Vận dụng phương pháp làm việc nhóm trong quá
trình giảng dạy môn CNXHKH và Chính trị học tại
Trường Chính trị Nghệ An
Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong những năm qua, Trường Chính
trị Nghệ An đã rất chú trọng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng dạy - học tích cực. Một trong những phương pháp đã được
áp dụng và phát huy hiệu quả là phương pháp Làm việc nhóm.
Giảng dạy dựa trên phương pháp Làm việc nhóm là một phương pháp sư
phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều hơn một nhóm, mỗi nhóm
được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung
công việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày trước
lớp để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.
Sử dụng phương pháp Làm việc nhóm trong quá trình giảng dạy có các
dạng sau:
- Nhóm đồng việc (chung một công việc): Làm việc nhóm dạng này
nghĩa là tất cả các nhóm đều có cùng một chủ đề. Chia theo dạng nhóm
đồng việc này trước hết phải xuất phát từ thực tế là một vấn đề, một
nhiệm vụ nào đó có thể được giải quyết theo nhiều cách thức khác nhau
hay không; các cách nhìn khác nhau có đưa đến các giải pháp khác nhau
hay không.
- Làm việc nhóm theo vị trí công việc:Làm việc nhóm theo dạng này
được áp dụng khi một nhiệm vụ chung cần thực hiện có thể phân ra
thành nhiều nhiệm vụ nhỏ mà các giải pháp của chúng được tập hợp
chung lại sau khi kết thúc làm việc nhóm.
Sử dụng phương pháp Làm việc nhóm trong quá trình dạy học sẽ giúp
học viên làm việc tập trung và có định hướng. Đồng thời, làm việc nhóm
còn tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các học viên, phát huy tính
chủ động, sáng tạo của học viên, giúp học viên có kết quả học tập tốt
hơn.
Thực tế cho thấy, khi áp dụng phương pháp Làm việc nhóm vào quá
trình dạy học môn Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chính trị học ở trường
Chính trị Nghệ An đã phần nào phát huy được những chức năng trên của
phương pháp dạy học này. Để có được thành công trong quá trình sử
dụng phương pháp Làm việc nhóm bên cạnh trình độ, năng lực, khả
năng sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ giáo viên còn nhờ ở
khả năng hợp tác đắc lực của học viên. Bởi lẽ, học viên của nhà trường
là những người có trình độ (đã được đào tạo qua các trường, lớp, các hệ
đào tạo, một số đã qua chương trình đại học, thậm chí cao học) nên đã
phần nào được trang bị kiến thức lý luận chính trị và đã kinh qua kinh
nghiệm thực tiễn làm việc ở cơ sở nên khá nhảy cảm với tình hình thực
tế ở trong nước cũng như trên thế giới. Vì vậy, khi giáo viên sử dụng
phương pháp Làm việc nhóm học viên tham gia một cách sôi nổi, đặc
biệt là những vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải được làm sáng rõ hơn
về mặt lý luận. Ví dụ như:
- Bài Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ở nội dung bài học này,
hàng loạt vấn đề được đặt ra như: Xác định khái niệm giai cấp công
nhân; Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Để thực hiện Sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay thì vai trò lãnh
đạo của Đảng, chính sách của nhà nước phải như thế nào; Bản thân
GCCN cần phải làm gì để đảm nhiệm vai trò, sứ mệnh lịch sử đó.
- Vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Vấn đề Vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng cầm quyền
ở Việt Nam hiện nay.
- Vấn đề Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam…
Khi những vấn đề này được đưa ra thảo luận đã thực sự thu hút sự chú ý,
tham gia đóng góp ý kiến của học viên và cũng từ đó giúp giáo viên có
được những ý kiến phản hồi, nắm bắt được những tư tưởng, quan điểm
khác, thậm chí trái ngược từ phía học viên, từ đó định hướng tư tưởng
đúng đắn cho học viên.
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả phương pháp Làm việc nhóm, trước
hết đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm làm việc nhóm, nắm vững
kiến thức, đặt vấn đề thảo luận một cách rõ ràng. Với một chủ đề, giáo
viên bắt đầu một mục tiêu đặc biệt “gay cấn” và cần châm ngòi cho cuộc
thảo luận. Ví dụ: - Khi giảng vấn đề Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, giáo viên có thể nêu vấn đề thảo luận: Có quan điểm cho
rằng trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay
thì giai cấp công nhân không còn, do đó sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân sẽ thuộc về tầng lớp trí thức.
Giải quyết vấn đề trên để đi tới khẳng định: Trong điều kiện của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện nay giai cấp công nhân vẫn còn và
học thuyềt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn giữ nguyên
giá trị.
- Khi giảng nội dung Quan điểm giai cấp trong lãnh đạo chính trị với
kinh tế ở nước ta hiện nay ở bài Quan hệ giữa chính trị với kinh tế, giáo
viên có thể nêu vấn đề thảo luận: Để đảm bảo định hướng xã hội chủ
nghĩa trong nền kinh tế thị trường chúng ta phải khắc phục những khó
khăn, thách đố gì?
Giải quyết vấn đề này để chỉ rõ vai trò của Chính trị đối với việc đảm
bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa, việc quản lý học viên trong quá trình làm việc nhóm cũng
không đơn giản. Có thể có một vài thành viên tham dự quan niệm rằng
thời gian làm việc trong nhóm là thời gian nghỉ xả hơi: giáo viên phải lái
ngay nhận thức lệch lạc này bằng cách nói lại nội dung cụ thể khi làm
việc nhóm và yêu cầu phải khẩn trương đưa ra được các kết quả để trình
bày trước các nhóm khác. Thậm chí, có thể xảy ra trường hợp là chỉ có
một hoặc hai thành viên trong nhóm đảm nhiệm công việc của toàn
nhóm. Trong trường hợp này giáo viên nên trực tiếp nhắc nhở hoặc đặt
ra yêu cầu sẽ gọi bất kỳ một thành viên nào trong nhóm trình bày kết
quả thảo luận của nhóm mình.
Mỗi phương pháp dạy học có những ưu thế cũng như hạn chế nhất định.
Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy học là một
nghệ thuật đòi hỏi giáo viên phải là những nghệ sỹ thật sự có tâm huyết
với nghề. Đặc biệt, giáo viên cần phải biết tùy nội dung của bài học để
lựa chọn phương pháp thích hợp. Vận dụng phương pháp Làm việc
nhóm trong quá trình dạy học môn Chủ nghiã xã hội khoa học và Chính
trị học thích hợp với những nội dung mà giữa lý luận và thực tiễn còn
gây những tranh luận hoặc những nội dung đòi hỏi sự giải quyết đầy tính
thông minh, sáng tạo của học viên./.