Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE THI TUYEN SINH VAO LOP 6 TRUONG CXH MON VAN-TIENG VIET NAM HOC 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.69 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DIỄN CHÂU
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CAO XUÂN HUY
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 - (Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1. (3,5 điểm)
Cho các từ ngữ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn,
đánh đập, bạn bè, dẻo dai.
Hãy sắp xếp các từ trên dựa theo:
- Cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ láy).
- Từ loại (danh từ, động từ, tính từ).
Câu 2. ( 2,0 điểm)
Giải nghĩa các từ sau: quê hương, truyền thống, phong tục, bao dung.
Câu 3. (3,0 điểm)
Xác định thành phần câu trong các ví dụ sau:
a. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông
trên khắp các sườn đồi.
b. Việc tôi làm hôm ấy khiến bố mẹ buồn lòng.
c. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.
d. Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.

Câu 4. (3,5 điểm)
Em cảm nhận được điều gì từ những câu thơ sau?
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
(Sang năm con lên bảy - Vũ Đình Minh)


Câu 5. (8,0 điểm)
“Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người
mẹ bị ốm nặng và chỉ có trái táo ở một vương quốc xa xôi mới có thể chữa khỏi căn bệnh
của mẹ. Người con đã ra đi, vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng anh đã mang
được trái táo trở về.”
Dựa vào đoạn tóm tắt trên, hãy kể lại tỉ mỉ câu chuyện đi tìm trái táo của người con
hiếu thảo theo trí tưởng tượng của em.
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DIỄN CHÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 5
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG:
Đáp án chỉ nêu những nội dung cơ bản, giám khảo cần chủ động trong đánh giá, cho điểm.
Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, tránh ®Õm ý cho ®iÓm
mét c¸ch m¸y mãc, khuyến khích những bài viết sáng tạo, cảm xúc tự nhiên. Chấp nhận cả
những ý kiến không có trong Hướng dẫn chấm nhưng hợp lí, có sức thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài: 20,0, làm tròn đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm
chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm cụ thể.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1. (3,5 điểm) Sắp xếp từ:
- Dựa theo cấu tạo từ: (1,75 điểm)
+ Từ đơn: vườn, ngọt, ăn.
+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập, bạn bè, dẻo dai.
+ Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng.
- Dưạ theo từ loại: (1,75 điểm)
+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn, bạn bè.
+ Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn.
+ Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt, dẻo dai.
Câu 2. (2,0 điểm)
Giải nghĩa từ: (Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm)

- Quê hương: Quê của mình - nơi có sự gắn bó thân thiết về tình cảm.
- Truyền thống: Nề nếp, thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
- Phong tục: Thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công
nhận, làm theo.
- Bao dung: Rộng lòng cảm thông, độ lượng với mọi người.
(Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt khác, miễn là hiểu đúng nghĩa của từ.)
Câu 3. (3,0 điểm)
Xác định thành phần câu: (Mỗi câu trả lời đúng cho 0,75 điểm)
a. Trạng ngữ: Sau những cơn mưa xuân
Chủ ngữ: một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát
Vị ngữ: trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
b. Chủ ngữ: Việc tôi làm hôm ấy
Vị ngữ: khiến bố mẹ buồn lòng.
c. Trạng ngữ: lúc nắng chiều
Chủ ngữ: hình anh
Vị ngữ: rất đẹp
(Trường hợp xác định chủ ngữ là: Hình anh lúc nắng chiều, giám khảo vẫn cho điểm tối đa)
d. Trạng ngữ: Mùa thu
Chủ ngữ 1: gió
Vị ngữ 1: thổi mây về phía cửa sông
Chủ ngữ 2: mặt nước dưới cầu Tràng Tiền
Vị ngữ 2: đen sẫm lại.
(Chú ý: Thí sinh có thể xác định bằng cách gạch chéo ranh giới giữa các thành phần câu.)
Câu 4. (3,5 điểm)
Thí sinh có thể trình bày bài viết theo các cách khác nhau nhưng cần biết bám vào các
hình ảnh, từ ngữ trong đoạn thơ để nói lên những cảm nhận của mình. Sau đây là một số gợi
ý mang tính định hướng:
- Khi lớn lên và từ giã “thời ấu thơ”, con sẽ bước vào “trong đời thât” với rất nhiều thử
thách nhưng cũng rất đáng tự hào.
- Mọi hạnh phúc có được phải trải qua những vất vả, khó khăn, phải giành lấy bằng chính

bàn tay, khối óc của chính bản thân mình (không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng
trong các câu chuyện cổ tích của thế giới tuổi thơ).
- Đoạn thơ là bài học về hạnh phúc, về cuộc đời, về lao động và tình thương mà cha
muốn nói với con.
(Chú ý: Nếu thí sinh không biết sắp xếp những điều cảm nhận được thành một đoạn văn
(hoặc bài văn ngắn) hoàn chỉnh, giám khảo trừ 1,0 điểm)
Câu 5. (8,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Xác định đúng kiểu bài: văn kể chuyện.
- Có kĩ năng làm bài tốt, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, chữ viết đẹp, ít mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở đoạn tóm tắt ở đề bài, thí sinh tưởng tượng để kể lại tỉ mỉ câu chuyện đi tìm
trái táo của người con hiếu thảo. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng thí sinh có
thể triển khai trong bài làm:
- Mở bài: Dựng được hoàn cảnh câu chuyện (xảy ra đã lâu, có hai mẹ con sống hạnh
phúc …) (1,0 điểm)
- Thân bài: (6,0 điểm)
+ Chuyện xảy ra bất ngờ: người mẹ ốm nặng và chỉ có trái táo ở một vương quốc xa xôi
mới chữ khỏi được bệnh.
+ Cuộc hành trình đi tìm táo của người con (tưởng tượng và kể được những khó khăn,
nguy hiểm mà người con trải qua).
+ Niềm vui sướng tột cùng của người con khi tìm thấy táo và mang về cho mẹ.
- Kết bài: Người con trao trái táo cho mẹ, người mẹ được chữa khỏi bệnh, hai mẹ con
tiếp tục sống hạnh phúc bên nhau. (1,0 điểm)

×