Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xu thế quản lý triển vọng nhất trong thế kỉ mới pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.93 KB, 10 trang )

Xu thế quản lý triển vọng nhất trong thế kỉ mới
Thập kỷ đầu tiên thế kỉ XXI đánh dấu sự ra đời và
phát triển của không ít ý tưởng mới về quản trị kinh
doanh. Nitin Nohria, hiệu trưởng trường kinh doanh
Harvard và một số đồng nghiệp chia sẻ những suy
nghĩ của mình xung quanh những xu thế mới về quản
trị.
Nitin Nohria - Hiệu trưởng trường kinh doanh
Harvard
Chính quá trình toàn cầu hóa, nhờ sự thúc đẩy của
công nghệ đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đến các
hoạt động kinh doanh và đương nhiên ảnh hưởng
đến cả đời sống xã hội. Nếu như kinh tế, xã hội Châu
Âu thống trị thế kỉ 20 thì nay một thế kỉ mới mở ra với
xu hướng toàn cầu hóa, trong đó không một quốc gia
hay khu vực nào có được lợi thế tuyệt đối.
Thay vào đó, chúng ta thấy một sân chơi chung với
nhiều đối thủ cạnh tranh, bao gồm các nền kinh tế
mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, hay Brazin. Đương
nhiên danh sách này còn dài thêm nữa. Chính quá
trình toàn cầu hóa và mạng lưới kết nối nhờ công
nghệ đã khiến cho các sự kiện kinh tế không còn
đứng riêng lẻ nữa, và nhưng tác động rõ ràng, mạnh
mẽ nhất chính là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
và các cuộc biểu tình, nổi dậy ở Ai Cập và Tuy-ni-di.
Nhìn về tương lai, chúng ta thấy các hoạt động kinh
doanh toàn cầu có rất nhiều triển vọng. Tuy nhiên
chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức xã
hội nghiêm trọng, mà nếu không được giải quyết
khéo léo, không ngoan thì cơ hội kinh doanh sẽ bị
hạn chế rất nhiều.



Nitin Nohria - Hiệu trưởng trường kinh doanh Harvard

Trong thập kỉ tiếp theo, tôi tin rằng công tác nghiên
cứu ở trường kinh doanh Harvard sẽ được định
hướng với mục tiêu áp dụng các nguyên tắc quản lý
để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp, ví dụ như
việc cân bằng an ninh năng lượng với đảm bảo một
môi trường bền vững.
Teresa Amabile - Giáo sư quản trị kinh doanh,
trường kinh doanh Harvard
Trong thập kỉ qua, không phải cái gì khác mà chính là
công nghệ thông tin đã có tác động to lớn và sâu sắc
đến quản lý kinh doanh. Cách đây 10 năm, nhiều
người trong chúng ta dù hoạt động kinh doanh, học
thuật hay tham gia chính trị đều tự hỏi không biết
công nghệ thông tin sẽ đi về đâu. Bong bóng công
nghệ đã nổ tung, mặc dù có nhiều ngành sống sót
nhưng tương lai của thương mại điện tử và các
ngành công nghệ thông tin dường như rất mù mịt.
BusinessWeek.com mới đây đã đưa Amazon vào vị
trí thứ 6 danh sách các công ty có nhiều đổi mới nhất.
4 trong số 5 công ty đứng đầu là các công ty máy tính
và internet. Dưới nhiều hình thức khác nhau, công
nghệ thông tin hiện nay đã đóng góp trong xây dựng
chiến lược kinh doanh hay quản lý tổ chức. Sản
phẩm được phát triển thông qua hàng loạt đổi mới,
cải tiến với đầu vào là con người được kết nối với
nhau và kết nối với công ty thông qua mối quan tâm
chung và các phương tiện truyền thông điện tử.

Hầu như tất cả các công ty, kể cả những công ty nhỏ
nhất, mới thành lập cũng đều xây dựng trang web
riêng. Các công ty dựa vào internet như Google thì
ghi lại mỗi click chuột của mỗi khách hàng, phân tích
dữ liệu nhằm liên tục cải thiện sản phẩm và hiệu quả
tiếp thị của công ty. Khách hàng được quản lý, và
chuỗi cung ứng hàng hóa cũng được quản lý qua
trang web và thư điện tử. Các quá trình tiếp thị, sản
xuất và phân phổi sản phẩm thì được quản lý bởi hệ
thống thông tin trong thời gian thực tinh vi, phức tạp.
Cộng sự, đồng nghiệp thì có thể trò chuyện và nhìn
thấy nhau mà không cần thiết phải gặp mặt. Các bài
báo, bài viết có thể được xuất bản mà không cần đến
giấy mực, điện thoại di động thì thực hiện chức năng
thông tin và giải trí thường xuyên hơn là chức năng
đối thoại và liên lạc. Các thông tin về những đổi mới,
cải tiến trong tất cả các lĩnh vực đều được cung cấp
kịp thời.
Tất cả những ví dụ trên và rất nhiều thay đổi khác
nữa đều nhờ đến sự phát triển vũ bão của công nghệ
thông tin. Nó đã thay đổi bản chất hoạt động kinh
doanh, thông qua chuyển đổi cơ chế thị trường, thúc
đẩy cạnh tranh và hợp tác quốc tế, thay đổi các quan
niệm, các giá trị, động lực, và thay đổi cả những điều
mà người tiêu dùng và lao động lo sợ. Có lẽ, điều
quan trọng nhất là công nghệ thông tin đã thay đổi xã
hội loài người, hứa hẹn thập kỉ tới sẽ diễn ra những
sự kiện và biến đổi chưa từng có, và không thể đoán
trước.
Theo quan điểm của tôi, tâm lý học chính là lĩnh vực

nhiều triển vọng nhất để khai thác trong nghiên cứu
kinh doanh thập kỉ tiếp theo. Bằng cách tìm hiểu và
nắm rõ nhận thức, cảm xúc, động cơ và hành vi của
con người, các nhà quản lý có thể đáp ứng những
nhu cầu mà trước đó bị bỏ quên, xem nhẹ một cách
chính xác nhất với những sản phẩm và dịch vụ hiệu
quả.
Các nhà quản lý có thể điều chỉnh phương thức tiếp
thị các sản phẩm và dịch vụ này một cách linh hoạt
để phù hợp với thị hiếu, sở thích, và nguyện vọng của
mỗi cá nhân trong xã hội. Họ có thể đưa ra các giải
pháp và khuyến khích mọi người tham gia hợp tác,
cũng như để nguồn thông tin đa dạng được tiếp cận
mọi lúc mọi nơi.
Họ cũng có thể thu hút, giữ chân, phát triển và thúc
đẩy nhân viên một cách hiệu quả hơn, tạo ra các đội
làm việc hiệu quả, xây dựng những dự án mà họ
quan tâm và phù hợp với kĩ năng và tăng khả năng
sáng tạo trong công việc.

Chúng tôi, những nhà nghiên cứu tâm lý học đã có
nhiều công cụ hơn, những thứ mà cách đây ít năm
chúng tôi chỉ dám mơ tưởng, từ những phương pháp
thần kinh học, tâm lý học khiêm tốn cho đến nguồn
cơ sở dữ liệu khổng lồ liên quan đến quyết định tiêu
dùng, tiết kiêm, đầu tư của hàng triệu người.
Khi mà các nghiên cứu kinh tế ngày càng liên quan
nhiều đến các lý thuyết và phương pháp tâm lý học,
thì các giáo sư và các nhà quản lý kinh doanh sẽ có
nhiều lợi thế và sức manh hơn để cải thiện đáng kể

các hoạt động kinh doanh và phúc lợi xã hội.
Carliss Y. Baldwin. Giáo sư quản trị kinh doanh,
trường kinh doanh Harvard
Có hai xu hướng có tác động mạnh mẽ nhất tới quản
lý kinh doanh trong thập kỉ qua là (1) Sự phát triển
của "hệ sinh thái kinh doanh" (business ecosystem)
nhờ chi phí giao dịch giảm và (2) sức mạnh của
người tiêu dùng nhờ sự lan rộng toàn cầu của công
nghệ truyền thông.
Hệ sinh thái kinh doanh bao gồm những nhóm các
công ty cùng cung cấp các sản phẩm tổng thể và các
dịch vụ liên quan đến người dùng cuối, ví dụ như hệ
sinh thái viễn thông và máy tính, hệ sinh thái y tế, hệ
sinh thái tài chính toàn cầu.
Trong thập kỉ vừa qua, hệ sinh thái kinh doanh nổi lên
như một hình thức tổ chức kinh tế quan trọng, thay
thế cho các công ty liên kết theo chiều dọc, phổ biến
trong thời đại sản xuất hàng loạt. Điều quan trọng ở
đây, chính Internet và các phương tiện truyền thông
khác đã giảm bớt chi phí cho các hoạt động tập thể,
giao tiếp. Do đó, người sử dụng đóng vai trò ngày
càng chủ động hơn, cùng tham gia thiết kế, quản lý
sản phẩm và dịch vụ mà họ tiêu dùng. Trong nhiều
trường hợp, nhiều người cộng tác đã tranh giành
quyền sỡ hữu trí tuệ với nhà sản xuất hay kiểm soát
các tiêu chuẩn, và quá trình đổi mới.
Với những phát triển trên, đã đến lúc những cải tiến
chủ yếu không còn là công lao của các thiên tài sáng
chế, hay các tập đoàn biết nhìn xa trông rộng nữa.
Trong các hệ sinh thái kinh doanh, sáng kiến, đổi mới

ra đời và tiếp diễn theo nhiều cách khác nhau, không
giống như trong các nền kinh tế tiền công nghiệp hay
các tập đoàn ưu tú.
Cải tiến trong hệ sinh thái kinh doanh đòi hỏi hoạt
động tập thể từ khâu sáng tạo, đánh giá; đòi hỏi các
luồng kiến thức xuyên tổ chức hiệu quả, cấu trúc mô
đun (modular architectures) và quản lý tốt hệ thống
pháp lý. Điều này phải dựa trên nhiều nền tảng bổ
sung. Quyền sở hữu trí tuệ cần được xác định, tuy
nhiên yêu cầu này không khắt khe lắm. Và điều cuối
cùng đó là ý thức của các bên tham gia, cả người
dùng và nhà sản xuất phải cùng hướng đến mục tiêu
chung.
Khi các bên tham gia không nhìn thấy hay ý thức
được trách nhiệm của mình đối với tập thể, thì một hệ
sinh thái kinh doanh năng động dễ rơi vào tình trạng
bất ổn, giống như trong cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008-2009, hay thậm chí là sụy đổ như tình
trạng của Internet năm 1999-2000. Do đó, trong thập
kỉ tiếp theo, việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ cấu và động
lực học của hệ sinh thái kinh doanh sẽ mang lại nhiều
hẹn cho các công tác nghiên cứu học thuật.

×