Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (II) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.37 KB, 10 trang )

Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (II)
Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là
một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng
không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.
Tạo dựng chiến lược cho cuộc đời bạn
Lý thuyết hữu ích cho việc trả lời câu hỏi thứ hai -
Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia
đình sẽ hạnh phúc dài lâu? - liên quan tới việc xác
định và thực hiện chiến lược. Theo đó, chiến lược
của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo
công ty muốn đầu tư vào những sáng kiến nào.
Nếu quá trình phân bổ nguồn lực của công ty không
được quản lý tốt, kết quả sẽ vô cùng khác biệt so với
những gì quản lý dự định. Chính vì hệ thống ra quyết
định được thiết kế để "lái" đầu tư vào các sáng kiến
đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ ràng nhất, nên các
công ty không quan tâm xứng đáng đến các sáng
kiến phục vụ cho chiến lược dài hạn.
Khi gặp lại các bạn học cùng lớp tại trường kinh
doanh Harvard từ năm 1979 trong những lần họp lớp,
tôi thấy ngày càng có nhiều người sống không hạnh
phúc, phải ly dị và bị con cái đối xử lạnh nhạt. Tôi có
thể đảm bảo rằng khi mới tốt nghiệp, không một ai
trong số họ lên chiến lược ly dị và giáo dục những
đứa con đối xử thờ ơ với cha mẹ. Tuy nhiên, họ lại
thực hiện chiến lược đó. Lý do ư? Họ đã không kiên
định lấy mục đích cuộc sống làm trọng tâm khi phân
bổ thời gian và trí lực.
Thật bất ngờ khi phần lớn trong số 900 sinh viên
trường kinh doanh Harvard tuyển chọn mỗi năm từ
những cá nhân ưu tú nhất thế giới lại suy nghĩ rất ít


về mục đích cuộc đời. Tôi nói với họ rằng thời gian
học tập tại đây có thể là một trong những cơ hội cuối
cùng để họ suy nghĩ. Nếu họ nghĩ rằng sau này sẽ có
thêm thời gian và sức lực cho vấn đề này, họ đã
nhầm, bởi vì cuộc sống chỉ đòi hỏi nhiều hơn mà thôi:
Bạn phải trả nợ, phải làm việc 70 giờ một tuần, phải
lo lắng cho vợ chồng, con cái.
Với tôi mà nói, có một mục đích rõ ràng trong cuộc
đời luôn là điều then chốt. Nhưng điều đó khiến tôi
phải suy nghĩ rất lâu mới hiểu được. Khi học tại
Rhodes, chương trình rất nặng. Tôi quyết định dành
ra một giờ mỗi đêm để đọc sách, suy nghĩ và cầu
nguyện về việc vì sao Chúa đã cho tôi có mặt trên
đời. Giữ được thói quen này rất khó vì mỗi giờ như
vậy, tôi phải tạm ngưng việc học môn kinh tế lượng
ứng dụng. Tôi phải tranh đấu vì việc lấy thời gian học
ra để suy nghĩ, và bù lại, cuối cùng đã tìm ra mục
đích cuộc đời.
Nếu cứ chăm chăm giữ một giờ mỗi ngày cho việc
học để thành thạo giải quyết các bài toán kinh tế ứng
dụng trong phân tích hồi quy, có thể tôi đã bỏ phí cả
cuộc đời. Tôi áp dụng các công cụ kinh tế lượng vài
lần một năm nhưng áp dụng suy nghĩ về mục đích
cuộc đời cả 365 ngày trong năm. Đó là điều hữu ích
nhất mà tôi từng biết.
Tôi hứa với sinh viên rằng nếu họ dành thời gian để
xác định mục đích cuộc đời, sau này nhìn lại họ sẽ
thấy đây là điều quan trọng nhất học được ở trường
kinh doanh Harvard. Nếu không xác định mục đích
cuộc đời, họ sẽ chỉ như con thuyền không lái chơi vơi

giữa đại dương cuộc đời đầy sóng gió. Xác định rõ
mục đích cuộc đời sẽ giúp bạn nhanh chóng lĩnh hội
được những kiến thức về bảng điểm cân bằng, năng
lực cốt lõi, sáng tạo đột phá, nguyên tắc 4P, mô hình
năm áp lực.
Mục đích của tôi xuất phát từ đức tin tôn giáo nhưng
đức tin không phải là điều duy nhất giúp con người có
được định hướng. Ví dụ: một sinh viên cũ của tôi xác
định mục đích cuộc đời là đem lại sự trung thực và
thịnh vượng kinh tế cho đất nước và nuôi dạy con cái
để sau này chúng cũng có tinh thần mục đích cuộc
đời như cha mình. Mục đích của anh ta cũng giống
tôi, là tập trung vào gia đình và những người xung
quanh.
Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là
một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng
không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.

Không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.

Phân bổ nguồn lực
Quyết định của bạn về phân bổ thời gian, sức lực, tài
năng sẽ định hình chiến lược cho cuộc đời bạn.
Tôi có rất nhiều mục đích cạnh tranh lẫn nhau về
nguồn lực: xây dựng quan hệ tốt với bà xã, nuôi dạy
con cái thành tài, đóng góp cho cộng đồng, thành đạt
trong sự nghiệp, làm công tác xã hội Và tôi cũng
gặp phải những vấn đề như một doanh nghiệp gặp
phải. Tôi cũng chỉ có một lượng thời gian, sức lực, tài
năng nhất định. Vậy phải phân bổ như thế nào cho

những mục đích trên?
Phân bổ các lựa chọn có thể khiến cuộc sống của
bạn đổi khác rất nhiều so với dự định ban đầu. Đôi
khi điều đó là tốt: Cơ hội là những gì bạn không bao
giờ định trước được. Nhưng nếu bạn đầu tư nguồn
lực thiếu hợp lý, kết quả thu về sẽ không tốt. Khi tôi
nghĩ về những người bạn học cũ với nhiều bất hạnh
trong cuộc đời, tôi tin chắc rằng nguyên nhân chính vì
họ quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn.
Khi một người luôn mong muốn thành công trong sự
nghiệp - đây cũng là đặc điểm của tất cả sinh viên
trường kinh doanh Harvard - có thêm nửa giờ hoặc
thêm sức lực, họ sẽ phân bổ một cách vô thức cho
các hoạt động có thể đem lại lợi ích dễ thấy nhất. Và
sự nghiệp là cái thể hiện rõ ràng nhất bước tiến của
chúng ta. Bạn vận chuyển một món hàng, hoàn thành
thiết kế, bài phát biểu, việc bán hàng, dạy học, viết
bài đăng báo; bạn sẽ được trả tiền và được thăng
tiến.
Ngược lại, đầu tư thời gian và công sức vào mối quan
hệ với vợ chồng, con cái thường không đem lại cảm
giác thành công ngay. Trẻ con ngày nào cũng mắc
lỗi. Phải đợi 20 năm bạn mới có thể thảnh thơi nói
rằng: "Tôi đã dạy một đứa con nên người." Bạn có
thể xao nhãng mối quan hệ với vợ/chồng và việc này
xem chừng cũng chẳng phá hủy điều gì. Những
người luôn định hướng để thành công thường có xu
hướng xao nhãng này - họ đầu tư quá ít cho gia đình
và quá nhiều cho sự nghiệp dù những mối quan hệ
gia đình với họ mới là nguồn hạnh phúc lớn lao, dài

lâu nhất.
Nếu bạn nghiên cứu những thất bại trong kinh doanh,
bạn sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu là do người ta đã
quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn. Trong
cuộc sống cá nhân cũng vậy, bạn sẽ thấy chúng ta
đang để tâm ngày càng ít cho những việc mà chúng
ta từng nói là quan trọng nhất.
Xây dựng văn hóa
Một mô hình quan trọng dạy trong lớp chúng tôi là
Những công cụ hợp tác; mô hình này nói rằng là một
nhà quản lý biết nhìn xa trông rộng không phải là tất
cả. Những lãnh đạo có tầm nhìn xa và có khả năng
định hình những bước đi tương lai của tổ chức chưa
chắc đã có khả năng thuyết phục nhân viên cùng hợp
tác nhằm đưa công ty tiến theo hướng đi mới. Khơi
dậy sự hợp tác cần thiết nơi nhân viên là một kỹ năng
quản lý quan trọng.
Mô hình này thể hiện sự hợp tác theo hai khía cạnh:
(1) các nhân viên có chung mục đích làm việc, và (2)
các nhân viên đồng thuận về những gì phải làm để
đạt được mục đích. Khi sự đồng thuận ý kiến theo cả
hai khía cạnh không cao, bạn phải sử dụng các "công
cụ mạnh" như bắt buộc, cảnh cáo, phạt để đảm bảo
sự hợp tác. Nhiều công ty bắt đầu từ bước này, đó là
lý do những người sáng lập phải xác định rõ việc phải
làm và làm như thế nào. Nếu các nhân viên hợp tác
giải quyết vấn đề thành công, sự đồng thuận bắt đầu
được thiết lập.
Edgar Schein của MIT đã miêu tả quá trình này như
một cơ chế mà thông qua đó văn hóa được xây dựng.

Cuối cùng, mọi người thậm chí không phải nghĩ về
việc liệu cách làm của họ có đem lại thành công hay
không. Họ nắm lấy các ưu tiên và làm theo các quy
trình một cách tự nhiên - nghĩa là họ đã tạo ra văn
hóa. Văn hóa, theo luật bất thành văn, tạo ra các
phương pháp được chấp nhận mà các thành viên
trong nhóm sử dụng để giải quyết vấn đề lặp lại. Văn
hóa cũng xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề
khác nhau. Nó có thể là một công cụ quản lý mạnh.
Khi sử dụng mô hình này để giải quyết câu hỏi "Làm
thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ
hạnh phúc dài lâu?", sinh viên của tôi nhanh chóng
nhận ra những cách thức đơn giản nhất mà các bậc
cha mẹ sử dụng để có được sự hợp tác từ phía con
trẻ chính là những biện pháp ép buộc. Tuy nhiên khi
con cái đến tuổi thiếu niên, những biện pháp này
thường hết tác dụng. Lúc đó, các ông bố bà mẹ bắt
đầu ước rằng họ đã rèn luyện con từ rất nhỏ để xây
dựng văn hóa gia đình trong đó lũ trẻ sống hòa thuận
với anh chị em, vâng lời cha mẹ, biết chọn điều hay
để làm một cách tự nhiên. Gia đình, giống như công
ty, cũng có văn hóa. Và văn hóa ở đây có thể được
xây dựng một cách vô thức.
Nếu bạn muốn con cái có lòng tự trọng và tự tin cao
để chúng có thể giải quyết những vấn đề khó khăn,
bạn phải hiểu những phẩm chất ấy sẽ không tự nhiên
hình thành ở trường phổ thông. Bạn phải giúp trẻ xây
dựng phẩm chất đó từ nền tảng văn hóa gia đình và
bạn phải suy nghĩ về điều này từ rất sớm. Giống như
các nhân viên trong công ty, trẻ em trong gia đình

phải xây dựng lòng tự trọng bằng cách thực hiện
những nhiệm vụ khó khăn và tìm hiểu xem việc gì là
có tác dụng.

×