cuốn vào những cái mà các
em ưa thích đặc biệt vi phạm nhiều nhất là ở tuổi thiếu niên, giai đoạn của lứa tuổi
dậy thì, muốn vươn lên làm người lớn (tiếp thu nhanh cái lạ và bắt chước nhân
vật ưa thích trong phim truyện…) và về mặt tâm lý thì cái gì đã thích thì dẫn đến
say mê không suy nghĩ hậu quả.
Từ những nguyên nhân nêu trên, hội thảo bàn đến các giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.
Điều cần thiết là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo môi trường thuận lợi để
giáo dục một cách đúng mức cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tâm lý, giáo dục cũng
nhất trí cho rằng cần phải có sự thay đổi nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong
nhà trường. ThS. Tô Lan Phương (Đại học Sư phạm Hà Nội) nêu lên quan điểm: “Ngoài việc dạy kiến thức văn
hóa việc dạy đạo đức cũng là vấn đề hết sức quan trọng vì vậy nên đưa những bài giảng đạo đức thiết thực vào
chương trình của người học tránh những bài lý thuyết suông, khô khan, không gây hứng thú cho người học”.
ThS. Lê Minh Hoàng (Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đồng Nai) cho rằng: Cần coi trọng tính thực tiễn trong
việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Để bài học môn đạo đức, giáo dục công dân và pháp luật hiệu
quả, thầy cô cần tích cực liên hệ thực tiễn, đưa ra nhiều tình huống để các em tự giải quyết, qua đó các em
nhận thức được giá trị sống, học được kỹ năng cơ bản và định hướng hành vi. Nội dung chương trình các môn
học khác cần được lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng cho học sinh, sinh viên một cách phù hợp.
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ ĐỀ TÀI CUỘC THI UPU 39
a. Nội dung chính mà bức thư cần đề cập:
Toàn cảnh hội thảo
Căn bệnh HIV/AIDS đã trở thành “đại dịch”, để ngăn ngừa, mỗi người cần phải nhận thức rõ để tuyên truyền
cho mọi thành viên của cộng đồng hiểu biết, phòng tránh, đồng thời chính bản thân cũng phải tự bảo vệ mình
chống lại căn bệnh này.
Như vậy, mỗi cá nhân không chỉ hiểu biết mà còn là tấm gương trong việc phòng chống căn bệnh HIV/AIDS.
b. Thể hiện nội dung:
- Cần hiểu rõ căn bệnh AIDS. Theo thuật ngữ quốc tế : AIDS là chữ tắt hiểu theo tiếng Việt là: “Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải”.
- AIDS do một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người, gọi tắt là HIV, chúng xâm nhập vào cơ thể qua quan
hệ tình dục, qua truyền máu và tiêm chích ma túy. Hiện chưa có thuốc đặc trị.
- Vi-rút HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu lympho T (loại bạch cầu
mạnh nhất trong cơ thể), gây rối loạn chức năng của tế bào này và dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch (cơ
thể mất khả năng chống lại các vi khuẩn, vi-rút…).
Hiểu rõ căn bệnh AIDS, chúng ta mới thấy tại sao thế giới gọi là “đại dịch” và tầm quan trọng của công việc
tuyên truyền, tự bảo vệ chống lại căn bệnh này.
c. Sơ bộ về căn bệnh AIDS
Chủ đề cuộc thi năm nay được UPU chọn về đại dịch bệnh HIV/AIDS. Đây là một căn bệnh hiểm nghèo đã
được thế giới phát hiện ra cách đây gần 30 năm, phát triển và lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Trên thế giới
có khoảng 33 triệu người sống chung với HIV/AIDS. Hàng ngày, có 7400 trường hợp mới phơi nhiễm bệnh. Cho
tới nay, vẫn chưa tìm ra vắc xin phòng chống căn bệnh này.
Hưởng ứng chiến dịch phòng chống HIV toàn cầu, Liên minh Bưu chính thế giới – UPU đã phối hợp với
Chương trình về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Công Đoàn Thế
giới chọn chủ đề HIV/AIDS cho cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 và phát động phong trào hưởng ứng
chiến dịch phòng chống HIV tới các bưu cục trên toàn mạng Bưu chính toàn cầu.
d. Tại sao cần hiểu biết về bệnh AIDS và tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này?
Sở dĩ AIDS phát triển với tốc độ khủng khiếp như trên vì thời kỳ nhiễm HIV có thể kéo dài từ 2-10 năm. Trong
thời kỳ này, người vẫn khỏe mạnh bình thường, không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng cũng chính vì vậy mà
khả năng lây nhiễm là rất lớn, do không biết phòng tránh.
Bởi vậy, việc hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này từ tác hại đến quá trình phát triển, gây tử vong, thay đổi thái độ
và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hết sức cần thiết. Việc kết hợp các biện pháp
xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là
chính, trong đó thông tin giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
e. Việc hiểu biết và tự bảo vệ như thế nào?
Cha ông ta đã dạy: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Từ khi trên thế giới và Việt Nam phát hiện ra căn bệnh này,
Chính phủ và các tổ chức xã hội, đoàn thể đã có nhiều chương trình, hoạt động tuyên truyền để mỗi người dân,
thành viên trong cộng đồng hiểu rõ căn bệnh HIV/AIDS.
Đối với tuổi học trò, căn bệnh HIV/AIDS thực sự trở thành nguy cơ, mối lo lắng với mỗi gia đình, nhà trường và
xã hội. Nguyên nhân: Do chủ quan, nhiều bạn học sinh ban đầu bị rủ rê, lôi kéo “thử” cho biết; một số bạn chạy
theo lối sống hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi… bởi vậy mà sa ngã vào tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục bừa
bãi… dẫn đến bệnh tật, gia đình tan nát…; Do khách quan: lây nhiễm qua bố mẹ, qua chữa bệnh tại bệnh
viện…
Ở bức thư của mình, các em nên chọn những câu chuyện, sự việc xảy ra trong thực tế : gia đình, bạn bè và bản
thân để khẳng định việc nhận thức và tự phòng tránh căn bệnh AIDS là vô cùng cần thiết. Cũng có thể là một
trường hợp, hoàn cảnh thương tâm nhưng đã vượt qua bệnh tật, hoàn lương, trở về hòa nhập với cuộc sống,
đóng góp có ích cho xã hội. Cũng khuyến khích các em bày tỏ sự thân thiện, chia sẻ, đồng cảm của mọi người
với người bị mắc bệnh, tránh kỳ thị, ghét bỏ. Qua bức thư, các em cũng cần nhấn mạnh đến tác hại của việc
mắc phải căn bệnh này, như về thể xác (ốm đau, tiều tụy, hủy hoại sức lực…), về tinh thần (u mê, thiếu sáng
suốt…). Đồng thời ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Bản thân là một gánh nặng cho gia đình, cộng đồng;
về lâu dài, con cái cũng bị lây nhiễm…
Đây là một đề bài mà chủ đề mang tính xã hội, đòi hỏi các em khi viết phải có sự suy nghĩ, cái nhìn khách quan
với mỗi sự việc, câu chuyện đặt ra. Cần phê phán nhưng cũng đề cao các giải pháp, hướng đi cho những ai và
ngay cả bản thân mình nếu đã mắc phải căn bệnh này.
LTS. Bài viết dưới đây là một nghiên cứu được trình bày theo quan điểm chuyên môn của Y học hiện đại. Không
nhất thiết là quan điểm luân lý tôn giáo
Hội nghị lần thứ 4 về HIV/AIDS do Hội Quốc tế AIDS (IAS) đã diễn ra tại thành phố Sydney, Australia, từ ngày
22 – 25 tháng 7 năm 2007. Hội nghị quy tụ hơn 5000 đại biểu gồm các khoa học gia, các chuyên viên thượng
thặng về HIV/AIDS đến từ 133 quốc gia. Các nhà chuyên môn đã trình bầy kết quả nhiều nghiên cứu mới nhất
về sinh bệnh học, điều trị và phòng ngừa HIV đồng thời cũng tìm cách áp dụng một cách thực tế các kết quả đó,
đặc biệt là tại các quốc gia trên đường phát triển, nơi mà dịch bệnh đang hoành hành trầm trọng.
Thực vậy, tháng 12 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế Giới và Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về bệnh
nhiễm HIV/AIDS đã công bố bản cập nhật cuối năm về tình trạng bệnh này. Báo cáo nêu ra nhiều thành công
của y khoa học trong việc điều trị, chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh. Nhờ có dược liệu công hiệu, bệnh
nhân có thể kéo dài cuộc sống tương đối khả quan hơn và lâu hơn.
Nhưng bệnh vẫn còn là vấn đề nan giải vì tại một số quốc gia, bệnh có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, hiện
nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa với những con virus nguy hại này, mặc dù HIV/AIDS đã được biết tới từ 25
năm nay.
Vài hàng lịch sử
Mặc dù chỉ mới xuất hiện cách đây hơn 25 năm, nhưng nhiễm HIV/AIDS đã trở nên một dịch bệnh có tính cách
quốc tế.
Ngày 5 tháng 6 năm 1981, ca đầu tiên về bệnh suy miễn dịch bất bình thường có thể gây tử vong được phát
hiện ở một người nam đồng tính luyến ái và người nghiện dùng chung kim chích tại California, Hoa Kỳ.
Năm 1982, danh từ AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) được đặt tên cho bệnh suy miễn dịch này.
Trước đó bệnh có tên là GRID (Gay Related Immune Deficiency)
Năm 1983, siêu vi gây bệnh HIV (Human Immunodeficiency Virus) được tìm ra.
Cũng trong thời gian này, dịch bệnh HIV/AIDS ở người hoạt động tình dục dị tính xuất hiện ở châu Phi.
1985: Thử nghiệm đầu tiên để tìm kháng thể HIV được áp dụng.
Tài tử Rock Hudson tiết lộ đang bị AIDS.
1986: Có hơn 38.000 trường hợp AIDS trên 85 quốc gia trên thế giới.
Hệ thống toàn cầu người nhiễm HIV/AIDS được thành lập
1987: Tổ Chức Y tế Thế giới phát động Chương Trình Toàn cầu Chống nhiễm HIV/AIDS.
1988: Thuốc trị bệnh AIDS đầu tiên zidovudine(AZT) được dùng ở Hoa Kỳ.
1990: Trên toàn thế giới có khoảng 8 triệu người sống với HIV
1994: Các nhà khoa học khai triển phác đồ trị liệu để giảm lây lan HIV từ mẹ sang con.
1996: Thuốc trị bệnh HIV/AIDS rất công hiệu (Active Antiretroviral Treatment) được sản xuất và được sử dụng
tại một số quốc gia đang phát triển.
1997: Có khoảng 30 triệu người sống với HIV trên thế giới.
Brazil là quốc gia đang phát triển đầu tiên trên thế giới cung cấp thuốc trị HIV/AIDS miễn phí cho bệnh nhân qua
hệ thống y tế quốc gia.
2001: Nguyên thủ các quốc gia đặt kế hoạch lâu dài để đối phó với HIV/AIDS
2003: WHO và UNAIDS đặt kế hoạch phát thuốc chữa HIV cho 3 triệu người khó khăn kinh tế trên thế giới từ
năm 2003 tới năm 2005.
2004: Hoa kỳ khởi sự chương trình PEPFAR để chống bệnh AIDS trên thế giới.
Hiện trạng
Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 38.6 triệu người sống với HIV/AIDS, riêng khu vực Cận Sahara ở châu
Phi có 25 triệu.
Trong năm 2006 có 4.3 triệu bệnh nhân mới và khoảng 2.9 triệu trường hợp tử vong mà gần ¾ ở châu Phi.
Kể từ khi ca bệnh đầu tiên được xác định vào năm 1981, số tử vong vì bệnh lên tới trên 25 triệu người.
Theo WHO, nếu không có biện pháp ngăn chặn, số tử vong vì AIDS vào năm 2010 sẽ là 45 triệu và tăng gấp đôi
vào năm 2020.
Tại châu Phi, có 12 triệu trẻ em mồ côi vì cha mẹ thiệt mạng do bệnh AIDS.
Tới cuối năm 2006, trên toàn thế giới, có 17.7 triệu phụ nữ và 2,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV.
Ở các quốc gia đang phát triển, nghèo khó, có khoảng 6,8 triệu người cần thuốc trị bệnh thì chỉ 1,5 triệu người
nhận được thuốc.
Tại Việt Nam, số người sống với HIV tăng đáng ngại và bệnh xuất hiện ở hầu hết 64 tỉnh, thành phố. Bệnh
không chỉ giới hạn ở một số đối tượng như người mãi dâm, nghiện chích thuốc mà đã thấy ở dân chúng.
Từ năm 2000 tới năm 2005, số người nhiễm HIV tăng gấp đôi. Cho đến ngày 31 tháng 5 năm 2007, cả nước có
khoảng 126.543 người nhiễm HIV, tổng số chuyển sang AIDS là 24.788, tổng số tử vong vì AIDS là 13.874.
Theo ước lượng, số bệnh nhiễm sẽ lên tới 350.000 vào năm 2010.
Hai nguyên nhân chính đưa tới nhiễm HIV ở Việt nam là tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn
(mãi dâm, mua dâm, giao hợp nam/nam…), đặc biệt kể từ khi mở rộng kinh tế thị trường và giao thông biên giới
mà không có biện pháp kiểm soát các tiêu cực kèm theo.
Việt Nam có khoảng hơn 20.000 bệnh nhân cần thuốc, nhưng mới có 7.000 người nhận được thuốc đặc trị. Số
bệnh nhân cần thuốc sẽ tăng lên 57.000 vào năm 2008 và 73.000 vào năm 2010.
Ngân sách quốc gia dành cho việc phòng chống HIV năm 2006 là 82 tỷ đồng, trong đó khoảng 8 tỷ đồng để mua
thuốc điều trị, đủ cho 1000 bệnh nhân. Thuốc điều trị HIV rất đắt: mỗi năm chi phí cho thuốc bậc 1 khoảng
500 US đồng, bậc 2 hơn 2000 US đồng, bậc 3 lại cao hơn nữa. Do đó nguồn thuốc chính ở Việt nam là do
các tổ chức quốc tế tài trợ cho các tỉnh có nhiễm HIV cao. Tỉnh nhiễm vừa phải do ngân sách quốc gia đài thọ
(theo Cục Phòng Chống HIV/AIDS Việt Nam)
Theo báo cáo tại Hội nghị Phòng chống HIV tại Atlanta, Georgia ngày 12-15, 2005, cho tới cuối năm 2003, Hoa
Kỳ có từ 925.000- 1.025.000 người sống với HIV/AIDS. Trong số này, 366.000 người được xác định và sống
với HIV; 395.000 người sống với AIDS và 164.000-264.000 người không biết mình sống với HIV. Mỗi năm có
42.000 trường hợp nhiễm HIV mới. Tử vong vì AIDS từ khi bắt đầu dịch bệnh là trên 300.000.
Năm 2005, 74% trường hợp HIV/AIDS được xác định là nam và 26% là nữ.
Nhiễm HIV/AIDS ở nam giới: 67% do giao hợp nam/nam; 15% giao hợp dị tính; 13% do dùng cần sa ma túy.
Nhiễm HIV/AIDS ở nữ giới: 80% do giao hợp không an toàn, 19% do dùng cần sa ma túy
Các tiểu bang có nhiều HIV/AIDS là California, Illinois, Maryland, Pennsylvania.
Năm 2007, ngân sách liên bang dành cho các chương trình HIV/AIDS là 22.8 tỷ mỹ kim, chia ra 18.9 tỷ mỹ kim
cho điều trị chăm sóc, trợ cấp tài chánh- nhà ở, phòng chống, nghiên cứu tại nội địa Hoa Kỳ và 3.9 tỷ mỹ kim hỗ
trợ cho các quốc gia khác trên thế giới.
Hầu như mọi người bệnh tại Hoa Kỳ đều được điều trị với thuốc đặc trị ARV do chương trình bảo trợ y tế liên
bang hoặc tiểu bang, bảo hiểm tư nhân đài thọ…nên họ có thể sống lâu hơn và đời sống của họ tương đối cũng
được bảo đảm. Tuy vậy hàng năm cũng có cả ngàn người không nhận được thuốc vì không hội đủ các tiêu
chuẩn được trợ cấp. Trung bình, chi phí thuốc đặc trị cho mỗi bệnh nhân/ năm là 12.000 mỹ kim.
Một điều đáng lưu ý là, ngay tại Hoa Kỳ với phương tiện truyền thông rộng lớn, giáo dục bệnh tật rất phổ biến
mà có tới ¼ những người sống với HIV không biết là họ đang bị nhiễm. Họ sẽ không tìm kiếm điều trị chăm sóc
cho tới khi bệnh trầm trọng, khó chữa và họ cũng không áp dụng các phương pháp phòng chống lây lan bệnh
cho người khác. Do đó, gần đây chính quyền khuyến khích mọi người thử nghiệm HIV để tìm ra người đang bị
nhiễm và giúp họ đừng truyền bệnh cho người khác.
Những yếu tố gây khó khăn cho phòng chống điều trị HIV/AIDS
Năm 1996, Liên Hiệp Quốc coi HIV/AIDS không chỉ là chuyện sức khỏe riêng rẽ nhưng là một vấn đề quan trọng
cho nhân loại mà thế giới phải đương đầu, giải quyết. Họ cam kết sẽ cùng nhau tận lực để loại bỏ dịch bệnh này
vào năm 2015.
Tại hội nghị quốc tế về bệnh AIDS ở thành phố Sydney, Australia, trong tuần lễ vừa qua, các nhà hữu trách có
nhiều kinh nghiệm đã tỏ vẻ bi quan về cuộc chiến chống lại bệnh này.
Thực vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng các biện pháp đối phó với bệnh cho tới nay vẫn chưa đủ. Chỉ
trong vòng 25 năm, bệnh đã lan truyền từ một số điểm nóng tại vài quốc gia tới hầu như mọi nơi trên thế giới với
65 triệu người bị bệnh và đã gây tử vong cho 25 triệu sinh mạng. Bệnh đã gây rất nhiều trở ngại cho nhiều quốc
gia trong việc giảm thiểu nghèo đói, nâng cao giáo dục, thúc đầy bình đẳng nam nữ, giảm tử vong ở trẻ em và
chấn chỉnh sức khỏe các bà mẹ.
Việc phòng tránh và điều trị HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn trở ngại. Sau đây là một số yếu tố chính:
1- Thái độ kỳ thị, đối xử khác biệt với người nhiễm HIV/AIDS
Ngay từ khi được phát hiện, đã nẩy sinh ra một sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.
Kỳ thị là có thái độ tiêu cực đối với một cá nhân hoặc nhóm người vì bản chất hoặc những đặc điểm của họ.
Chẳng hạn kỳ thị nam nữ vì khác giống với mình, kỳ thị tuổi tác vì già trẻ hơn mình, kỳ thị người khác màu da,
không cùng nghề nghiệp.
Kỳ thị với người bệnh HIV/AIDS có thể là xa lánh, hắt hủi và coi họ là:
- là những thành phần xấu trong xã hội
- là người đã có những hành vi không bình thường
- bệnh của họ là hậu qủa của không đạo đức, trách nhiệm
- họ đã gây ra tiếng xấu cho gia đình, lối xóm
- bệnh của họ nguy hiểm, dễ lây nếu tiếp xúc, tới gần
Họ bị cô lập, loại trừ ra khỏi các sinh hoạt chung và giới hạn tiếp nhận các dịch vụ cần thiết cho đời sống, không
được giúp đỡ trong công việc, không được phục vụ tại các nhà hàng tiệm ăn. Tại trường học, con cái của họ bị
cho ngồi riêng, đôi khi bị từ chối
Thường thường kỳ thị bắt nguồn từ sự không hiểu biết về nguyên nhân, cách lây lan và diễn tiến của bệnh.
Nhiều khi cũng có kỳ thị với nhóm người mang bệnh nhiều hơn như giới bán dâm, dân nghiện ngập, người có
khuynh hướng tình dục khác thường.
Nhiều khi chính người bệnh cũng có thái độ tiêu cực về mình. Họ tự cảm thấy xấu hổ, đáng trách về hành động
của mình, sợ bị coi thường miệt thị rồi tách xa xã hội, không tìm kiếm giúp đỡ trị liệu, không tìm hiểu về bệnh,
đôi khi lại xa lánh người đồng cảnh ngộ.
Nghiên cứu cho hay, tại nhiều quốc gia châu Phi, phụ nữ bị kỳ thị hơn nam giới. Họ bị người chồng truyền bệnh
cho rồi còn bị chế diễu, quấy rối, đe dọa hành hung, không cho hưởng tiện nghi điều trị, đôi khi bị đuổi ra khỏi
nhà.
Kỳ thị đưa tới các hậu quả tai hại như:
- Bệnh trở nên khó kiểm soát vì người bệnh không dám thảo luận về các phương thức phòng tránh bệnh.
- Người bệnh không dám ra mặt chữa trị, phải loay hoay tự lo tự liệu, sống trong thiếu thốn, buông xuôi, chờ
chết.
- Người nghi bị bệnh không đi thử nghiệm vì sợ bộc lộ dương tính, mất việc làm, bị xa lánh
- Tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng dân chúng.
Riêng tại Việt Nam, theo tài liệu của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương, có hai địa điểm mà người nhiễm HIV
bị kỳ thị nặng nề nhất là gia đình và cơ sở y tế.
Sự phân biệt đối xử và thành kiến này cần được xóa bỏ bằng cách phổ biến rộng rãi các kiến thức cần biết về
HIV/AIDS cho mọi tầng lớp dân chúng, khích lệ sự tham gia của người nhiễm HIV, lập ra các nhóm đồng bệnh
để họ sinh hoạt giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường nhân viên tư vấn, cung cấp dịch vụ chữa trị, thuốc men.
2- Vấn đề dược phẩm
Cho tới bây giờ, chưa có thuốc chữa dứt HIV/AIDS. Các thuốc đang dùng có khả năng trì hoãn giai đoạn nhiễm
HIV sang giai đoạn bệnh AIDS bằng cách ngăn chặn sự sinh sản của virus. Người bệnh phải uống một hỗn hợp
từ ba tới bốn loại thuốc mỗi ngày và uống suốt đời. Nhờ đó tuổi thọ của họ có thể kéo dài cả vài chục năm.
Tuy nhiên, vì giá thuốc quá cao nên đa số bệnh nhân tại các quốc gia đang phát triển không nhận được thuốc.
Nơi đây, các cố gắng đều tập trung ở các dược phẩm giản dị để loại trừ các bệnh bội nhiễm và giảm sự đau
đớn của bệnh nhân.
Một trở ngại nữa trong việc dùng thuốc là, bệnh nhân cần được thử nghiệm máu theo định kỳ để theo dõi kết
quả điều trị. Thử nghiệm này rất tốn kém và cần nhân viên có chuyên môn cao. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên
biết sử dụng thuốc để trị bệnh cũng cần thời gian với nhiều chi phí.
Cho tới tháng 12 năm 2006, có khoảng 7 triệu người nhiễm HIV tại các quốc gia có thu nhập kinh tế trung bình
và thấp cần thuốc ARV để điều trị, vậy mà chỉ có hơn 2 triệu người nhận được thuốc.
Tại hội nghị Sydney, bác sĩ Pedro Cahn, Chủ tịch IAS, tuyên bố: “ Chưa tới 1/3 bệnh nhân HIV tại các quốc gia
có lợi tức thấp được điều trị với thuốc công hiệu và số người tiếp nhận được các phương thức phòng ngừa hữu
hiệu như bao cao su, kim sạch lại càng ít hơn”.
Cơ quan Y Tế Thế giới và nhiều tổ chức thiện nguyện khác đã kêu gọi các công ty dược phẩm giảm giá thuốc
để giúp đỡ cho bệnh nhân tại các quốc gia nghèo khó này. Vì, như Federico Mayor, một giới chức của
UNESCO, đã nói một cách cay đắng “Thực là đáng xấu hổ khi để cho bệnh nhân HIV tại các quốc gia nghèo
khó chết vì họ không được hưởng các phương thức trị liệu hữu hiệu có sẵn cho dân chúng các quốc gia giầu
có”.
3- Mãi dâm
Tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Phi và mấy quốc gia ở Đông Nam châu Á, lây nhiễm HIV/AIDS qua sinh
hoạt tình dục không an toàn vẫn là con đường quan trọng.
Người mãi dâm có nhiều rủi ro mắc bệnh và lan truyền bệnh.
- Họ thường tiếp cận với nhiều khách và họ cũng như khách lại ít khi dùng bao cao su bảo vệ, do không có hoặc
không hiểu rõ ích lợi của bao cao su. Nhiều khi khách không chịu dùng vì muốn có cảm giác thực.
- Họ không được pháp luật bảo vệ nên khi bị khách hãm hiếp, lạm dụng, không dám tìm sự bảo vệ của công lý.
- Họ thường bị kỳ thị, đối xử khác biệt, nên không dám tìm kiếm giúp đỡ y tế, do đó dễ dàng nhiễm và truyền
bệnh cho người khác.
- Họ hay dùng thuốc cấm để giải tỏa khó khăn đời sống, nghề nghiệp hoặc bán dâm để lấy tiền mua thuốc.
Dùng chung kim chích rất thường xảy ra và dễ dàng nhiễm, truyền HIV.
Theo WHO, để hoàn thành việc giảm thiểu rủi ro lây lan bệnh, cần phải chấm dứt kỳ thị trừng phạt người mãi
dâm và phải khích lệ họ tham gia vào việc phòng ngừa lây lan và tự bảo vệ, chăm sóc. Họ vẫn còn quyền hạn
công dân nhưng chỉ vì hoàn cảnh phải làm một nghề mà chính họ không muốn.
Chính phủ phải cung cấp cho họ và khách hàng các kiến thức về HIV/AIDS, cách thức phòng tránh; thuyết phục
họ sử dụng các dịch vụ mà nhà nước cung cấp và tích cực tham gia việc giữ gìn sức khỏe như dùng bao cao
su, khám bệnh theo định kỳ.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới nhiễm HIV ở người mua dâm. Tại nhiều quốc gia ở Á châu, số người này lên tới
15% dân chúng. Con số này tăng lên đến 44% nếu họ phải di động thường xuyên, như tài xế xe vận tải, công
nhân các hầm mỏ hoặc làm việc trong rừng.
4- Nghiện chích thuốc
Dùng thuốc cấm dưới hình thức chích hoặc uống vẫn là rủi ro lớn để gây lây lan nhiễm HIV.
Theo ước đoán của Văn phòng Ma Túy và Tội Phạm Liên Hiệp Quốc (UNOCD), năm 2004 có 200 triệu người
dùng cần sa ma túy trên thế giới, 13.2 triệu người dùng kim chích thuốc và khoảng 1/10 người nhiễm HIV là do
dùng chung kim chích không an toàn. Đa số những người này sống ở Đông Nam châu Á. Dùng chung kim chích
là con đường rất hữu hiệu và trực tiếp truyền các bệnh nhiễm virus máu như HIV, viêm gan.