Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Công nghệ sinh học ( phần 3 ) Tế bào gốc phôi người và thị lực của người cao tuổi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.91 KB, 6 trang )

Công nghệ sinh học ( phần 3 )
Tế bào gốc phôi người và thị lực của người cao tuổi
Chương trình điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô của công ty
Advanced Cell Technology, Inc, là điều trị thông qua việc sử dụng tế bào
biểu mô sắc tố võng mạc bắt nguồn từ tế bào gốc phôi người để thay thế
các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị mất trong mắt của bệnh nhân.

Ảnh minh họa.
Advanced Cell Technology, Inc là công ty công nghệ sinh học ứng dụng
công nghệ tế bào trong lĩnh vực y học tái tạo. Ngày 03 tháng 01 năm
2011, công ty Advanced Cell Technology (ACT) đã nhận được sự chấp
thuận của cơ quan quản lý lương thực và dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử
dụng tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có nguồn gốc từ tế bào gốc phôi
người để điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô.
Bệnh có nguyên nhân là do các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong
điểm vàng ở mắt của người cao tuổi bị vỡ ra, dẫn tới tình trạng thị lực
ở vùng trung tâm mắt bị mờ dần do điểm vàng bị tổn hại. Đây là căn bệnh
phổ biến toàn cầu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
ở khắp nơi trên thế giới, riêng tại Hoa Kỳ có khoảng 10 đến 15 triệu
người Mỹ đang mắc phải căn bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô.
Bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt có 2 dạng: ướt và khô. Bệnh thoái hóa
điểm vàng dạng khô chiếm 90% ở tất cả các trường hợp.
Sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô có nguyên nhân là
do các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc trong điểm vàng ở mắt của
người lớn tuổi bị vỡ ra hoặc bị mỏng đi. Theo thời gian, việc mất dần
các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có thể gây ra giảm thị lực nghiêm
trọng và thậm chí mù lòa.
“Bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô là nguyên nhân hàng đầu làm cho
bệnh nhân bị mù trong độ tuổi trên 55 tuổi,” theo Tiến sĩ Robert Lanza,
giám đốc khoa học của công ty Advanced Cell Technology, Inc. “Theo xu
hướng dân số già đi trên toàn cầu, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh thoái


hóa điểm vàng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới, bệnh sẽ trở nên
trầm trọng hơn khi bệnh nhân không được điều trị y tế kịp thời. Từ tế bào
gốc phôi người, chúng tôi có thể tạo ra một nguồn cung cấp hầu như
không hạn chế để tái sản xuất của các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc
khỏe mạnh. Bởi vì chỉ có một số lượng nhỏ các tế bào tế bào biểu mô sắc
tố võng mạc là cần thiết để điều trị mỗi bệnh nhân, việc sản xuất và phân
phối sản phẩm điều trị có khả năng mở rộng nhờ vào các kênh phân
phối.
Dựa trên các nghiên cứu trên động vật, chúng tôi rất vui mừng về các cơ
hội để điều trị cho bệnh nhân. Trong một mô hình chuột thí nghiệm bị
bệnh thoái hóa điểm vàng, chúng ta đã thấy một sự cải thiện đáng kể về
hiệu suất thị giác sau khi được điều trị, và không có bất kỳ tác dụng phụ.
Chúng tôi cũng duy trì chức năng gần như bình thường trong một mô
hình chuột thí nghiệm bị thoái hóa trung tâm võng mạc Stargardt, là một
hình thức thoái hóa điểm vàng thường bắt đầu bộc phát khi bệnh nhân
chưa tới tuổi dậy thì. Ngoài việc thử nghiệm này, chúng tôi có kế hoạch
đồng thời sử dụng các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc của chúng tôi
trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa
trung tâm võng mạc Stargardt. Chúng tôi hy vọng sẽ nhìn thấy một lợi ích
điều trị tương tự của cả hai dạng bệnh thoái hóa trung tâm võng mạc
Stargardt và bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô.”

Chương trình điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô của công ty
Advanced Cell Technology, Inc, là điều trị thông qua việc sử dụng tế bào
biểu mô sắc tố võng mạc bắt nguồn từ tế bào gốc phôi người để thay thế
các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị mất trong mắt của bệnh nhân.
Trong khi phần đầu của thử nghiệm lâm sàng sẽ tập trung vào vấn đề an
toàn, trong các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo Công ty hy vọng sẽ chứng
minh rằng các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc đưa vào võng mạc bệnh
nhân sẽ có khả năng làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh,

và có khả năng phục hồi thị lực cho bệnh nhân
Phục sinh loài voi mamút cổ bằng nhân bản vô tính
Các nhà khoa học thuộc Đại học Kinki (Nhật Bản) tuyên bố, trong năm
nay sẽ khởi động chương trình phục sinh loài voi mamút.

Nội dung chính của chương trình là sử dụng tế bào đông lạnh để phục
sinh loài voi mamút đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm thông
qua công nghệ nhân bản vô tính.
Các nhà khoa học sẽ thực hiện cấy ghép nhân tế bào somatic vào trong
trứng của loài voi thông thường đã được loại bỏ nhân tế bào để nuôi tạo
phôi thai nhân bản vô tính mang gen của loài voi mamút.
Sau đó các nhà khoa học sẽ cấy phôi thai nhân bản vô tính vào trong tử
cung của voi mẹ châu Phi và cuối cùng sẽ cho ra đời voi mamút.
Giáo sư Gu Ming thuộc Đại học Kinki cho biết, công nghệ chiết xuất
nhân tế bào từ tế bào đông lạnh đã chín muồi. Nguyên liệu đảm bảo tạo
thành các cơ quan của voi mamút cũng đã được đảm bảo. Điều kiện thực
hiện khả thi đã hoàn tất.
Nếu tất cả thuận lợi, trong vòng 5 đến 6 năm tới chúng ta có thể đón chào
sự ra đời của chú voi mamút nhân bản vô tính đầu tiên.
Các ý tưởng khoa học thành công nhất trong năm 2010
Những thành tựu khoa học có thể bắt nguồn từ những ý tưởng mà ban đầu
đôi khi bị coi là những ý tưởng hết sức mơ hồ và không tưởng. Tuy
nhiên, chính từ những ý tưởng bất ngờ đó, nhiều thành tựu khoa học đã ra
đời. Y học hiện đại đặc biệt được đánh dấu bởi các thành tựu khoa học
xuất phát những ý tưởng độc đáo ấy.
Tế bào nhân tạo

Sự hình thành của các tế bào sống trong tự nhiên từ hơn 4 tỷ năm trước
từng là một trong những bí ẩn đối với giới khoa học. Tuy nhiên, ngày
nay, việc giải mã điều bí ẩn đó đã trở thành một trong những điều thu hút

sự quan tâm của toàn nhân loại. Kết quả của ý tưởng làm rõ cấu tạo và sự
ra đời của tế bào sống chính là việc phát minh ra tế bào nhân tạo đầu tiên.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học Trường đại học tổng hợp Harvard – Mỹ
đã phát hiện ra cấu tạo màng của tế bào sống từ acid béo và các thành
phần protein. Tiếp theo đó là việc làm rõ quá trình phân chia và phát triển
của các tế bào. Sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến mới của công nghệ
sinh học ngày nay. Đây cũng là công trình đã mang lại giải Nobel năm
2009 cho tác giả của nó là giáo sư Jack Szostak – nhà di truyền học nổi
tiếng tại Đại học Harvard – Mỹ và các đồng nghiệp của ông.
Tế bào gốc.
Tạo ra enzym nhân tạo
Các nhà khoa học Mỹ cũng chính là những người đầu tiên nghiên cứu và
chế tạo ra các phân tử phức tạp đầu tiên cấu thành enzym. Đây là thành
tựu bắt nguồn từ ý tưởng tạo ra loại enzym nhằm thay thế cho enzym tự
nhiên và hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá trong trường hợp cơ thể không thể
tự sản sinh đủ lượng enzym cần thiết. Nghiên cứu các enzym tự nhiên,
các nhà khoa học đã tìm ra cấu trúc phân tử của chúng. Cấu trúc này được
ghi lại chi tiết và lưu lại dưới dạng dữ liệu trong các máy tính. Khi cần
tạo ra enzym nhân tạo, người ta chỉ cần tập hợp lại các phân tử hỗn tạp,
sắp xếp chúng theo một thứ tự cấu trúc theo đúng mô hình mà dữ liệu đã
được lưu lại.
Tạo ra tế bào gốc nội sinh

Tế bào gốc được xem là bước đột phá của y học hiện đại. Hầu hết, các tế
bào trong cơ thể con người (với hơn 200 loại khác nhau) đều được tạo
thành từ tế bào gốc. Chính vì vậy, việc tạo ra được tế bào gốc mang lại hy
vọng chữa trị mọi loại bệnh tật do tổn thương các mô tế bào của mọi cơ
quan trong cơ thể. Tế bào gốc có thể dùng để phát triển thành mọi loại tế
bào khác và tạo thành mọi loại cơ quan bao gồm cả các cơ quan nội tạng
cấu tạo phức tạp nhất trong cơ thể con người như: gan, thận, tụy cho tới

các cơ quan khác như các chi, tay chân… Ban đầu, cách duy nhất để có tế
bào gốc là sử dụng tế bào lấy từ phôi thai người. Tuy nhiên, cách làm này
nhiều bất cập và không được ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu y học
do liên quan tới vấn đề nhân đạo. Những thành tựu mới đây trong việc
phát triển tế bào gốc từ nhau thai, da và nhiều nguồn khác… đã mở ra
hướng phát triển mới cho công nghệ chữa trị bằng tế bào gốc.
Tiến hành quá trình quang hợp nhân tạo
Quang hợp là một quá trình kỳ diệu của thực vật. Giống như một cỗ máy
phức tạp, cây xanh có thể hấp thụ một lượng lớn khí CO2 và tạo ra ôxy
cho không khí. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã làm rõ quá
trình quang hợp trong tự nhiên và phát triển một kỹ thuật mới cho phép
quá trình quang hợp nhân tạo diễn ra. Một lớp màng nhân tạo sẽ cho phép
thiết bị quang hợp hấp thụ năng lượng qua các phân tử tiếp nhận ánh sáng
trên màng, sau đó tách carbon dioxit và các phân tử nước thành các sản
phẩm mới là hydro, methanol và một dạng hỗn hợp mới mà trong tương
lai chúng sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho máy bay và các phương tiện
giao thông.
Làm rõ về quá trình nhận thức
Giới khoa học từ lâu đã luôn băn khoăn với câu hỏi: Nhận thức là gì?
Bản chất của quá trình này diễn ra ở con người ra sao? Và giờ đây, với
những nghiên cứu được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như thiết bị quét
cộng hưởng từ trường, nhiều bí ẩn về quá trình nhận thức của não bộ đã
được làm rõ. Lần đầu tiên trong lịch sử, con người đã bắt đầu tự khám
phá được những bí ẩn về chính hoạt động trong não bộ của mình. Vùng
vỏ não trước trán chính là khu vực não kiểm soát nhiều hoạt động của
chúng ta, bao gồm: quá trình nhận thức, sự tập trung, việc đưa ra các
quyết định và nhiều hoạt động tự giác khác ở người. Việc làm rõ quá
trình nhận thức và các hoạt động não bộ liên quan không chỉ giúp chúng
ta hiểu hơn về bản chất của hoạt động này mà còn giúp khoa học có nhiều
cơ hội tiếp cận, điều trị thành công các chứng bệnh thần kinh có liên

quan.

×