PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN TRONG "LẶNG LẼ SAPA"
CỦA NGUYỄN THÀNH LONG
Bài làm
Sapa, một vùng đất tuyệt vời với cảnh sắc thiên nhiên hùng vó mà thơ mộng,
với những chú bò đeo chuông đang thung dung gặm cỏ. Nhắc đến Sapa, người ta
nghó ngay đến những giờ phút thú vò được khám phá những ngọn núi cao, được giải
thoát khỏi cái nóng oi bức và hưởng thụ một không gian thoáng đãng, yên bình.
Nhưng, ngay tại cái nơi mà "chỉ nghe tên đã nghó ngay đến chuyện nghỉ ngơi" ấy,
vẫn có những con người âm thầm cống hiến tuổi xuân, tài năng sức lực của mình
cho quê hương đất nước. Hình ảnh những con người đáng quý ấy đã được khắc hoạ
thật đẹp, thật nổi bật qua hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn
"Lặng lẽ Sapa"- kết quả cuả chuyến viếng thăm Lào Cai vào mùa hè năm 1970
của Nguyễn Thành Long.
Truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa" được xây dựng với bốn nhân vật: bác lái xe, cô
kỹ sư trẻ, ông họa só già và anh thanh niên- nhân vật chính của truyện. Anh thanh
niên không được giới thiệu ngay từ đầu truyện mà chỉ được nhắc đến qua lời của
bác lái xe. Anh xuất hiện,ø trò chuyện với bác họa só và cô kỹ sư trẻ chỉ trong ba
mươi phút, rồi lại khuất lấp trong cái bạt ngàn, tónh lặng của núi rừng Sapa.
Trước khi anh xuất hiện, anh đã được bác lái xe giới thiệu là "một trong những
người cô độc nhất thế gian". Lời giới thiệu của bác lái xe đã gây ấn tượng mạnh
và gợi lên sự tò mò cho tất cả mọi người. Nhưng lời giới thiệu của bác không phải
là hoàn toàn cường điệu. Anh thanh niên sống và làm việc một mình trên đỉnh núi
Yên Sơn cao 2600 mét, quanh năm chỉ có cây cỏ và sương mù lạnh lẽo. Bốn năm
trôi qua, anh chưa một lần về thăm nhà. Sống trong cái không gian lạnh lẽo chứa
đượm nỗi buồn man mác của Sapa, anh thanh niên luôn phải chòu đựng sự cô đơn.
Đó là một thử thách rất lớn đối với một thanh niên sôi nổi, nhiệt tình như anh.
Vậy, điều gì đã giúp anh vượt qua thử thách khó khăn ấy?
Trên hết là ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với công việc đã giúp anh vượt
qua tất cả. Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động
mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ
chiến đấu". Công việc của anh đòi hỏi tính kỷ cương cao, một ngày đủ bốn giờ
"ốp", gian khổ nhất là vào lúc một giờ sáng với cái giá rét và gió tuyết ở miền núi
cao. Công việc tuy gian khổ, nhưng hơn ai hết anh hiểu rõ tầm quan trọng của
công việc thầm lặng mình làm là góp ích cho mọi người, cho sự phát triển của đất
nước. Anh rất yêu công việc của mình, ta có thể nhận thấy rõ điều này qua nhận
đònh của anh với ông họa só: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi,
cháu buồn đến chết mất". Không chỉ yêu công việc, anh còn cảm thấy tự hào về
công việc của mình. Anh sung sướng vì nhờ sự đóng góp của mình mà hôm ấy
quân ta hạ được nhiều phản lực của Mỹ. Đó là một niềm hạnh phúc giản dò mà cao
cả, nó thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc, và ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ
đất nước của anh.
Nét đẹp của anh thanh niên không chỉ ở cách sống có lý tưởng mà còn ở những
suy nghó sâu sắc về công việc và cuộc sống. Khi nói về công việc, anh khẳng đònh:
"Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi". Và khi nhắc đến nỗi "thèm người", anh
nghó: "người thì ai mà chả thèm hở bác? Mình sinh ra để làm gì, mình đẻ ở đâu,
mình vì ai mà làm việc?". Tuy vậy, đối với anh, nỗi "thèm người" tuyệt đối không
phải là nỗi nhớ tầm thường về một cuộc sống chốn "phồn hoa đô thò". Qua cách
nhận đònh của anh về công việc và cuộc sống, ta thấy sáng ngời một tấm gương về
lý tưởng sống của thanh niên. Anh thanh niên chính là điển hình cho các sống đẹp
của thế hệ trẻ.
Sống trong một nơi vắng vẻ, luôn phải chòu đựng sự cô độc, anh thanh niên đã
biết chủ động gắn mình với thế giới xung quanh qua việc nuôi gà, trồng hoa, đọc
sách. Anh có cả một vườn hoa rực rỡ hương sắc, có cả một đàn gà và có cả một tủ
sách làm người trò chuyện. Vì vậy, cuộc sống của anh không hề buồn tẻ. Tuy giản
dò nhưng ngôi nhà của anh vẫn luôn ngăn nắp và sạch sẽ với một chiếc giường
con, một giá sách và một chiếc bàn học.
Ngoài ra, ở anh còn có một nét rất đáng mến là sự cởi mở, chân thành với mọi
người và sự hiếu khách. Anh vui vẻ đón tiếp ông họa só và cô gái, nhiệt tình tiếp
đãi họ nước chè. Anh chu đáo tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy. Anh
tặng hoa cho cô gái mới quen biết, anh biếu ông họa só làn trứng khi ra về. Tất cả
những hành động ấy đều góp phần thể hiện sự ân cần, chu đáo của anh. Anh thanh
niên luôn khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Điều đó thể hiện
qua nỗi "thèm người" mà bác lái xe vẫn thường nhắc đến. Không dừng lại ở đó,
anh thanh niên còn rất khiêm tốn khi biết ông họa só vẽ mình. Anh muốn ông họa
só biết đến ông kó sư ở vườn rau Sapa, anh cán bộ làm bản đồ sét-những con người
cũng có sự cống hiến thầm lặng như anh. Tất cả những con người đó là tiêu biểu
cho một cách sống tận tụy, hy sinh bản thân mình cho sự Tổ quốc.
Anh thanh niên là một trong những tấm gương hy sinh quên mình vì lý tưởng
phục vụ đất nước. Vì vậy, nhờ anh mà ông họa só tìm được cảm hứng để sáng tác,
nhờ anh mà cô kỹ sư trẻ càng tin yêu hơn vào cuộc sống và con đường mà cô đã
chọn lựa. Và cũng nhờ anh mà ta có thể nhận thấy giá trò của những công việc
thầm lặng, cũng như cách sống có lý tưởng của một thanh niên trong xã hội mới.
Tóm lại, qua cách nhìn, suy nghó và cảm xúc của các nhân vật trong truyện,
hình tượng người thanh niên nổi bật với những vẻ đẹp ngời sáng của tính cách và
lý tưởng sống. Anh là điển hình cho những người lao động mới xã hội chủ nghóa,
những con người âm thầm cống hiến tài năng, trí tuệ và cả cuộc đời của mình vào
sự nghiệp chung của đất nước. Truyện ngắn lặng lẽ Sapa đã nêu bật được nét đẹp
của cách sống vì mọi người, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng đònh:
"Nếu là con chim chiếc lá,
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không phải trả,
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
GV: Nguyễn Minh Hiền