Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiếp thị số không phải là vật trang trí cây thông Noen ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.52 KB, 10 trang )

Tiếp thị số không phải là vật trang trí cây thông Noen

GS John Quelch để lại một thông điệp xuyên suốt
trong ngày thuyết giảng 15/03/2010 về Tiếp thị số
tại Việt Nam: tiếp thị số không phải là vật trang trí
trên cây thông Nôen mà phải chính là cây thông
ấy.
Đất lành nhưng chim chưa đậu
37% là tỉ lệ thời gian người Mỹ dùng để xem TV so
với tổng số thời gian dành cho các phương tiện
truyền thông. Trong khi đó, quảng cáo truyền hình
chiếm tới 42% tổng doanh thu quảng cáo.
Trong khi đó, người Mỹ sử dụng 25% khoảng thời
gian dành cho phương tiện truyền thông để lướt web.
Doanh thu quảng cáo trong lĩnh vực này chỉ vẹn vẹn
12%.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở Trung Quốc, tỉ
lệ thời gian dành cho TV chiếm 59,4% trong khi
doanh thu quảng cáo truyền hình áp đảo với 80%.
Thời gian sử dụng Internet đã lên tới 24,6% trong khi
tiền đổ vào quảng cáo online chiếm vẻn vẹn 1,2%.
Những số liệu về sự khẫp khiễng và mất cân đối
mà GS John Quelch đưa ra trong bài giảng của mình
cho thấy rõ việc quảng bá trên Internet chưa được
coi trọng xứng với sự phát triển nhanh chóng cũng
như ảnh hưởng của nó.



Facebook chỉ mất 5 năm để tiếp cận 150 triệu người
trong khi đó, truyền hình phải mất tới 38 năm.


Có tới 90% người tiêu dùng tin vào lời khuyên của
những người tiêu dùng khác (có rất nhiều trên mạng
xã hội và diễn đàn online) trong khi chỉ có 45% tin vào
quảng cáo truyền hình.
Vậy nhưng, dòng tiền vẫn cứ chảy về quảng cáo
truyền hình còn tiếp thị online chỉ được coi như vật
trang trí trên cây thông Nôen trong khi đúng ra, nó có
thể là trọng tâm của toàn bộ chiến lược tiếp thị.
Đã có những bước chuyển dịch về hướng số khi các
khoản chi cho tiếp thị trên các phương tiện truyền
thông xã hội trên mạng tăng từ 1,5 tỉ USD năm 2008
lên mức dự kiến 3,9 tỉ USD năm 2010. Nhưng bước
chuyển khá khiêm tốn khi các khoản chi cho quảng
cáo trên Internet mới chiếm 12,9% các khoản chi cho
quảng cáo trên toàn cầu. Ở Trung Quốc, con số này
là 7,1%.
Tỉ lê ngân sách dành cho quảng cáo online của các
tập đoàn lớn năm vừa rồi cũng vẫn ở mức nhỏ: P&G:
2%, Unilever: 2%, Ford: 6%, GM: 7%.
GS John Quelch cho rằng còn rất nhiều đất “lành” cho
quảng cáo trực tuyến phát triển nhưng những con
chim đẻ trứng vàng vẫn chưa tới “đậu” bởi một
số lý do. Trong đó phải kể tới tính khó kiểm soát của
tiếp thị số. Một chiến dịch quảng bá được tung ra trên
mạng sẽ được hoặc bị “ném đá” không thương tiếc
bởi các thành viên ảo. Không dễ đo lường hiệu quả
của chiến dịch và càng không dễ khống chế hoặc
điều tiết nó theo ý mình.
Dove – từ nhãn hiệu chức năng sang nhãn hiệu
chủ đạo


Tuy vậy, có những chiến dịch marketing số đã thành
công ngoài sức tưởng tượng bất chấp tính bất định
của nó. Một trong số đó là chiến dịch quảng bá cho
nhãn hiệu DOVE. Đây là điển cứu đầu tiên trong 3
tình huống nghiên cứu mà GS Quelch giới thiệu tại
hội thảo lần này ở Việt Nam.

Dove là một thương hiệu quen thuộc của hãng
Unilever trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ và sắc đẹp. Nhãn hiệu này ra đời năm 1957
và ban đầu chỉ là tên gọi cho một loại xà bông
có khả năng giữ ẩm cho da. Cho tới năm 2000, sản
phẩm này vẫn thống trị thị trường nhờ chức năng làm
ẩm da đặc trưng của nó.


Ý tưởng tiếp thị sáng tạo kết hợp với blog, diễn đàn,
mạng xã hội, you tube, Google… đã tạo ra sự bùng
nổ

Tuy vậy, đến năm 2000, hãng Unilever quyết định làm
một cuộc cách mạng với các thương hiệu của mình.
Do mỗi sản phẩm đều có thương hiệu riêng dẫn tới
“lạm phát” thương hiệu, Unilever quyết định sàng lọc
từ 1600 thương hiệu công ty đang quản lý xuống còn
400.

Một số thương hiệu như Dove sẽ được nâng lên
thành masterbrand nghĩa là thương hiệu chủ đạo hay

thương hiệu mẹ. Dove sẽ không chỉ là xà bông mà sẽ
còn là tên gọi cho các sản phẩm khác của Unilever
như chất khử mùi cơ thể, sản phẩm chăm sóc tóc,
các chất tẩy rửa da mặt, mỹ phẩm dưỡng da và các
sản phẩm tạo kiểu cho tóc…
Cuộc cách mạng thương hiệu này dẫn tới việc phải
thay đổi chiến lược tiếp thị. Dove giờ đây không thể
được quảng bá như một sản phẩm có chức năng là
xà bông giữ ẩm được nữa vì các sản phẩm có tên
Dove đại diện cho nhiều chức năng khác nhau.
Vậy nên, Unilever đã quyết định rằng Dove nên đại
diện cho một “quan điểm”. Dove sẽ trở thành một
thương hiệu không phải để khiến phụ nữ đẹp hơn mà
khiến họ cảm thấy mình đẹp hợn. Dove muốn đại
diện cho vẻ đẹp thực của phụ nữ chứ không phải vẻ
đẹp được “mông má”.
Đó là toàn bộ bước chuyển chiến lược mới của Dove
từ một nhãn hiệu chức năng sang một nhãn hiệu chủ
đạo (masterbrand).
Dove đắc lợi nhờ Internet
Toàn bộ chiến dịch định vị mới này của Dove dựa rất
nhiều vào Internet, đặc biệt là You Tube. Dove tung
ra một chiến dịch nhiều bước xung quanh chủ đề
chung “Vẻ đẹp đích thực”.
Một đoạn quảng cáo dài hơn 1 phút về một
cô gái được làm đẹp tại cửa hàng chăm sóc sắc đẹp
và sau đó, họ chụp ảnh cô rồi chỉnh sửa bằng
photoshop để đưa nó lên một tấm pano quảng cáo
công cộng. Cô gái có nhan sắc thường thường bậc
trung bỗng trở nên “chim sa cá lặn” sau khi được can

thiệp bởi cả nhà trang điểm lẫn máy tính. Quảng cáo
kết thúc bằng lời bình luận: “Không có gì ngạc nhiên
khi quan niệm của chúng ta về vẻ đẹp bị bóp méo.
Mọi cô gái đều xứng đáng được cảm nhận vẻ đẹp
theo đúng những gì cô ấy có. Hãy tham gia vào chiến
dịch vì vẻ đẹp đích thực của Dove.”

Clip quảng cáo này dù chỉ được đưa lên You Tube đã
tạo ra sự bùng nổ khi trong vòng 3 tháng có tới 3 triệu
lượt người xem.
Đoạn quảng cáo này và một số clip khác của Dove có
thông điệp khuyến khích phụ nữ hãy tự trọng và tôn
trọng vẻ thực sự của mình đã tạo ra một cuộc tranh
cãi lớn trên mạng và các phương tiện truyền thông.
Nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít phản pháo
bằng cách tự làm những đoạn clip hài hước ngược lại
với thông điệp đó để mỉa mai và chỉ trích Dove.
Các đoạn clip từ cả hai phe được phát tán mạnh
mẽ trên mạng Internet và cả trên các chương trình
truyền hình bởi tính hài hước và xã hội của nó. Chiến
dịch marketing của Dove trở thành chất xúc tác cho
một cuộc tranh luận xã hội giữa các luồng ý kiến khác
nhau và Dove ở giữa “ngư ông đắc lợi”. Năm 2006,
Dove là 10 nhãn hiệu có sức mạnh nhất theo bình
chọn của Lander Associates.

Một ý tưởng tiếp thị sáng tạo kết hợp với blog,
diễn đàn, mạng xã hội, you tube, Google… đã tạo ra
sự bùng nổ. Người yêu kẻ ghét, người khen kẻ chê
nhưng Dove đã mạo hiểm bước vào cuộc chơi tiếp thị

số, chấp nhận những bình luận của “thiên hạ” để tạo
ra một bước chuyển chiến lược tiếp thị thành công.

Đó cũng là lời khuyên cuối cùng của GS Quelch trước
khi kết thúc 1 ngày thuyết giảng của mình. Trước câu
hỏi liệu doanh nghiệp đã nên bắt đầu cuộc chơi tiếp
thị số hay chưa khi thị trường này chưa hẳn đã khởi
phát và chín muồi. Vị giáo sư khả kính đã hóm hỉnh
đáp đại ý: Trâu chậm thường phải uống nước đục.


×