Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sinh học ứng dụng ( phần 8 ) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.46 KB, 6 trang )

Sinh học ứng dụng ( phần 8 )
Mexico lai tạo thành công giống ngô chịu khô hạn
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cao cấp quốc gia Mexico
(CINVESTAV) vừa lai tạo và thử nghiệm thành công giống ngô mới, có
khả năng chịu khô hạn cao hơn 20% so với các giống hiện hành tại nước
này.
Thành công trên mang lại niềm hy vọng góp phần giải quyết vấn đề
lương thực tại các vùng khô cằn hiện chiếm tới trên 50% diện tích đất
trồng.

(Ảnh minh họa: Wordpress)
Theo nữ giáo sư Beatriz Xoconostle, người đứng đầu dự án, Mexico là
nước đầu tiên trên thế giới đạt được kết quả ấn tượng này, vì cho đến nay
nhiều nước mới chỉ lai tạo thành công trong phòng thí nghiệm, chưa đưa
ra trồng trong điều kiện tự nhiên.
Điều đáng nói ở đây là giống ngô mới lai tạo không phải là dạng biến đổi
gen và có thể sinh trưởng trong điều kiện thời tiết nóng trên 40 độ C, rất
phù hợp với điều kiện tự nhiên của các bang miền Tây Bắc Mexico.
Giáo sư Beatriz Xoconostle cho biết việc phát hiện ra khả năng chịu
hạn của giống ngô này dựa trên cơ chế và tính năng một loại đường
có tên gọi là trehalosa cho phép giữ nước trong các tế bào thân cây.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng trong tự nhiên lại có chất
men trehalasa làm nhiệm vụ phân hủy chất đường trehalosa và như vậy
làm giảm khả năng chịu hạn của cây ngô.
Trên cơ sở này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đưa vào bản đồ gen ngô
một loại vi trùng, tên khoa học là tumefaciens hiện tồn tại trên thềm đất
trồng lãnh thổ Mexico, làm nhiệm vụ vô hiệu hóa hoạt động của chất men
trehalasa, và như vậy bảo tồn được lượng đường trehalosa, đồng nghĩa
với việc tăng khả năng chịu hạn của cây ngô.
Theo kế hoạch, giống ngô mới này sẽ được thâm canh đại trà tại các bang
Tây Bắc cằn cỗi. Trong thời gian tới, cũng dựa trên công nghệ này,


CINVESTAV sẽ tiến hành thử nghiệm với một số cây lương thực khác tại
Mexico.
Ngô là một lọai lương thực luôn có mặt trong bữa ăn của người Mexico
từ bao đời nay.
Tuy nhiên cho đến nay quốc gia này vẫn phải nhập khẩu từ Mỹ, một mặt
vì đất trồng khô cằn khó cho cây ngô sinh trưởng, diện tích trồng còn ít,
mặt khác năng suất vẫn còn ở mức khiêm tốn 2,5 tấn/ha, thấp hơn nhiều
so với 9 tấn/ha tại nước láng giềng là Mỹ.
Thiết bị mới kiểm tra nhanh vi khuẩn gây
bệnh
Các nhà khoa học Phần Lan và Mỹ vừa nghiên cứu thành công thiết bị
mới kiểm tra nhanh và chính xác các chủng loại vi khuẩn gây bệnh, qua
đó giúp giảm thiểu việc lạm dụng kháng sinh.

Thiết bị kiểm tra này được vận hành bằng cách, các nhà khoa học sau khi
đưa vi khuẩn gây bệnh vào thiết bị, vi khuẩn gây bệnh sẽ bám vào bề mặt
các hạt từ tính chuyển động xoay tròn trong thiết bị.

Những vi khuẩn khác nhau sẽ làm cho tốc độ xoay chuyển của các hạt từ
tính biến đổi không giống nhau. Căn cứ vào đặc điểm này, các nhà khoa
học có thể phán đoán chính xác chủng loại vi khuẩn gây bệnh, qua đó tạo
cơ sở cho việc sử dụng chính xác kháng sinh.

Theo các nhà khoa học, thiết bị này giúp đơn giản hóa quá trình và rút
ngắn thời gian xác định chủng loại vi khuẩn gây bệnh, hơn nữa do thể
tích nhỏ, nó có thể sử dụng trong điều kiện môi trường tương đối khắc
nghiệt.

Trước mắt, để xác định được vi khuẩn gây bệnh cần phải tiến hành nuôi
vi khuẩn, tuy nhiên giá thành lại cao và tốn nhiều thời gian, vì thế các bác

sỹ thường kê đơn một số kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn. Đây là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh.

Mấy ngày gần đây, sự xuất hiện của “siêu vi khuẩn” có khả năng kháng
nhiều loại thuốc kháng sinh đã thu hút sự quan tâm của giới y học. Các
chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của siêu vi khuẩn có mối quan hệ với
việc lạm dụng kháng sinh./.
Thiết bị mới kiểm tra nhanh vi khuẩn gây
bệnh
Các nhà khoa học Phần Lan và Mỹ vừa nghiên cứu thành công thiết bị
mới kiểm tra nhanh và chính xác các chủng loại vi khuẩn gây bệnh, qua
đó giúp giảm thiểu việc lạm dụng kháng sinh.

Thiết bị kiểm tra này được vận hành bằng cách, các nhà khoa học sau khi
đưa vi khuẩn gây bệnh vào thiết bị, vi khuẩn gây bệnh sẽ bám vào bề mặt
các hạt từ tính chuyển động xoay tròn trong thiết bị.

Những vi khuẩn khác nhau sẽ làm cho tốc độ xoay chuyển của các hạt từ
tính biến đổi không giống nhau. Căn cứ vào đặc điểm này, các nhà khoa
học có thể phán đoán chính xác chủng loại vi khuẩn gây bệnh, qua đó tạo
cơ sở cho việc sử dụng chính xác kháng sinh.

Theo các nhà khoa học, thiết bị này giúp đơn giản hóa quá trình và rút
ngắn thời gian xác định chủng loại vi khuẩn gây bệnh, hơn nữa do thể
tích nhỏ, nó có thể sử dụng trong điều kiện môi trường tương đối khắc
nghiệt.

Trước mắt, để xác định được vi khuẩn gây bệnh cần phải tiến hành nuôi
vi khuẩn, tuy nhiên giá thành lại cao và tốn nhiều thời gian, vì thế các bác
sỹ thường kê đơn một số kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn. Đây là

một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh.

Mấy ngày gần đây, sự xuất hiện của “siêu vi khuẩn” có khả năng kháng
nhiều loại thuốc kháng sinh đã thu hút sự quan tâm của giới y học. Các
chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của siêu vi khuẩn có mối quan hệ với
việc lạm dụng kháng sinh./.
Phân sinh học từ trùn quế
Nếu sử dụng phân bón này để thay thế phân hóa học thì sẽ cho ra sản
phẩm an toàn với năng suất cao. Tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung
tâm Công nghệ Sinh học TPHCM, cho biết chế phẩm phân bón lá hữu cơ
của trung tâm vừa được Bộ NN-PTNT cho phép đưa vào danh mục phân
bón được phép sản xuất và kinh doanh từ tháng 6-2010.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu, chiết xuất từ dung dịch thủy phân thịt
trùn quế tươi, do trung tâm thực hiện theo chỉ đạo của Sở NN-PTNT
TPHCM về “Chương trình mục tiêu, phát triển rau an toàn năm 2010”.

Nông dân xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi - TPHCM được hướng
dẫn sử dụng phân bón lá sinh học từ chế phẩm trùn quế trên ruộng thử
nghiệm
Dinh dưỡng rất cao
Trùn quế được nuôi nhiều tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn (TPHCM) và
các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh , có thành phần vi lượng cao (B: 200
ppm, Ca: 120 ppm, Fe: 100 ppm, Mg: 120 ppm, Zn: 200 ppm ) và chứa
nhiều acid amine nên được ứng dụng làm thức ăn cho tôm, cá, gia súc,
gia cầm, thậm chí còn được tách đạm để sản xuất nước mắm.
Từ thực tế trên, trung tâm quyết định chọn trùn quế tươi nguyên con đưa
vào nồi thủy phân với dung dịch enzym, thủy phân để tạo ra thành phần
dinh dưỡng dễ tiêu.
Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô, với nguồn nguyên liệu phong phú, giá thành
rẻ (khoảng 30.000 đồng/kg trùn quế tươi), phương pháp sản xuất đơn giản

nên việc sử dụng phân bón này trên đồng ruộng sẽ mang lại hiệu quả cao,
bảo vệ được môi trường và sức khỏe người tiêu dùng không bị ảnh hưởng
như khi sử dụng phân bón hóa học. Nếu sử dụng để thay thế phân hóa học
thì sẽ cho ra sản phẩm an toàn, không bị nhiễm các chất độc hại.
Đó chính là ưu thế thấy rõ, chưa kể công dụng cũng vượt trội khi cần kích
thích cây đâm lộc, nảy chồi mới, phát triển bộ lá; thích hợp cả cho các
loại rau củ, cây kiểng, cây ăn trái. Đối với hoa kiểng, loại phân này sẽ
giúp nuôi dưỡng hoa đẹp, lâu tàn.
Kiểm chứng tại đồng ruộng
Hơn một năm qua, phân bón sinh học từ trùn quế đã được Trung tâm
Công nghệ Sinh học TPHCM thử nghiệm thực tế tại nhiều vùng trồng rau
của TPHCM. Tại các hộ trồng rau ở tổ 50, khu phố 5, phường Hiệp
Thành - quận 12, khi ứng dụng loại phân bón này đối với rau cải xanh đã
cho năng suất hơn 58 tấn/ha, trước đó năng suất chỉ khoảng 20 tấn/ha
nông dân lãi từ 25 triệu - 51 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. Đối với đậu
côve thì cho lãi gần 120 triệu đồng/ha (chi phí phân bón lá là 80 triệu
đồng).
Ngoài ra, loại chế phẩm này còn giúp cải xanh và đậu côve sinh trưởng
khỏe, ra lá nhanh, tăng trưởng về kích thước lá và quả, màu sắc xanh
tươi, quả căng bóng và chắc.

×