Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sinh học ứng dụng ( phần 9 ) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.4 KB, 6 trang )

Sinh học ứng dụng ( phần 9 )
Nước bọt của sên làm hết cơn đau
Các nhà khoa học Australia, Trường ĐH khẳng định họ đã sản xuất ra
một loại thuốc viên giảm đau, thực hiện một cuộc cách mạng trong ngành
Dược liệu học. Độc đáo của loại thuốc này là ở chỗ chúng được bào chế
từ ốc sên, tác dụng giảm đau không thua kém morphin và không gây
nghiện.

Các nhà khoa học cho biết rằng một số loài sên biển vỏ xoáy hình nón tiết
ra nước bọt độc, chứa những peptid gây chết người. Chúng dùng chất độc
này làm vũ khí sinh tồn, thường tiêm nước bọt của mình vào các con mồi
vô tình bơi gần bằng những chiếc răng móc khiến con mồi bị tê liệt và
ngừng thở.
Họ chiết những chất peptit từ nước bọt của chúng và mang đi phân tích
hoá học để xác định công thức, tìm hiểu tác động có hại phụ thuộc vào
hàm lượng chất độc và chính từ các chất độc này, họ đã bào chế ra những
viên thuốc giảm đau, dùng qua đường miệng.
Trước đó, các nhà khoa học đã cũng từng bào chế thuốc giảm đau từ nước
bọt sên biển nhưng phải đưa vào cơ thể người bệnh bằng cách phức tạp
hơn nhiều, đó là tiêm trực tiếp vào tuỷ sống, nên việc sử dụng rất bất tiện
vì khi bị lên cơn đau, bệnh nhân không tự mình giải quyết được.
Các thí nghiệm mới đây cho thấy loại thuốc viên mới sản xuất có hiệu
quả tương đương chất giảm đau kinh điển là morfin, nhưng thuốc giảm
đau từ sên biển ưu việt hơn hẳn morfin vì không gây nghiện.
Sinh sản nhân tạo thành công giống cá linh ống
Sau một năm nghiên cứu, thí nghiệm (từ tháng 7/2009), nhóm cán bộ
nghiên cứu Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ gồm tiến sĩ Nguyễn
Văn Kiểm và thạc sĩ Lê Sơn Trang đã cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi
thành công giống cá linh ống.

Đề tài nghiên cứu có sự kết hợp giữa Sở Khoa học Công nghệ An Giang,


Trung tâm giống Thủy sản An Giang và Khoa Thủy sản-trường Đại học
Cần Thơ.

Cá linh ống (tên khoa học Cirrihinus Juillinni) là một trong những loài có
đặc tính di cư sinh sản và được xem là đặc sản của Đồng bằng sông Cửu
Long.

Thế nhưng mấy năm gần đây, nguồn cá linh đang cạn kiệt dần, không đủ
cung cho thị trường, giá cá linh ngày càng đắt đỏ.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiểm cho biết, trong điều kiện thí nghiệm nuôi chủ
động được môi trường nước, xác định được nồng độ, kích thích tố kích
thích cá đẻ thích hợp tỷ lệ thụ tinh dao động 60-70%; tỷ lệ ấp nở đạt 70-
80%.

Tỷ lệ ương nuôi trong bể với mật độ 500 đến 1.500 con/m2 cho thấy với
mật độ 500 con tỷ lệ nuôi sống đạt 30-35%; nếu nuôi mật độ 1.000 và
1.500 con tỷ lệ sống thấp hơn, khoảng 25%.

Sau hai tháng ương nuôi theo mật độ 500 con/m2, tốc độ sinh trưởng cá
lớn nhanh, chiều dài đạt 2cm trở lên. Trung tâm giống Thủy sản tại An
Giang đang ương nuôi 400.000 con cá linh bột qua hơn hai tuần tuổi.
Trong năm nay, Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ sẽ triển khai
nuôi cá linh ra đại trà trong ao, vuông.

Từ năm 2003 đến nay, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ đã sản
xuất thành công năm loại cá bản địa sinh sống môi trường nước ngọt và
nước lợ gồm cá kết, cá leo, cá chạch, cá đối, cá ngát là những thủy sản
thịt ngon, có giá trị kinh tế cao được tiêu thụ tại thị trường nội địa./.
Loại gạo mới ngâm nước ấm cũng chín

Giống lúa độc đáo có tên Aghanibora không cần phải nấu mà chỉ ngâm
trong nước ấm cũng chín-nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Gạo Ấn
Độ Cuttack (CRRI).
“Khác với những giống lúa truyền thống, loại gạo này có men phân giải
tinh bột thấp, nên hạt gạo mềm đi khi được ngâm vào nước ấm.
Aghanibora có khả năng “chín” trong nước.” – ông Adhya, giám đốc
Viện CRRI nói.

Aghanibora không phải là gạo biến đổi gen, mà được phát triển từ giống
lúa “Komal chawl” của bang Assam, phía Bắc Ấn Độ. Loại lúa này có
khả năng sinh trưởng trong thời tiết nóng ẩm, tuy nhiên vẫn giữ được các
dưỡng chất và rất mềm.

“Với loại gạo mới, chúng ta sẽ có một nồi cơm ngon lành nếu ngâm gạo
vào nước khoảng 45 phút, sau đó ngâm vào nước ấm khoảng 15 phút
nữa, thay vì mất công chọn nồi cơm điện và canh chừng nồi cơm” –ông
Adhya cho hay.

GIống lúa Aghanibora (nguồn ảnh: Eknowhow)
Các nhà khoa học của CRRI đã trồng thử giống lúa mới này suốt ba năm,
trong môi trường nóng ẩm của bang Orissa và vùng đất gần biển ở bang
Andhra Pradesh. Kết quả là Aghanibora không hề ‘kén’ đất, vẫn cho năng
suất từ 4 đến 4,5 tấn/ha như các giống lúa thông thường.

Loại gạo mới này được nhận định sẽ rất phù hợp với đối tượng khách
hàng là các bà nội trợ muốn tiết kiệm điện và thời gian khi nấu ăn
Dê sản xuất sữa người nhờ công nghệ chuyển gen
Dê Nga sẽ cho ta sữa người. Đó là bầy dê Nga đang được nuôi nấng và
nhân giống ở một nông trường trong làng Golsovo thuộc vùng
Sakhovsky.

Bầy dê cho sữa người là thành quả của dự án BelRosTrans. Chúng được
tạo ra do sự ghép gen người với những đoạn ADN đặc trưng, điều khiển
việc sản xuất ra sữa người vào cơ thể giống dê bản địa. Chúng đã cho thế
hệ nối tiếp đầu tiên để thực hiện điều kỳ diệu: vắt sữa dê ra sữa người.

Đàn dê mang gen người.
Đã hơn 5 năm qua, các nhà khoa học Nga và Belarus đã bắt tay vào
nghiên cứu cách thu được sữa dê chứa lactoferin. Chất này luôn luôn có
trong sữa người, có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm vi khuẩn và
virus trong thời kỳ trẻ chưa thể tự tạo ra khả năng miễn dịch cho mình.

Một trong những tác giả dự án là nhà di truyền học Igor Goldman cho
biết: "Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ luôn có khả năng đề kháng
cao với bệnh tật, còn nuôi bằng “sữa công nghiệp” thì không. Cho nên tỷ
lệ tử vong của chúng cao hơn nhiều so với những đứa trẻ được mẹ cho bú
mớm”.

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đã chọn dê làm “nhà cung
cấp” sữa người, nói chính xác hơn là sữa chứa các chất đạm có trong sữa
người. Lý do là vì loài vật này ít bị mắc bệnh và sữa của chúng có thành
phần dinh dưỡng khá giống với sữa người. Hơn nữa, sữa dê không gây dị
ứng với trẻ.

Trước khi “cấy” gen người cho dê, người ta đã thử nghiệm trên chuột.
Sau khi đã thực hiện thành công trên 6.000 con chuột trong các phòng thí
nghiệm, các nhà sinh học đã đi đến kết luận rằng khả năng cho sữa người
ở chúng có thể di truyền theo cả dòng chuột đực lẫn chuột cái sau 10 thế
hệ, thể hiện ở 50% thí nghiệm.

Trưởng phòng thí nghiệm ghép gen tại Viện Sinh học thuộc Viện HLKH

Nga Elena Sadnikova khẳng định: “Chất đạm mà chúng tôi thu được từ
sữa của những con vật chuyển gen giống một cách tuyệt đối với sữa
người”.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác. Một số nhà miễn dịch học và dị
ứng học Nga chưa tin vào điều này. Chẳng hạn, giám đốc Trung tâm tư
vấn về dị ứng và miễn dịch thuộc Viện HLKH Nga Iuri Smolkin vẫn băn
khoăn: "Sữa gia súc không thể thay thế được sữa người. Điều duy nhất có
thể làm được là đưa ra được những công thức pha chế mới trên cơ sở
những công thức cũ có bổ sung lactoferin”.

Hiện nay, lactoferin tách ra từ sữa dê đang được dùng để bào chế dược
phẩm. Những chất đạm từ người đều có khả năng trị liệu rất rộng. Chúng
có thể được dùng trong các thuốc chữa bệnh về máu và dạ dày – ruột.

×