Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.52 KB, 7 trang )

Ảo thuật hóa học
Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 3

21. Phát hiện dấu tay
Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu vân
tay của thủ phạm. Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này.
Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in
đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy.
Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng cồn iot. Sau một
thời gian, lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy. Bạn chỉ cần thu
chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm”.
Giải thích: Khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da.
Cồn iot sẽ hòa tan vết mỡ này làm xuất hiện dấu tay.

22. Tấm thảm bay
Lấy một miếng vải nhỏ, sặc sỡ (giống như một tấm thảm) buộc vào bốn góc những sợi
chỉ đã tẩm đi tẩm lại nhiều lần bằng dung dịch muối ăn bão hòa rồi phơi khô.
Buộc đầu kia của những sợi chỉ vào bốn điểm cố định, làm thành một tấm
thảm treo. Sau đó lấy diêm đốt cháy những sợi chỉ, tấm thảm sẽ không rơi xuống
mà như bay lơ lửng trong không khí.
Giải thích: Khi nước bay hơi, những sợi bông trong chỉ cháy bình thường,
nhưng các tinh thể muối ăn gần như không màu mà ta đã tẩm nước trong chỉ thì
vẫn còn lại. Chúng dính vào nhau khá chặt đủ sức giữ tấm thảm không bị rơi.
Ảo thuật sẽ như thật nếu làm vào buổi tối và người biểu diễn đứng phía
sau, mặc áo sẫm màu. Cần chọn sợi chỉ khá dày.

23. Núi lửa phun
Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kỹ và đổ vào một chút nước
nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên một đĩa hoặc khay sắt
và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu
huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thực sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ,


qua lớp đất sét.
Sau 10 – 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói
bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong
thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ.
Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu
phản ứng tạo thành FeS. Phản ứng tỏa nhiệt làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt
phản ứng mạnh, làm cả khối “sôi” trào ra ngoài.

24. Giấy biết chạy
Gấp đôi các băng giấy rồi dựng đứng trên mặt bàn. Lấy đầu đũa thủy tinh chạm vào các
băng giấy đó. Kỳ lạ thay! Các băng giấy chạy bắn đi như sợ hãi chiếc đũa thủy tinh.
Cách làm: Lấy giấy lọc cắt thành dải hẹp và tẩm vào dung dịch iot trong
nước amoniac 25% rồi phơi khô. Như vậy các băng giấy đã được tẩm nitơ iotua,
thực chất là hợp chất của NI
3
với một lượng amoniac biến thiên. Nitơ iotua rất
không bền và ở dạng khô, có thể nổ khi được một vật rắn tiếp xúc.
Băng giấy càng chạy mạnh nếu được tẩm kỹ và nồng độ dung dịch nitơ
iotua càng đậm đặc.

25. Phong cảnh mùa đông xứ lạnh
Đun nóng nước (tốt nhất là nước cất) rồi hòa tan chì nitrat vào đó với tỉ lệ 25g muối
trong 100g nước. Sau đó lấy một chậu thủy tinh thành dày và đặt ở đáy chậu một số tinh
thể nhỏ amoni clorua, để cách nhau.
Chờ cho đến khi dung dịch muối chì nitrat nguội thì đổ nó vào chậu thủy
tinh. Những “màu” trắng như tuyết do chì clorua tạo thành sẽ nhanh chóng xuất
hiện ở các tinh thể.

Pb(NO
3

)
2
+ 2NH
4
Cl > PbCl
2
+ 2NH
4
NO
3


Các “mầm” sẽ phát triển khá nhanh về phía trên và mọc thêm những nhánh
ở xung quanh. Những “cành” trắng như tuyết dần dần lẫn với nhau và sau một giờ,
một “phong cảnh mùa đông” sẽ xuất hiện trước mặt bạn.

26. Cây Diana
Nhúng một sợi dây đồng đánh sạch và uốn thành hình lò xò vào một dung dịch bạc nitrat
trong nước, trong dung dịch sẽ xuất hiện một dạng cây bằng bạc gọi là cây Diana (Diana
là nữ thần La Mã về săn bắn).
Giải thích: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc nên đã đẩy bạc ra khỏi
muối. Bạc được giải phóng bám vào sợi dây đồng tạo ra cây bằng bạc.
Cu + 2AgNO
3
> Cu(NO
3
)
2
+ 2Ag
27. Pháo dây đơn giản

Gồm các hóa chất lấy theo tỉ lệ khối lượng như sau:
68% KNO
3
+ 15% S + 12% C + 5% Mg.
Tất cả đều sấy khô (trừ S) và nghiền mịn riêng từng thứ. Trộn thật kỹ hỗn hợp. Cắt
những băng giấy bản mỏng ngang 3cm, rải đều hỗn hợp trên băng giấy rồi cuộn lại theo
cách vê xoắn. Trên mặt giấy bản mỏng có những sợi nhỏ, có tác dụng kết dính giữ các
chất bột mịn không bị rơi. Khi cháy, magie sẽ phát ra những tia sáng trắng trông rất đẹp
mắt.

28. Pháo hoa
Có thể làm pháo hoa như kiểu pháo dây. Công thức pha chế như sau:
- Lửa màu xanh lá cây: 55% Ba(NO
3
)
2
+ 20% KNO
3
+ 15% S + 5% Mg +
5% C.
- - Lửa đỏ: 55% Sr(NO
3
)
2
+ 20% KNO
3
+ 15% S + 5% Mg + 5% C.
- - Lửa vàng: 60% NaNO
3
+ 15% S + 10% PbS + 15% C.

- - Lửa tím: 50% KNO
3
+ 15% KClO
3
+ 15% K
2
CO
3
+ 15% phèn
nhôm + 5% C.
Nếu có điều kiện thì cho thêm mỗi công thức 2 – 5% SbS thì pháo cháy tốt hơn.

29. Pháo hoa từ miệng ống nghiệm
Trộn nửa thìa kali pemanganat KMnO
4
và cũng chừng ấy than gỗ nghiền nhỏ.
Đổ cả hỗn hợp ấy vào một thí nghiệm, kẹp chặt và đốt nóng. Một lúc sau, từ
miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó những tia lửa sáng rực như chùm hoa.
Giải thích: Khi đun nóng, KMnO
4
bị phân hủy giải phóng ra oxi:
2KMnO
4
> K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O

2

Oxi được giải phóng sẽ “đốt cháy” các hạt than rất nhỏ đã được nung nóng. Khí oxi thoát
ra từ trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên.

30. Pin bút chì
Pin này cũng theo nguyên tắc chế tạo như chiếc pin thường dùng.
Chẻ chiếc bút chì để lấy lõi và tháo một chiếc pin hỏng để lấy MnO
2
.
Nghiền MnO
2
thành bột thêm một chất keo và phết oxit này quanh lõi chì. Tiếp đó
dùng giấy “bạc” bọc lại sao cho lớp mặt của giấy “bạc” tiếp xúc với MnO
2
. Có thể
quấn vài lớp và cuối cùng dán lại cho chặt. Chú ý: Không bọc hết lõi chì mà một
đầu để hở 1cm. Lấy dây quấn chặt vào hai cực, ta sẽ có một chiếc pin.
Để chứng tỏ có dòng điện, ta nhỏ vài giọt phenoltalein vào nước muối, nhúng dây
dẫn nối hai cực của pin vào nước muối, màu hồng sẽ xuất hiện quanh cực âm, vì
dung dịch NaCl bị điện phân tạo ra OH

tại cực âm.


×