Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Cay Cong nghiep doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.3 KB, 80 trang )

Vài nét khái quát về môn học cây công nghiệp
1. Khái niệm
Cây công nghiệp là những cây trồng nông nghiệp mà sản phẩm của nó thông qua quá
trình chế biến mới phát huy giá trị sử dụng của nó. Cũng có thể nói cây công nghiệp là loại cây
trồng cho sản phẩm chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
2. Phân loại
- Dựa vào giá trị sử dụng chia cây công nghiệp thành các nhóm cây sau:
+ Nhóm cây lấy dầu và làm thực phẩm: Cây lạc, đậu tương, vừng…
+ Nhóm cây lấy đường: Cây mía,…
+ Nhóm cây lấy sợi: Cây bông, cây cói, cây đay…
+ Nhóm cây có chất kích thích: Cây chè, cà phê, thuốc lá…
+ Nhóm cây lấy nhựa: Cây cao su, cây sơn,…
- Dựa vào thời gian sinh trưởng chia cây công nghiệp thành 2 nhóm:
+ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương, mía, bông, đay,…
+ Nhóm cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, chè, cao su,…
3. Vị trí, ý nghĩa, mục tiêu môn học
- Cây công nghiệp là một trong những môn học chuyên ngành quan trọng không thể
thiếu đối với ngành Nông học và các ngành học khác có liên quan, được học sau các môn học
cơ bản và cơ sở như toán học, lý học, hóa học, sinh học, sinh lý thực vật, canh tác học, đất và
phân bón, sinh thái học, giống cây trồng…
- Đây là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành cây công nghiệp.
Là môn học có ý nghĩa đối với khoa học Nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cây
trồng.
- Mục tiêu của môn học này là giúp cho sinh viên ngành Nông học và các ngành có liên
quan nắm được các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loại cây trồng, các biện pháp
kỹ thuật trồng trọt để đạt năng suất, chất lượng cao.
4. Nhiệm vụ của sản xuất cây công nghiệp
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước:
+ Một số sản phẩm được sử dụng làm thực phẩm: Lạc, vừng, đậu tương ,
+ Một số sử dụng làm thức uống: Chè, cà phê, sữa đậu tương…
+ Một số dùng làm thức hút: Thuốc lá.


+ Một số giải quyết vấn đề ăn mặc: Bông, đay…
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến:
+ Mía cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đường.
+ Chè cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến chè
CÂY LẠC
1
(Arachis hypogaea L.)
Chương 1. Giới thiệu chung
1.1. Giá trị chung
Cây lạc là một cây gắn bó truyền thống với nông dân, là cây công nghiệp thực phẩm
trồng phổ biến khắp nước ta, toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng. Lạc là cây công nghiệp
ngắn ngày có giá trị kinh tế cao:
* Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao:
Bộ phận sử dụng chủ yếu là hạt. Trong hạt có chứa: 45-50% Lipid, 26-34% protein thô
và nhiều loại vitamin cũng như các hợp chất hidrocacbon thơm khác
- Lipid (dầu thực vật)
Về mặt lý tính: Dầu lạc là chất lỏng có màu vàng nhạt, mùi thơm như mùi hạt dẻ, có thể
dùng thay mỡ.
Về mặt hóa tính: Là hỗn hợp glyxêrin và các axit béo. Trong số các axit béo có 80% axit
béo không no (điển hình là a. olêic và a. linolêic), còn lại 20% là axit béo no (a. panmetic và a.
stearic).
Do tỉ lệ axit béo không no cao nên dầu lạc rất dễ bị oxi hóa.Vì thế hạt lạc rất dễ mất sức
nảy mầm trong quá trình bảo quản.
+ Protein: Protein của lạc chứa đầy đủ các axit amin không thay thế: triptopan, phenin,
alamin, metionin, valin, lơxin, izlơxin, lizin.
+ Vitamin: B1, B2, B3, PP, E, F.
+ Ngoài ra trong hạt lạc còn chứa nhiều cacbua hiđro thơm (C
15
H
30

và C
19
H
38
) tạo cho hạt
lạc có hương thơm và mùi vị độc đáo.
Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung cấp rất lớn: Trong 100g hạt cung
cấp 590 Calo trong khi trị số này ở hạt cây đậu tương là 411 Calo, gạo tẻ là 356 Calo, trứng vịt
là 189 Calo.
Do giá trị dinh dưỡng của lạc từ lâu con người đã sử dụng hạt lạc như một nguồn thực
phẩm, có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau: lạc rang, lạc luộc, bơ lạc, kẹo lạc, sữa lạc,
fomat lạc, dầu ăn Với những nước mà lượng lipit, protein động vật còn thiếu thì lạc và các sản
phẩm chế biến từ lạc là nguồn dinh dưỡng bổ sung vào lượng lipit và protein còn thiếu hụt đó.
Hiện nay trên thế giới nhiều người có xu hướng thích sử dụng dầu thực vật vì mỡ động vật là
nguyên nhân gây ra các bệnh béo phì, các bệnh tim mạch. Trong số đó dầu lạc đóng vai trò
quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng.
* Cây lạc là cây có giá trị trong chăn nuôi:

+ Thân lá non: Làm thức ăn tươi cho gia súc. Ngoài ra dùng thân lá lạc ủ làm thức ăn cho
lợn đã giảm chi phí so với rau xanh.
+ Quả lạc non: Tận dụng cho trâu bò làm tăng tỉ lệ sữa.
+ Khô dầu lạc: Là phụ phẩm quan trọng nhất của cây lạc chứa50% protein, sử dụng làm
thức ăn cho gia súc rất tốt. Tuy nhiên về mặt chất lượng thua kém khô dầu đậu tương. Khô dầu
lạc hiện nay đứng thứ 3 trong các loại khô dầu dùng trong chăn nuôi sau khô dầu đậu tương và
khô dầu bông. Khi sử dụng làm thức ăn phải trộn thêm bột ngô, bột đậu tương để làm tăng thêm
khẩu phần ăn.
+ Cám lạc: Được nghiền nát từ vỏ quả lạc dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.
* Là cây có tác dụng cải tạo đất:
2
Lạc là cây trồng lý tưởng trong các hệ thống luân canh.

+ Do bộ rễ có khả năng sống cộng sinh với một loại vi khuẩn cố định đạm của khí quyển tạo
thành đạm cho cây trồng.
+ Thân lá lạc là nguồn phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ giới của đất có thể cho 5-10 tấn
lá/ha. Sau một vụ trồng lạc có thể để lại cho đất từ 40-70 Kg N/ha. Cho nên lạc là một trong
những loại cây trồng rất lý tưởng trong công tác cải tạo bồi dưỡng đất. Có vị trí quan trọng
trong chế độ luân canh với nhiều loại cây trồng khác.
+ Đối với đất đồi lạc là cây che phủ chống xói mòn.
* Lạc còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị.
Đối với nước ta lạc cũng là cây đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng. Hiện nay chúng ta đã
có một số nhà máy chế biến dầu lạc tinh luyện với công nghệ và thiết bị hiện đại, có khả năng
chế biến được nhiều loại dầu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
1.2. Tình hình sản xuất
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc là cây có lịch sử trồng trọt cách đây 3000 năm, nguồn gốc xa xưa là Nam Mỹ.
Nhưng mãi đến thế kỷ 18 cây lạc mới được phát triển. Bằng nhiều con đường đã đưa cây lạc đi
khắp thế giới.
Hiện nay, lạc đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu thực vật (về diện tích và sản lượng)
sau đậu tương. Diện tích lạc năm 2001 trên toàn thế giới là 21,35 triệu ha với năng suất14,3
tạ/ha tập trung chủ yếu ở châu á, Phi và châu Mỹ.
Nước có sản lượng lạc lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc:14 triệu tấn/năm; đứng thứ 2
là ấn Độ: 6 triệu tấn/năm; đứng thứ 3 là Mỹ: 1,9 triệu tấn/năm; đứng thứ 4 là Indonesia; đứng
thứ 5 là Nigieria: > 1 triệu tấn/năm.
Năng suất lạc không đồng đều giữa các nước: một số nước có diện tích trồng lạc lớn
nhưng năng suất thấp:
Ví dụ: ấn Độ: năng suất chỉ đạt 8 tạ/ha (do khô hạn, đất xấu)
Trung Quốc: Là nước có năng suất lạc rất cao: 31 tạ/ha. Thành công của Trung Quốc do:
giống mới, che phủ nilông, bón phân, tưới nước. Có được kết quả này là do Trung Quốc có
chính sách cải cách nông nghiệp do đó việc đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
là rất quan trọng.

Mỹ: Năng suất rất cao 34 tạ/ha
Ixraen: Năng suất đạt 68 tạ/ha
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam lạc có lịch sử trồng trọt cách đây hàng nghìn năm. Lạc vào Việt Nam từ khi
nào và theo hướng nào chưa được khẳng định chắc chắn. Đa số cho rằng lạc đựợc đưa từ Trung
Quốc xuống căn cứ vào tên gọi “Lạc hoa sinh”.
Sản xuất lạc trứơc năm 1945 tập trung ở một số tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích,
năng suất thấp chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Sau năm 1975 sản xuất lạc của ta mới có
bứơc phát triển đáng kể, diện tích và năng suất có xu hướng tăng dần. Đặc biệt từ những năm
1990 trở lại đây diện tích và năng suất lạc tăng lên khá nhanh. Năm 2001 diện tích lạc của cả
nước là 25 vạn ha với năng suất là 15 tạ/ha.
Phân bố sản xuất lạc ở Việt Nam như sau:
+ Vùng Trung Du Bắc Bộ: Là vùng trồng lạc lớn thứ 2 của miền Bắc. Cây lạc có lịch sử
trồng trọt ở đây từ rất lâu đời, diện tích có thể chiếm 10-15% tổng diện tích cả nước. Do đất
3
xấu, tầng canh tác mỏng thành phần cát mịn khá cao nên năng suất lạc thấp hơn so với năng
suất trung bình của cả nước.
+ Vùng khu 4 cũ: Là vùng trồng lạc lớn nhất miền Bắc nước ta chiếm 15-20% tổng diện tích
cả nước. Đây là vùng sản xuất lạc tập trung, năng suất thường cao hơn năng suất trung bình cả
nứơc.
+ Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Là vùng trồng lạc lớn nhất của đất nước tập trung ở
các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Đắc Lắc chiếm 30-40% tổng diện tích cả nước. Lạc chủ
yếu được trồng trên đất đỏ bazan, đất phù sa không được bồi tụ, lạc trồng trong mùa mưa đất tốt
nên năng suất lạc cao đạt 1,2-1,5 tấn/ha.
+ Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Dương: Diện tích không nhiều.
+ Vùng Duyên Hải miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng diện tích ít.
Những tiến bộ về sản xuất lạc ở nước ta trong thời gian qua:
+ Có nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã nâng năng suất lạc lên:
Các giống nhập nội từ Trung Quốc và các giống lai tạo ra như: L02, L14, L15, V79, 75/23 là
những giống tốt.

+ Che phủ nilông cho lạc
+ Gần đây có vụ lạc thu đông: do chúng ta chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên đã tạo ra nhũng
giống chịu hạn, chịu rét tốt hơn.
+ Có biện pháp kỹ thuật hợp lý: mật độ, bón phân có những thay đổi mới.
Triển vọng phát triển cây lạc ở nứơc ta:
+ Cây lạc với giá trị dinh dưỡng cao nên là thực phẩm quan trọng của nhân dân ta. Đây là
nguồn prôtêin và lipit quan trọng đối với người dân. Lạc dễ trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới
sẽ là một nguồn thực phẩm giàu protein chủ yếu của nứơc ta.
+ Đất đai nông nghiệp bị rửa trôi và phong hóa nhanh vì thế là cây trồng cải tạo đất trong
hệ thống canh tác đa canh ở nước ta.
Vì thế để nâng cao hiệu quả kinh tế cần tạo vùng sản xuất tập trung để nâng cao tỉ lệ lạc
thương phẩm và phấn đấu năng suất cao. Ngoài việc hợp tác quốc tế chúng ta cần lai, chọn tạo
những giống mới có năng suất, phẩm chất cao phù hợp với các vùng trồng lạc. Ngoài ra cần tổ
chức hệ thống biện pháp kỹ thuật hợp lý, phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều ngành, nhiều cấp
mới mong tạo ra những bước tiến trong thâm canh sản xuất lạc để sản xuất lạc mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Chương 2. Cơ sở sinh vật học của cây lạc
2.1. Phân loại
Cây lạc thuộc họ đậu - Fabacae. Trong họ này gồm nhiều chi khác nhau, lạc thuộc chi
arachis. Chi arachis có tia quả, quả phát triển dưới đất, hoa hầu hết ra ở đoạn gốc của thân và
cành. Chi arachis gồm nhiều thứ khác nhau, lạc trồng thuộc thứ hypogaea.
Phân loại dưới loài của lạc trồng khá phức tạp, có nhiều cách phân loại lạc trồng.
* Dựa vào dáng cây:
Theo cách này chia cây lạc thành: lạc đứng, lạc bò, lạc nghiêng ngả, lạc bụi, lạc nửa bò.
Cách phân loại này dễ bị thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh, không có cơ sở khoa học chắc chắn.
* Dựa vào số hạt trong quả để phân loại:
Theo cách này lạc được chia làm 2 loại hình:
+ Loại hình peru: một quả lạc có từ 3 đến 4 hạt
+ Lọại hình Braxin: phổ biến hơn, trong một quả thường có từ 1 đến 2 hạt
4

* Dựa vào đặc tính thực vật, thời gian sinh trưởng, kích thước quả và hạt. Cách phân loại này
do các tác giả Trung Quốc đặt ra và được thừa nhận.
* Dựa vào đặc điểm phân cành và đặc tính nở hoa chia cây lạc thành 2 nhóm:
Nhóm phân cành liên tục Nhóm phân cành xen kẽ
Ít có cành cấp cao, chủ yếu là phân cành
cấp 1, cấp 2, ít có cành cấp 3, cấp 4
Phân cành cấp cao, có thể phân tới các
cành cấp 3, cấp 4
Thân chính có hoa và quả Thân chính không bao giờ có hoa và quả.
Sự ra hoa: trên cặp cành đầu tiên hoa ra
liên tục, các cành trên không theo quy
luật này thường có từ 6 - 8 đốt mang hoa.
Sự ra hoa: trên cặp cành ngang đầu tiên
hoa ra xen kẽ, cụ thể: 2 đốt đầu ra cành
sinh dưỡng, đốt 3, 4 ra hoa, 2 đốt tiếp ra
cành.
Sự kết quả: tập trung ở gần gốc Sự kết quả: rất rải rác, không tập trung ở
phần gốc
TGST ngắn

120 ngày (ở vùng nhiệt
đới)
TGST dài >120 ngày
Hạt không có thời gian ngủ nghỉ Hạt có thời gian ngủ nghỉ do đó cần có
thời gian bảo quản (3 - 4 tháng)
Bệnh đốm lá: rất mẫn cảm với bệnh Bệnh đốm lá: rất ít mẫn cảm với bệnh.
2.2. Đặc điểm thực vật học
2.2.1. Rễ lạc
Là rễ cọc, gồm một rễ chính ăn sâu và các rễ bên phân nhánh nhiều cấp. Rễ cái (rễ cọc)
được phát sinh từ phôi của hạt có thể ăn sâu từ 1,2-1,3m. Các rễ bên phân nhánh nhiều cấp tạo

thành mạng lưới rễ dày đặc, phân bố chủ yếu ở độ sâu từ 0-40cm, các rễ bên có thể ăn sâu rộng
từ 0-40cm.
Trên rễ lạc có nhiều nốt sần. So với một số cây họ đậu khác thì nốt sần trên cây lạc hình
thành muộn hơn. Nốt sần bắt đầu xuất hiện khi cây lạc có 3-4 lá thật. Những nốt sần này tăng
nhanh về số lượng và kích thước từ khi cây lạc có 6-7 lá thật cho đến khi hoa nở. Nốt sần này
được hình thành do vi khuẩn có khả năng cố định đạm Rhizobium Vigna sống cộng sinh trên
cây lạc. Chính nhờ vi khuẩn này mà rễ lạc có khả năng cố định đạm không khí thành NH
3
cho
cây dưới tác dụng của men nitrrogenaza và ATP.
N
2
+ 8 H
+
+ 8 e
-
enitrogenas
ATP
2 NH
3
+ H
2
Bình thường vi khuẩn này sống ở trong đất nhờ sự phân giải của xác thực vật( vi khuẩn
hảo khí). Chỉ khi rễ lạc tiết ra chất hấp dẫn như đường saccaroza, axit uronic… làm cho vi
khuẩn đến xâm nhập qua màng lông hút của rễ vào bên trong biểu bì, tới nội bì và sinh sản ở
đó. Các tế bào ở gần gốc rễ bị vi khuẩn xâm nhập đã phân chia nhanh để khu trú vi khuẩn tại
một khu vực, nơi đó rễ bị phìng to tạo thành nốt sần.
Nốt sần hữu hiệu có màu hồng, đó là màu của nitrogenaza – hợp chất cơ kim có tác dụng
khử N
2

(leghemoglobin).
Đặc điểm của vi khuẩn: háo khí, pH từ 5,5-6,5, chuyên tính khá cao.
Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển cần:
+ Chọn đất, làm đất tơi xốp.
+ Đất chua, bón vôi để nâng pH đất.
5
+ Vùng chưa trồng lạc bao giờ bón thêm phân vi khuẩn (xử lý nitragin).
+ Bố trí thời vụ hợp lý để cung cấp tốt các điều kiện ánh sáng nhiệt độ.
2.2.2. Thân
Thân thảo, chủ yếu có màu xanh đôi khi có màu tím đỏ.
Thân được chia làm nhiều đốt 25-30 đốt, trên thân có nhiều lông trắng. Thân có 2 dạng:
dạng đứng và dạng bò.
2.2.3. Cành
Có thể phân 3-4 cấp cành nhưng chủ yếu phân cành cấp 1, cấp 2. Cành cấp một bao giờ
cũng mọc đối và mọc từ nách lá mầm. Trên cây có nhiều nhất 10 cặp cành cả cành cấp 1 và cấp
2. Trên cây có 2-4 cành cấp 1, 2-3 cành cấp 2.
2.2.4. Lá
Có 3 loại lá:
+ Lá mầm
+ Lá thật: Lá kép có 4 lá chét, có thể biến thái thành 3, 5, 7, hình dạng lá chét khác nhau
tùy thuộc giống: tròn, bầu dục dài… Đây là chỉ tiêu để phân biệt giống.
+ Lá kèm là phần còn lại trong quá trình biến thái của lá, thường xuất hiện ở gốc cuống
lá.
Lá lạc có sáp trên bề mặt, khí khổng ở 2 mặt lá.
2.2.5. Hoa
Hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, có màu vàng, mọc thành chùm, nở vào buổi sáng.
Cấu tạo: 5 cánh, 5 đài, 10 nhị đực trong đó 2 nhị đực bị thoái hóa, trong 8 nhị đực có 4
nhị đực dài và 4 nhị đực ngắn có bao phấn tròn phần cuối của nhị đực kết dính lại tạo thành ống
đài, 1 nhị cái.
Có 2 loại hoa:

+ Hoa bình thường ở trên cao
+ Hoa ngậm
2.2.6. Tia lạc
Sau khi lạc thụ tinh các tế bào mô phân sinh ở gần cuống hoa phân chia nhanh phát triển
mạnh tạo thành tia lạc.
Tia đẩy bầu hoa chui xuống đất và hình thành quả trong đất. Sau khi lạc ra hoa được 4
ngày thì xuất hiện tia. Sau khi ra hoa 8-10 ngày tia lạc đâm xuống đất.
2.2.7. Quả
Có 2 dạng:
+ Dạng kén tằm : 2 hạt/quả.
+ Dạng ngón tay: 3-4 hạt/quả.
Trên quả có gân, có 16-20 gân dọc, nhiều gân ngang, làm cho vỉ quả xù xì.
Trên quả có eo
Quả còn có mỏ có thể tù, nhọn… Đây cũng là chỉ tiêu để phân biệt giống.
2.2.8. Hạt
Có 3 màu: trắng hồng, hồng, đỏ Bắc Giang.
Cấu tạo hạt: ngoài cùng là vỏ lụa, trong có 2 lá mầm, đỉnh mầm, thân mầm, rễ mầm.
Khối lượng 100 hạt 50-70g.
2.3. Các thời kì sinh trưởng phát triển của lạc
2.3.1. Thời kì mọc mầm
6
Là thời kì đầu tiên trong chu kì phát triển của lạc được tính từ khi gieo đến khi mọc được
50%, kéo dài 5-7 ngày trong điều kiện bình thường. Trong điều kiện bất thuận kéo dài 15-20
ngày (rét , khô hạn).
Biểu hiện bên ngoài của quá trình nảy mầm: trục phôi hạ diệp dài ra nhanh, đưa rễ mầm
lộ khỏi hạt và phát triển thành rễ chính đầu tiên cắm sâu vào đất, đồng thời phôi hạ diệp dài ra,
đưa lá mầm lộ khỏi mặt đất. Trục phôi thượng diệp cũng lớn nhanh khiến 2 lá mầm tách ra và lá
thật thứ nhất xuất hiện.
Trong quá trình nảy mầm, trong hạt có quá trình biến đổi sinh lý, sinh hoá sâu sắc dưới
tác động của điều kiện môi trường:

Lipit → Glyxerin → Triozophotphat → Glucozo
Lipit → Axit béo → Axetilacofecmen A
Protein dự trữ → a. amin: để tổng hơp lại thành protein cấu tạo ở cây con
Quá trình hút nước:
+ Hướng chủ động: để hoạt hoá các men (lượng nước cần hút ít nhất bằng 35040% trọng
lượng hạt)
+ Hướng bị động: hạt chết (mất sức nảy mầm) hút nước vào hạt quá nhiều gây thối hạt
nhanh chóng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt
+ Điều kiện ngoại cảnh:
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt 25 - 30
0
C, dưới 12
0
C ngừng gieo hạt.
Độ ẩm đất: 70 - 80%.
0
2
đủ (Nêú thiếu phản ứng Axetilacofecmen A chuyển hóa thành gluco xảy ra theo chiều
nghịch), axit béo tích luỹ trong hạt nhiều làm giảm pH gây rối loạn hoạt động các men làm hạt
bị thối.
+ Chất lượng hạt giống: hạt chứa lượng lipit và protein lớn, dễ bị biến chất trong quá trình
bảo quản làm mất sức nảy mầm. Hạt giống thu hoạch về gặp mưa, phơi không kịp tỉ lệ mọc
giảm hoặc không nảy mầm. Hạt giống có thời gian ngủ nghỉ bảo quản lâu cũng làm giảm tỷ lệ
mọc.
+ Kỹ thuật: Làm đất, độ sâu gieo hạt
2.3.2. Thời kỳ cây con
Được tính từ khi mọc đến khi bắt đầu ra hoa kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống và mùa
vụ (vụ xuân 40 ngày, vụ thu 30 ngày).
Thời kỳ này kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ bình quân ngày vì cây lạc mẫn

cảm với nhiệt độ.
Đặc điểm của thời kỳ này:
+ Cây sinh trưởng chậm đặc biệt là trước thời kỳ 3 lá vì chưa có nốt sần. Khả năng tích luỹ
chất khô khoảng 10% tổng lượng chất khô.
+ Sự phân hoá đốt và mầm hoa xảy ra ở thời kỳ này, do vậy yếu tố ánh sáng rất quan trọng.
Cần chú ý mối quan hệ giữa sinh trưởng thân chính, cành và mầm hoa. Nếu thân chính sinh
trưởng quá mạnh sẽ ức chế sự phân hoá cành và mầm hoa. Vì vậy cần phải bón cân đối N, P, K.
+ Rễ phát triển mạnh, sâu, rộng, vào thời kỳ 3 lá nốt sần bắt đầu được hình thành sau đó tăng
nhanh về mặt số lượng.
+Thời kì cây con cây lạc dễ bị nhiều loại sâu bệnh phá hại.
7
Ở thời kỳ này cần có những biện pháp kỹ thuật:
+ Bón thúc N sớm vào thời kỳ 3 lá, tạo điều kiện bộ rễ phát triển trước.
+ Xới xáo sớm lúc cây đạt 3 lá và thường xuyên.
+ Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
2.3.3. Thời kỳ ra hoa, đâm tia:
Do đặc điểm thời gian phân hoá mầm hoa kéo dài nên thời gian ra hoa lạc cũng kéo dài.
Thời gian này kéo dài 25-40 ngày tuỳ theo giống và điều kiện môi trường.
Hoa lạc là hoa lưỡng tính, mọc chùm ở nách lá, là loại hoa tự thụ phấn hầu như hoàn
toàn. Hiện tượng thụ phấn khác hoa chỉ chiếm 0,1-0,2%.
Nụ hoa thường hình thành vào buổi chiều hôm trước, đạt kích thước cực đại vào ban đêm
và nở hoa vào buổi sáng hôm sau, héo ngay vào buổi chiều. Hoa lạc thường nở vào lúc 6-8h
sáng. Trời âm u, hoa nở muộn hơn. Quá trình thụ phấn trước khi nở khoảng 4-6h (xảy ra vào
lúc 1-3h sáng). Quá trình thụ tinh diễn ra khoảng 10h sau khi thụ phấn.
Toàn bộ thời gian ra hoa của lạc có thể chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn dầu (chớm hoa): kéo dài 1-3 ngày. Mỗi ngày ra rung bình 1-2 hoa/cây/ngày.
+ Giai đoạn hoa rộ: kéo dài 10-15 ngày, là thời kỳ ra hoa liên tục của lạc, có thể đạt 5-7
hoa/cây/ngày.
Hoa nở ở giai đoạn đầu và giai đoạn hoa rộ là những hoa hữu hiệu. Do vậy trong kỹ thuật
trồng trọt phải tạo điều kiện cho hoa ra tập trung , thời kì hoa rộ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn

nhưng số hoa nhiều.
+ Giai đoạn hết hoa: Sau giai đoạn hoa rộ số hoa giảm hẳn, lác đác 1-2 hoa/cây. Đây là
những hoa cuối thời kì sinh trưởng.
Lạc thường ra hoa vào tháng 4, có nắng thuận lợi cho việc ra hoa, tạo quả .
Thời kỳ ra hoa cây lạc rất mẫn cảm với yếu tố ngoại cảnh bất thuận: hạn, rét, sâu bệnh.
Thời kỳ khủng hoảng nước của lạc là thời kỳ ra hoa → không được để hạn trong thời kỳ
này.
Thời kỳ này cần chú ý mối quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh
thực.
Thời kỳ ra hoa cây lạc có đặc điểm sinh trưởng thân lá rất mạnh, tích luỹ được 40% trọng
lượng chất khô, thuận lợi cho lạc ra nhiều hoa và nhiều quả.
Trong một số trường hợp, sinh trưởng thân lá quá mạnh làm lạc bị lốp:
+ Do bón quá nhiều N, không cân đối với P, K.
+ Trong đất giầu N những nghèo P, Ca, sự phân bố các chất dinh dưỡng không hợp lý
chỉ tập trung ở thân lá mà không chuyển về quả, hạt được.
Sự hình thành tia: Sau khi thụ tinh, lớp tế bào ở đầu cuống hoa phân chia mạnh, tạo thành
tia quả. Tia quả phát triển nhanh, đưa các tế bào noãn được thụ tinh nằm ở đầu tia, đâm xuống
đất.
Sau khi hoa nở 4 ngày thì xuất hiện tia, tia phát triển nhanh theo hướng địa dương.
Điều kiện để cho quả lạc phát triển:
+ Ẩm độ, bóng tối
+ Cần có sự cọ xát cơ giới.
Ngoài ra tia muốn phát triển thành quả cần phải có đủ 0
2
để hô hấp và đủ các chất dinh
dưỡng (tia quả có khả năng hấp thụ trực tiếp một số nguyên tố dinh dưỡng, nhất là Ca).
Biện pháp kỹ thuật cần tác động:
8
+ Sau thời kỳ hoa rộ tiến hành xới và vun cao để tạo bóng tối và ẩm độ cho quả lạc phát
triển .

+ Khắc phục lạc bị lốp bằng cách bón vôi bột: 300-500 kg/ha tung vào sáng sớm trên mặt
lá.
2.3.4. Thời kỳ kết quả đến chín
Sau thời kỳ hoa rộ, xuất hiện một số tia đâm xuống đất để phát triển hình thành quả và
quá trình hình thành quả diễn ra như sau:
Tia phải đâm xuống đất khoảng 5-6 ngày thì thay đổi hình dạng phía đầu tia. Đến ngày
thứ 9 đầu tia phình to hình thành quả lạc non; đến ngày 18-20 quả lạc đạt kích thước tối đa
nhưng chưa có hạt, đến ngày 30 có hạt, ngày 40 hạt to, mẩy sau khoảng 60 ngày quả chín.
Chia quá trình phát triển của quả thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Sự hình thành vỏ quả, trong 20 ngày đầu khi tia đâm xuống đất là giai
đoạn phát triển của vỏ quả. Giai đoạn này, các tế bào nhu mô của vỏ quả giữa chiếm hầu hết
khoang quả, hạt lớn rất chậm.
+ Giai đoạn 2: Tích luỹ vật chất vào trong quả và hạt, làm hạt mẩy lên.
Vào thời kỳ chín cùng với sự biến đổi hình thái bên ngoài, bên trong quả có sự biến đổi
sinh lý, sinh hoá như sau:
+ Hàm lượng nước, đạm, glucoza giảm dần trong quá trình chín của quả.
+ Hàm lượng lipit, protein tăng dần và được tích luỹ, đạt tối đa khi thu hoạch. (Các chất
dự trữ này được tổng hợp ở hạt từ các nguyên liệu là các gluxit có mạch cacbon ngắn C
5
, C
6
).
Các đường này được vận chuyển từ các cơ quan dinh dưỡng tới và một phần đáng kể là sản
phẩm quang hợp được hình thành ở lá trong giai đoạn này.
Các biện pháp kỹ thuật cần chú ý ở thời kỳ quả chín:
+ Tiếp tục phòng trừ sâu bệnh
+ Duy trì độ ẩm thích hợp (70-80%). Nếu để độ ẩm cao hạt lạc có thể nảy mầm ngoài
đồng ruộng hoặc bị nấm bệnh làm thối quả. Nếu để khô hạn, qủa không phát triển được, bầu lạc
bị teo.
Chú ý: Mối quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực:

Khi lạc bắt đầu ra hoa là thời điểm cây chuyển từ thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng sang
thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên tới thời điểm này cây mới chỉ tích luỹ được 20-25%
trọng lượng chất khô. Như vậy 75-80% trọng lượng chất khô ở cơ quan dinh dưỡng được tích
luỹ trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (nở hoa - hình thành hạt).
Thời kỳ ra hoa - làm quả diễn ra 2 hoạt động sinh lý mạnh:
- Cây vừa hình thành vừa phát triển cơ quan sinh thực
- Các bộ phận dinh dưỡng tăng nhanh về khối lượng
Cả hai quá trình này đều đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Quan hệ sinh trưởng sinh thực và
sinh trưởng dinh dưỡng vừa tương hỗ vừa cạnh tranh:
Cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng nếu sinh trưởng mạnh, đạt trọng lượng khô cao, diện
tích lá lớn tạo tiền đề cho số quả nhiều, quả chắc. Nhưng vào thời kỳ chín, các bộ phận dinh
dưỡng phải giảm trọng lượng để tích luỹ chất khô vào hạt.
Nếu sinh trưởng dinh dưỡng quá lớn, nhất là vào thời kỳ chín của hạt, sinh trưởng dinh
dưỡng vẫn ở tốc độ tăng trưởng lớn, sản phẩm quang hợp và nguồn đạm hấp thu không được
vận chuyển về quả hạt mà vẫn tập trung ở đầu cành, đầu thân làm cây bị lốp đổ, giảm năng suất.
9
Trong kỹ thuật trồng trọt cần chú ý mối quan hệ giữa sinh trưởng sinh thực và sinh
trưởng dinh dưỡng, trên cơ sở tạo cho sinh trưởng dinh dưỡng tốt ở giai đoạn đầu, là cơ sở tạo
năng suất lạc.
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây lạc
2.4.1. Nhiệt độ
Là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu liên quan đến thời gian sinh trưởng của lạc. Lạc là cây
trồng có nguồn gốc nhiệt đới, là cây ưa ẩm. Lạc yêu cầu nhiệt độ tương đối cao để sinh trưởng
phát triển.
Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của lạc là 25-34
0
C với tổng tích ôn
2600-4000
0
C tùy theo giống và mùa vụ.

Nhiệt độ là một trong hai yếu tố quyết định đến thời gian mọc mầm của cây lạc và là yếu
tố quyết định trực tiếp đến thời gian sinh trưởng dinh dưỡng cây lạc.
Nhiệt độ ảnh hưởng toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của lạc:
+ Nhiệt độ thấp: Làm lạc mọc mầm chậm, tỉ lệ mọc giảm, nhiệt dưới 12
0
C làm mầm có
thể bị chết. Cây con sinh trưởng còi cọc, cản trở sự phân hóa mầm hoa, cây phân cành ít do đó
năng suất giảm. Nhiệt độ thấp chỉ cần xuống 15-18
0
C làm ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ
phấn, thụ tinh. Vào thời kỳ chín nhiệt độ thấp dưới 20
0
C làm cản trở quá trình vận chuyển vật
chất vào hạt, hạt không chín được mặc dù bộ lá vẫn xanh nhưng hạt không phát triển được hàm
lượng nước trong hạt cao, vỏ quả không cứng, gân nổi không rõ. Diệp lục không hình thành
được, lá bạc trắng.
+ Nhiệt độ cao có thể làm yếu cây con vì cường độ hô hấp của hạt quá lớn làm tiêu hao
nhiều dinh dưỡng của hạt.
+ Cây lạc là cây rất mẫn cảm với nhiệt độ: nhiệt độ trung bình ngày càng cao cây ra hoa
sớm, nhiệt độ thấp cây ra hoa muộn.
Nhiệt độ thích hợp cho từng thời kì như sau:
+ Thời kỳ mọc mầm, nhiệt độ thích hợp: 25-30
0
C
+ Thời kỳ cây con, nhiệt độ thích hợp: 25-30
0
C
+ Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp: 24-33
0
C

+ Thời kỳ kết quả yêu cầu nhiệt độ cao nhất. Thời kỳ này chiếm 1/3 chu kỳ sinh trưởng
nhưng đòi hỏi tích ôn bằng 2/3 tổng tích ôn đời sống cây lạc.
+ Thời kỳ chín nhiệt độ thích hợp 25-28
0
C
2.4.2. Ánh sáng
Lạc là cây ngày ngắn nhưng phản ứng với quang chu kỳ rất yếu. Trong nhiều trường hợp
thể hiện phản ứng như là cây trung tính. Thời gian chiếu sáng trong 1 ngày không ảnh hưởng
đến sự ra hoa của lạc, có thể gieo nhiều vụ.
Thời gian sinh trưởng của lạc hầu như chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí mà không
phụ thuộc vào quang chu kỳ .
Là cây C
3
, hiệu quả sử dụng quang năng không bằng cây C
4
(mía ) tuy nhiên lạc là cây
ưa sáng. Thời kỳ nở hoa, những ngày có nắng, hoa nở tập trung, quá trình thụ phấn thụ tinh
thuận lợi .
Trong quá trình trồng trọt cần chú ý như thế nào?
+ Phải đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho lạc phát triển .
+ Không được trồng xen trong trường hợp cây trồng chính khép tán.
+ Không nên trồng với mật độ quá dày làm cho lóng lạc vươn cao, phân hoá hoa ít.
2.4.3. Yêu cầu về nước
10
Nước là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Tình trạng nước trong
đất có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Suốt chu kỳ sống cây yêu cầu
lượng nước từ 450-700mm. Lượng mưa này tập trung nhiều hơn vào thời kỳ ra hoa, làm quả
của cây lạc. Thời kỳ này chiếm lượng nước bằng 2/3 tổng lượng nước cây cần. Thời kỳ khủng
hoảng nước là thời kỳ ra hoa, nếu để hạn năng suất giảm lớn. Thời kỳ cây lạc có khả năng chịu
hạn tốt nhất là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, tuy nhiên hạn kéo dài trong thời kỳ này cũng có

ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.
Độ ẩm đất thích hợp cho cây lạc qua từng thời kỳ như sau:
+ Thời kỳ mọc: 70-80%.
+ Thời kỳ cây con: 60-70%
+ Thời kỳ ra hoa, làm quả: Độ ẩm đất thích hợp 70-80%
+ Thời kỳ chín 60-70%
2.4.4. Đất
Là yếu tố quan trọng nhất quyết định vùng trồng lạc. Năng suất lạc phụ thuộc chủ yếu
vào yếu tố đất đai.
Tiêu chuẩn của đất trồng lạc tốt: đất tơi xốp, đất nhẹ, có thành phần cát thô, cát mịn nhiều
hơn đất sét, lạc ưa đất sáng màu hàm lượng chất hữu cơ dưới 2%.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ để:
+ Giúp lạc mọc mầm dễ
+ Rễ phát triển mạnh cả chiều sâu và chiều ngang
+ Đủ O
2
cho vi khuẩn hoạt động
+ Thuận lợi tối đa cho quá trình đâm tia, quả phát triển tối đa
+ Thu hoạch dễ dàng
Độ pH thích hợp cho đất trồng lạc 5,5-7.
Đất thịt nhẹ, đất cát pha có tỉ lệ cát thô cao, đất cát ven biển Nghệ An không bị chua, tỉ
lệ cát thô cao thích hợp cho việc trồng lạc.
Đất bạc màu (Hà Bắc) cát mịn cao, tầng canh tác mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, trồng
lạc để cải tạo đất.
Đất sét, đất thịt mất kết cấu không thích hợp cho trồng lạc.
Chương 3. Kỹ thuật trồng trọt
3.1. Chế độ trồng trọt
3.1.1. Chế độ luân canh
Lạc là cây trồng cạn có hàm lượng đạm cao trong thân lá, là đối tượng cho nhiều loại
sâu bệnh khác nhau gây hại. Nếu trồng lạc liên tục trên một mảnh đất làm giảm năng suất

Lạc là loại cây trồng thuộc họ đậu có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng cố định
nitơ khí quyển thành nitơ cung cấp cho cây trồng. Do vậy đưa lạc vào các công thức luân canh
để cải tạo đất. Sau 1 vụ trồng lạc đã để lại cho đất từ 40-70 kg đạm/ha .
Vì vậy lạc là cây trồng trước hoặc cây trồng sau rất tốt trong các công thức luân canh.
Tuỳ thuộc điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu và tập quán canh tác của địa phương để bố
trí chế độ luân canh thích hợp:
+ Vùng cao, không chủ động nước. Lạc xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ đông
+ Đất bãi: Lạc xuân - Ngập nước - Cây vụ đông
+ Đất chuyên màu: Mạ mùa - Lạc thu - Cây khoai lang
+ Vùng đất cát ven biển Nghệ An: Lạc xuân - Vừng - Rau
11
Hoặc Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây hoặc rau các loại
3.1.2. Trồng xen
Việc trồng xen lạc với cây trồng khác cũng đã được nhân dân ta áp dụng từ lâu đời ở các
địa phương khác nhau, như việc trồng xen lạc vào ruộng ngô, mía, sắn, các loại cây ăn quả và
cây công nghiệp như cam, chè Cách làm này không chỉ tận dụng đất hạn chế cỏ dại, chống
xói mòn, đỡ công chăm sóc, chống hạn cho cây trồng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế trên
nhiều mặt. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Huế, nếu trồng lạc thuần thì năng suất lạc đạt
20,1 tạ/ha. Trong trường hợp xen lạc vào ngô thì năng suất lạc là 18 tạ/ha, năng suất ngô đạt 25
tạ/ha.
Lạc là cây ưa sáng, có bộ tán lá thấp, có bộ rẽ ăn sâu. Khi trồng xen cần chú ý:
+ Nếu coi lạc là cây trồng chính, mỗi m
2
lạc có thể trồng xen 1-2 cây ngô
+ Nếu coi lạc là cây trồng phụ: trồng xen với cây trồng hàng rộng vào thời kì chưa khép
tán. Có thể trồng xen với mía, sắn hoặc cà phê, chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.
3.2. Giống lạc và chuẩn bị hạt gieo
3.2.1. Giống lạc
Một giống lạc tốt là giống thích hợp với điều kiện địa phương và cho năng suất cao. ở
Việt Nam thường trồng một số giống lạc sau:

* Giống Sen Nghệ An:
Là giống địa phương có nguồn gốc ở Nghệ An, trồng hầu hết ở các tỉnh phía Bắc.
ưu điểm:
+ Thời gian sinh trưởng 120 ngày
+ Sinh trưởng, phát triển trong điều kiện không cần thâm canh cao.
+ Có thể cho năng suất từ 13-15 tạ/ha.
+ Quả rất đẹp, hạt có màu sắc đẹp, màu trắng hồng, đều hạt tròn căng.
+ Chất lượng dầu cao ăn béo.
+ Xuất khẩu phù hợp, được ưa chuộng.
+ Tỷ lệ nhân cao: 73-75%.
Nhược điểm: Khối lượng 100 hạt đạt 48g (tiêu chuẩn lạc xuất khẩu trên 50g).
* Giống LO2: Có nguồn gốc từ Trung Quốc
Ưu điểm:
+ Là giống cho năng suất cao thuộc loại hình thâm canh.
+ Quả to, hạt to khối lượng 100 hạt trên 50g.
+ Chất lượng dầu cao
+ Năng suất cao đạt 20-30 tạ/ha.
Nhược điểm:
+ Vỏ dày, tỉ lệ nhân thấp.
* Giống L14:
Có nguồn gốc ở Trung Quốc. Giống này hiện nay được trồng phổ biến, quả nhiều, năng
suất cao.
* Giống MD7:
Là giống do viện Khoa học Nông nghiệp tạo ra, mới được công nhận năm 2002.
Ưu điểm:
+ Có khả năng chống bệnh tốt đặc biệt là bệnh héo xanh.
+ Năng suất đạt loại khá, đạt 15-20 tạ/ha.
+ Màu sắc hạt trắng hồng, thích hợp xuất khẩu.
12
* Giống Sen lai 75/23:

Là giống do bộ môn cây công nghiệp tạo ra từ tổ hợp sen lai Nghệ An và Trạm Xuyên
Trung Quốc.
+ Là giống tốt, có khả năng chịu nước trời.
+ Năng suất cao hơn lạc Sen.
3.2.2. Chuẩn bị hạt gieo
Để nâng cao sức nảy mầm cho hạt ở ngoài đồng ruộng cần có những biện pháp sau:
+ Phơi lại quả giống: Mục đích là để giảm ẩm độ trong hạt, tăng khả năng hút nước, kích
thích sự nảy mầm của hạt. Biện pháp này đơn giản chủ động trên đồng.
+ Ngâm ủ hạt giống:
Trong điều kiện nhiệt độ thấp 13-15
0
C nếu gieo trực tiếp trên đồng ruộng thời gian mọc
mầm của hạt lâu. Vì vậy cần tiến hành ngâm ủ để rút ngắn thời gian mọc, nâng cao tỉ lệ mọc
mầm cho hạt.
Ngâm vào nước ấm từ 2-3
h
để hạt hút trương, sau đó vớt ra để ráo rồi đem ủ nơi thoáng
mát gần bếp hoặc trong đống rơm rạ. Sau 24-48
h
hạt nhú phôi trắng. Chọn những hạt nhú phôi
đem gieo.
Biện pháp này rất hiệu quả vì tỉ lệ mọc thực tế trên đồng ruộng cao do đã loại bỏ được
hạt không nảy mầm, rút ngắn thời gian trên đồng ruộng, tránh hại do rét.
Chú ý: Không nên ngâm ủ trong các trường hợp sau
Rét đậm làm mầm bị chết.
Đất khô không tưới được nước làm cho mầm bị héo.
+ Gieo trồng một vụ lạc thu để làm giống cho tỉ lệ mọc mầm rất cao trên 98%.
+ Tạo điều kiện môi trường thuận lợi khi gieo hạt: đất tơi xốp, đủ ẩm, độ sâu của lớp đất
gieo hạt thích hợp
3.3. Thời vụ

3.3.1. Cơ sở chung để xác định thời vụ
- Yêu cầu sinh thái của cây lạc: nhiệt độ tương đối cao, ưa sáng, ẩm độ đầy đủ vào thời kì
ra hoa làm quả.
- Đặc điểm của giống lạc (chủ yếu dựa vào thời gian sinh trưởng)
Ví dụ: Cùng vụ xuân nếu là giống chín sớm thì gieo vào cuối tháng 2, giống chín muộn thì
gieo vào đầu tháng 2.
- Cơ cấu cây trồng của vùng trồng lạc.
3.3.2. Thời vụ gieo trồng
a. Vụ lạc xuân

Là vụ lạc chính của miền Bắc có từ lâu đời, cho sản phẩm chủ yếu.
Gieo vào tháng 2 thu hoạch vào tháng 5, 6.
Đặc điểm khí hậu của vụ lạc này:
+ Cây lạc sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng tăng dần từ đầu đến cuối
vụ, phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây lạc.
+ Vào tháng 4 có nắng đầy đủ, bắt đầu có mưa thuận lợi cho việc ra hoa làm quả.
+ Vào thời gian thu hoạch có nắng to thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản.
+ Tuy nhiên ở thời vụ này thường rét và khô hạn khi gieo hạt, làm hạt mọc chậm, tỉ lệ
mọc giảm. Có khả năng bị hạn vào thời kỳ ra hoa nhất là vụ sớm.
+ Thời kỳ cây con tiếp tục bị rét, mây mù nhiều, thiếu ánh sáng làm cây con sinh trưởng
chậm.
13
Biện pháp khắc phục
+ Tránh ngày rét ẩm không gieo.
+ Ngâm ủ hạt giống.
+ Bón lót đầy đủ phân lân.
+ Tưới nước bổ sung đặc biệt là vào thời kì ra hoa.
+ Vào thời kì quả chín cần phải tiêu nứơc.
+ Đối với đất ngoài bãi gieo sớm hơn, thu hoạch khẩn trương để tránh rủi ro.
b. Vụ lạc thu


Là vụ lạc chủ yếu trồng để bán giống.
Gieo vào tháng 7 chủ yếu tháng 8, thu hoạch vào tháng 11,12.
Vụ lạc thu còn gọi là biện pháp giữ giống ngoài đồng ruộng vì rút ngắn thời gian bảo
quản giống, tỉ lệ mọc mầm cao, sức sống hạt giống khỏe, hạt có thể nảy mầm trong điều kiện
khí hậu thời tiết bất thuận của vụ lạc xuân.
Đặc điểm khí hậu của vụ lạc thu:
+ Cây lạc sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng giảm dần từ đầu vụ đến
cuối vụ.
+ Khi gieo hạt thường gặp mưa lớn.
+ Thời kì sinh trưởng đầu gặp điều kiện nhiệt độ cao (30-35
0
C) rút ngắn thời gian sinh
trưởng dinh dưỡng, lượng chất khô tích lũy ít, số hoa số qủa ít so với vụ xuân.
+ Thời kì ra hoa làm quả thường bị khô hạn làm giảm trọng lượng của quả và hạt.
+ Bệnh đốm lá phát triển nặng hơn vụ xuân.
Những điều kiện trên làm năng suất lạc thu chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 vụ lạc xuân, nên khó
vận động bà con trồng.
Biện pháp khắc phục:
+ Trồng dày với mật độ 35-40 cây/m
2
.
+ Tưới nước bổ sung vào thời kì ra hoa làm quả.
+ Phòng trừ bệnh đốm lá bằng dung dịch boocđô ngay khi bước vào thời kì ra hoa.
+ Khi gieo thường gặp mưa cần làm luống cao, mặt luống hẹp, dùng trấu hoặc đất bột
hoặc dùng ni lông phủ sau khi gieo hạt, chọn đất nhẹ dễ thoát nước.
+ Khi thu hoạch về nếu thiếu nắng có thể sấy khô quả.
3.4. Làm đất
Yêu cầu chung:
+ Đất tơi xốp, nhỏ để: Giúp hạt nảy mầm được dễ dàng. Nốt sần hình thành sớm và

nhiều. Tia đâm xuống dễ dàng giúp quá trình hình thành quả thuận lợi. Thu hoạch thuận lợi.
+ Đủ ẩm đảm bảo cho hạt hút ẩm. Trong trường hợp đất khô phải tưới nước bổ sung.
+ Làm đất phẳng, độ ẩm đồng ruộng đồng đều (tránh gây úng cục bộ) tạo điều kiện tưới
và tiêu nước dễ dàng.
+ Sạch cỏ dại.
Sau khi làm đất xong cần lên luống nhằm tạo điều kiện tưới, tiêu nước thuận lợi, chăm
sóc tốt, tạo điều kiện để bộ rễ phát triển tốt trên tầng đất mặt.
Kích thước của luống như sau: Rộng 1,2-1,3m; cao 0,2m; rãnh rộng 35-40cm.
Đối với đất ngoài bãi dẽ thoát nước làm theo băng rộng 3-5m.
3.5. Mật độ, khoảng cách gieo trồng
14
Bố trí mật độ, khoảng cách hợp lý nhằm sử dụng một cách hợp lý nhất đất đai, dinh
dưỡng và ánh sáng tức là giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa cá thể và quần thể để đạt năng
suất cao nhất trên một đơn vị diện tích.
Cơ sở để xác định mật độ:
+ Dựa vào đặc điểm của giống lạc đem gieo: giống sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều,
tán rộng do đó trồng thưa. Hiện nay có giống LO2

với dáng cây đứng, tán gọn, do đó có thể
trồng dày.
+ Dựa vào thời vụ gieo trồng.
+ Dựa vào đặc điểm đất đai:
+ Mức độ thâm canh: đủ phân, tưới tiêu chủ động, phòng trừ sâu bệnh tốt, do đó có thể
gieo thưa. Trong trường hợp thiếu phân, không chủ động trong các khâu khác cần gieo dày.
Năng suất lạc/đơn vị diện tích = Số cây/đơn vị diện tích x Khối lượng quả/1 cây
Yếu tố động dễ tác động nhất vào hệ thống cân bằng này là mật độ. Tác động vào mật độ
là yếu tố kỹ thuật quan trọng để đạt năng suất cao.
Mật độ cụ thể:
+ Vụ xuân: 28-34 cây/m
2


<=> Khoảng cách 35-40cm x 8-10cm (gieo 1 hạt)
Trường hợp gieo cụm 2 hạt: Khoảng cách 35-40 x 16-20cm
+ Vụ thu: 35-40 cây/m
2
<=> Khoảng cách 30-35 x 7-8cm (gieo 1 hạt)
30-35 x 14-16cm (gieo cụm 2 hạt).
Tiêu chuẩn hạt giống khi gieo:
+ Phải có tỉ lệ nảy mầm trên 80% (bằng cách, lấy một ít hạt, ngâm trong cốc nước, rồi đổ
nước đi, để giấy ẩm lên trên cốc, sau 24h kiểm tra)
+ Hạt giống không có mầm mống sâu bệnh
+ Hạt không được lẫn giống (kiểm tra màu sắc hạt, vỏ quả)
+ Hạt đồng đều về kích thước (để bảo đảm đều về mặt quần thể)
+ Hạt phải khô, vê tay, tróc vỏ lụa, độ ẩm =< 8 %
Lưu ý: Riêng vụ lạc thu không nhất thiết phải làm như vậy.
3.6. Bón phân
3.6.1. Bón phân đạm
Vai trò của phân đạm
Đạm là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến sinh trưởng của cây lạc, thiếu đạm cây có biểu
hiện lá vàng, sinh trưởng kém, thân lạc còi cọc, phân cành ít, ít hoa, ít quả, trọng lượng quả
giảm, năng suất thấp thậm chí không cho thu hoạch vì:
+ Đạm là thành phần của axit amin cấu tạo nên protein và các hợp chất có đạm khác ở bộ
phận non của cây.
+ Đạm là thành phần của diệp lục.
+ Đạm là thành phần của protein giữ trữ trong hạt.
+ Đạm có mặt trong các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây.
Các nguồn dinh dưỡng đạm của cây lạc:
+ Đạm sinh học: Do vi sinh vật cộng sinh cung cấp, nguồn đạm này có thể cung cấp 2/3
tổng lượng đạm mà cây cần. Tuy nhiên nguồn đạm này cung cấp nhiều vào thời kì ra hoa, làm
quả, trước thời kỳ 3 lá chưa có.

+ Nguồn đạm có sẵn ở trong đất, tùy thuộc vào loại đất trồng.
+ Do bón vào (dạng phân hữu cơ hoặc phân khoáng)
15
Thời kỳ cây hấp thụ đạm nhiều nhất là thời kỳ ra hoa, làm quả kết hạt. Thời kỳ này chỉ
chiếm 20-25% thời gian sinh trưởng nhưng hấp thu từ 40-50% tổng lượng đạm.
Kỹ thuật bón phân đạm có hiệu quả.
+ Lần 1: bón sớm khi lạc mới có 2-3 lá kép
+ Lần 2: bón khi lạc ra hoa
3.6.2. Lân
Vai trò của lân
+ Kích thích cho bộ rễ phát triển, do đó tạo được nhiều nốt sần.
+ Kích thích phân nhánh, phân cành nhiều, tăng tính chống chịu rét.
+ Là nguyên tố cung cấp và trao đổi năng lượng dưới dạng ATP rất cần thiết cho quá
trình tổng hợp protein, lipit, quá trình cố định đạm, chuyển hóa các sản phẩm gluxit.
Nhu cầu lân của lạc: khả năng hấp thụ lân của lạc kém, do đó lượng lân bón cho lạc
tương đối cao. Lạc hấp thu lân nhiều nhất vào thời kỳ ra hoa và thời kỳ hình thành quả, chiếm
45% tổng lượng lân mà cây cần. Thời kỳ sinh trưởng đầu lạc cũng cần nhiều lân. Do phân lân
có hiệu quả chậm, do đó nên bón sớm chủ yếu là bón lót.
3.6.3. Kali
Tồn tại trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối axit hữu cơ trong tế bào.
Vai trò của kali:
+ Không trực tiếp tham gia vào thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham gia vào hoạt
động của các enzim, đóng vai trò là chất điều chỉnh và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong
cây.
+ Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp, đặc biệt cần thiết cho quá trình
tổng hợp dầu, protein, ngoài ra tham gia vào quá trình trao đổi nước trong cây.
+ Kali làm tăng việc hình thành mô cơ giới, làm cứng cây, hạn chế xâm nhập của sâu
bệnh, tăng tính chống rét, khô hạn.
Trong cây kali tập trung chủ yếu ở bộ phận non, lá
Nhu cầu kali của lạc chủ yếu vào thời kỳ đầu.

Kỹ thuật bón kali cho lạc: bón sớm trước thời kỳ ra hoa (60% nhu cầu kali được hấp thu
vào thời kỳ ra hoa, làm quả)
3.6.4. Canxi
Vai trò của canxi:
+ Điều chỉnh pH đất để tạo ra môi trường thích hợp cho rễ và vi khuẩn hoạt động.
+ Là nguyên tố dinh dưỡng cho cây: Tham gia vào thành phần pectatcanxi là chất gắn kết
các tế bào với nhau, có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào. Nếu thiếu thì vỏ quả
không hình thành được, vỏ quả bị giòn. Bản thân tia và quả lạc có khả năng đồng hóa Ca, do đó
bón vôi bột gần tia và quả rất tốt. Chống lốp, làm tăng lượng đạm hấp thu do rễ và nguồn đạm
cố định. Đặc biệt Ca xúc tiến sự chuyển đạm từ thân lá về hạt để tạo protein dự trữ.
+ Ngăn ngừa sự tích lũy nhôm và các cation gây độc khác.
Kỹ thuật bón:
+ Nếu có vôi bột sớm, thì bón lót cùng với phân chuồng.
+ Bón thúc vào thời kỳ lạc ra hoa - hoa rộ, (rạch hàng bón) hoặc thúc sớm khi cây đạt 2 -
3 lá.
3.6.5. Lưu huỳnh, magiê
Lưu huỳnh:
+ Là thành phần của một số axit amin cấu tạo nên protein.
16
+ Kéo dài thời gian ra hoa của lạc, do đó bón đạm sunfat tốt hơn urê.
Magiê:
Có trong thành phần diệp lục, do đó có tác dụng tốt đối với sự hình thành diệp lục và
quang hợp cho cây.
Quy trình bón phân chung cho lạc: 1ha trồng lạc cần bón
8-10 tấn phân chuồng
300-400 kg supelân
60-100 kg KCl
50-100 kg ure
500 kg vôi bột
Cách bón:

- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân + 10% KCl + 50% CaO
- Thúc 2 lần.
+ Lần 1: 50% đạm khi lạc có 2-3 lá thật.
+ Lần 2: 50% đạm + 50% vôi bột khi lạc ra hoa.
Ngoài ra hiện nay trong sản xuất bón thêm phân vi lượng: Mo, Cu, Zn và một số nguyên
tố khác trên nền N, P, K. Ví dụ: Mo, Bo có tác dụng tốt cho quá trình cố định đạm của cây, tăng
tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh, tỷ lệ kết hạt. Cu làm cho màu sắc của quả, hạt tăng lên.
Hiệu quả của phân vi lượng có thể tăng năng suất từ 5-10 %
Cách sử dụng phân vi lượng: phun từ 1-2 lần vào thời kỳ lạc bắt đầu ra hoa.
- Xử lý phân vi khuẩn: Đối với những vùng nghèo vi khuẩn - phân nitragin.
+ Trộn đều hạt giống trước khi gieo, trách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (nếu không vi
khuẩn sẽ bị chết) đồng thời khi gieo xong phải lấp đất ngay.
+ Các gói phân để trong bóng tối. Khi sử dụng loại phân này cần phải giảm một nửa
lượng đạm.
3.7. Chăm sóc cho lạc
3.7.1. Dặm cây
Nên dặm ngay khi thấy mất khoảng. Dặm càng sớm càng tốt, sử dụng các hạt giống đã
nứt nanh để tránh sự chênh lệch giữa cây dặm hoặc cây gieo trước.
3.7.2. Xới vun
Lần 1: Vào thời kỳ cây có 2 - 3 lá thật.
Yêu cầu xới nhẹ, làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, cung cấp O
2
cho vi khuẩn hoạt động (chỉ
xới xáo, không vun)
Lần 2: Trước khi lạc ra hoa, xới xáo mạnh tay hơn lần 1 (4 - 5cm) sau lần 1 từ 15 - 20
ngày
Mục đích: Cung cấp O
2
, trừ cỏ (lần này không được vun)
Lần 3: Sau khi lạc ra hoa rộ. Tiến hành xới sâu, vun cao, tạo lớp đất tơi xốp, tạo điều kiện

bóng tối và ẩm độ cho quả lạc phát triển. Xới vun có thể chạm cặp cành cấp 1. Xới sâu khoảng
5cm.
3.7.3. Tưới nước, tiêu nước
Tưới nước: Là khâu quan trọng dựa vào mùa vụ và nhu cầu nước của cây ở từng thời kì.
Thời kỳ ra hoa làm quả là thời kỳ khủng khoảng nước.
Tiêu nước: Miền Bắc dễ úng vào dịp lụt tiểu mãn và cuối vụ lúc quả chín. Vì vậy cần
chống úng để tránh hỏng củ lạc. Chân ruộng cao việc làm này dễ thực hiện. Còn đối với chân
ruộng thấp cần áp dụng làm mương hai cấp.
17
3.7.4. Phòng trừ các loại sâu bệnh
Lạc là cây trồng mà trong suốt quá trình sinh trưởng bị nhiều loại sâu bệnh hại khác nhau
phá hại. Sâu bệnh phá hại ngay từ lúc cây mới mọc đến khi thu hoạch. Sâu bệnh hại đã làm
giảm năng suất lạc có khi đến 20 - 30%.
Nhóm sâu phá hại hạt giống: giế, mối, kiến chúng ăn hạt khi gieo, chui vào quả ăn hạt
vào thời kì quả chín.
Biện pháp phòng trừ:
+ Bằng biện pháp canh tác: Luân canh, ngâm nước ở ruộng
+Bằng thuốc hoá học: phun Basuzin
Nhóm sâu ăn lá: Sâu xanh, khoang, con ban miêu Phá hại nặng từ lúc ra hoa trở đi, nếu
xuất hiện với mật độ nhiều ăn trụi lá làm giảm năng suất.
Phòng trừ bằng: Bằng biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, luân canh
Nhóm sâu chích hút: Rệp, bọ trĩ, rầy xanh vừa hại lá vừa là môi giới truyền bệnh.
Bệnh:
+ Bệnh chết ẻo lạc: do vi khuẩn gây ra làm cho cây lạc héo đột ngột nhưng lá vẫn xanh.
Nguyên nhân gây ra bệnh: do trồng lạc liên tục, đất ẩm ướt.
Biện pháp phòng trừ: Luân canh, xới xáo, nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột khử trùng.
+ Bệnh héo rũ: thường hại ở thời kỳ cây con làm lá bị héo. Nguyên nhân gây bệnh là do
nấm phấn đen và nấm phấn trắng. Nhổ cây lên thấy có sợi nấm trắng, sợi nấm đen bao bọc.
Bệnh phát sinh trong điều kiện đất ẩm ướt bí rí, ở những vùng trồng lạc liên tục.
Phòng trừ: Biện pháp canh tác, luân canh, vệ sinh đồng ruộng, ngâm nước, nhổ bỏ cây bị

bệnh
+ Bệnh đốm lá lạc: Có 2 loại, đốm đen và đốm nâu
Bệnh đốm đen: Vết bệnh có dạng gần tròn. Bệnh phát triển mạnh vào thời kì ra hoa rộ
đến khi quả chín, làm lá rụng nhiều.
Bệnh đốm nâu hại lá và thân. Vết bệnh màu nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rõ,
bệnh nặng làm lá rụng hàng loạt.
Phòng trừ: phun boocđô
+ Bệnh rỉ sắt: Nấm xâm nhập vào mặt dưới của lá, tạo thành những mụn nhỏ trông như rỉ
sắt. Bệnh phát triển mạnh từ khi ra hoa đến khi quả chín .
Bệnh rỉ sắt, đốm nâu, đốm đen phát sinh phát triển trên cùng một lá và phát triển mạnh
khi ẩm độ cao nhiệt độ cao. Bệnh phát triển mạnh làm rụng lá sớm, có thể làm năng suất giảm
từ 30 - 40%.
Phòng trừ: Phun Boocđo 1% vào lúc sau gieo 40 - 45 ngày thì phun dợt 1. Sau đợt 1 từ 2
đến 3 tuần thì phun đợt 2.
3.8. Thu hoạch
Căn cứ vào:
- Thời gian sinh trưởng.
- Quan sát cây trên đồng ruộng: lá và rụng khoảng 2/3. Nhổ để kiểm tra nếu trên 75%
quả chắc là có thể thu hoạch. Biểu hiện quả chắc: vỏ quả màu nâu đen xen lẫn bạc trắng.

18
CÂY MÍA
(Saccharum officinarum L)
Chương 1. Giới thiệu chung về cây mía
1.1. Giá trị của cây mía
Mía là cây công nghiệp dùng để chế biến đường. Đường là một nhu cầu sống không thể
thiếu được trong đời sống xã hội.
Hiện nay mía là nguyên liệu duy nhất để chế biến ra đường của nước ta, mía được coi là
một trong những cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây thực phẩm ở nước ta. 1 kg đường cung
cấp năng lượng tương đương 0.5 kg mỡ, 50-60 kg rau quả.

Đường có giá trị dinh dưỡng rất cao, nó cung cấp trên 10% nhu cầu năng lượng của cộng
đồng. Trên thế giới năng lượng do đường cung cấp bằng 7% năng lượng của các loại ngũ cốc
cung cấp.
Trong cơ thể người đường mía được chuyển hóa thành glucoza và fructoza, các loại
đường này oxy hóa sẽ sinh ra năng lượng. Đường là loại thức ăn lành tính, dễ tiêu, dùng cho
người ốm rất tốt.
Tục ngữ có câu “Đẹp vàng son, ngon mật mỡ”.
Từ chiếc bánh gai, bánh mật giản đơn đến các loại bánh kẹo cao cấp, các loại nước uống,
nước giải khát đều không thể thiếu đường.
Đường có thị trường tiêu thụ ổn định.
+ Hiện nay ở nước ta, lượng đường tiêu thụ khoảng 10-12 kg/người, một khẩu phần vào
loại thấp trên thế giới. Khi mức sống của người dân dần tăng thì nhu cầu về đường cũng tăng
dần. Do đó đường của nước sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước nên không
bị chao đảo như một số mặt hàng khác xuất khẩu là chính.
+ Đường là mặt hàng chế biến bằng công nghiệp hiện đại nên chất lượng rất ổn định, dễ
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế nếu sản xuất nhiều có thể xuất khẩu tới bất cứ nước nào trên Thế
giới.
Mía là cây xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng trung du miền núi, là cây có hiệu quả
kinh tế cao:
+ Mía là cây rất dễ tính về đất đai, là cây hàng năm nhưng có bộ rễ ăn sâu, có khả năng
chịu hạn khá, có thể trồng trên đất đồi ở vùng trung du miền núi. Đặc biệt mía có khả năng lưu
gốc đến năm sau nên đỡ tốn giống và công trồng cho vụ sau.
+ Mía “Cây cao sản” , có chỉ số diện tích lá rất lớn, gấp 6-7 lần diện tích đất, thời gian
hoạt động của bộ lá dài, là cây C
4
có hiệu quả quang hợp cao nên có thể tạo được nhiều chất
hữu cơ/đơn vị diện tích. Nếu chăm sóc tốt mía có thể mang lại 200-300 tấn sinh khối/ha/năm.
Là cây trồng có khả năng cải tạo bồi dưỡng đất.
Hướng phát triển hiện nay và tương lai của cây mía là vùng trung du miền núi. Đây là
những vùng đất có độ dốc, dễ bị rửa trôi dinh dưỡng, xói mòn làm giảm độ phì của đất. Do đó ở

vùng này cần có sự lựa chọn loại cây trồng phù hợp để vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng
thời vừa có tác dụng bảo vệ môi trường lâu dài.
Mía là cây ngắn ngày nhưng lại có những ưu thế riêng trong việc cải tạo bồi dưỡng đất:
+ Có bộ rễ chùm, bộ rễ phát triển mạnh từ mặt đất đến tầng 60cm. Trên 1m
2
đất có 1000-
3000 rễ.
19
Do đó trong mùa mưa nó giữ chặt đất, sau vụ thu hoạch để lại từ 8-15 tấn rễ làm tăng
chất hữu cơ, lượng mùn trong đất.
+ Mía là loại cây trồng theo rãnh có độ sâu 25-30cm, rãnh được thiết kế với hướng dốc,
với khoảng cách các rãnh trên dưới 1m nên nó có tác dụng chống xói mòn rất tốt.
+ Mía được trồng vào cuối mùa năm trước đến mùa mưa năm sau đã giao tán tạo thành
tấm thảm dày đặc, do diện tích lá gấp 5-6 lần diện tích đất nên làm nước mưa không thể rơi trực
tiếp xuống đất được.
Là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp:
Cứ 100 tấn nguyên liệu cho:
+ 10-14 tấn đường trắng
+ 23 tấn bã mía, có hàm lượng xenlulo cao được ngành giấy và công nghiệp gỗ ép khai
thác. Với quy trình công nghiệp đơn giản có thể sử dụng bã mía làm than hoạt tính.
Ván gỗ ép có thể dùng làm ván cách nhiệt, cách âm trong kiến trúc, làm bàn tủ, dụng cụ
gia đình
Với trình độ cao có thể sử dụng xenlulo trong bã mía làm sợi nhân tạo dùng trong công
nghiệp dệt.
Công nghiệp hóa chất sử dụng đường thông qua phản ứng khử, oxi hóa, este hóa, phản
ứng cộng, trung hòa, cô đặc, phản ứng tổ hợp sản xuất ra sobitol, glixerin, a.gluconic, fenol -
formandehit, melanin, ure
+ 3 tấn rỉ mật qua lên men, chưng cất có thể sản xuất ra rượu các loại, cồn tinh khiết,
axeton, butanon, axit lactic, axit nitơric, men thức ăn gia súc
+ 1,5 tấn bùn lọc có N, P, K có thể sử dụng để sản xuất phân bón, sản xuất sáp

Ngoài ra ngọn mía và lá mía còn được sử dụng làm chất đốt hoặc tranh lợp nhà.
Mía nếu biết khai thác triệt để có thể mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần giá trị của
đường. Trong tương lai mía là cây năng lượng: 1 tấn mía tốt có thể sản xuất 35-50 lít cồn 96
o
được sử dụng thay xăng để chạy máy đốt trong; 1 ha mía có thể tạo được 180-200 tấn mía từ đó
có thể sản xuất ra 7000-8000 lít cồn. Mía còn là cây lấy sợi trong tương lai.
1.2. Tình hình sản xuất
1.2.1. Trên thế giới
Cây mía có nguồn gốc ở đảo Tân ghinê và các đảo lân cận gần châu úc. Từ đây cây mía
được đưa đi trồng ở các nước trên toàn thế giới nhất là Châu á.
Ấn Độ là nước biết trồng mía và biết dùng mía để chế biến đường từ 3000 năm trước
công nguyên.
Trên thế giới vào thời kỳ trung cổ, đường là mặt hàng xa xỉ phẩm ở Tây âu. Sau đó mía
và củ cải đường được tăng lên và tăng mạnh, khi đó đường trở thành một thực phẩm cơ bản.
Vào khoảng cuối thế kỷ 19 sản xuất đường từ củ cải lớn hơn đường từ mía nhưng tốc độ sản
xuất đường mía tăng nhanh trước chiến tranh thế giới thứ hai, đường mía chiếm 63.5% và
đường củ cải chiếm 36.5% tổng sản lượng đường.
Hiện nay sản lượng đường mía chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng đường trên thế giới.
Các nước có sản lượng đường lớn trên thế giới là ấn Độ 16.7 triệu tấn; Braxin 16.6 triệu
tấn; Cu Ba, Trung Quốc 8.5 triệu tấn; Mỹ 7.5 triệu tấn.
Thị trường xuất khẩu đường mía chủ yếu do các nước trồng mía chi phối, chiếm 29%
sản lượng của các nước này như Braxin, ấn Độ, CuBa, Trung Quốc, Mêhicô, Thái Lan, Hoa
Kỳ.
20
Mức tiêu thụ đường của các nước trên thế giới thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu (xứ
lạnh cần nhiều calo hơn xứ nóng), tập quán ăn uống (người Anh uống nước chè đường, mỗi
năm tiêu thụ 55kg/người), giá đường và mức mua của người dân.
Mức tiêu thụ năm 1900 là 5 kg/người/năm và tăng dần đến năm 1980 là khoảng 30
kg/người/năm, dự kiến trong tương lai không vượt quá mức 50 kg/người/năm vì đây là mức tối
đa sinh lý.

Các vùng trồng mía chính trên thế giới:
+ Vùng mía Châu á: ấn Độ, Parkistan là vùng trồng mía rất lớn của Châu á nhưng do khí
hậu khô hạn, thiếu nước làm hạn chế năng suất tuy trình độ cơ giới hóa rất cao. ở ấn Độ có cơ
quan nghiên cứu chuyên chọn tạo giống mía có tên là CO: CO310, CO200 Trung Quốc, Đài
Loan là vùng mía lớn của châu á, có điều kiện sinh thái phù hợp với cây mía, năng suất cao có
thể đạt từ 200-300 tấn/ha nhưng diện tích ít. Các giống mía của vùng này: ROC10, ROC1, quế
đường F134, F156
Indonesia là vùng đất của núi lửa, đất đai rất tốt và có một cơ quan nghiên cứu tạo giống
mía POJ, trạm lai tạo mía miền đông Java được đóng ở Tuy Hòa
+ Vùng mía châu Phi: Vùng này có đặc điểm khí hậu khô, nóng nên năng suất mía không
cao. Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập, Mozambich có tạo giống NCO310 thuận lợi cho việc cơ giới
hóa cao.
+ Vùng mía châu úc: Có tập quán trồng mía đốt, trước khi thu hoạch đốt sạch lá để vệ
sinh đồng ruộng và tránh mất đường.
+ Vùng châu Mĩ: CuBa , các giống My 5514, Braxin, Achentina, Colombia
+ Vùng mía châu Âu: Do thời tiết lạnh nên không trồng được mía mà trồng củ cải đường.
Về mặt giá cả, theo các chuyên gia trên thế giới, giá thành sản xuất đường tạm chia làm
3 nhóm.
+ Nhóm sản xuất với giá thành cao: trên 350 USD/tấn, gồm các nước trong khối EEC,
Nhật, Nga , chủ yếu là các nước có giá nhân công cao và sản xuất đường từ củ cải.
+ Nhóm các nước sản xuất với giá thành trung bình: 270-350 USD/tấn, gồm các nước
Việt Nam, ấn Độ, Trung Quốc, Philipin, Mỹ
+ Nhóm các nước sản xuất với giá thành thấp: 200-250 USD/tấn, gồm các nước Thái
Lan, Nam Phi, Colombia, Braxin là những nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi, có cơ
chế chính sách thích hợp để sản xuất đường.
1.2.2. Tình hình sản xuất ở Việt Nam
Lịch sử trồng mía ở nước ta chưa có tài liệu cụ thể, tuy nhiên theo tài liệu nghiên cứu
lịch sử nông nghiệp Việt Nam thì người Việt Cổ đã biết trồng mía từ thời Hùng Vương, cách
đây 4000 năm từ thời Bắc Thuộc.
Trong thời Pháp thuộc ở nước ta bắt đầu có công nghiệp chế biến đường với hai nhà máy

đường Tuy Hòa (Trung Bộ) và Hiệp Hòa (Nam Bộ).
Sau giải phóng đất nước sản xuất mía đường trong nước được khuyến khích phát triển,
nhất là vùng Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nhà
nước đã cho thành lập hai hiệp hội mía đường TW, thống nhất việc quản lý các nhà máy đường
đã có (Nghệ An, Hà Nam, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Hiệp Hòa ) và những nhà máy đường mới
thành lập như Lam Sơn, La Ngà (Đồng Nai), Bình Dương Cho đến năm 1991, cả nước có
141000 ha mía năng suất 42 tấn/ha.
Năm 1995 cả nước trồng được 216300 ha mía, sản xuất được 9500000 tấn mía.
21
Đến nay nước ta phấn đấu sản xuất được 1 triệu tấn đường/năm. Cơ sở để chúng ta đạt
được chỉ tiêu trên:
+ Điều kiện sinh thái phù hợp với cây mía
+ Năng suất mía còn thấp nên có thể áp dụng các biện pháp để tăng năng suất lên được
+ Nguồn lao động dồi dào nhất là các tỉnh miền núi vì đây là cây có vai trò trong việc
xóa đói giảm nghèo.
Các vùng trồng mía lớn ở nước ta hiện nay:
+ Vùng các tỉnh miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ
+ Vùng khu 4: Thanh Hóa, Nghệ An. Đây là vùng đất rộng, có kinh nghiệm tập quán
trồng mía năng suất cao.
+ Vùng mía đồng bằng phù sa ven sông: Có xu hướng giảm diện tích vì không cạnh
tranh được với những cây ngắn ngày khác.
+ Vùng duyên hải Miền Trung: Chủ yếu trồng trên đất đồi có điều kiện mở rộng diện
tích.
+ Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Vùng trồng mía có diện tích lớn nhất, được trồng
trên đất đỏ bazan, nâu đỏ, nâu xám, diện tích có thể mở rộng được
+ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Có diện tích lớn nhưng đất thấp, việc vận chuyển
mía cây gặp nhiều khó khăn, người dân phải làm liếp để trồng mía.
Tương ứng với các vùng trồng mía, chúng ta có các nhà máy đường: Lam Sơn, Việt Trì,
Sông Lam, Quảng Ngãi, Tháp Tràm, Bình Dương, Hiệp Hòa, Tây Ninh.
Chương 2. Cơ sở sinh vật học

2.1. Phân loại
Theo phân loại thực vật cây lúa thuộc nghành thực vật có hạt (Spermatophyta), lớp một
lá mầm (Monocotyledneae), họ hòa thảo (Gramineae), chi Saccharum.
Tên khoa học của mía là: Saccharum officinarum L
Trong chi Saccharum có 5 loài:
- Loài mía nhiệt đới: Saccharum offficinarum L
Loài này có nguồn gốc ở các đảo phía Nam Thái Bình Dương
Đặc điểm:
+ Mía to cây, đường kính 3-5cm, tỷ lệ đường cao, năng suất cao, hiện đang được sử dụng
phổ biến.
+ Có khả năng tái sinh mạnh, thích ứng với khí hậu nhiệt đới.
+ Chống chịu với sâu bệnh kém, chống hạn, chống rét kém, cảm ứng với bệnh vàng lá,
bệnh đỏ ruột, thối rễ, chảy gôm
- Loài mía Trung Quốc (Saccharum sinensis L)
Có nguồn gốc ở Trung Quốc, Miến Điện, ấn Độ, Bắc Việt Nam
Đặc điểm:
+ Cây to trung bình, đường kính khoảng 2-3cm.
+ Đẻ nhánh khỏe, tính thích ứng cao, chín sớm, nhiều xơ.
+ Hàm lượng đường trung bình.
+ Chống bệnh thối rễ, chảy gôm, mẫn cảm bệnh đỏ ruột, bệnh than
- Loài mía Ấn Độ: Saccharum barberi tesw
Đặc điểm:
+ Thân nhỏ có màu xanh hoặc vàng nhạt
22
+ Tỷ lệ xơ cao, tỷ lệ đường trung bình, chín sớm, đẻ khỏe, chịu hạn tốt sức đề kháng
với sâu bệnh khỏe, thích hợp với vùng á nhiệt đới.
- Loài mía dại: Saccharum spontaneum L
Đặc điểm:
+ Cây nhỏ giống cây lau, cây sậy
+ Khả năng đẻ nhánh khỏe, một cây mẹ có khả năng đẻ 64 mầm nhưng tỷ lệ đường và

năng suất thấp.
+ Khả năng chống chịu tốt, sử dụng làm vật liệu lai với mía trồng
- Loài mía dại: Saccharum robustum L
Đặc điểm:
+ Cây cao to trung bình, nhiều xơ, hàm lượng đường thấp
+ Thích ứng rộng, lá rộng trung bình
+ Sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu tốt, làm vật liệu lai tạo
2.2. Đặc điểm thực vật học
2.2.1. Rễ
Thuộc loại rễ chùm, gồm 2 loại rễ cây và rễ hom hay còn gọi là rễ sơ cấp và rễ thứ cấp.
- Rễ sơ cấp (rễ hom, rễ sơ sinh, rễ tạm thời) là rễ được mọc ra từ các đốt của hom giống.
Loại rễ này đường kính bé, phân nhánh nhiều, ít ăn sâu, tuổi thọ ngắn có vai trò hút nước, hút
chất dinh dưỡng cho cây ở thời kỳ đầu, tồn tại khoảng 1-2 tháng sau trồng.
Phải luôn có ý thức bảo vệ, bảo quản và xử lý hom giống, hạn chế rễ sơ sinh ra sớm, dài
trước khi trồng, nếu không rễ sơ sinh bị ảnh hưởng, mầm và sự phát triển của mầm cũng ảnh
hưởng.
- Rễ thứ cấp (rễ thứ sinh)
Là rễ được mọc từ gốc của mầm mới sinh ra từ hom giống (rễ được mọc từ những đốt
dưới cùng của thân non). Thường cây con có từ 3-5 lá thật thì rễ thứ cấp bắt đầu xuất hiện. Rễ
thứ cấp được chia thành 3 nhóm nhỏ. Rễ thứ cấp có nhiệm vụ cung
cấp nước, dưỡng chất và chống đỡ cho cây
+ Rễ mặt (rễ hấp thu), rễ này bé, chia nhánh nhiều, độ bền kém, phân bố ở tầng đất mặt
0-20cm, chiếm 60-70% tổng lượng rễ.
Rễ này có vai trò hút nước và dinh dưỡng chủ yếu cho cây. Rễ mặt phát triển càng sớm
tạo điều kiện cho mía đẻ nhánh sớm, tập trung
+ Rễ giữ (rễ thừng, rễ chống đổ), loại rễ này to và cong queo, có độ bền cao, mọc chếch
so với thân chính một góc 45-60
0
thường ở dưới rễ mặt. Rễ này có chức năng giữ cho cây
không bị đổ, khả năng hút nước và dinh dưỡng cho cây kém so với rễ mặt.

+ Rễ ăn sâu, gồm những bó có 15-20 rễ, phân bố chủ yếu ở lớp đất sâu để hút nước và
dinh dưỡng tầng đất sâu, có thể ăn sâu 4-5 m nếu đất xốp và không có nước ngầm, thường phát
sinh trong điều kiện hạn. Do đó rễ này rất có ý nghĩa trong việc tìm nước, chống hạn cho cây và
chống đổ.
Bộ rễ mía không ngừng biến đổi, sự biến đổi này có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Do vun cao, một số đốt bị lấp và làm phát sinh rễ mới
+ Do quá trình đẻ nhánh, nhánh mới ra đời, rễ phát sinh (thời điểm đẻ nhánh rộ, bộ rễ
phát triển mạnh)
+ Do một số rễ già, có thể rụng bớt do mất khả năng hút dinh dưỡng, nước buộc các rễ
mới phát sinh.
So với những cây hòa thảo ngắn ngày khác, cây mía có bộ rễ phát triển rất mạnh.
23
+ Một khóm có từ 500-2000 rễ
+ Tổng chiều dài có thể tới 100-500m
+ Khoảng 50-60% tổng lượng rễ kể trên phân bố ở tầng đất canh tác, số còn lại phân bố
đến độ sâu 60cm
Do đặc điểm của bộ rễ phát triển mạnh nên xử lý đúng kỹ thuật sẽ giúp cây có khả năng
chống hạn, chống xói mòn cao.
Tùy thuộc từng loại đất, thời kỳ sinh trưởng, điều kiện thời tiết mà có biện pháp kỹ thuật
thích hợp để giúp rễ phát triển tốt. Chỉ có điều khiển bộ rễ và thông qua bộ rễ mới có thể phát
huy cao độ hiệu quả của phân bón, nước tưới, các khoản đầu tư và biện pháp khác.
Ví dụ:
+ Vùng cao hạn, cần tạo cho bộ rễ ăn sâu bằng cách làm đất sâu, vào thời kỳ mọc mầm
thì khống chế và cắt đứt bớt các rễ nằm ngang để buộc rễ ăn sâu phải phát triển mạnh hơn nhằm
bù đắp sự mất mát của lớp rễ mặt.
+ Vùng có nước ngầm hoặc khó thoát nước: Phải bồi dưỡng cho bộ rễ ở tầng đất mặt
bằng cách vun nhiều lần, nhiều tầng, vun vồng cao
+ Muốn tăng diện tích hấp thu của bộ rễ thì phải làm cho hệ thống rễ phân chia thành
nhiều nhánh mới để tăng tầng lông hút bằng cách lợi dụng đặc điểm của đầu rễ sẽ phân chia
thành 2 hay nhiều nhánh mới khi bị đứt một đoạn nào đó và các nhánh mới cũng tiếp tục phân

chia khi bị đứt một lần nữa.
Biện pháp kỹ thuật: Thời kỳ mía còn nhỏ, chưa có lóng thì xới xáo, cày ải nhiều lần để
làm đứt một phần rễ ngang gần mặt đất với trình tự lần cày hoặc lần xới sau cách xa gốc một ít
(có tác dụng tăng diện tích hấp thu của bộ rễ, vừa thúc đẩy nhóm rễ ăn sâu phát triển mạnh để
chống hạn, chống đổ).
Khi mía đã lớn (> 4-5 lóng), mía đã giao tán, không được làm đứt rễ ngang nữa để đảm
bảo sự cân đối cần thiết giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất.
2.2.2. Thân
Là đối tượng thu hoạch, là nguyên liệu chế biến đường, là bộ phận làm giống cho vụ
sau.
Số lượng thân hữu hiệu là trọng lượng thân là hai yếu tố quyết định năng suất.
Thân mía vừa biểu hiện đặc trưng của giống vừa phản ánh tình trạng sinh trưởng và tác
động của các biện pháp kỹ thuật canh tác .
Gồm nhiều lóng và đốt hợp thành, màu sắc thân và sự sắp xếp của các lóng trên thân
cũng là chỉ tiêu để phân biệt giống.
Đặc điểm của một cây mía sinh trưởng bình thường: Các lóng dưới cùng bé và ngắn, từ
đó trở lên các lóng to và dài dần. Đến độ cao 15-30cm, lóng đạt độ to tiêu chuẩn (giống),
khoảng 1/3 cây lóng đạt độ dài tối đa. Đến gần ngọn, vào mùa mía chín các lóng lại bé và ngắn
dần.
Đoạn thân 20cm dưới cùng thường là đoạn nằm dưới đất nếu có vun vồng; đoạn này
thường có 6-9 lóng đối với cây mẹ và 5-7 lóng đối với cây con. Các lóng dưới cùng càng ngắn
thì số lóng dưới mặt đất càng nhiều nên càng có nhiều đai rễ và điểm rễ nằm dưới mặt đất tạo
điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, nhiều có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng, tăng khả năng
chống hạn, đổ. Hơn nữa số lóng nhiều ở dưới mặt đất, số mầm cũng sẽ nhiều sẽ tăng số cây tái
sinh, có lợi cho vụ gốc năm sau.
24
Khi quan sát thân mía (thu hoạch) sẽ biết được các biện pháp kỹ thuật ứng dụng tốt hay
xấu, điều kiện môi trường thuận lợi hay không thuận lợi để từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ
sung.
Đoạn từ mặt đất đến gần ngọn (4/5 chiều cao cây) thường có độ to và chiều dài các lóng

không chênh lệch nhau nhiều:
+ Nếu ở đoạn này có chỗ bị thắt lại, lóng ngắn, bé thì lúc đó mía sinh trưởng không bình
thường, bị hạn, bị rét hoặc bị úng, hoặc thiếu phân.
+ Nếu ở cây dưới nhỏ trên to tức đã chăm bón không hợp lý, giai đoạn đầu thiếu phân,
không khí (khu vực rễ) hoặc thiếu nước và giai đoạn cuối lại dư thừa các yếu tố ấy. Tình trạng
này sẽ làm cho cây dễ bị đổ khi gặp gió to dẫn đến năng suất thấp.
+ Nếu mía tóp ngọn sớm (từ 1/2 cây trở lên), lóng bắt đầu bé và ngắn dần, chứng tỏ mía
bị thiếu phân, thiếu nước nghiêm trọng ở giai đoạn cuối nên năng suất thấp ảnh hưởng đến vụ
gốc năm sau.
2.2.3. Lóng mía
Là bộ phận nằm giữa 2 đốt thường có độ dài trung bình từ 10-18cm. Lóng cùng với đốt
là đơn vị cấu thành thân mía.
Các giống khác nhau thì lóng sẽ có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau. Do đó
đây là chỉ tiêu để phân biệt giống.
Hình dáng lóng cũng có sự biến động theo điều kiện chăm sóc nhưng không nhiều.
Ví dụ: Lóng có hình trống nhưng nếu chăm sóc kém, độ phình giữa lóng giảm nên có xu
hướng gần giống lóng hình trụ.
Màu sắc lóng cũng thay đổi nhiều theo tuổi, chế độ ánh sáng và phân bón.
Ví dụ: Giống có màu tím nhạt, ở nơi có nhiều ánh sáng sẽ có màu thẫm, nơi thiếu hoặc
thừa đạm sẽ có màu tím xanh.
Phần dưới lóng mía, phía trên đỉnh mầm có thể có 1 vết lõm gọi là rãnh mầm. Rãnh có
thể nông, sâu, dài, ngắn tùy thuộc giống trên lóng có thể có vết nứt, đây là các chỉ tiêu để phân
biệt gióng.
Trên vỏ thường có lớp sáp bao bọc, sáp phân bố rõ rệt ở phần trên lóng.
2.2.4. Đốt mía
Còn gọi là “mấu” hay “mắt” là bộ phận nối liền giữa các lóng với nhau trên thân.
Gồm 4 bộ phận hợp thành: đai sinh trưởng, rễ, mầm và sẹo lá (vết lá)
+ Đai sinh trưởng có thể rộng hay hẹp, thẳng hay cong lên ở đỉnh mầm.
+ Đai rễ có nhiều điểm rễ, các điểm rễ sắp xếp thành hàng hoặc lộn xộn, chúng phụ
thuộc vào giống.

Trên biểu bì của lóng, đốt, thân cây có chứa nhiều chlorogin và xantofin. Hai chất này
hợp thành màu sắc cây mía.
Ví dụ: Xantofin nhiều đốt mía có màu đỏ, chlorofin nhiều có màu xanh, cả 2 chất này
đều nhiều thì vỏ có màu tím, ít thì vỏ có màu vàng.
2.2.5. Mầm mía
Nằm trên đai rễ, thường mỗi đốt chỉ có một mầm, cá biệt có sự biến dị, thành 2 hay
nhiều mầm.
Mầm là phôi cây ở thế hệ sau, từ đây sẽ mọc ra cây mía mới sau khi trồng.
Mầm gồm một thân nhỏ và điểm sinh trưởng xung quanh bao bọc bởi nhiều lá mầm
hình vảy. Chân mầm nằm dưới sẹo lá hoặc xa hơn một tí, đỉnh mầm có thể hơi lồi lên, phẳng
hoặc hơi lõm vào so với thân.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×