Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 yếu tố tạo nên thương hiệu ngân hàng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.69 KB, 5 trang )

8 yếu tố tạo nên thương hiệu ngân hàng

Trong những cuộc mua bán, sáp nhập ngân hàng, công
ty tài chính gần đây, các nhà đầu tư đã chấp nhận trả
những khoản tiền không nhỏ cho những tài sản vô hình.
Một trong số đó là thương hiệu.

Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có
uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục
tiêu. Dưới đây là những giá trị cốt lõi giúp một ngân
hàng tạo dựng được uy tín của mình.
8 yếu tố tạo nên thương hiệu ngân hàng
1. Tăng hình ảnh
Không phải tất cả các ngân hàng đều biết tạo dựng
hình ảnh chuyên nghiệp, gần gũi đối với khách hàng
của mình. Điều này đòi hỏi cả bộ máy phải chú ý đến
từng chi tiết: từ hành vi ứng xử, đồng phục nhân viên,
phong cách giao tiếp, bảng thông báo.
Một số ngân hàng trong nước thậm chí không giữ
được vệ sinh tối thiểu: bàn ghế bụi bẩn, giấy tờ lộn
xộn… Họ lấy ly do đông khách hoặc đó chỉ là những
tiểu tiết. Nhưng thực tế những điều được coi là tiểu
tiết đó ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của họ.
2. Tăng giá trị cá nhân
Ngân hàng muốn thành công phải tối đa hóa giá trị cá
nhân của khách hàng. Một trong những biện pháp đó
là quản lý thông tin khách hàng. Các ngân hàng chi
nhiều tiền hơn để có thể quản lý khách hàng theo độ
tuổi, thu nhập, địa bàn nhằm theo sát và giữ chân
khách hàng lâu hơn.
Các ngân hàng quốc tế xem khách hàng như vị khách


“của cả cuộc đời”, với chu kỳ 40-60 năm. Khách hàng
sẽ nghĩ gì khi ngân hàng này gửi thiệp chúc mừng
sinh nhật họ còn ngân hàng khác thì không? Câu trả
lời là ngân hàng nào từ chối chăm sóc những giá trị
cá nhân của khách hàng, ngân hàng đó tất sẽ thua
cuộc.
3. Tăng giá trị dịch vụ
Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy, giá trị của
dịch vụ vô cùng quan trọng. Các ngân hàng chạy đua
khốc liệt để đưa ra những Dịch vụ hoàn hảo, Dịch vụ
trọn gói, Dịch vụ thân thiện Tất cả là nhằm lọt vào
danh sách các ngân hàng có dịch vụ tốt nhất.
4. Tăng giá trị sản phẩm
Sản phẩm của ngân hàng nhất thiết phải đem lại cho
khách hàng một giá trị. Ví dụ: sở hữu tấm thẻ của
ngân hàng là sở hữu tài sản có giá trị. Giá trị đó có
thể giúp họ đạt được những mục tiêu nhất định: tiện
trong thanh toán, đẹp trong thẩm mỹ, thể hiện “tầm”,
“giá trị” cá nhân
5. Giảm chi phí về tiền bạc
Ngoài việc bổ sung và nâng cao những giá trị khách
hàng nhận được, các ngân hàng luôn nỗ lực giảm
thiểu các chi phí cho khách hàng: miễn phí gửi xe,
miễn phí đồ uống, miễn phí dịch vụ tư vấn qua điện
thoại
6. Giảm thiểu các chị phí về thời gian
Giảm thời gian giao dịch bằng công nghệ kiểm tra tài
khoản qua mạng, qua điện thoại, giảm thời gian đi lại
bằng cách mở nhiều đơn vị giao dịch, giảm thủ tục
giao dịch

7. Giảm chi phí về năng lượng
Có thể hiểu đó là năng lượng mà khách hàng phải tốn
khi giao dịch với ngân hàng như nhiên liệu, phải leo
quá nhiều tầng để đến bàn giao dịch, đổ mồ hôi do
thủ tục không hợp lý
8. Giảm chi phí về tâm lý
Chúng ta nói đến việc cạnh tranh với các ngân hàng
ngoại. Nhưng quyết tâm và hành động là hai việc
khác nhau. Chẳng hạn, tại một số ngân hàng, người
ta vẫn thấy cảnh khác hàng đứng chen chúc như thể
chờ ngân hàng ban phát ân huệ. Nhiều ngân hàng
thường đóng cửa giao dịch sớm hơn quy định.


Hệ quả tất yếu là khách hàng luon có tâm lý thấp
thỏm khi giao dịch với ngân hàng. Họ kháo nhau:
“Quảng cáo của các ngân hàng hoàn toàn khác với
những gì họ nhận được”.
Cuối cùng, xin nhấn mạnh rằng thương hiệu không
chỉ là logo, quảng cáo. Thương hiệu là những giá trị
được khách hàng cảm nhận và ghi nhận. Thương
hiệu nằm trong trái tim, trí óc của khách hàng và sẽ
trường tồn nếu ngân hàng dày công xây dựng.


×