Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vì sao tin nhắn điện thoại chỉ có 160 ký tự? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.58 KB, 6 trang )

Vì sao tin nhắn điện thoại chỉ có 160 ký tự?
Ngày nay, tin nhắn điện thoại SMS là công cụ giao
tiếp không thể thiếu trong đời sống hiện đại, giúp mọi
người trao đổi thông điệp một cách dễ dàng và tiết
kiệm.
Ý tưởng bất chợt cho 160 ký tự

Người đã đề xuất ý tưởng giới hạn số ký tự tin nhắn điện
thoại còn 160 kí tự là một nhà nghiên cứu người Đức
Friedhelm Hillebrand. Cách đây gần 30 năm, khi thử
nghiệm một vài câu văn ngẫu nhiên trên máy đánh chữ,
Friedhelm nhận ra rằng tổng số chữ, con số và dấu câu,
khoảng cách trung bình giữa các từ thường dưới 160 kí tự.
Kiểm tra nhiều lần, năm 1985 khi ở tuổi 45, Hillebrand reo
lên “Một con số quá lí tưởng để làm mọi chuyện”!

Tại thời điểm đó, các nhà nghiên cứu và chuyên gia viễn
thông đang tìm kiếm một giải pháp chuẩn hóa cho phép
điện thoại di động truyền tải và hiển thị tin nhắn. Vướng
mắc ở chỗ, băng thông di động khá hạn hữu và vốn chỉ chủ
yếu phục vụ cho đối tượng điện thoại di động trên ô tô, do
đó tin nhắn phải càng ngắn càng tốt.



Trở lại câu chuyện của Hillebrand, trước khi thử nghiệm,
nhà nghiên cứu này từng tranh luận với một người bạn về
con số 160, liệu có đủ để diễn tả ý nghĩ của con người hay
không. Trong khi người bạn của ông cho rằng “con số này
là không thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng thị
trường lớn”, thì mình lại lạc quan hơn nhiều, Hillebrand kể


lại.

Là người giữ cương vị chủ tịch Ủy ban các dịch vụ không
thoại của GSM (nhóm chuyên trách thiết lập các chuẩn cho
thị trường di động toàn cầu) vui mừng với kết quả tìm
được, năm 1986, Hillebrand nhanh chóng đề xuất kế hoạch
triển khai tin nhắn SMS. Theo đó, tất cả các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông di động phải hỗ trợ dịch vụ nhắn tin mới
được cấp phép.

Hillebrand sử dụng kênh sóng thứ hai bên cạnh các mạng di
động để đưa SMS vào thực tế. Nhưng ban đầu, ông và các
cộng sự chỉ có thể sử dụng tối đa 128 ký tự, trước khi có
thể bổ sung không gian để ghi 32 ký tự còn lại.



Mặc dù vậy, ủy ban này vẫn băn khoăn, liệu 160 ký tự có
đủ để giao tiếp hay không. Bỏ qua tình hình thực tế từ
nghiên cứu thị trường, Hillebrand đã quyết định đề xuất
con số này với 2 lý do cơ bản. Một là các tấm bưu thiếp
thường có ít hơn 160 ký tự và thứ hai, thống kê từ nhu cầu
sử dụng Telex, một dịch vụ điện báo phổ biến thời đó dành
cho giới doanh nghiệp cho thấy, người dùng cũng thường
gửi đi thông điệp trong khoảng 150-160 ký tự

SMS bùng nổ!

Ban đầu, dịch vụ SMS gặp không ít khó khăn. Vừa giới hạn
ký tự, người dùng còn gặp không ít trở ngại để sử dụng.

Việc nhập liệu không hề đơn giản khi họ phải nhấn nhiều
lần mới có được ký tự cần dùng. Sau khi loại bàn phím
QWERTY trên các dòng điện thoại đời mới của Blackberry
ra đời, loại bàn phím cũ được cải tiến, bàn phím ảo trên
iPhone…việc soạn tin nhắn mới trở nên đơn giản hơn.



Tuy nhiên, những gì về SMS lại là "không thể bàn cãi". Có
lẽ Hillebrand cũng không thể tưởng tượng được dịch vụ tin
nhắn trên điện thoại lại bùng nổ và trở nên phổ biến đến
thế, nhất là ở giới trẻ: “Không ai có thể đoán trước được
giới trẻ ngày nay sử dụng dịch vụ tin nhắn nhanh và tốc độ
như vậy”, Hillebrand chia sẻ. Ông vẫn cảm thấy rất thú vị
khi có những cặp đôi trẻ quyết định thông báo… chia tay
thông qua tin nhắn!

Ý tưởng của Hillebrand đang có mặt ở khắp nơi. Tin nhắn
trên điện thoại di động trở thành phương tiện liên lạc đắc
dụng nhất hiện nay. Theo một thống kê gần đây của
Nielsen, người dùng Mỹ ưa gửi tin nhắn hơn là thực hiện
cuộc gọi trực tiếp. Ở thời điểm 2008, trung bình một người
dùng Mỹ gửi 357 tin nhắn mỗi tháng, trong khi chỉ thực
hiện 204 cuộc gọi.

Mạng xã hội Twitter cũng chỉ cho phép người dùng gửi đi
thông điệp 140 ký tự. 20 ký tự còn lại được dùng để ghi địa
chỉ của họ.

Một vài người tưởng rằng Hillebrand giàu có với đề xuất

độc đáo, tuy nhiên, nhà nghiên cứu này lắc đầu! Hiện
Hillebrand đang sống ở Bonn, Đức và quản lý Hillebrand &
Partners, một công ty tư vấn về phát minh công nghệ. Ông
vẫn không quên theo đuổi những dự án mới về viễn thông
di động.

×