Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thế giới động vật ( phần 2 ) Lộ diện thủy quái huyền bí tại Anh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.62 KB, 7 trang )

Thế giới động vật ( phần 2 )
Lộ diện thủy quái huyền bí tại Anh
Những hình ảnh rõ ràng nhất về “thủy quái” huyền bí tại hồ Windermere
(Anh) đã được đăng trên tờ Daily Mail vào sáng nay (18/2).

(Hình ảnh được cho là thủy quái do Tom Pickles chụp lại)
Qua bức ảnh có thể thấy con vật kỳ quái trong truyền thuyết có lớp da
màu đen và bốn cục bướu khổng lồ nổi lên trên mặt hồ trong sương mù.
Bức ảnh do Tom Pickles (23 tuổi) dùng điện thoại có chức năng ghi hình
chụp lại. Tom cho biết vào lúc 10:53 ngày 11 tháng 2, một con vật khổng
lồ dài bằng ba chiếc xe đột nhiên nổi lên trên hồ Windermere ngay trước
mắt anh. Anh đã kịp chứng kiến 20 giây xuất hiện hiếm hoi của con vật
kỳ lạ này. Căn cứ vào chiếc bóng của nó có thể phán đoán con vật này
còn to hơn nhiều lần so với những gì anh nhìn thấy.
Sarah Harrington (23 tuổi) đi cùng Tom cho hay nó trông như một con
rắn khổng lồ.
Đây là bức ảnh thứ 8 chụp hình ảnh tương tự như Brownessie xuất hiện
trên hồ Windermer kể từ những năm 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên chưa
có lần nào có đầy đủ cả hình ảnh và miêu tả cụ thể như thế này. Đáng tiếc
là Tom và Sarah không kịp tìm thấy nút quay phim để thu lại toàn bộ
khoảnh khắc xuất hiện của nó.
Bức ảnh của Tom hoàn tòan trùng khớp với những gì mà Steve Burnip,
một giảng viên báo chí, đã từng miêu tả về con quái vật bên bờ hồ tại
lâu đài Wray vào năm 2006.
Tuy nhiên, Giáo sư Ian Winfield tại trường đại học Lancaster lại cho
rằng, loài động vật có thân hình dài bằng ba chiếc xe không thể tồn tại
trong hồ Windermere.
Phát hiện rùa luýt quý hiếm tại Indonesia
Các chuyên gia bảo tồn cho biết, họ vừa tìm thấy một con rùa luýt, loài
rùa biển lớn nhất thế giới và đang có tên trong danh sách các loài bị đe
dọa tuyệt chủng, trên một bờ biển ở đảo Sumatra, Indonesia.



Rùa luýt có thể dài tới 3m khi trưởng thành - Ảnh: AP


Thông tin với AP ngày 17-2, chuyên gia bảo tồn Khairul Amra nói cùng
với con rùa dài 2m này, họ cũng tìm thấy một tổ rùa có 65 cái trứng. Con
rùa sau đó đã bơi xuống biển.
Rùa luýt xuất hiện trên Trái đất được hơn 100 triệu năm, là một trong
những loài sống trên quy mô rộng nhất thế giới. Chúng có thể dài tới 3m
khi trưởng thành, tuy nhiên dân số của chúng hiện đang bị suy giảm
nhanh, chủ yếu do hoạt động đánh bắt cá và bị con người lấy trứng.
Kiến - loài côn trùng cổ nhất hành tinh còn sống
Kiến chính là loài côn trùng cổ nhất hiện vẫn còn tồn tại trên hành tinh
của chúng ta. Trải qua hơn 100 triệu năm có mặt trên Trái đất, loài côn
trùng này gần như không tiến hóa nhiều so với tổ tiên của chúng.

Cấu tạo cơ thể lý tưởng cùng kỷ luật "thép" đã giúp loài kiến tồn tại và
phát triển suốt hơn 100
triệu năm qua
Một trong những nguyên nhân chính khiến loài kiến gần như không tiến
hóa trong suốt hơn 100 triệu năm qua là do chúng sở hữu cấu tạo cơ thể
lý tưởng. Điều này đã giúp chúng không những thích nghi với nhiều điều
kiện thời tiết khí hậu khác nhau, mà còn có thể sinh sôi nảy nở với số
lượng ngày càng đông đảo.
Kiến là một trong những loài khỏe nhất hành tinh. Cấu tạo cơ thể hợp lý
cho phép chúng có thể “mang vác” một vật nặng hơn khối lượng cơ thể
100 lần. Hệ tiêu hóa của kiến cũng giúp chúng trở thành một trong những
loài ăn tạp nhất trên thế giới. Chính điều này giúp chúng không bị chết
đói trong khi các loài khác bị tuyệt chủng chỉ vì một lý do rất đơn giản
như hết cỏ!


Tổ chức có tính chất xã hội cao cùng những “luật lệ” hà khắc cũng là một
trong những yếu tố giúp loài kiến sinh tồn suốt 100 triệu năm qua. Một
con kiến thợ sẽ bị trừng phạt và trở thành thức ăn cho đồng loại nếu trở
về tổ nhiều lần mà không kiếm được gì. Tuy nhiên, những con kiến bị
thương trong quá trình kiếm thức ăn hay chiến đấu lại được đối xử rất “tử
tế” dù không còn khả năng mang thức ăn về tổ.
Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy, không phải tất cả loài kiến đều
“yêu lao động” và chăm chỉ cần mẫn. Trên thực thế chỉ có 80% số cá thể
trong một đàn kiến thực hiện các nhiệm vụ xây tổ, tìm kiếm thức ăn. Số
còn lại được coi là những kẻ “ăn không ngồi rồi”. Kể cả khi các nhà khoa
học tách riêng 80% “chăm chỉ” ra thì “những kẻ lười biếng” kia vẫn
không muốn động chân động tay. Có thể chúng đã già và đến tuổi “nghỉ
hưu” hoặc do tính lười bẩm sinh!
Mexico: số lượng bướm vua tăng gấp đôi
Các nhà bảo tồn cho biết số lượng đàn bướm vua ở Mexico đã tăng hơn
gấp đôi vào mùa đông này sau một năm chúng bị những cơn bão tồi tệ tàn
phá. Mặc dù vậy, loài bướm nổi tiếng vùng Bắc Mỹ này vẫn còn bị đe
dọa.


Bướm vua đậu dày đặc trên một nhánh cây tại khu bảo tồn
bướm Pedro Herrada thuộc bang Michoacan, Mexico ngày 1-2.
(Ảnh: Xinhua, Reuters)
Hàng năm, hàng triệu con bướm vua (Danaus Plexippus) thực hiện cuộc
hành trình dài gần 3.200 km từ Canada tới trú đông tại các khu rừng ở
miền trung Mexico. Các nhà nghiên cứu cho biết năm ngoái, đàn bướm
vua di trú tới Mexico với số lượng ít chưa từng thấy, nhưng năm nay số
lượng đàn bướm đã tăng hơn gấp đôi, chúng đậu kín trên khoảng 10 hecta
rừng.

“Chắc chắn đây là một tin tuyệt vời, cho thấy đàn bướm có dấu hiệu phục
hồi”, ông Omar Vidal - giám đốc Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên tại
Mexico, nói. Tuy nhiên, theo ông Vidal, qua các báo cáo thống kê “dân
số” của bướm vua kể từ năm 1993 thì đây là năm thứ tư có số lượng
bướm thấp nhất.
Theo các nhà khoa học, những cơn bão bất thường và mùa đông ngày
càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, nạn khai thác gỗ và mở rộng trang
trại nông nghiệp với qui mô lớn làm môi trường sống thay đổi là những
nguyên nhân chính đe dọa tới loài bướm này.

×