Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Công nghệ sinh học ( phần 2 ) Biến dầu ăn đã qua sử dụng thành nhiên liệu sinh học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.33 KB, 7 trang )

Công nghệ sinh học ( phần 2 )
Biến dầu ăn đã qua sử dụng thành nhiên liệu sinh học
Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật thải.

Dầu thực vật (dầu ăn) đã qua sử dụng có thể được thu gom lai để xử lý,
chế biến thành liệu sinh học.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu ăn khi đun đi đun lại nhiều lần ở nhiệt độ
cao sẽ bị ôxy hóa và polyme hóa nên mất dinh dưỡng, đặc biệt, khi thức
ăn bị cháy đen trong môi trường dầu sẽ trở thành cặn cacbon, là nguyên
nhân gây bệnh ung thư, tim mạch, bệnh Parkinson, mất trí và những
bệnh liên quan đến gan.
Th.S Trần Quang Vinh, viện Hóa học cho biết, bên cạnh việc gây tác hại
rất xấu đến sức khỏe con người, việc thải thẳng dầu thực vật thải ra môi
trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí nghiêm trọng.
Trong khi đó, dầu thực vật thải có thành phần tương tự như dầu thực vật,
rất phù hợp để ứng dụng làm nguồn sinh khối cho chế tạo nhiên liệu
sinh học.
KS. Nguyễn Thị Thanh Loan, viện Hóa học cho rằng dầu thực vật thải đã
qua chế biến có thành phần phức tạp, ngoài dầu mỡ còn chứa nhiều tạp
chất như muối, tạp chất cơ học, cặn cacbon, nước, đường Do đó, trước
khi cracking (quá trình phản ứng hóa học nhằm phá vỡ chuỗi
hydrocacbon dài thành các hydrocacbon ngắn), dầu thực vật thải cần
được xử lý loại bỏ tạp chất.
Kết quả thu được sau quá trình cracking dầu thực vật thải là khí khô
(chứa chủ yếu các khí H2, CO, CO2, CH4, C2H6, C2H4), khí hóa lỏng,
và xăng. Những sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng được và có chất
lượng tốt.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc biến dầu thực vật thải thành
nhiên liệu sinh học phục vụ đời sống con người, đề tài còn tối ưu hóa
nguồn nguyên liệu xúc tác bằng cách sử dụng nguồn silic được chiết tách


từ trấu, một loại sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam.
PGS.TS Lê Thị Hoài Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết các sản phẩm thu
được có thể áp dụng làm nhiên liệu sinh học gốc pha cùng các loại nhiên
liệu từ dầu mỏ trên thị trường sẽ làm cho chất lượng nhiên liệu tốt hơn.
Nếu được sản xuất ở quy mô công nghiệp có thể hạ được giá thành nhiên
liệu. Đồng thời, mở ra hướng nghiên cứu sản xuất nhiên liệu từ các loại
dầu thực vật không ăn được như dầu cọ, dầu Jatropha.
Ở Việt Nam những năm qua, lượng nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng,
trung bình từ 7-9%/năm. Theo thống kê, năm 2010, Việt Nam nhập
khoảng 16,5 triệu tấn xăng dầu các loại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong
nước vào khoảng 17 triệu tấn.
Nhật Bản: Tạo ra tinh trùng từ tế bào gốc đa năng
Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã lên kế hoạch chế tạo tế bào sinh
sản từ tế bào gốc đa năng (iPS) - loại tế bào có khả năng biến đổi thành
nhiều tổ chức tế bào khác nhau - trong môi trường phòng thí nghiệm.

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) ngày
18/2 đã nghiệm thu kế hoạch nghiên cứu khoa học của nhóm các nhà
khoa học thuộc Đại học Keio.
Các nhà khoa học ở Đại học Keio đã tiến hành nghiên cứu trên nhằm xác
định cơ chế hình thành tế bào sinh sản ở động vật.
Các nhà khoa học Nhật Bản hy vọng có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu
trên nhằm tìm ra phương thuốc hữu hiệu chữa trị chứng vô sinh, căn bệnh
cướp đi niềm hạnh phúc của hàng triệu cặp vợ chồng trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện tại MEXT có quy định cấm mọi hoạt động cho thụ tinh
trứng và tinh trùng nhân tạo ở người.
Theo giáo sư Okano, ban đầu Đại học Keio có kế hoạch phối hợp cùng
một cơ quan y tế thuộc bộ để tiến hành nghiên cứu trên song do bị hiểu
nhầm rằng, đây là hoạt động nghiên cứu tế bào phục vụ cho điều trị vô
sinh nên đã tách ra làm riêng.

Đột phá trong nghiên cứu "tiên dược" giúp trẻ mãi
Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố đã khám phá được bí mật của sự
trường sinh bất lão trong một nghiên cứu được đánh giá có thể mở đường
cho việc ra đời một loại "tiên dược" giúp con người duy trì sự thanh xuân
mãi mãi.

Telomerase là một enzym giúp duy trì telomere - "mũ bảo vệ" trên đầu
của các nhiễm sắc thể. Giảm lượng telomerase kéo theo quá trình thoái
hoá liên tục và co ngắn của các đoạn telomere, dẫn đến sự lão hoá. Ảnh:
Science News
Nghiên cứu mang tính đột phá về việc chống lão hoá do tiến sĩ Ronald
DePinho và các cộng sự của ông tại Viện ung thư Dana-Farber ở Boston
(Mỹ) tiến hành. Toàn bộ nội dung của nghiên cứu này sẽ được đăng tải
trên số phát hành sắp tới của tạp chí uy tín Nature.
Tờ Daily Mail đưa tin, lần đầu tiên trên thế giới, nhóm của ông DePinho
đã phần nào đảo ngược được các tác động của sự lão hoá đối với động vật
thông qua những thử nghiệm trên loài chuột.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển được những con chuột mang gen chứa
enzym telomerase có thể kiểm soát được. Telomerase là một enzym giúp
duy trì telomere - "mũ bảo vệ" trên đầu của các nhiễm sắc thể. Khi con
người già đi, lượng telomerase giảm, kéo theo quá trình thoái hoá liên tục
và co ngắn của các đoạn telomere. Điều này dẫn đến sự suy giảm về thể
chất và tinh thần, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
Việc tạo ra các con chuột có lượng enzym telomerase kiểm soát được đã
giúp các nhà khoa học cho ra đời những con chuột lão hóa sớm. Nó cũng
cho phép nhóm nghiên cứu xác định rằng, việc tái kích hoạt lượng
telomerase ở những con chuột thí nghiệm có thể khôi phục lại các đoạn
telomere và làm giảm các dấu hiệu cũng như triệu chứng của tuổi già.
Trước khi điều trị, da, não, ruột và các cơ quan khác của những con vật
gặm nhấm tham gia thí nghiệm tương tự như của một người 80 tuổi. Chỉ

trong vòng hai tháng được cho sử dụng một loại thuốc tăng lượng enzym
telomerase, các sinh vật này đã phát triển nhiều tế bào mới đến mức gần
như hoàn toàn "cải lão hoàn đồng". Đáng chú ý là, những con chuột đực
từng ở tình trạng "vô sinh" đã trở thành cha của những lứa gặm nhấm
đông đúc mới.
Ngoài ra, các con chuột tham gia thí nghiệm không cho thấy những dấu
hiệu của bệnh ung thư. Điều này rất được quan tâm vì các tế bào ung thư
có thể sử dụng telomerase để biến chúng thành bất tử. Các nhà nghiên
cứu ghi nhận, đây là một lĩnh vực quan trọng cho nghiên cứu trong tương
lai.
"Vào năm 2025, chúng ta sẽ có khoảng 1,2 tỉ người trên 60 tuổi. Đây là
lứa tuổi bạn bắt đầu phải chứng kiến các căn bệnh ung thư, Alzheimer và
tim mạch. Đó sẽ là một gánh nặng vô cùng lớn đối với xã hội Đây là
lần đầu tiên, việc lão hoá bị đảo ngược. Nó cho thấy, các cơ quan bị lão
hoá có thể hồi phục", ông DePinho tuyên bố.
Tác giả chính của dự án nghiên cứu bày tỏ thêm rằng, bước đột phá mới
cũng đồng nghĩa với việc có thể chế tạo thành công một loại thuốc giúp
ngừng hoặc làm chậm lại quá trình lão hoá và thậm chí giúp con người
"cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử".
Theo trang HealthDay News, dù đánh giá cao nghiên cứu của nhóm
DePinho, tiến sĩ Steven Artandi - một chuyên gia về telomere tại Đại học
Stanford (Mỹ) nhận định, ít nhất phải hơn 10 năm nữa may ra con người
mới có thể sản xuất được một loại "tiên dược" như vậy.
Chế tạo gel tự phục hồi từ trai
Một nhóm khoa học gia quốc tế đã chế tạo thành công phiên bản tổng hợp
của chất dính tự phục hồi (self-healing) mà loài trai sử dụng để gắn mình
vào đá nhằm đối phó với các con sóng và những đợt thủy triều lên xuống,
theo Newswise.

Loại keo mới hứa hẹn nhiều ứng dụng tiềm năng trong tương lai như sử

dụng làm lớp sơn phủ máy móc dưới nước, chế tạo keo dính phẫu thuật
hay chất liên kết cho các mô cấy ghép.
Nghiên cứu sinh người Đan Mạch, Niels Holten-Andersen cùng giáo sư
Ka Yee Lee thuộc ĐHaaij học Chicago (Mỹ) và các cộng sự đã lấy ý
tưởng phát minh này từ những sợi móc lông mỏng mà loài trai tiết ra để
gắn mình vào đá ở hồ, sông và đại dương.
Các nhà khoa học cho biết, nhiều loại sơn bọc tổng hợp có đặc điểm
chung là bền nhưng dễ gãy. Những loại sơn phủ này dựa vào các liên kết
cộng hóa trị vĩnh viễn, một dạng liên kết hóa học phổ biến bao gồm 2
phân tử có chung 2 hoặc nhiều electron. Trong khi đó, các liên kết của vật
liệu lấy ý tưởng từ loài trai lại liên kết thông qua kim loại. Theo Holten-
Andersen, những liên kết này rất ổn định, tuy nhiên, nếu bị gãy, chúng có
thể tự phục hồi mà không cần phải gia cố.
Thành phần chủ chốt của vật liệu này là một polymer, bao gồm các chuỗi
phân tử dài do chuyên gia Phillip Messersmith thuộc ĐH Northwestern
(Mỹ) chế tạo. Khi được trộn với các muối kim loại ở nồng độ pH thấp,
loại polymer này có dạng dung dịch xanh lá cây. Nhưng dung dịch này
ngay lập tức chuyển hóa thành một chất gel mà khi được trộn với sodium
hydroxide sẽ thay đổi độ pH từ a-xít cao thành kiềm cao. “Thay vì là một
dung dịch xanh lá cây, nó chuyển thành một chất gel dính tự phục hồi
màu đỏ”, theo Holten-Andersen.

×