Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ ốm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.69 KB, 6 trang )


Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị ốm
Khi ốm, trẻ thường chán ăn, bỏ bữa, hoặc ăn rất ít nên dễ sụt cân và
có thể bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn
của thầy thuốc, người mẹ cần phải chú ý chăm sóc và cho trẻ ăn
uống đầy đủ
Trong thời gian trẻ ốm, người mẹ cần chọn cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
Nến cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa, với thức ăn loãng hơn và thời gian ăn nên kéo dài
hơn bình thường để giúp trẻ thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn. Mỗi độ tuổi
cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau: tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc chung:
- Tiếp tục cho ăn (không cho trẻ ăn kiêng).
- Tăng cường uống nước.
- Cho trẻ đến bác sĩ để khám và khám lại theo hẹn.
Với trẻ dưới 4 tháng tuổi
Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tăng số lần
bú ít nhất 10-12 lần/ngày. Thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn (khi bị ốm trẻ sẽ mệt
mỏi, nên khả năng mút vú của trẻ kém hơn). Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không
bú được thì mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa. Lúc này cần vệ sinh các dụng cụ
vắt sữa, cốc thìa để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ bị tiêu chảy.
Với trẻ từ 5 tháng tuổi đến 12 tháng
Ngoài sữa mẹ có thể cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa
và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá và cho thêm
dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn
bình thường để dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm
nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu
đủ để tăng cường vitamin và chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa/ngày nếu trẻ
còn bú mẹ, 5 bữa/ngày nếu không được bú mẹ. Cũng nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa
quả sẵn có: chuối, cam
Sau khi trẻ khỏi ốm, vẫn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp trẻ hồi phục
nhanh và tránh suy dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền.
Với tất cả các trẻ bị tiêu chảy kéo dài:


- Nếu vẫn còn bú mẹ, cho trẻ bú lâu hơn cả ngày lẫn đêm.
- Nếu đang được cho ăn sữa khác: Thay thế sữa đó bằng cách cho bú mẹ tăng lên hoặc
có thể thay thế bằng sữa chua hoặc sữa đậu nành, hoặc thay thế nửa lượng sữa bằng
thức ăn mới dễ tiêu hóa giàu chất dinh dưỡng.
Với trẻ từ 1 tuổi trở lên
Vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ hay uống sữa ngoài. Vì đây là giai đoạn tăng trưởng và phát
triển cả về thể chất lẫn trí não nên các bà mẹ phải lưu ý chế độ ăn phù hợp. Sau ốm,
phải tăng cường các thức ăn có nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm
giàu vitamin như các loại trái cây, nước ép hoa quả để phòng tránh suy dinh dưỡng,
ảnh hưởng tới khả năng phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Về chế độ dinh dưỡng, khi trẻ ốm, người mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn.
Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau
xanh.
Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước
cháo muối, dung dịch oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì
không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thực phẩm có nhiều đường, nước ngọt có gas vì có thể
làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều xơ, ít dinh dưỡng
như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu.
Khi trẻ ốm người mẹ và gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành
trẻ ăn được nhiều. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp bị sổ mũi, gây khó thở cần làm thông
thoáng mũi trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. Gia đình cần tập
trung quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ ốm, như trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ hay trẻ bị
tiêu chảy thì cần theo dõi số lần, số lượng đi ngoài như vậy sẽ sớm phát hiện những
dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Theo BS. Việt Lân - Báo Sức khỏe & đời sống
Tin tức Họa Mi


Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ
miệng người này qua miệng người khác. Chúng không có trong
miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ
mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú.
Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng đường thấp sẽ làm giảm lượng vi
khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang
cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, không
cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn
chải đánh răng.
Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi), nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú
(và ợ). Dùng gạc hay vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch và xoa nắn nướu, lưỡi cho
trẻ sau khi cho trẻ bú hay ăn.
Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc
hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và
xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ.
Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), cho dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước
nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor.
Trẻ hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa fluor, với lượng kem phết lên
bàn chải độ bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.
Cách chải răng: Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so
với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2-3 cái, chải ba mặt
răng: mặt ngoài ( nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. Cha mẹ
cần tiếp tục chải răng cho trẻ đến 9-10 tuổi, vì trẻ không có kỹ năng tự chải răng một
cách hiệu quả trước độ tuổi này.
Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng bạn đừng lo lắng, vì chính bàn chải
(chứ không phải kem) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử
dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một
lượng rất ít kem đánh răng (chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hay phết một lớp thật mỏng trên bàn
chải dành cho trẻ em). Kem đánh răng chứa fluor sẽ làm răng thêm rắn chắc.

Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi để phát hiện
các vấn đề sức khỏe toàn thân có liên quan đến răng miệng; phát hiện các dạng sâu
răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (sâu răng do bú bình) và áp dụng kịp thời các biện
pháp phòng ngừa sâu răng. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới
đến bác sĩ răng hàm mặt.
Các thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng
Mút ngón tay: Mút ngón tay hay ngậm vú giả kéo dài có thể làm răng trên nhô ra trước.
Hãy tập cho trẻ bỏ các thói quen này càng sớm càng tốt (trước khi thay răng cửa vĩnh
viễn).
Khen thưởng và quở phạt: Đừng bao giờ sử dụng các thức ăn có chất ngọt như kẹo,
chocolate, kem làm phần thưởng cho trẻ khi chúng làm tốt một việc gì, cũng đừng hăm
dọa sẽ đưa trẻ đi bác sĩ răng hàm mặt vì trẻ không ngoan.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Hướng dẫn thời gian ngủ cho trẻ
Ở bất kỳ lứa tuổi nào, chu kỳ ngủ hàng ngày
và thời gian ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng và chức năng hoạt động của cơ thể
con người. Với trẻ con cũng thế. Vì vậy,xây dựng và duy trì một thói
quen ngủ tốt sẽ giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng, ngủ say và thức dậy
Điều này cũng giúp ngăn ngừa những vấn đề về giấc ngủ trong tương
lai. Thói quen đi ngủ đúng giờ không chỉ loại bỏ stress trong lúc ngủ
mà còn giúp tạo ra thời gian đặc biệt cho bạn và bé.
1. Hãy tạo thói quen trong gia đình
Ưu tiên cho giấc ngủ và nó là một phần trong kế hoạch hàng ngày của bạn, theo tư vấn của
các chuyên gia về giấc ngủ, hãy xác định là mỗi thành viên trong gia đình bạn cần bao nhiêu
thời gian cho việc ngủ và đảm bảo rằng họ phải dành được bấy nhiêu thời gian để ngủ. Hãy
hỏi bác sỹ nhi bất cứ điều gì về giấc ngủ của con bạn nếu giấc ngủ không được như mong
muốn. Hầu hết các vấn đề này đều được chữa trị dễ dàng.
2. Biết cách tìm ra những vấn đề về giấc ngủ của trẻ
Theo các chuyên gia nhi, khi trẻ khó ngủ, bạn nên tìm ra những vấn đề về giấc ngủ như:

nguyên nhân khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, ngáy, không chịu đi ngủ, có vấn đề về
đường hô hấp, và thở mạnh khi ngủ… Những vấn đề này có thể là do những việc xảy ra vào
ban ngày như gắng sức, mệt mỏi, buổn ngủ hoặc cơ thể không ổn định…
3. Nhất quán, trước sau như một
Hầu hết ở các bậc cha mẹ, tính nhất quán "trước sau như một" là chìa khóa của mọi công
thức dẫn tới thành công. Nếu không có nó, bạn không thể mong đợi là con cái mình sẽ học hỏi
và thay đổi hành vi.
4. Cùng thảo luận
Trong một gia đình, điều quan trọng là bạn phải cùng thảo luận và làm việc với vợ hoặc chồng
mình về chiến lược cho gia đình mình. Nếu bạn đang bắt đầu một chương trình lập kế hoạch
cho giấc ngủ sau khi có những vấn đề về giấc ngủ của con bạn, hãy giải thích về kế hoạch mới
đó nếu con bạn đủ lớn để hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch.
5. Lập thời gian biểu: giờ đi ngủ và giờ thức dậy
Lập thời gian biểu và có kế hoạch cho giấc ngủ hàng ngày của gia đình. Điều này giúp điều
chỉnh đồng hồ sinh học của trẻ trong 24 giờ. Nếu để chu kỳ này vượt lên 25 giờ, nghĩa là trẻ
đã thiếu một cái gì đó cần phải bù đắp lại. Vì vậy, bạn phải xây dựng chu kỳ và thời gian cho
giấc ngủ, thói quen đi ngủ, phân biệt ban ngày và ban đêm.
Chưa có thời điểm nào được gọi là lý tưởng cho giấc ngủ ở mỗi trẻ, bởi vì những nhu cầu ngủ,
lối sống, ngủ trưa sẽ khác nhau với từng người. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những yêu
cầu về giấc ngủ điển hình cho từng nhóm tuổi và sử dụng nó như là bản hướng dẫn.
Chú ý: không áp dụng thời gian biểu ngủ nghỉ cho trẻ dưới 4 tháng tuổi, bởi vì nhịp và đồng hồ
sinh học của trẻ mới sinh dưới 4 tháng mới đang hình thành và chưa đi vào chu kỳ thường
xuyên.
6. Chu kỳ thường nhật
Chu kỳ thường nhật về thời gian đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp trẻ biết cách đi ngủ, giống như
việc đọc một đoạn sách lúc lên giường sẽ giúp một số người lớn chúng ta đi vào giấc ngủ dễ
hơn. Cấu trúc chu kỳ thường nhật cũng liên quan đến phòng ngủ với cảm giác thoải mái và tạo
cảm giác an toàn.
Chu kỳ thường nhật có thể loại bỏ stress ra khỏi giấc ngủ và giúp tạo ra một khoảng thời gian
đặc biệt, nhất là khi trong gia đình có nhiều hơn một trẻ.

Dạy trẻ chơi một mình
Chơi cùng con mang lại nhiều lợi ích cho cả bé và mẹ. Tuy nhiên, có
những lúc bận rộn, các phụ huynh không thể dành thời gian cho con.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng họ nên thường xuyên gắn bó với con cái, nhưng làm như vậy, tinh
thần họ sẽ chẳng bao giờ được nghỉ ngơi. Chính việc này tạo ra những cơnsẽ nhận lấy.
Trên thực tế, luyện cho trẻ tự chơi một mình là một trong những món quà tốt nhất mà phụ
huynh dành tặng cho con và cho chính mình. Đó là thời gian để trẻ nguệch ngoạc vẽ viết, làm
ô-tô bằng bìa cứng hay khám phá chính góc sân nhà mình. Những điều này nuôi dưỡng các
kỹ năng trẻ cần để thành công như tính sáng tạo, suy nghĩ logic và sự tự tin.
Việc hướng dẫn cho bé tự bày trò chơi không quá phức tạp nhờ những cách sau:
Hướng dẫn trẻ cách thực hiện
Trước hết, bố mẹ hãy cho bé thấy rằng ở một mình không có vấn đề gì lớn lao
cả, thậm chí nó còn mang lại niềm vui (tất nhiên có sự giám sát chừng mực
của người lớn trong một môi trường an toàn). Quá trình này có thể bắt đầu
ngay từ khi trẻ bắt đầu biết bò. Bạn có thể đặt trẻ vào trong nôi hoặc cũi với
vài món đồ chơi trong lúc bạn đang ở gần đấy hoặc thậm chí lúc bạn rời khỏi
phòng. Điều này sẽ gieo những hạt mầm của sự tập trung và tự lập. Những
món đồ chơi phát ra tiếng, các vòng tròn xếp chồng lên nhau và các món đồ
chơi dễ nắm bắt có thể giúp đứa trẻ 6 tháng tuổi bận rộn được tối đa 20 phút,
đủ thời gian để bạn nghỉ lưng và đọc vài tờ báo.
Sau đó, bạn có thể tăng dần khoảng thời gian trẻ chơi một mình. Hãy chỉnh thời gian và giải
thích cho bé hiểu bé sẽ phải ở trong phòng cho đến lúc nghe thấy tiếng reo của đồng hồ.
Lớn hơn, trẻ sẽ bị ảnh hưởng những sở thích và thói quen của các thành viên trong gia đình
và trở thành những người có đam mê và sở thích. Khi chúng nhìn bạn nhảy, chúng cũng sẽ
biết xoay người và nhảy cẫng lên. Khi trong nhà có người thích đọc sách, trẻ sẽ biết thưởng
thức sách. Một vài trẻ khá tự nhiên và dạn dĩ trong việc chơi một mình, số khác có thể cần sự
dìu dắt của người lớn để kích hoạt trí tưởng tượng trong bé.
Tạo không gian riêng cho trẻ
Chị Mai Lan (đường Nguyễn Oanh, Q.Gò Vấp) cho biết, chị đã dành một phòng nhỏ làm phòng

chơi riêng cho hai cậu con trai của mình. Căn phòng đầy thú nhồi bông, một cái bàn, giấy, bút
và nhiều thùng đồ chơi. Để có thể yên tâm với sự an toàn của con khi chúng chơi một mình,
chị đã trải trên sàn nhà một tấm thảm dày, bên dưới là một tấm nệm để khi bọn trẻ vấp ngã
không bị chấn thương đầu và khuỷu tay.
Nhưng không phải nhà nào cũng có điều kiện để dành hẳn một phòng chơi cho con như chị
Lan. Chị Thúy (Phan Kế Bính, Q.1)chia sẻ, chỉ cần một thùng đồ chơi và một vài quyển sách là
chị có thể yên tâm làm việc nhà, nấu ăn trong vài giờ vì con chị vốn đã quen với việc “tự chơi”
vào những thời gian nhất định trong ngày. Tất nhiên, chị không hoàn toàn “quên” con trong
chừng ấy thời gian, mà vẫn thỉnh thoảng vẫn phải đảo mắt qua.
Theo các chuyên gia và nhiều bà mẹ khác, không gian cần thiết cho trẻ gồm các trò chơi xây
dựng, lắp ráp, quần áo hóa trang, bút màu, đĩa giấy và tất cả các món đồ vẽ khác.
Chấp nhận sự luộm thuộm
Để con chơi một mình tức là bạn phải chấp nhận tường nhà sẽ đầy hình vẽ, quần áo của con
sẽ lấm lem màu, tóc tai bù xù, chân tay bị bôi bẩn… Cũng đừng ngao ngán khi thấy góc phòng
đầy những mảnh giấy nhỏ rơi lả tả vì đôi khi trẻ thích xé nhỏ giấy và tung lên cao cho giống “cô
dâu chú rể”.
Chị Hoài (P.An Phú, Q.2) nói “Mỗi lần muốn yên ổn để trồng cây xanh trong vườn là chồng tôi
lại đào một cái hố trong vườn, đưa cho con gái một cái vòi nước và bảo nó làm thành một
đống bùn. Con bé rất thích thú và loay hoay với những thứ ấy suốt buổi chiều, còn chồng tôi
có thời gian để gieo một luống rau cải. Dĩ nhiên, tôi sẽ phải là người gánh chịu bộ quần áo đầy
đất của con mình, nhưng để 2 bố con có một khoảng thời gian thú vị như vậy thì cũng đáng
thôi”.
Tin tức Họa Mi

×