Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.78 KB, 7 trang )

Ảo thuật hóa học
Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 2

11. Chất “chế ngự” phản ứng
Bạn tuyên bố vừa điều chế ra được chất “chế ngự” phản ứng. Với chất này, ta có thể làm
cho một phản ứng đang xảy ra mãnh liệt phải dừng lại ngay.
Cách làm và giải thích: Bỏ vài mẩu kim loại vào một cốc thủy tinh nhỏ rồi
rót vào khoảng 1/4 cốc dung dịch axit HCl loãng (1 : 3). Phản ứng sẽ xảy ra mạnh
với những bọt khí H
2
sùng sục bốc lên. Bạn rót thêm vào cốc chất “chế ngự” phản
ứng, phản ứng lập tức dừng ngay lại.
Chất “chế ngự” là dung dịch NaOH đậm đặc, khi đổ thêm vào sẽ trung hòa
axit nên phản ứng dừng ngay lại.

12. Ngọn lửa xanh lục
Cho vào chén sứ khoảng 1g axit boric, 10ml cồn và 1ml H
2
SO
4
đặc. Dùng
đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp rồi đốt, ta sẽ có ngọn lửa màu xanh rất đẹp.

Giải thích: Axit boric tác dụng với rượu etylic tạo thành este và H
2
O theo
phản ứng sau:
H
3
BO
3


+ 3C
2
H
5
OH > (C
2
H
5
)
3
BO
3
+ 3H
2
O
Hơi của trietyl borat cháy cho ngọn lửa màu xanh lá cây rất đẹp. H
2
SO
4
đặc dùng
để hút nước sinh ra trong phản ứng trên. Người ta thường dùng phương pháp này
để phát hiện nguyên tố Bo lẫn trong các chất khác.

13. Dung dịch muôn màu
Rót vào ống nghiệm 3ml dung dịch KMnO
4
bão hòa là 1ml dung dịch KOH 10%.
Thêm 10 – 15 giọt dung dịch Na
2
SO

3
loãng. Lắc ống nghiệm cho tới khi xuất hiện
màu lục sẫm. Khi khuấy mạnh, dung dịch màu lục sẫm nhanh chóng trở thành màu
xanh, tím và cuối cùng là đỏ thẫm.
Giải thích: Màu lục sẫm xuất hiện là do phản ứng tạo thành kali manganat
như sau:
2KMnO
4
+ 2KOH + Na
2
SO
3
> 2K
2
MnO
4
+ H
2
O + Na
2
SO
4
Sự biến đổi của màu lục sẫm thành xanh tím và đỏ sẫm là do kali manganat bị phân hủy
do tác dụng của oxi trong không khí.
Khi tiến hành thí nghiệm, cần lưu ý rằng nếu có dư Na
2
SO
3
hoặc thiếu
KOH thì sẽ không tạo ra K

2
MnO
4
.


14. Quấy “nước lã” thành “rượu mùi”
Bạn giơ cho mọi người xem cốc “nước lã” trong suốt và quấy nước bằng một đũa
thủy tinh, cốc nước vẫn không màu.
Bạn tuyên bố rằng có phép lạ: Có thể quấy “nước lã” thành “rượu mùi” rồi
lại quấy lên, quả nhiên cốc “nước lã” biến ngay thành cốc “rượu mùi” có màu
hồng.
Cách làm: “Nước lã” ở đây là dung dịch kiềm.
Thí dụ NaOH, KOH lúc đầu bạn quấy bằng đầu đũa sạch, lần thứ hai bạn
bí mật quay đầu đũa để quấy bằng đầu đũa nhúng dung dịch phenoltalein. Dung
dịch kiềm loãng làm cho phenoltalein không màu chuyển sang màu hồng.
15. Lắc “nước lã” thành “màu đỏ”
Rót nước đến nửa bình cầu rồi cho thêm vào đó 2 – 3ml dung dịch
phenoltalein. Đậy bình bằng nút, ở đáy nút có một khe chứa một mẩu NaOH hoặc
KOH. Lắc bình sao cho chất lỏng không chạm vào nút, như vậy tất nhiên nước
không bị nhuộm màu.
Khi tuyên bố là có thể lắc “nước lã” thành “màu đỏ” bạn sẽ lắc mạnh hơn,
một phần chất kiềm tan vào nước và phenoltalein có màu đỏ thắm.

16. Thuốc hiện hình
Lấy giấy lọc tẩm dung dịch phenoltalein rồi phơi khô nó vẫn có màu trắng. Lấy giấy này
cắt thành chữ hay thành hình tùy ý rồi dán lên giấy trắng. Nhúng tờ giấy này vào dung
dịch kiềm loãng, chữ hay hình sẽ hiện lên bằng màu hồng rất đẹp như khi rửa ảnh vậy.

17. Cắt chảy máu tay

Bạn cầm một con dao sáng loáng cứa vào lòng bàn tay, lập tức lưỡi dao của
bạn bị nhuốm “máu” và từ lòng bàn tay những giọt “máu” đỏ tươi chảy xuống.
Bạn rửa sạch “máu” và đưa lòng bàn tay vừa bị cắt cho mọi người xem.
Nhưng lạ thay! Tay bạn không hề bị thương.
Cách làm: Dùng dung dịch FeCl
3
nồng độ 3 – 5% (màu vàng nhạt) xoa
lòng bàn tay nói rằng đó là “nước iot loãng” để sát trùng trước khi cắt, và dùng
dung dịch KCNS nồng độ 3 – 5% (không màu) làm “nước” để rửa lưỡi dao. Chú
ý: Cần để cho các dung dịch trên còn dính lại trong lòng bàn tay và trên lưỡi dao
càng nhiều càng tốt. Dùng lưỡi dao cùn nhưng đã được đánh sáng loáng lướt nhẹ
lên lòng bàn tay, lập tức “máu” sẽ chảy ra.
Giải thích: FeCl
3
tác dụng với KCNS tạo thành chất Fe(CNS)
3
có màu đỏ
máu.
FeCl
3
+ 3KCNS > Fe(CNS)
3
+ 3KCl
Màu đỏ xuất hiện ngay cả trong những dung dịch có nồng độ ion Fe
3+
rất thấp,
nên phản ứng tạo ra Fe(CNS)
3
được sử dụng rộng rãi trong phân tích định tính và
định lượng.


18. Lột da bàn tay
Cầm dao cứa vào tay rồi lột da tay từ từ, “máu” sẽ ứa ra và mặt nhăn lại đau đớn.

Cách làm: Bôi một lớp mỏng glixerin vào lòng bàn tay, sau đó bôi một lớp
colodiong lên trên. Đợi lớp colodiong khô, lại bôi tiếp một lớp thứ hai. Lớp
colodiong dày sẽ bóc khỏi da tay. Xoa lên lớp colodiong một dung dịch muối sắt
(III), ví dụ Fe
2
(SO
4
)
3
. Khi biểu diễn ta cầm con dao cùn đã nhúng vào dung dịch
KCNS, đặt má dao áp lên trên lòng bàn tay cứa và từ từ lột lớp colodiong lên.
“Máu” sẽ chảy đỏ bàn tay.
Giải thích: Colodiong tạo màng mỏng hơi ngà ngà nâu giống màu da tay.
Màng mỏng colodiong bám vào tay và có thể bóc ra dễ dàng. Dung dịch Fe
2
(SO
4
)
3

sẽ tác dụng với dung dịch KCNS tạo ra chất Fe(CNS)
3
có màu đỏ máu. Bôi
glixeron lên da để lớp colodiong không bám quá chắc vào da tay làm cho khó “lột
da”.
Chú ý: Có thể dùng phim ảnh hòa tan vào axeton hay etyl axetat thay dung

dịch colodiong.

19. Đốt cháy bàn tay
Xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ vài giọt axeton vào
lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy. Bạn đừng
sợ, ete hay axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt. Bạn chỉ
thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.
Giải thích: Ete và axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất
mạnh. Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ đủ để làm bay hơi
một phần nước trên da tay. Vì thế, ta chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không sao cả.

20. Đốt khăn không cháy
Nhúng ướt một khăn mùi soa, sau đó nhỏ lên vài giọt ete hay axeton rồi đốt. Khi khăn
cháy cầm một góc khăn vung mạnh. Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn còn nguyên vẹn.


×