Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Văn hóa ứng xử trong giao tiếp với sinh viên ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.23 KB, 7 trang )

Văn hóa ứng xử trong giao tiếp với sinh viên
Đồng hành cùng cơ quan với mục tiêu “Xây dựng Ký túc xá Xanh –
Sạch – Đẹp- An Toàn - Văn hóa - Văn minh - Tiết kiệm”, Ký túc xá
không chỉ là nơi ở mà là nơi tự rèn luyện của mỗi sinh viên sau giờ lên
lớp. Các em sinh viên trên giảng đường có những thầy cô dạy chữ, dạy
kiến thức, về Ký túc xá các cô, chú, anh, chị trong ký túc xá dạy cách
sống, cách làm ngừời có ích trong xã hội.

Vai trò của cán bộ công nhân viên ở ký túc xá có ý nghĩa rất lớn trong
việc hình thành nên nếp sống, văn hóa, văn minh nơi công sở.

Xác định đối tượng phục vụ của chúng ta đây là Sinh viên: Một tầng lớp
có tri thức, là những người có sức khỏe, năng động, có văn hóa và đang
hình thành nên nhân cách sống. Vì vậy trong giao tiếp mỗi cán bộ chúng
ta phải ứng xử làm sao cho phù hợp, có văn hóa. Trong cuộc sống hàng
ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, nhiều tầng lớp
trong xã hội, chúng ta phải thực hiện nhiều vai diễn trên sân khấu cuộc
đời: Với cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, quan hệ xã hội…vv.

Văn hóa ứng xử có nhiều cách để ta tác động tới sinh viên, - đối tượng
chúng ta phục vụ, nhưng chung qui lại, không gì hiệu quả hơn qua kênh
giao tiếp hàng ngày. Người cán bộ quản lí thông qua giao tiếp để truyền
đạt thông tin, chia sẻ và xử lí thông tin giữa người nói và người nghe.
Chính vì thế lời nói và việc làm hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến trực
quan, hành vi, tình cảm của sinh viên đối với cán bộ quản lí. Vì vậy dân
gian có câu:

“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lờ mà nói cho vừa lòng nhau.”

Văn hóa ứng xử giao tiếp hàng ngày được hình thành từ nhiều yếu tố


môi trường khác nhau, như gia đình, nhà trường và xã hội, được gom
nhặt từ sự trải nghiệm trong cuộc sống, từ truyền thống: Nhỏ thì là gia
đình, dòng tộc, làng, xã, …vv; lớn thì vùng miền, dân tộc, Quốc
gia…vv. Văn hoá ứng xử ăn sâu và thấm nhuần trong mỗi con người, tự
thân mỗi con người trau dồi và sàng lọc lấy để phục vụ cho công việc
của mình.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình
độ văn hóa. Nhiều người có trình độ học vấn cao mà không có văn hóa
và ngược lại, những người đôi khi không có học vấn nhưng có thể sống
có văn hoá, học vấn như là lớp sơn phủ bên ngoài còn văn hóa là chất gỗ
bên trong. Dân ta thường nói:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Trong thời đại hội nhập quốc tế trình độ học vấn cao thì dễ dàng tiếp thu
các nền văn hóa khác nhau làm đa dạng hóa văn hóa dân tộc. Vậy thì
làm sao vừa có văn hóa lại vừa có học vấn? Làm sao gỗ đã tốt, sơn tốt -
Sản phẩm làm ra thật hoàn hảo!

Không có cách nào tốt hơn là phải vừa học vừa trau dồi văn hóa, học ở
mọi nơi, mọi chỗ. Người làm công tác Sinh viên cũng phải tự học và tự
rèn luyện mình thì mới bắt kịp được xu hướng thời đại.

Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh là trường đa ngành, đa lĩnh vực, hiện
nay nhu cầu hội nhập và hợp tác, sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc
tế qua lại trao đổi học tập lẫn nhau đòi hỏi người làm công tác quản lí
phải tự mình trau dồi thêm vốn sống, văn hóa và trình độ hoc vấn mới
nhằm đáp ứng được nhiêm vụ đặt ra trong ngành giáo dục hiện đại.


Là người làm công tác quản lý sinh viên chúng tôi thấy có 2 phương
pháp xây dựng văn hoá ứng xử và văn hoá phục vụ để hoàn thành tốt
hơn nữa công tác hiện nay tại cơ quan, xin dẫn ra để tùy từng trường hợp
ta áp dụng cho phù hợp.

1. Lấy Sinh viên làm trung tâm: Ưu điểm của phương pháp này là trao
cho các bạn sinh viên một số quyền chủ động sáng tạo, tạo tính độc lập
trong công tác tự hoàn thiên chính mình, tự giác trong công việc hàng
ngày. Người quản lí chỉ việc giám sát nhắc nhở khi cân thiết. Phương
pháp này áp dụng với sinh viên từ năm thứ 2 trở đi và đã ở trong ký túc
xá. Để làm được điều này, việc nắm bắt và hiểu tâm lý của sinh viên là
điều rất quan trọng, bên cạnh đó, phải đặt mình vào vai trò người anh,
người chị, người cô, người chú, là những người ‘thầy” để giáo dục,
thuyết phục sinh viên.

Nhược điểm của phương pháp này: Sinh viên dễ bị buông lỏng quản lí,
người quản lí phải thật hiểu sinh viên thì mới làm được.

2. Lấy cán bộ quản lý làm trung tâm: Sinh viên lúc này là đối tượng để
quản lí chứ không còn là đối tượng phục vụ. Sinh viên phải chịu sự giám
sát chặt chẽ của người quản lí, dùng mệnh lệnh bắt buộc.

Ưu điểm của phương pháp này là có hiệu quả ngay lập tức, không có tác
dụng lâu dài.
Nhược điểm: Tạo khoảng cách ngày càng xa giữa người quản lí và sinh
viên. Dễ nảy sinh sự hiểu lầm là hách dịch, cửa quyền, vv.

Từ 02 phương pháp ấy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mặt
tích cực cũng như hạn chế của nó, vì vậy, phục vụ sinh viên và sử dụng
văn hoá giao tiếp như thế nào để vừa hài hoà được công tác chuyên môn

mà vẫn để lại ấn tưởng tốt đẹp trong long những người chúng ta tiếp
xúc?

Câu trả lời là chúng ta cần xây dựng cho mình những cách ứng xử có
văn hoá, biết vận dụng giữa thực tiễn với kinh nghiệm, yếu tố quản lý
cùng phong cách phục vụ, đáng ứng nhu cầu một cách hiệu quả để vừa
thực hiện nhiệm vụ đựoc giao, vừa làm hài lòng đối tượng mình đang
giao tiếp.

Ký túc xá ĐHQG-HCM rất thành công trong việc vận dụng văn hoá giao
tiếp trong việc xây dựng văn hoá phục vụ tại cơ quan và bước đầu đã
đem lại những thành công nhất định.

Điều này thể hiện sự trăn trở và tìm lối đi mới của tập thể lãnh đạo, cán
bộ công nhân viên của ký túc xá trong một thời gian dài, và tư duy
chuyển từ quản lý sinh viên sang phục vụ sinh viên được hình thành, đưa
vào thực hiện hơn trong gần 04 năm trở lại đây đã đem lại nhiều thanh
công đáng khích lệ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.

Người làm công tác sinh viên phải linh động trong các tình huấn xử lý,
không nên cứng nhắc một phương pháp nào trong văn hóa ứng xử để đạt
được hiệu quả công việc cao nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đươc
giao mà luôn đươc sinh viên kính trọng!

Văn hóa giao tiếp ứng xử hàng ngày không gì dễ gần và gây thiện cảm
với người đối thoại bằng nụ cười thân thiện cởi mở. Người làm công tác
này phải thực sự thân thiện là chỗ dựa tinh thần tin cậy của sinh viên thì
mới mong nhận được sự tôn kính từ sinh viên.
Phạm Thanh Hải – CLB Lý luận trẻ KTX


×