Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ
Phát triển tư duy là một mức độ cao của phát triển nhận thức, nhận thức
là một mặt quan trọng trong 5 mặt phát triển nên phát triển tư duy tốt
dẫn đến nhận thức tốt. Muốn giúp trẻ phát triển tư duy tốt thì giáo viên
phải nắm được đặc điểm tư duy của từng độ tuổi để từ đó xây dựng mục
đích, nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.
Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ ấu nhi ( 15- 36 tháng);
Tư duy trực quan hành động; là loại tư duy được thực hiện bằng hành
động bên ngoài theo phương pháp thử và sai. Việc xác lập mối quan hệ
giữa các sự vật- hiện tượng với nhau là nhiệm vụ hoạt động của tư duy.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, việc xác lập mối quan hệ đó chỉ mang tính
ngẫu nhiên.
Ví dụ: Trẻ muốn lấy đồ chơi trên bàn, vô tình kéo khăn trải bàn làm đồ
chơi rơi xuống, nhiều lần thì trẻ xác lập được mối quan hệ giữa tấm khăn
trải bàn với đồ vật trên bàn, nhiều lần sau thì trẻ hoạt động sáng tạo hơn.
Ví dụ không kéo khăn trải bàn nữa mà dùng cây khều=> ngẫu nhiên nắm
được kĩ năng=> sáng tạo=> các quá trình xuất hiện tư duy.
Việc chuyển từ biết sử dụng mối quan hệ có sẵn hay mối quan hệ do
người lớn chỉ ra sang biết xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng là mức
độ rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ em.
Ví dụ , bé một lần thấy ba bật nút radio thì bé cũng tới bật, bật ngược lại
thì radio tắt. Bé cứ bật đi bật lại khi thì radio tắt khi thì radio bật => bé
đã thực hiện bài toán là nhờ phép thử và sai và trẻ đã xác lập được mối
quan hệ giữa âm thanh và nút của radio.
Do cuối tuổi hài nhi, tư duy trực quan hành động xuất hiện, nhưng đến
tuổi ấu nhi thì loại tư duy này mới thực sự phát triển và chiếm ưu thế. Sự
giúp đỡ của người lớn khi hành động với đồ vật, hành lớn đưa ra các
mẫu hành động với đồ vật cho trẻ bắt chước. Mặt khác, vốn kinh nghiệm
của trẻ còn nghèo nàn, nên giải quyết các vấn đề bằng hoạt động thử và
sai của trẻ.
Chính vì thế, giáo viên cần phát triển tư duy trực quan hành động cho
trẻ; bằng các biện pháp:
- Tổ chức nhiều hoạt động phong phú cho trẻ thử và sai với đồ vật để trẻ
hiểu được mối quan hệ giữa các sự vật muôn màu muôn vẻ.
- Tổ chức môi trường chơi, học tập phong phú; nguyên vật liệu đa dạng,
kết hợp nhiều cách chơi khác nhau để giúp trẻ xác lập mối quan hệ dễ
dàng hơn, tư duy nhạy bén hơn. Ngược lại tổ chức hoạt động nghèo nàn
thì tư duy của trẻ phát triển kém.
- Tạo tình huống có vấn đề để trẻ sáng tạo trong việc xác lập mối quan
hệ.
Ví dụ: cho trẻ xếp những khối gỗ chồng lên nhau, cô cho trẻ khối vuông
và tam giác để trẻ hoạt động thử và sai => trẻ biết được khối vuông để ở
dưới còn khối tam giác thì để ở trên.
- Theo chương trình đổi mới thì lồng ghép vào đó các chủ đề chủ điểm
Ví dụ: chủ đề động vật thì cho trẻ ráp hình con vật, ráp mào gà hay cho
các bạn về đúng chuồng.
- Đưa trẻ vào vùng phát triển gần, theo quan điểm của Vưgotxki, vì như
thế tư duy của trẻ mới phát triển được.
Ví dụ khi dạy về hình tròn mà trẻ đã biết thì cô cho trẻ dùng hình tròn để
tạo ra những sản phẩm luôn=> dạy học đón đầu sự phát triển. Đây là giai
đoạn trẻ lấy mình làm trung tâm nên cô cần có phương pháp, biện pháp
thích hợp, không nên quá cứng nhắc
Ngoài tư duy trực quan hànhd9ong65 thì cuối tuổi ấu nhi xuất hiện tư
duy trực quan hình ảnh nhưng còn yếu vì vốn kinh nghiệm còn nghèo
nàn, các thao tác tư duy chưa phát triển. Đây là loại tư duy dựa vào hình
ảnh trong đầu để xác lập mối quan hệ.
Trẻ ấu nhi sử dụng loại tư duy này để giải quyết các bài toán đơn giản
nhất
Ví dụ qua trò chơi đục lỗ, qua nhiều lần thử và sai trẻ đã có hình ảnh
hình tròn trong đầu và hình ảnh hình tròn trong khuôn thủng thì trẻ dùng
mắt nhìn các hình rời để so với hình tròn trong đầu thấy đúng là hình cần
tìm thì trẻ lấy hình tròn rời ráp vào hình tròn trong khuôn thủng không
cần phải thử và sai nữa.
Khiểu tư duy này là một trình độ phát triển cao hơn kiểu tư duy trực
quan hành động. Nhờ có tư duy trực quan hành động mà trẻ tích lũy
được vốn kinh nghiệm là cho việc tư duy trực quan hình ảnh được dễ
dàng hơn
Chính vì thế, cần phát triển tư duy trực quan hình ảnh cho trẻ và loại tư
duy này sẽ phát triển mạnh cho những lứa tuổi tiếp theo. Và giáo viên
cần có những biện pháp phù hợp như sau:
- Cô dựa trên vốn kiến thức mà trẻ đã có trong đầu , từ đó tổ chức các
hoạt động thích hợp.
- Tạo tình huống có vấn đề để khuyến khích trẻ giải quyết.
_ Phát triển ở các góc chơi giả bộ như: trẻ nhập vai làm bố , mẹ để tái
hiện lại những gì trong đầu của trẻ.
- Giao nhiệm vụ giải quyết các bài tập đơn giản.
- Tạo môi trường chơi phong phú để vốn kinh nghiệm được dồi dào hơn.
Bên cạnh hai loại tư duy đó thì trẻ ấu nhi còn xuất hiện loại tư duy biểu
trưng là loại tư duy mà trẻ tìm ra mối quan hệ giữa vật thật và vật biểu
trưng thay thế.
Loại tư duy này chỉ thực sự phát triển khi trẻ đã vững các biểu tượng
trong đầu, nắm được công dụng, cách sử dụng các biểu tượng.
Ví dụ trẻ biết được dùng muỗng để múc cơm, múc canh thì trẻ có thể
dùng que để thay thế và đúc bột cho bé ăn.
Vì thế, giáo viên cần phát triển tư duy biểu trưng thì khả năng phát triển
trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ được tốt hơn.
Như vậy, các loại tư duy trên là biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Bên
cạnh đó, khái quát hóa là thao tác trí tuệ biểu hiện của nămg lục tư duy.
Khái quát hóa ở tuổi ấu nhi là những khái quát bên ngoài là những gì
đập vào mắt trẻ.
Ví dụ bé gọi chó, mèo đều là mèo vì chúng có lông giống nhau, thâm chí
gọi tóc bố là mèo
Và giáo viên cần phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ.
Do trẻ khái quát chủ yếu là những thao tác bên ngoài vì tư duy trực quan
hành động phát triển rất mạnh và chiếm ưu thế. Trẻ mắt nhìn, tay
xếp để đưa về nhóm, kinh nghiệm còn nghèo nàn nên khái quát hóa ở
bình diện bên ngoài.
Giáo viêm cần:
- Cho trẻ làm quen với nhóm đồ chơi, giúp trẻ tìm re đặc điểm giống và
khác nhau của các đối tượng trong nhóm rồi cho trẻ so sánh đối chiếu,
nhằm phá vỡ cái cũ hình thành sơ đồ nhận thức mới
- Cung cấp vốn từ cho trẻ để dễ dàng trong việc xếp nhóm, đặc tên cho
nhóm.
- Cho trẻ tích cực hoạt động với đồ vật với sự giúp đỡ của người lớn để
trẻ nắm được chức năng, phương thức sử dụng các vật => giúp trẻ khái
quát theo công dụng chức năng của đồ vật.
- Phải tương tác với trẻ để đưa vào vùng phát triển gần.
Ví dụ: Khi dạy về nhóm quả cà chua thì cô phải cung cấp thật nhiều quả
có hình dạng, kích thước khác nhau, nhiều hạt,ít hạt=> tạo điều kiện cho
trẻ khái quát bằng nhiều cách
Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo ( 3-6 tuổi)
Đến tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ có một bước ngoặc rất cơ bản, đó là sự
chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, mà thực
chất là chuyển từ hoạt động bên ngoài vào hoạt động bên trong treo cơ
chế nhập tâm.
Đặc điểm phát triển tư duy của mẫu giáo bé
Đang chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình
ảnh nhưng còn mờ nhạt. Do hoạt động với đồ vật lâu dần thành hình ảnh
biểu tượng trong đầu, là cơ sở của hoạt động tư duy ở bình diện bên
trong, nhưng biểu tượng vẫn còn nghèo nàn.
Trẻ biết sử dụng các biểu tượng trong đầu nhưg phải sử dụng nhiều lần
hoạt động để giải quyết vấn đề.
Ví dụ: cô cắt hình các con vật rời yêu cầu trẻ ráp lại thì trẻ phải hoạt
động nhiều lần mới làm được, trong khi ráp trẻ vẫn phải thử và sai.
Ở tuổi này đang tồn tại hai loại tư duy: tư duy trực quan hành động phát
triển và lấn áp sự phát triển của tư duy trực quan hình ảnh.
Cuối tuồi thì tư duy trực quan hình ảnh phát triển.
Nguyên nhân: vì đầu tuổi vốn kinh nghiệm còn nghèo nàn nên khó khăn
khi giải quyết vấn đề bằng việc sử dụng các biểu tượng trong đầu, đến
cuối tuổi thì kinh nghiêm nhiều hơn nên khả năng sử dụng các biểu
tượng trong đầu để giải quyết các bài toán dễ dàng hơn.
Tư duy trẻ bao giờ cũng bị chi phối mạnh bởi những suy nghĩ chủ quan,
trẻ chỉ suy nghĩ những điều mà trẻ thích và bị cuốn hút vào ý thích riêng
của mình bất chấp các tác động khách quan.
Ví dụ như khi người lớn hỏi con dùng hình vuông hay hình tam giác
nhưng trẻ lại trả lời là xây cầu
Hoặc trẻ sợ con mèo và nghĩ ai cũng sợ con mèo cả.
Bên cạnh đó, trẻ luôn lấy mình làm trung tâm, chưa phân biệt được suy
nghĩ của mình và suy nghĩ của người khác. Tư duy trẻ mang tính trực
giác toàn bộ. Trẻ chưa biết phân biệt được các vật về đặc điểm mà còn
nhìn theo kiểu chụp ảnh. Ví dụ: có rất nhiều băng đĩa nhưng trẻ thích
băng nào là lấy ngay băng đó khi hỏi trẻ tại sao thì trẻ không giải thích
được.
Qua đó, giáo viên cần:
- Đưa trẻ vào vùng phát triển gần bằng cách cho trẻ giải quyết các bài
tập cao hơn.
- Tích lũy vốn kinh nghiêm biểu tượng để trẻ so sánh biểu tượng trong
đầu với hình ảnh bên ngoài.
- Tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động.
- Cô khuyến khích trẻ giải quyết các tình huống khi cô đưa ra.
- Các nguyên vật liệu phong phú.
- Giáo viên khơi gợi tình cảm cho trẻ chứ không đơn thuần là giài thích.
- Chơi trò chơi trước để tích lũy vốn kinh nghiêm cho trò chơi sau.
Bên cạnh đó loại tư duy biểu trưng xuất hiện.
Và khái quát hóa được xem là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển tư duy
của trẻ, khái quát còn ở mức độ thấp, theo kinh nghiệm chỉ dựa vào
những biểu tượng hình ảnh cụ thể ở trong đầu để phân tích so sánh tổng
hợp tìm ra đặc điểm giống và khác nhau để đưa vào nhóm.
Vì vậy cần:
- Tổ chức trò chơi phù hợp với trẻ.
- Cung cấp vốn biểu tượng phong phú về sự vật hiện tượng.
- khái quát hóa bằng nhiều cách dựa vào nhiều đặc điểm.
- Yêu cầu trẻ đặt tên cho nhóm.
- Gợi ý để trẻ lập nhóm bằng nhiều cách.