Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.64 KB, 7 trang )

NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.1


CHƯƠNG XIV.
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU.

I. THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU:


1. Khái niệm.

Thuế XNK là thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu
qua biên giới quốc gia và các loại hàng hóa mua bán trao đổi giữa thị trường trong nước
và khu chế xuất.

2. Căn cứ pháp lý.

Luật thuế XNK: luật số 45/2005 Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005
Gồm 07 chương và 29 điều.
- Chương 1: Từ điều 1 – 7: Quy định về đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế
- Chương 2: Từ điều 8 – 12: Quy định về căn cứ tính thuế v biểu thuế.
- Chương 3: Từ điều 13- 15: Quy định về kê khai thuế v nộp thuế biểu thuế
- Chương 4: T
ừ điều 16 -21 : Quy định về việc miễn, giảm, hoàn, truy thu thuế.
- Chương 5: Từ điều 22 -24: Quy định về việc khiếu nại v xử lý vi phạm
- Chương 6: Từ điều 25 -27: Quy định về việc tổ chức thực hiện luật thuế XNK
- Chương 7: Từ điều 28 - 29: Điều khoản thi hành.


3. Phạm vi tính thuế.

a. Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa được phép XNK qua biên giới kể cả hàng hóa
buôn bán trao đổi giữa thị trường trong nước với khu chế xuất trừ một số trường hợp
không chịu thuế XNK theo quy định tại luật thuế XNK ( Hàng viện trợ, TN-TX, tài sản
di chuyển, hàng miễn trừ ngoại giao).
b. Đối tượng nôp thuế: Tổ chức cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động XNK.

4. Căn cứ tính thuế

a. Số lượng:
- Theo quy định tại luật thuế XNK thì số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng
hoá thực nhập, thực xuất.
- Số lượng doanh nghiệp tự kê khai tính thuế là số lượng ghi trên hóa đơn, chứng từ
do doanh nghiệp xuất trình.
- Trường hợp có sự chênh lệch so với thực nhập, thực xuất:
+ Đối với hàng hóa có dung sai: căn cứ vào số lượng thực tế để tính lại thuế
. Nếu
vượt quá dung sai thì xử lý do khai báo không đúng số lượng.
+ Đối với hàng hóa không có dung sai: xử lý về giá và thuế suất
b. Xuất sứ hàng hóa:
- Xác định thuế suất
- Xác định đơn giá tính thuế
c. Thuế suất:
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.2

c1. Thuế suất thuế xuất khẩu: được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu

thuế xuất khẩu.
c2. Thuế suất thuế nhập khẩu: Có 03 mức thuế suất:
- Mức thuế suất ưu đãi:
- Cơ sở: xây dựng căn cứ trên mức thuế suất phổ thông năm 1998
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa có xuấ
t xứ thừ các quốc gia và
vùng lãnh thổ đã ký kết thoả thuận ưu đãi và bằng 150% thuế suất ưu đãi.
- Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp phải xuất trình cho cơ quan chức năng
C/O hợp lệ. Trong trường hợp nợ C/O doanh nghiệp vẫn tính theo mức TS ưu
đãi.
- Mức thuế suất phổ thông:
- Cơ sở: Căn cứ trên mức thuế suất ưu đ
ãi và bằng 150% thuế suất ưu đãi.
- Đối tượng áp dụng: đối với các hàng hóa có xuất xứ từ các nước chưa có ký
kết về thoả thuận ưu đãi về thuế quan đối với Việt Nam.
- Thuế suất đặc biệt:
- Cơ sở:Biểu thuế suất ứu đãi đặc biệt
- Đối tượng áp dụng: hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ư
u đãi đặc biệt về
thuế quan đối với Việt Nam ( Hiện nay chỉ áp dụng trong khối nước Asean)
- Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
+ Đã ký kết thoả thuận ưu đãi về thuế quan
+ Hàng hóa phải có hàm lượng Asean tối thiểu 40%
+ Hàng hóa phải nằm trong danh sách mục cắt giảm thuế quan của Việt Nam
đối với các nước Asean.
+ Giấy ch
ứng nhận xuất xứ mẫu D(C/O form D)

5. Giá tính thuế
:

- Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất
không bao gồm chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng.
- Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu
nhập bao gồm cả chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua bán hàng
phù hợp với các chúng từ có liên quan đến việc mua hàng.

6. Xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc hiệp định thực hiệ
n điều 7 hiệp
định chung về thuế quan và thương mại (GATT):
a. Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 của Chính phủ
- Thông tư 118/2003/TT- BTC ngày 08/12/2003 của Bộ tài chính
b. Đối tượng áp dụng:
Hàng hóa nhập khẩu có hợp đồng thương mại được xác định giá trị tính thuế theo
nguyên tắc này bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.3

- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khới liên minh quốc
gia mà Việt Nam đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp
định thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thuế quan va thương mại (GATT).
c. Trị giá tính thuế – Thời điểm xác định trị giá:
- Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là trị giá của hàng hóa dùng để tính
thuế nh
ập khẩu, được xác định tính đến cửa nhập khẩu đầu tiên.
- Thời điểm xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là người khai hải quan

đănh ký tờ khai nhập khẩu. Người khai Hải quan tự xác định trị giá tính thuế theo mẫu
quy định và nộp cho cơ quan Hải quan cùng với tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
d. Đồng tiền và tỷ giá để xác định trị giá tính thuế:
- Trị giá tính thuế được tính bằ
ng đồng VN
- Tỷ giá dùng để xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam
công bố tại ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu.
e. Các phương pháp xác định trị giá và trình tự áp dụng:
e1. Các phương pháp xác định trị giá:
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
- Ph
ương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.
- Phương pháp trị giá khấu trừ.
- Phương pháp trị giá tính toán.
- Phương pháp khác ( Phương pháp suy luận).
e2. Trình tự áp dụng:
- Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng
tuần tự từ phương pháp 1 đến phương pháp 6 và dừng ngay ở phương pháp xác định
được trị giá tính thuế.
f. Phương pháp trị giá giao dịch:
f1. Điề
u kiện áp dụng:
- Người mua có quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu.
- Việc bán hàng hay giá cả hàng hóa không phụ thuộc vào một số điều kiện dẫn đến
việc không xác định được giá trị hàng hóa cần xác định trị giá tính thuế.
- Người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được sau khi
bán, chuyển nhượng, sử dụng hàng hóa.
- Người mua và người bán không có m

ối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan
hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng tới giá trị giao dịch.
f2. Các khoản điều chỉnh:
Các khoản phải cộng:
- Tiền hoa hồng bán hàng, phí môi giới
- Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa
- Chi phí đóng gói hàng hóa
- Các khoản nợ giúp người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán để
sản xuất và bán hàng đến Việt Nam.
- Tiền bản quyền, phí gi
ấy phép
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.4

- Các khoản phải trả từ số tiền thu được sau khi định đoạt sử dụng hàng hóa nhập
khẩu được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức.
- Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng.
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa.

7. Tính thuế xuất nhập khẩu:


a. Thuế xuất khẩu:
Thuế Xuất khẩu phải nộp = Giá tính thuế hàng xuất khẩu x Thuế suất
(VNĐ)
(FOB)

b. Thuế Nhập khẩu:

Thuế Nhập khẩu phải nộp =
Giá tính thuế hàng nhập khẩu x Thuế suất
(VNĐ) (VNĐ)

Giá tính thuế hàng NK = Giá tính thuế hàng NK x Tỷ giá
(VNĐ) (Ngoại tệ)

Giá tính thuế hàng NK = Giá tính thuế hàng NK x Số lượng
(Ngoại tệ) (Ngoại tệ)

Thuế Nhập khẩu phải nộp = Đơn giá tính thuế hàng NK x Số lượng x Tỷ giá x thuế
suất
(VNĐ) ( Ngoại tệ)


II.THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT).


1. Khái niệm:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.

2. Căn cứ pháp ly
: Luật thuế giá trị gia tăng, được quốc hội thông qua ngày
10/05/1997 có hiệu lực ngày 01/01/1999. Sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung của
một số điều của luật thuế giá trị gia tăng được quốc hội thông qua ngày 17/06/2003, có
hiệu lực ngày 01/01/2004.
Gồm 07 chương và 30 điều
Chương 1: Từ điều 1 – điều 5 : Những quy định chung

Chương 2: Từ điề
u 6 – điều 11: Căn cứ và phương pháp tính thuế
Chương 3: Từ điều 12 – điều 18: Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
Chương 4: Từ điều 19 – điều 22: Xử lý vi phạm, khen thưởng
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.5

Chương 5: Từ điều 23 – điều 24: Khiếu nại và thời hiệu
Chương 6: Từ điều 25 – điều 27: Tổ chức thực hiện
Chương 7: Từ điều 28 – điều 30: Điều khoản thi hành

3. Phạm vi tính thuế.

Bao gồm tất cả các lại hàng hóa, dịch vụ được phép sản xuất kinh doanh và nhập
khẩu (Trừ 28 trường hợp được quy định tại điều 4 của Luật thuế GTGT)

4. Căn cứ tính thuế
.
a. Số lượng: là số lương thực tế mua bán, trao đổi kinh doanh và nhập khẩu
b. Giá tính thuế:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa.
Giá tính thuế VAT = Giá tính thuế hàng Nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
c. Thuế suất: gồm 03 nhóm thuế suất
- Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.
- Mức thuế suất 5%: Ap dụng cho 21 nhóm hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ đời
sống.
- Múc thuế suất 10%: áp dụng cho tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại.


5.Phương pháp tính thuế:
a. Phương pháp khấu trừ:
Thuế VAT = Thuế VAT đầu ra – thuế VAT đầu vào
Trong đó:
Thuế VAT đầu ra = Giá tính thuế hàng hóa dịch vụ bán ra x thuế VAT
Thuế VAT đầu vào bằng tổng số thuế VAT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ
hoặc chứng từ nộp thuế VAT của hàng hóa nhập khẩu.
b. Phương pháp trực tiếp:
Thuế VAT Giá trị gia tăng Thuế
Phải nộp = của hàng hóa, x suất
Dịch vụ chịu VAT
Thuế
Trong đó:
Trị giá gia tăng của hàng hóa = Giá bán ra – giá mua vào
Dịch vụ chịu thuế

c. Công thức xác định thuế VAT đối với hàng nhập khẩu:
Thuế GTGT (VAT) = Giá tính thuế GTGT (VAT) x thuế suất (VAT)
(VNĐ) (VNĐ)
Trong đó:
Giá tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa
khẩu.

×