Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Công nghệ sinh học ( phần 7 ) Con người có thể tự tái sinh cơ thể docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.19 KB, 6 trang )

Công nghệ sinh học ( phần 7 )
Con người có thể tự tái sinh cơ thể như động vật
Một thông tin khoa học khá thú vị vừa cho biết các nhà khoa học đã khám
phá ra một loại gen cho phép những con sâu trùng có thể tự tái sinh các
phần cơ thể của nó sau khi bị cắt bỏ.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu câu trả lời rằng loài
Planaria đã làm cách nào để có thể tái sản sinh ra các phần cơ thể đã bị
cắt đứt của nó bao gồm cả đầu và não, từ khám phá này đã đem đến cho
các nhà khoa học một viễn cảnh hết sức sáng lạng rằng một ngày nào đó
con người cũng sẽ có thể được tái sinh bằng các mô hoặc cơ phận đã
bị hư hại – theo tin từ trường Đại học Nottingham (Anh).

Cuộc nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Aziz Aboobaker, một nhà
nghiên cứu từ Hội đồng Nghiên cứu Anh, đã chỉ ra một gen được gọi là
“Smed-prep” có khả năng giúp cho việc tái sinh vùng đầu và não của loài
giun Planaria. Loài giun này có một khả năng siêu phàm là chúng có thể
tự tái tạo ra các phần cơ thể một cách ngoạn mục. Chúng có những tế
bào gốc trưởng thành có thể tự động chia đôi và mỗi phần có thể sinh
sống để trở thành một dạng cơ thể độc lập một khi phần cơ thể kia bị
đứt lìa.
Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát các gen để xem xét khi nào khi quy
trình tái sinh hoàn tất, liệu những phần cơ thể tái sinh đã phù hợp kích cỡ,
hình dạng và kỹ năng định hướng đã ổn thoả chưa. Kết quả của cuộc
nghiên cứu đã được trích đăng tải trên tờ PLoS Genetics.
Tiến sĩ Aboobaker phát biểu: “Những loài giun kỳ lạ này đã đem đến cho
chúng tôi một cơ hội quan sát việc tái sản sinh các mô theo một chiều
hướng đơn giản nhất mà loài động vật có khả năng tự chữa lành vết
thương của chúng mà không để lại các di chứng phụ. Chúng tôi muốn tìm
hiểu xem các tế bào gốc trưởng thành có thể tập hợp lại trong các cơ thể
động vật để tạo nên hình dạng và thay thế cho các mô hoặc cơ phận đã bị
hư hại hoặc mất mát. Từ những kết quả thu thập được cho phép chúng tôi


hiểu ra rằng các loài động vật chắc hẳn sẽ có cơ chế tự tái sinh và điều
này gây sửng sốt cho con người. Nếu một khi chúng ta đã biết rõ điều gì
đang xảy ra một khi các mô tự tái sản sinh dưới những hoàn cảnh hết sức
bình thường, chúng ta có thể bắt đầu hình thành một mẫu công thức
nhằm thay thế cho các mô, tế bào và cơ phận đang bị bệnh tật hoặc đã bị
tổn thương, đồng thời tái cấu trúc các hình hài mới theo một chiều hướng
an toàn mà không hề băn khoăn sẽ gây ra các chấn thương hoặc các
dạng tác dung phụ của phần cơ thể được tái sinh. Từ đây hứa hẹn sẽ giúp
chúng ta có căn cứ để điều trị căn bệnh Alzheimer hoặc nghiên cứu về hệ
tế bào máu để từ đó có thể cắt giảm biến chứng của căn bệnh bạch cầu
nguy hiểm”.
Các nhà nghiên cứu nói rằng loại gen Smed-prep rất cần thiết cho việc
phân biệt về điểm toạ lạc của các tế bào, cấu tạo nên đầu của loài giun
Planaria cũng như có thể có kết cái đầu mới sau khi được tái sản sinh. Họ
phát hiện ra rằng mặc dù sự hiện diện của loại gen Smed-prep rất cần
thiết cho sự sống của đầu và não, thế nhưng các tế bào gốc của loài giun
này vẫn có thể thuyết phục để tạo nên các dạng tế bào não một khi không
có sự liên quan giữa các gen. Nhưng thậm chí nếu không có sự hiện diện
của gen Smed-prep thì những tế bào này không thể có khả năng tổ chức
nên bản thân chúng để hình thành nên não bình thường.
Phương pháp mới sản sinh các tế bào mầm ở người
Theo một nghiên cứu công bố ngày 30/9 tại Mỹ, các nhà khoa học của
nước này đã tìm ra một phương pháp mới hiệu quả đáng kể để sản sinh
các tế bào mầm ở người, thay thế cho việc sử dụng những tế bào này
trong việc điều trị bệnh.

Các nhà khoa học trên đã không thực hiện như thường lệ việc thay đổi bộ
gien để tạo ra các protein nhằm đưa các tế bào trưởng thành vào trong các
tế bào mầm đa năng (iPSC) mà thay vào đó, họ đã phát triển các phân tử
ARN thông tin tổng hợp được biến đổi mà họ gọi là các ARN biến đổi.


Họ đã phát hiện ra rằng việc quản lý các ARN biến đổi đã thúc đẩy mạnh
việc sản sinh các protein trong các tế bào da trưởng thành, những tế bào
mà sau đó sẽ chuyển thành các iPSC.

Cũng theo nghiên cứu nói trên, các iPSC với một ARN liên quan tới sự
phát triển tế bào cơ đã khiến cho các tế bào bị phân biệt trong các tế bào
cơ.

Sự phân biệt này đơn giản, hiệu quả và không có nguy cơ gây đột biến
gen./.
Tạo thành công tế bào vạn năng từ răng khôn
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp tổng
hợp Nhật Bản vừa tạo thành công "tế bào vạn năng" (tế bào iPS) có thể
nuôi cấy được tế bào của nhiều cơ quan khác nhau trên cơ sở tế bào "phôi
răng" của răng khôn.

Hiệu suất nuôi cấy tế bào iPS trên cơ sở tế bào phôi răng cao gấp hàng
trăm lần so với sử dụng tế bào da.

Các nhà khoa học đã xác nhận có thể nuôi cấy tế bào của các cơ quan như
ruột, sụn, thần kinh và cơ tim trên cơ sở tế bào phôi răng.

Theo các nhà khoa học, những tổ chức phôi răng đã được lấy từ răng
khôn khi nhổ đi. Các nhà khoa học đã nuôi cấy hiệu quả tế bào iPS một
cách an toàn. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng giúp xây dựng ngân
hàng tế bào cho lĩnh vực y học tái sinh.

Các nhà khoa học đã nuôi cấy được tế bào iPS từ tế bào phôi răng đã
được bảo quản đông lạnh của ba đối tượng hơn 10 tuổi. Trong quá trình

nuôi cấy, các nhà khoa học không sử dụng gen tiền ung thư cMyc có chức
năng nâng cao hiệu suất nuôi cấy.

Trong điều kiện không sử dụng gen cMyc, hiệu suất nuôi cấy của tế bào
da thấp hơn 0,001%, trong khi đó hiệu suất nuôi cấy sử dụng tế bào phôi
răng vượt hơn 0,1%.

Trong các tế bào được lấy từ cùng một cơ quan phôi răng, tế bào của gen
PAXIP1 rất dễ dàng nuôi cấy thành tế bào iPS./.
Cấy thành công tế bào gốc võng mạc trên chuột
Các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) vừa tiến hành cấy ghép
thành công tế bào gốc võng mạc trên chuột thí nghiệm.


Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Tế bào gốc sau khi được cấy ghép có thể hòa nhập vào môi trường võng
mạc mới và sinh trưởng thành tế bào nón (cone).

Kỹ thuật cấy ghép này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh mù lòa
do sự lão hóa của võng mạc gây ra.

Trước tiên, các nhà khoa học đã lấy ra tế bào gốc võng mạc ở chuột thí
nghiệm khỏe mạnh. Sau đó cấy ghép tế bào gốc này vào cơ thể chuột thí
nghiệm mắc bệnh mù lòa bẩm sinh LCA.

Bệnh mù lòa bẩm sinh LCA là một loại bệnh thoái hóa võng mạc
mang tính di truyền, thường xuất hiện ở trẻ em. Ở người mắc bệnh
này, tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt sẽ bị bệnh và chết, cuối cùng dẫn
đến mù lòa.


Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào gốc có chứa gen
Crx. Đây là một loại gen có thể chỉ đạo việc sinh trưởng thành tế bào cảm
thụ ánh sáng lành mạnh.

Sau khi cấy tế bào gốc có chứa gen Crx này vào cơ thể chuột thí nghiệm
mắc bệnh, các nhà khoa học phát hiện tế bào gốc có chứa gen Crx đã xâm
nhập thành công vào môi trường võng mạc mới, đồng thời bắt đầu sinh
trưởng thành tế bào nón. Tế bào nón là một loại của tế bào cảm thụ ánh
sáng, phát huy vai trò quan trọng trong chức năng cảm thụ ánh sáng của
mắt.

Tiến sỹ Jane Soden, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết tình trạng tế bào
nón mới được tạo thành rất tốt. Điều này chứng mính rằng đây là lần đầu
tiên các nhà khoa học có thể cấy ghép võng mạc đã trưởng thành vào tế
bào mới.

Bước tiếp theo các nhà khoa học sẽ đánh giá vai trò của những tế bào mới
này trong việc cải thiện thị lực của chuột thí nghiệm. Nếu kết quả chứng
minh tốt, các nhà khoa học sẽ ứng dụng công nghệ này trên người.

×