Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hệ sinh thái nước ngọt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.7 KB, 5 trang )

Hệ sinh thái nước ngọt

Nơi cư trú
Các nền văn hoá của trên thế giới xưa và
nay đều tập trung trên các nơi cư trú nước
ngọt, Babylon được xây dựng ở vùng châu thổ
giữa sông Tigris và Euphrates, Ai Cập bên
cạnh sông Nile, thành Rome bên cạnh sông
Tiber, thủ đô Aztec trên một hòn đảo nhân tạo
trên hồ Tenochtitlan, Pari bên sông Seine,
Kinshsa bên sông Zaire . Các sông, hồ, ao,
suối, các vùng đất ngập nước trên thế giới đã
cung cấp phần lớn nước sinh hoạt, sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp cũng như một số
lượng lớn cá và các thuỷ sản khác cho con
người trên toàn thế giới .
Đa dạng loài
Các thuỷ vực nước ngọt là nơi cư trú của
rất nhiều loài cá, lưỡng cư, động vật không
xương sống, thực vật thuỷ sinh, và các vi sinh
vật. Ước tính, chỉ riêng sông Amazon đã có
3000 loài cá, chỉ ít hơn 25% tổng số loài thú
trên toàn trái đất. Đa dạng sinh học nước ngọt
là ít được biết đến nhất trên trái đất. Các nhà
khoa học tin rằng, chẳng hạn Thái Lan có thể
có khoảng 1000 loài cá nước ngọt, nhưng chỉ
khoảng 475 loài được ghi nhận hiện nay .
Ngày nay, đa dạng sinh học nước ngọt
đang bị đe doạ nghiệm trọng, đây là một chỉ
số đầy ấn tượng về tính trạng các hệ sinh thái
nước ngọt của trái đất. Tất cả các loài cá bản


địa trong các lưu vực ở Mexico đã bị tuyệt
diệt. Một cuộc khảo sát gần đây ở Malaysia
cho thấy chỉ còn chưa tới một nửa trong số
266 loài cá được biết trước đây của nước này
. Tại Singapore, 18 trong số 53 loài cá nước
ngọt được ghi nhận năm 1934 đã không còn
xuất hiện trong các nghiên cứu toàn diện của
30 năm sau . ở đông nam nước Mỹ, 40-50%
các loài ốc sên nước ngọt đã tuyệt chủng
hoặc bị đe doạ do việc ngăn sông hoặc kênh
đào hoá các dòng sông. Thậm chí trên phạm
vi một lục địa, tỷ lệ mất đi của các loài cũng rất
cao . ở face=".VnTime"> Bắc Mỹ, 1/3 loài cá
nước ngọt bản địa đã bị tuyệt diệt hoặc bị đe
doạ ở các mức độ khác nhau .
Nơi cư trú nước ngọt
Đa dạng sinh học trong các hệ thống nước
ngọt phân bố trong các loại hình thuỷ vực
khác cơ bản với các hệ thống biển hoặc đất
liền. Các sinh vật trên đất liền hoặc trong biển
sống trong các môi trường mà ít nhiều có sự
liên tục trên một vùng rộng lớn, và các loài sẽ
có sự điều chỉnh nhất định phạm vi phân bố
của chúng khi các điều kiện khí hậu hoặc sinh
thái bị thay đổi . Còn những nơi cư trú nước
ngọt tương đối không liên tục, và nhiều loài
nước ngọt không di chuyển dễ dàng qua vùng
đất liền phân chi châu thổ sông thành các đơn
vị riêng biệt. Điều này gây ra ba ảnh hưởng:
a) Các loài nước ngọt phải tiếp tục tồn tại

khi có những thay đổi về khí hậu và sinh thái ở
nơi cư trú
b) Đa dạng sinh học nước ngọt thường có
tính địa phương hoá cao, thậm chí các hệ
thống hồ và suối nhỏ cũng thường có những
dạng sống tiến hoá đơn nhất có tính địa
phương
c) Đa dạng loài trong các thuỷ vực nước
ngọt thường cao, ngay cả ở những vùng có số
lượng loài tại từng điểm cụ thể thấp. Điều này
là do có sự khác nhau về thành phần loài giữa
các địa điểm.
Các hồ nước ngọt là những ví dụ điển hình
của "đảo sinh cảnh" (trong trường hợp này,
các thuỷ vực được bao quanh bởi đất liền).
Nói chung, giống như các đảo, các hồ này
càng rộng và càng cổ thì thường có tính đặc
hữu càng cao, và trong các hồ có nguồn gốc
từ nứt gãy địa chất ở châu Phi hoặc hồ Baikal
ở Trung á, đa dạng loài có thể rất kỳ diệu . Với
hàng trăm loài mỗi hồ, mà 90% số đó trong
một số trường hợp không còn tìm thấy nữa,
các hồ Đồng Phi có mật độ các loài đặc hữu
địa phương lớn nhất thế giới .
Đe doạ đối với các hệ sinh thái nước
ngọt
Đáng tiếc, các hồ cũng giống những hòn
đảo theo một khía cạnh khác: các loài sinh vật
có khả năng tuyệt diệt cao khi bắt đầu có các
thay đổi về nơi cư trú hoặc khi các loài ngoại

lai được nhập nội . Việc nhập nội của các loài
không phải bản địa - đáng tiếc vẫn thường
được sự đồng ý và khuyến khích của các
chính phủ - luôn đi liền với sự suy giảm đa
dạng sinh học và sự tan vỡ của nghề cá,
chẳng hạn ở các hồ như hồ Chapala của
Mexico, hồ Gatun của Panama và hồ Lớn của
Bắc Mỹ.
Các yếu tố khác đóng góp vào sự suy thoái
của các hệ sinh thái nước ngọt và các sinh vật
bản địa của chúng là sự ô nhiễm hoá học và ô
nhiễm nhiệt, việc khai thác quá mức và những
thay đổi về nơi cư trú (chẳng hạn như việc xây
đập nước). Những yếu tố này ảnh hưởng tới
đa dạng sinh học ở các mức độ khác nhau ở
các các vùng công nghiệp hoá và các vùng
đang phát triển. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, ô
nhiễm, axit hoá và các biến đổi vật lý của dòng
chảy đã tạo ra các ảnh hưởng mạnh nhất.
Trong khi đó ở phần lớn Nam Mỹ và châu Phi,
việc khai thác quá mức và sự nhập nội của
các sinh vật không phải bản địa là những tác
nhân tương đối quan trọng gây nên sự suy
giảm đa dạng sinh học.
Các chương trình bảo vệ đa dạng sinh học
nước ngọt ở các nước công nghiệp hoá đã bị
tụt hậu quá xa so với các chương trình bảo vệ
sinh vật ở cạn. Các khu bảo vệ thương là các
hồ hoặc các lưu vực nhỏ, còn các sông suối
thường quá dài để tập hợp thành các vùng

bảo vệ thích hợp. Ngoài ra, các sông suối
thường chảy qua nhiều khu vực chính trị hoặc
chính chúng tạo nên những đường biên giới
chính trị (ví dụ, sông Danube chảy qua hoặc là
biên giới của bảy quốc gia châu Âu). Do đó,
việc quản lý hiệu quả đa dạng sinh học ven
sông thường là một khó khăn của hoạt động
chính trị.
Phương pháp chính để bảo vệ đa dạng
sinh học nước ngọt là xác định các loài đặc
thù bị đe doạ hoặc đang gặp nguy hiểm đưa
chúng vào chương trình phục hồi quốc gia
hoặc bảo vệ quốc tế. Đáng tiếc, cách tiếp cận
này đã không đạt hiệu quả. Ví dụ, ở Mỹ,
không có các loài thuỷ sinh nào được xếp vào
danh sách các loài đang gặp nguy hiểm của
chính phủ, nhưng có 10 loài cá đã biến mất do
tuyệt chủng.

×