TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC
***
KÌ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2009-2010
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 27 tháng 6 năm 2010
Đề thi gồm : 01 trang
Câu 1: (1đ): Trong các trường hợp sau, từ mặt ở câu nào dùng với nghĩa gốc, từ mặt ở câu nào
dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức nào?
a./ Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
b./ Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
c./ Sương in mặt, tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
( Truyện Kiều - Nguyễn Du.)
Câu 2: (1,5đ)
Đoạn kết của một đoạn trích trong Truyện Kiều có câu:
Nao nao dòng nước uốn quanh
a. Em hãy viết tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện phần kết trên
b. Phần kết đó nằm trong đoạn trích nào?
c. Hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ kết mà em vừa hoàn thiên.
Câu 3: (2,5đ)
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều học sinh mắc khuyết điểm bỏ nhà đi chơi
xa. Suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Câu 4: (5đ)
Tình cha con sâu nặng trong văn bản “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Hết
ĐỀ THI THỬ
TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC
***
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2009-2010
Môn thi : NGỮ VĂN
Ngày thi: 27 tháng 6 năm 2010
Câu 1: (1đ)
a./ mặt : nghĩa gốc (0,25đ)
b./ mặt : nghĩa chuyển ( phương thức ẩn dụ) (0,5đ)
c./ mặt : nghĩa gốc (0,25đ)
Câu 2: (1,5đ)
a.Viết chính xác 3 câu tiếp: 0,5đ
b. Phần kết đó nằm trong đoạn trích : Cảnh ngày xuân (0,25đ)
c. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ kết:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với từ láy: cảnh hiện lên qua cái nhìn tâm trạng của
nhân vật. Cảnh chiều xuân kết thúc lễ hội mênh mang đượm buồn. Không gian như ngưng lại, thời
gian trôi chầm chậm. Cảnh vật hài hòa…( cây cầu, dòng nước ) diễn tả cái bâng khuâng của lòng
người.( thơ thẩn, nao nao ,) (0,75)
Câu 3: (2,5đ)
- Yêu cầu hình thức làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội
- Đảm bảo bố cục 3 phần
- Lập luận chặt chẽ thuyết phục
*Nội dung;
+ Biểu hiện:
- Đây là hiện tượng phổ biến trong giới học sinh hiện nay. Hiện tượng này đáng phê phán và cần
gióng hồi chuông cảnh tỉnh với nhà trường và toàn xã hội. HS lười học bị điểm kém, vôlễ, vi phạm
nội quy…bị thầy cô cha mẹ quở trách….trốn nhà đên nhà bạn bè vài ngày…hoặc đi lanh thang…
Có HS đi đánh điện tử thâu đêm, nợ nần, cắm quán, cầm đồ, bị bố mẹ quản thuc cũng trốn nhà đi
chơi tự do…
+ Nguyên nhân: - bản thân HS ham chơi , bồng bột , suy nghĩ chơa chín chắn, ích kỉ chỉ
nghĩ đến thú vui của bản thân
- Gia đình nuông chiều, bố mẹ có khi mải bận lam ăn, bận công tác không quan tâm đúng mức,
đúng cách đến con cái ,không quản lí giờ giấc và việc học hành của con .
- Nhà trường chưa quan tâm sâu sát, kịp thời đến khi HS mắc khuyết điểm mới kỉ luật
- XH chưa có những sân chơi bổ ích thiết thực và bên ngoài lại có nhiều trò chơi cám dỗ trẻ em
khiến một số HS ham chơi dễ bị lôi cuốn , bị dụ dỗ, a dua , đua đòi, mắc khuyết điểm…
+ Hậu quả:- HS bỏ nhà đi dễ sa ngã và mắc khuyết điểm trầm trọng hơn. Có khi bị lôi kéo
hay bị lợi dụng dẫn dến hành vi vi phạm pháp luật , bỏ bê học hnàh đi bụi đời…ảnh hưởng xấu đến
XH
+ Giải pháp:
- HS: phải tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức một cách nghiêm túc
- Gia đình: cần quan tâm đúng mưc , có biện pháp dạy dỗ giáo dục con cái sát sao hơn…
- Nhà trườngcó nhiềun biện pháp tích cực tạo mqh thân thiện và tạo ra những sân chơi phù hợp với
các hoạt động ngoại khóa….GD HS phù hợp theo tâm lí lứa tuổi.
-Xh : cần phối hợp giữa các ban ngành để co những quan tâm thiết thực đến HS
* Mái nhà luôn là tổ ấm yêu thương những ai đã mắc lỗi hãy biết nhận ra và sửa chữa sai
lầm. Hãy biết tìm chỗ dựa từ chính những người thân yêu nơi mái ấm gia đình mình.
Câu 4(5đ)
* Đề bài yêu cầu bằng kiến thức và kĩ năng của kiểu bài phân tích một tác phẩm tự sự, ®Ó th¸y
VB “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh
hết sức éo le.
* Để làm rõ yêu cầu đó bài viết cần có các nội dung sau:
- Hoàn cảnh của câu chuyện
+ Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu.
+ Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng
bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
- Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
+ Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng
tránh và lạnh nhạt, xa cách.
+ Cô bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
+ Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã
thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu
quý một cách mãnh liệt.
Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông
Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông
Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu
thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
+ Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực.
+ Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
+ Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
+ Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người ạn mang cây lược cho con gái.
- Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu
thương con sâu nặng của ông S¸u làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất
mát, éo le do chiến tranh gây ra.