Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Luận văn: Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua rượu cần pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.61 KB, 47 trang )

Luận văn: Tìm
hiểu bản sắc văn
hóa Tây Nguyên
qua rượu cần
MỤC LỤC
Luận văn: Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua rượu cần 1
MỤC LỤC 2
A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần
tương thân tương ái cùng xây dựng và bảo vệ đất nước trong suốt hàng nghìn
năm lịch sử. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều mang trong mình một sắc thái
văn hóa riêng tạo nên những bản sắc văn hóa cùng góp chung vào một nền
văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, cùng nhau thực hiện Nghị quyết
của Đảng và Nhà nước trong việc “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây
Nguyên là Rượu Cần- một giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại song hành
cùng mảnh đất và con người Tây Nguyên từ xưa đến nay.
Rượu cần là nét văn hóa nội sinh độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên, ra đời
và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất và con
người trong điều kiện tự nhiên đầy thử thách cho đến ngày nay uống Rượu
Cần đã trở thành nét văn hóa đẹp, một phong cách sinh hoạt văn hóa mang
bản sắc riêng. Thưởng thức Rượu Cần là một nét sinh hoạt văn hóa không thể
thiếu của đời sống cũng như phản ánh sinh động văn hóa vật chất và tinh thần
xưa và nay.
Nghiên cứu Rượu Cần là thực hiện việc tìm hiểu một giá trị văn hóa ẩm thực
truyền thống với những nét đặc trưng vốn có đồng thời xem xét Rượu Cần
trong mối tương quan với đời sống con người, điều kiện tự nhiên, đời sống
văn hóa, xã hội từ đó chúng ta có thể thấy được các bản sắc riêng giữa các tộc
người đang sinh sống giữ vai trò là chủ thể văn hóa sáng tạo nên những giá trị
văn hóa vô cùng độc đáo. Muốn có được điều đó, chúng ta phải hiểu rõ thực


trạng của văn hóa Rượu Cần trong đời sống hôm nay để từ đó có những kiến
nghị, đề xuất giải pháp để giữ gìn một nét văn hóa đẹp không chỉ trong cộng
đồng dân tộc Tây Nguyên mà cho cả kho tàng văn hóa dân gian của 54 dân
tộc Việt Nam trong tình thân cố kết, giao lưu.
Đề tài góp phần nhỏ bé tìm hiểu về một nét văn hóa sinh động mà độc đáo của
con người và vùng đất Tây Nguyên thông qua cách thưởng thức Rượu Cần-
mang vẻ đẹp thuần khiết đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về người Mạ nói riêng và về Rượu Cần nói chung có các tác
phẩm đáng chú ý như “Miền thượng Tây Nguyên” cuả Cửu Long Giang và
Toan Ánh, “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng” Mạc Đường chủ biên, “Vài nét văn
hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên- Lâm Đồng” do Sở văn hóa thông tin
tỉnh Lâm Đồng xuất bản năm 2005 và sách “ Văn hóa và xã hội con người
Tây Nguyên” do Nguyễn Tấn Đắc đươc viện KHXH & NV và viên KHXH
vùng Nam bộ xuất bản năm 2005.
Ngoài ra những năm gần đây còn có một số khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa
học của sinh viên khoa Lịch sử, Việt Nam học ở các trương Đại học trong cả
nước nghiên cứu lịch sử văn hóa được chứa đựng trong lớp trầm tích thời gian
cuả vùng đất Tây Nguyên, đặc biệt là Rượu Cần- thức uống không thể thiếu
của các dân tộc, nét tinh hoa văn hóa được lưu truyền qua hàng nghìn năm.
Bên cạnh những bài viết liên quan đến đời sống của người Mạ như “ lịch sử
kinh tế xã hội- sinh hoạt cộng đồng” còn có các tác phẩm, bài viết, công trình
khoa học: được đăng tải trên các tạp chí Dân tộc học. Những bài viết chỉ tập
trung chủ yếu vào việc nghiên cứu văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên
nhưng chưa có một nghiên cứu nào thật sự đề cập đến Rượu Cần ở góc độ văn
hóa
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “ Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua Rượu Cần” là đề tài
mang tính khái quát cao tập trung trung chủ yếu vào văn hóa uống Rượu Cần
cuả Tây Nguyên - vùng đất mang bề dày văn hóa trong quá trình hình thành

các tộc người định cư, sinh sống và sáng tạo nên những giá trị văn hóa tồn tai
đến ngày nay. Rượu Cần
4. Phương pháp nghiên cứu
“Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua Rượu Cần” là đề tài nghiên
cứu có tính thực tế cao và cần phải có sự hệ thống, tổng hợp thông tin một
cách chính xác nên trong quá trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều phương pháp để
có được kết quả đầy đủ, toàn diện nhằm làm rõ những vấn đề văn hóa của
vùng đất và con người Tây Nguyên thông qua thức uống tồn tại hàng nghìn
năm trong đời sống cộng đồng, một nét tinh hoa văn hóa của dân tộc- Rượu
Cần.
Yêu cầu đầu tiên đối với bản thân tôi là phải có những nhận thức ban đầu
về địa bàn nghiên cứu, thông tin về con người, cách thức sinh hoạt văn hóa
trong lịch sử và hiên tại , các kiến thức về giao tiếp, ứng xử trong quá trình
nghiên cứu. Bởi vậy, phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu, bài viết,
công trình nghiên cứu là rất cần thiết, sau đó là quá trình điền dã khảo sát thực
tế thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu. Quá trình này đòi hỏi phương
pháp phỏng vấn, quan sát cùng với việc hỗ trợ của các phương tiện máy chụp
hình, máy ghi âm, máy quay, bản ghi chép nhanh để có được thông tin chính
xác, hình ảnh chân thực và sinh động.
Ngoài phương pháp trên còn cần đến việc liên hệ chính quyền địa phương,
được sự cho phép, đồng ý và sự giúp đỡ từ phía chính quyền và người dân.
Sau quá trình tìm hiểu, quan sát và ghi chép cần sử dụng phương pháp liệt kê,
so sánh, phân tích, tổng hợp các tư liệu có được đồng thời không thể quên 2
phương pháp cơ bản: lịch sử và logic.
Cuối cùng, sau khi có đầy đủ thông tin tư liệu cần thiết phục vụ đề tài
tiến hành việc phân tích, tổng hợp đánh giá trên cơ sở đó đối chiếu so sánh
nhằm thấy rõ sự thay đổi của Văn hóa uống Rượu Cần trong suốt quá trình
truyền thống đến hiện đại. Trong tiến trình lịch đó, Rượu Cần đã trở thành
một biểu tượng văn hóa hết sức đặc sắc của người dân Tây Nguyên. Rượu
Cần là một thức uống chứa đựng tinh hoa của miền đất Tây Nguyên mang

những nét đặc trưng riêng biệt. Thông qua phương pháp so sánh, tổng hợp để
thấy được bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên mang đậm nét cá tính.
5.Bố cục
B. Nội dung
Chương I: Tổng quan sơ lược những khái niệm
1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Theo tài liệu năm 1995 của UNESCO thì năn hóa có thể được hiểu theo hai
nghĩa: Thứ nhất, văn hoá của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh vực văn
hóa”, hay là “khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy. Đó là viết văn, làm
thơ, vẽ tranh…,nói chung là những hoạt động có tính văn chương nghệ thuật.
Thứ hai, nhìn theo quan điểm nhân chủng học và xã hội học, văn hóa là tập
hợp những phong thái, tập quán, tín ngưỡng, là nền tảng, là chất keo không
thể thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn của xã hội. Nó là hiện thân những giá
trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ
khác
1.1.2. Khái niệm bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn
hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc
khác. Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - ý thức
của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước,
giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học - nghệ thuật Khái niệm Bản sắc văn
hóa có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các
cộng đồng với nhau quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong
một cộng đồng phải có.
1.2. Khái niệm ẩm thực và văn hóa ẩm thực
1.2.1. Khái niệm “ẩm thực”
“Ăn uống” hay “ẩm thực” trong Tiếng Việt là từ ghép, tương đương với các từ
trong các ngôn ngữ khác như: tiếng Anh: “Food and drink”, tiếng Pháp “Le
Borie et le Manger”, tiếng Nhật “Nomikui”. Tùy theo quan niệm về ẩm thực

của từng dân tộc mà trong từ ngữ này, thứ tự sắp xếp hai yếu tố “ăn” và
“uống” có khác nhau.
Theo Nguyễn Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì từ “ăn”
trong tiếng Việt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép rất phong phú, có
đến 15/20 ngữ nghĩa được nêu trong “Từ điển Tiếng Việt” có liên quan đến từ
“ăn”. Sở dĩ từ “ăn” chiếm vị trí lớn trong ngôn ngữ và tư duy người Việt vì từ
xưa cho đến đầu thế kỷ XX, nước ta đất hẹp, khoa học kỹ thuật chưa phát
triển, mức sống còn thấp, do đó cái ăn luôn là cái yếu tố quan trọng nhất: “ Có
thực mới vực được đạo”, “Dĩ thực vi tiên” Bên cạnh “ăn” thì “uống” không
chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam. Ngoài nghĩa thông thường
là uống nước cho hết khát, từ “uống” trong từ ‘ăn uống còn có nghĩa là uống
rượu.
Hiện nay, trong ngôn ngữ đời thường dùng từ “nhậu” để chỉ việc uống rượu.
Tuy nhiên, trong từ điển của Huỳnh Tịnh Của (1895 - 1896), của Génibrel
(1898), thì nhậu chỉ có nghĩa là uống, không chỉ là uống rượu. Tuy nhiên, do
chuyện rượu chè mang tính thái quá của rất nhiều người trong xã hội, “nhậu”
trở thành một hiện tượng không lành mạnh, và bị xem là thói xấu nếu như có
tính lạm dụng và gây ra những hành động thiếu văn hóa, tình cảm.
Trong Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (1952) thì “nhậu” đã được mang
nghĩa rõ hơn là “Uống, thường là uống rượu”
1.2.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực
Từ ngàn xưa ông cha ta không hề xem nhẹ việc ăn uống. Việc dạy ăn như thế
nào, học ăn như thế nào phải được bắt đầu từ chính gia đình. Đây là tế bào của
xã hội, cái nôi đầu tiên giúp con người tự hoàn thiện bản thân, hình thành
nhân cách, trau dồi kiến thức ứng xử, thể hiện được truyền thống văn hóa của
dân tộc ta từ bao đời. Phải chăng những quy tắc, cung cách ứng xử đúc kết từ
kinh nghiệm dân gian là “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, là “Học ăn, học
nói, học gói, học mở” đã đi vào truyền thống văn hóa như một niềm tự hào
dân tộc, một nét văn hóa không thể tách rời phong cách sống của người Việt ?
Khi nói về văn hóa ẩm thực, trước hết ta phải nói đến nét văn hóa trong ăn

uống ở gia đình, từ đó rộng ra là những buổi tiệc,những buổi gặp mặt giao
lưu mang tính chất giao tiếp xã hội. Trong giáo trình “ Văn hóa ẩm thực” của
Nguyễn Thị Diệu Thảo đã đề cập đến nét văn hóa trong ăn uống đầy sáng tạo
“Ta có thể xem văn hóa ẩm thực là một bộ “gen” đặc biệt có khả năng lưu
truyền nhiều giá trị văn hóa của nhân loại mà gia đình là những tế bào lưu giữ
là lưu truyền từ đời này sang đời khác”. Ăn uống trong gia đình là lối ăn uống
phổ biến nhất của toàn nhân loại. Đặc biệt ở một mức độ nào đó thì lối ăn
uống này ở Việt Nam mang tính phổ biến hơn nhiều so với các nước khác vì
theo tính đặc thù của một nền nông nghiệp trồng lúa nước với phần lớn cư dân
hoạt động nông nghiệp nên thời gian tụ họp cùng gia đình được xem là chủ
yếu. Bữa ăn gia đình và đặc biệt hơn là trong gia đình có sự chung sống của
nhiều thế hệ được xem là một môi trường văn hóa thể hiện quá trình bảo lưu,
tiếp nối và bao gồm cả sự giao lưu chuyển tiếp giữa các thế hệ. Đây là một
yếu tố vô cùng độc đáo, trong bề dày truyền thống đó mọi yếu tố văn hóa
không chỉ được chuyển tải trong việc ăn thức gì, uống như thế nào mà còn
luôn luôn được gìn giữ trong khuôn khổ cổ truyền một lối ăn theo truyền
thống được thể hiện rất rõ qua cách thức sử dụng dụng cụ ăn ( người Việt
Nam dùng đũa tre, mâm tròn, bát tròn ) bên cạnh đó là cách ứng xử với mọi
người trong khi ăn sao cho thật đẹp lòng, vừa ý…
Vậy tựu chung lại ở góc nhìn văn hóa ta có thể đưa ra khái niệm văn hóa
ẩm thực : “ Văn hóa ẩm thực là những phong tục, những thể thức ăn uống từ
nghìn xưa để lại, mang đậm sắc thái của một nước, tạo nên những độc đáo
riêng biệt của nước đó”.
Qua nghiên cứu, các nhà văn hóa học đều đưa ra nhận định : “Ăn uống của
mỗi dân tộc là một hiện tượng văn hóa khi nó mang trong mình những giá trị
chân - thiện - mỹ. Với người Việt Nam, ăn uống là cả một nghệ thuật, nó
không chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người mà còn có mối quan hệ mật
thiết đến lối sống, truyền thống của dân tộc.
Chương II: Vài nét về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và đời sống
kinh tế- văn hóa- xã hội của mảnh đất Tây Nguyên

2.1. Sơ lược về Tây Nguyên
2.1.1. Lich sử hình thành
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các
bộ tộc thiểu số, chứ phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng,
người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành mục tiêu của các
cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ.
Thánh hai năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ II (1471), vua Thánh Tông
thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà Bàn, bắt sống vua
Champa là Trà Toàn, sát nhập 3 phần 5 lãnh thổ Champa thời đó vào Đại
Việt. Hai phần Champa còn lại, được vua Lê Thánh Tông chia thành các tiểu
quốc nhỏ thuần phục Đai Việt. Phần đất Phan Lung (tức Phan Rang ngày nay)
do viên tướng Chăm là Bồ Trì trấn giữ, được vua Lê coi là phần kế thừa của
vương quốc Chiêm Thành. Một phần đất này là tỉnh Phú Yên, Lê Thánh Tông
phong tặng cho Hoa Anh vương tạo nên nước Nam Hoa. Vùng đất phía tây
núi Thạch Bi, tức miền Bắc Tây Nguyên ngày nay được lập thành nước Nam
Bàn, vua nước nay được phong làm Nam Bàn vương.
Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng căn cứ phía Nam, các cháu Nguyễn ra
sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn
để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các dân tộc thiểu số ở đây
chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt. Tuy nhiên, các dân tộc ở đây vẫn
còn thưa thớt, nhỏ lẻ và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến những
vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong tài liệu
vào các thế kỉ XVI, XVII đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Đá Vách
(hre’), Mọi Hời (Hroi, Bru, Ktu, Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bà Rịa
(Mạ)…để chỉ các bộ tộc thiểu số cư trú ở các vùng Nam Tây Nguyên ngày
nay. Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng dất Tây Nguyên
vẫn thuộc phạm vi quả lý của các chúa Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều
chiến binh thuộc các bộ tộc thuộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây
Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang
Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789) . Tây Sơn thượng đạo, vùng đất

phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn
thưở ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần này của quân Tây Sơn là người vợ
dân tộc Bana của Nguyễn Nhạc. Sang đến triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ
trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua
Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào Bản đồ Việt Nam (Việt
Nam nhất thống toàn đồ - 1834).
Người Việt vẫn chủ yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các
vùng đồng bằng Đông Nam Bộ ngày nay, điều đó đã đẩy các bộ tộc thiểu số
bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên ( như trường hợp dân tộc Mạ). Trong
cuốn Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có viết: “
Thủy Xá, Hỏa Xá ở ngoài cõi Nam Bàn nước Chiêm Thành. Bấy giờ trong
Thương đạo tỉnh Phú An có núi Bà Nam rất cao. Thủy Xá ở phía Đông nước
ấy,…Hỏa Xá ở phía Tây núi ấy, phía Tây tiếp giáp với xứ Sơn Bốc sở Nam
nước Chân Lạp, phía Nam là Lạc man (những tộc người du cư). Phía trên là
sông Đại Giang, phía dưới là sông Ba Giang làm giới hạn bờ cõi 2 nước ấy.
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đá thực hiện
hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó
các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất hoang sơ và còn nhiều bí ẩn
này
Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông
Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ
lạc thiểu số. Ông ta thành lập Vương quốc Sedang có quốc kỳ, có giấy bạc, có
cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy
được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về
châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay
Mayréna. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ
Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.
Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao
nguyên Lang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một
thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác

kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên
vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm
sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực
tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc
Sedang bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc
Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ
trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị
các dân tộc thiểu số ở đây.
Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết
định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ
(Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp.
Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc
thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo. Những thực dân
người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền đồng thời cũng ngăn cấm
người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được. Năm 1917, tại đó, thị xã Đà Lạt
được thành lập.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Điều kiện địa lý
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc
Campuchia. trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và
Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới
với Campuchia.
Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế Thực chất, Tây Nguyên
không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó
là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao
nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao
khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao
khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao
nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được
bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường

Sơn Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu
vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia
Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk
và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây
Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và
Nam.
2.1.2.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m
so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà
phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát
triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây
Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang
tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn
nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong
phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là
mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá
rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn
chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi
trường sinh thái.
2.1.2.3. Khí hậu
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến
hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4
là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các
cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao
nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như
vùng ôn đới.
2.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư
2.1.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội
So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây

Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng
kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và
với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên
thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm
đến 60% đất bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà
phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số
một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn
ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn
nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.
Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu
tại Gia Lai và Đắk Lắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập
trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp
các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam
Việc phân bổ đất đai và tài nguyên không đồng đều cũng gây ra nhiều
tranh chấp. Trước đây, chính quyền có chủ trương khai thác Tây Nguyên bằng
hệ thống các nông lâm trường quốc doanh (thời kỳ trước năm 1993 là các
Liên hiệp xí nghiệp nông lâm công nghiệp lớn, đến sau năm 1993 chuyển
thành các nông, lâm trường thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh). Các tổ chức
kinh tế này trong thực tế bao chiếm gần hết đất đai Tây Nguyên. Ở Đắk Lắk,
đến năm 1985, ba xí nghiệp Liên hiệp nông lâm công nghiệp quản lý
1.058.000 hecta tức một nửa địa bàn toàn tỉnh, cộng với 1.600.000 hecta cao
su quốc doanh, tính chung quốc doanh quản lý 90% đất đai toàn tỉnh. Ở Gia
Lai-Kon Tum con số đó là 60%. Tính chung, đến năm 1985, quốc doanh đã
quản lý 70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, đã có sự chuyển đổi
cơ chế quản lý, nhưng con số này cũng chỉ giảm đi được 26% .
2.1.3.2. Đời sống văn hóa và dân cư
Tây Nguyên là một không gian văn hóa mở mang bề dày lịch sử ẩn chứa
nhiều giá trị trước những thách thức của thời gian. Nơi đây hội tụ những nét
đẹp văn hóa từ sự chung sống hòa bình, thân ái giữa các dân tộc có nguồn gốc
lâu đời. Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm

dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923
hình thành chữ viết Ê Đê. Sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu
tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de DamSan). Đến
1933, tạp chí của học viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức
song ngữ Êđê - Pháp. Vào tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang
tên Ndút Liêng Krak tại Đắc Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện
được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con Người - Paris. Vào ngày 15 tháng 11 năm
2005, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công
nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Dân cư:
Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như
Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng Chính quyền Việt Nam cộng
hòa gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng";
"Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền
núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên
miền Trung.
Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong
đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm
1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng
bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân
số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân
tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số). Riêng tỉnh Đắc Lắc, từ
350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng
485%. Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia
tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự
do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia
tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên
thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục
bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung
đột. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05

tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần , chủ yếu
lả tăng cơ học. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú
với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng
5,5 đến 6 triệu
Chương III: Uống Rượu Cần- một nét văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên
3.1. Giới thiệu về Rượu Cần
Trên trên khắp dải đất Việt Nam thân yêu có lẽ không có nơi nào con
người lại không có thứ đồ uống này, tuy cùng làm bằng một loại men đặc biệt
ủ với ngũ cốc, hoa quả để có một chất nước cay cay làm say lòng người song,
hương vị mỗi loại, mỗi nơi, mỗi khác.
Ở nước ta mỗi vùng miền đều có những loại rượu mang hương vị độc
đáo riêng biệt. Ở miền Bắc có rượu Làng Vân hay rượu cúc, rượu sen, rượu
hoa cau; ở Bình Định có rượu Bàu Đá, rượu nếp nức tiếng nhiều nơi, ở miền
Nam có rượu nếp than, Gò Đen… còn ở miền núi, vùng Tây Nguyên đồng
bào dân tộc có loại rượu ủ bằng cơm gạo, bắp (mỳ) đựng trong ghè không
kém phần độc đáo, hấp dẫn - đó là rượu cần. Rượu Cần không chỉ đơn thuần
là một thức uống mà nó còn là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống
cộng đồng các đân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
3.1.1. Khái niệm Rượu Cần
Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một
số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua
chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ
để hút rượu.
Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh,
những ngày hội làng và dành đãi khách.
3.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Rượu Cần
Có lẽ tên gọi Rượu Cần là xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo của
nó. Đây là loại rượu duy nhất không uống bằng ly, bằng chén mà uống bằng
“cần”. Tuy nhiên sự ra đời của Rượu cần cũng gắn với nhiều câu chuyện
được bà con kể lại. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của Rượu cần, những

người lớn tuổi( già làng) ở Đạ Tẻh đều nói là rượu cần có từ rất lâu do tổ tiên
truyền lại, và họ cũng được nghe những câu chuyện về rượu cần từ tổ tiên của
mình rằng : “thuở xa xưa có người đến nhà thần Nhím chơi và được cho uống
thứ nước trắng đục, cảm giác say lâng lâng nên thấy hay mà nhờ thần Nhím
bày cách làm, bày cho cách uống”.(lời của ông K’Tỏi – già làng buôn Con Ó
xã Mỹ Đức).Vì vậy, đồng bào dân tộc có thói quen trước khi uống phải mời
Yàng, mời thần Nhím uống trước, sau đó mới tới khách, chủ. Không phải ai
đến nhà chơi cũng được thết đãi cả, khách quý mới được mời uống và phải
uống thực lòng, chân tình, nếu sợ thì đừng uống do đó Rượu Cần như một
thức uống “tâm linh vừa có thần thánh lại vừa có con người hiện hữu trong
cuộc vui bên ché rượu”.
Như vậy, Rượu Cần là thứ đồ uống đặc biệt đã có từ rất lâu, gắn liền với
lịch sử, văn hóa của tộc người Tây Nguyên . Và nó không chỉ là một trong
những nét đặc trưng nghệ thuật ẩm thực (uống) rất riêng và độc đáo của người
Tây Nguyên mà Rượu Cần là một thứ đồ uống quý dùng trong các lễ tế thần
linh, những ngày hội làng và những dịp tiếp khách. Rượu cần qúy bởi lẽ đây
là thứ thừc uống do thần( Yàng) bày cho cách làm hơn nữa nó được làm khá
công phu từ chất liệu lương thực ( cơm gạo). Thứ sản phẩm nuôi sống con
người.
Đối với người Tây Nguyên , trước năm 1975, hầu như gia đình nào cũng
làm Rượu Cần và nó phổ biến trong đời sống hàng ngày của đồng bào.Từ sau
ngày giải phóng, cùng với những chủ trương, chính sách mới của Đảng và
Nhà nước, quá trình chuyển đổi từ lối sống du canh du cư sang lối sống định
canh và phương thức canh tác lúa rẫy bị thu hẹp khiến Rượu Cần cũng có
phần thu hẹp hơn trước về chế biến và sử dụng. Thay vì chế biến thường
xuyên như trước đây, Rượu Cần chỉ được bà con làm vào dịp lễ hội của làng,
các dịp tiếp khách quan trọng ( đoàn thăm quan, nghiên cứu tù miền xuôi lên)
hoặc làm để bán khi có người đến đặt mua. Mặc dù vậy vị trí và tầm quan
trọng của Rượu cần trong đời sống cộng đồng người Tây Nguyên không hề bị
mai một. Những nét nguyên liệu độc đáo trong nguyên liệu, cách thức chế

biến nhất, là các nghi thức uống vẫn được bà con giữ gìn đến tận ngày nay.
Trong tiến trình lịch sử của cư dân Tây Nguyên, chính Rượu Cần đã tạo nên
một nét văn hóa độc đáo của tộc người – văn hóa Rượu Cần – một phần tạo
nên sắc thái văn hóa Việt Nam.
3.2. Quá trình làm rượu
3.2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu làm Rượu Cần chủ yếu là những loại ngũ cốc thông dụng
như gạo nếp, gạo tẻ, ngô (bắp), sắn ( mỳ)…Tùy theo điều kiện kinh tế từng
gia đình và thói quen của từng vùng miền, từng dân tộc. Mỗi loại cho một
hương vị ngọt ngào riêng. Đối với người Tây Nguyên thì nguyên liệu được ưa
chuộng và phổ biến nhất là gạo tẻ. Họ cho rằng làm rượu với sắn hoặc ngô thì
rượu bị đắng, rất khó uống và khi uống vào dễ gây đau đầu ảnh hưởng đến sức
khỏe. Nguyên liệu chính có thể tương đối giống nhau giữa các tộc người, song
bí quyết chính là ở chất gây men. Chất gây men chủ yếu là rễ cây, vỏ cây và lá
rừng, nhưng mỗi vùng miền, mỗi tộc người lại sử dụng loại cây không giống
nhau. Nếu như nguyên liệu làm men của người Cơho, Gia Rai gồm có gạo,
cùng với vỏ cây “hiam” lấy ở trong rừng cùng bột ớt, gừng, riềng…; người
Êđê dùng gạo với hoa, lá, rễ cây dong rửa sạch cùng riềng gừng… Thì nguyên
liệu làm men của người Mạ có phần đơn giản hơn gồm gạo và một số loại vỏ
hoặc lá cây rừng. Các loại lá rừng thường dùng là lá cây Gàng (hình bên), lá
cây Zung, lá cây Vlân( một loại cà của người Mạ), lá mít…Tuy nhiên loại lá
phổ biến nhất là lá Gàng. Người ta cũng có thể dùng vỏ hoặc lá cây
“Ktờram” nhưng loại vỏ cây này rất đắng nên ki dùng phải ủ lâu hơn( thường
từ 6 tháng đến 1 năm) và thường dùng cho các loại ché lớn vào các dịp lễ hội
quan trọng của buôn làng
3.2.2. Quy trình làm men
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu: gạo + lá cây hoặc vỏ cây, người Tây
Nguyên bắt đầu công việc làm men: Gạo được ngâm vào nước lạnh từ 3 – 4
tiếng đồng hồ cho nó mềm sau đó vớt ra, để ráo nước. Lấy lá cây hoặc vỏ cây
Quy trình

làm men
Chuẩn bị
nguyên
liệu
Sơ chế
nguyên
liệu
Trộn, chế
biến
Phơi
khô
Sấy
khô
rửa sạch phơi khô ( có thể làm lá tươi hoặc lá khô), bỏ vào cối giá chung với
gạo thành một thứ bột mịn, trộn với nước nặn thành từng bánh. Có thể dùng
chén làm khuôn, cho hỗn hợp bột men vào chén, nặn chặn sau đó lật úp chén
đổ men ra, dùng que tạo thành một đường lỗ ở giữa rồi đem những những
miếng bánh này ra phơi nắng . Khi các miếng bánh men này khô cứng lại, lấy
dây xâu lỗ và treo trên giá bếp để sấy khô. Men có thể dùng liền và cũng có
thể để giành từ từ nhưng thời gian để không được quá lâu (3 – 5 tháng), nếu
thời gian quá dài men sẽ bị chua không làm rượu được nữa. Người Mạ có thói
quen làm men một một lần, do đó một lần men có thể làm được nhiều ché
rượu cần. Khi hết số men trên giá bếp thì lại làm tiếp đợt sau.
Nhiều người cũng đã thưởng thức rượu cần Tây Nguyên, nhưng ít ai
biết đến thứ "nguyên liệu chính hiệu" để làm nên nó: Men rừng! Thứ "men"
mà từ lâu như sợi chỉ dệt nên những tấm ui (phụ nữ thường làm xà rông) - tự
nó lưu truyền đời này qua đời khác, gắn chặt với đời sống cộng đồng bà con
bản địa và làm nên một loại "Thức uống tâm linh" của bản làng - rượu cần.
Chính bởi men rượu là bí quyết để làm nên hương vị, phẩm chất của rượu, là
xương cốt, hồn phách của rượu. Qua men rượu người ta có thể phân biệt được

rượu của các tộc người khác nhau. Do đó công đoạn làm men có thể coi là
công đoạn quan trọng nhất, những ché rượu bị hỏng (chua, đắng…) phần lớn
là do men gây nên.
Chị Đường Dẫu Hà, ngụ tại Tà Nung (Đà Lạt), người có công khôi phục lại
thương hiệu rượu cần của địa phương trước đây cho biết: "Để làm được một
choé rượu cần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Các loại gạo, nếp, sắn nói
chung ngũ cốc có tinh bột đều làm được rượu. Tuy nhiên, điều quan trọng
nhất vẫn là tạo ra mùi hương". Để tạo nên mùi hương đặc trưng cho rượu cần,
nhiều người sử dụng gần 30 vị thuốc như sa nhân, đinh hương, quế, thảo
khấu tạo ra hương vị cay, đắng, ngọt, thơm Nhưng, đó vẫn mới chỉ là loại
rượu cần thương phẩm. Muốn có một ché rượu cần ngon đúng nghĩa, theo
đồng bào dân tộc Cil ở thôn Măngline (Đà Lạt) thì cần phải có loại men rừng.
Nhưng loại men này không mấy người làm được.
Vào mùa xuân, khi cây atisô rừng bắt đầu ra hoa và cho nhựa , những
người làm rượu cần vào tận rừng sâu để tìm rễ và bông của loại cây này (đây
là hương liệu chính của rượu cần) mang về phơi khô và giã thành bột để làm
men (đồng bào K'Ho gọi là "dòng"). Anh Păng Til Mút cho biết: "Đây là loại
men có tính độc mà đồng bào còn gọïi là "pơ ngai". Loại men này có thể gây
chết người ở liều lượng cao. Tuy nhiên, ở liều lượng nhỏ, nó chỉ làm cho tâm
hồn ngất ngây mà thôi. Kế đến lấy bột men trộn đều với cơm gạo, nếp hoặc
bắp , sau đó giã thành bột và tạo thành những "vú men" cỡ như cái chén đem
hong trên bếp lửa và sau một thời gian ngắn sẽ hoá thành men có màu trắng
đục. Đây mới chính là loại men rừng dùng để làm rượu cần đúng nghĩa.
Điều đặc biệt, việc làm rượu cần còn phụ thuộc rất nhiều vào những chiếc
choé. Choé càng cổ rượu càng ngon vì ruột những chiếc choé cổ không tráng
men dễ dàng để cho men rượu bám và lên men. Theo đồng bào dân tộc bản
địa ở đây, để cho "ra lò" một choé rượu cần ngất ngây men rừng như vậy ít
nhất phải mất 6 tháng. Khi đó, trị giá của ché rượu cần trở thành "vô giá" Đó
cũng chính là niềm vinh hạnh của người được mời thưởng thức những ché
rượu này, nhưng nghịch lý của loại rượu chính hiệu này lại không "sống"

được bên cạnh những ché rượu cần thương phẩm.
3.2.3. Những kiêng kị trong quá trình làm rượu
Theo quan niệm của người dân bản địa Tây Nguyên, rượu cần là nước
uống của thần linh, nên ngoài giá trị vật chất đơn thuần, còn mang giá trị tinh
thần tâm linh của con người. Chính vì thế mà quá trình sản xuất cũng như đưa
ra sử dụng rượu cần, người ta tuân thủ rất ngiêm ngặt nhưng điều kiêng kỵ
như:
+ Trong thời gian làm men và ủ rượu phải giữ cho thân thể sạch sẽ vợ
chồng không được ngủ chung.
+ Không làm men rượu vào độ xoài trổ bông, lúa làm đồng.
+ Phụ nữ mang thai không được làm men hoặc đến gần nơi để ché
rượu.
+ Khi giã men tất cả các thành viên trong gia đình không được lên rừng,
đi đâu xa hoặc đi qua buôn khác.
+ Một người bất kỳ khi đến nhà nào đó thì phải vào giã cùng tuyệt đối
không gây vỡ ché, gẫy cần trong khi làm và uống rượu. Nhà có người chết do
bệnh tật( chết tốt) kiêng một tuần không được làm rượu cần. Nhà có người
chết do tai nạn: chết đuối tự tử…(chết xấu) kiêng ba năm không được làm
Rượu Cần. Người mang thai, người chưa mãn tang khi đến nhà mà nhà đó
đang giã men thì lần làm men này bỏ đi, không làm nữa. Người ta quan niệm
chưa mãn tang là chưa trong sạch, còn mang trong mình nhiều gánh nặng
(chưa cúng Yàng).
Hiện nay, tuy Rượu Cần vẫn được người ở các địa phương làm thường
xuyên nhưng các quy định trong việc làm rượu đã được giản ước đi rất nhiều,
những điều kiêng kỵ đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Đây là một điểm tiến bộ trong
văn hoá người Tây Nguyên nói chung và văn hóa Rượu Cần nói riêng.
3.2.4. Phương thức ủ rượu và lưu giữ.
Sau khi đã có men người ta tiến hành làm rượu. Quy trình và cách thức
làm rượu giữa các dân tộc Tây Nguyên tương đối giống nhau và cũng có
những nét gần gũi với cách làm rượu của người Kinh.

Gạo (sắn, ngô) nấu chín, rải ra nong (nia) cho nguội; men giã nhỏ rắc
lên cơm, cộng thêm ít trấu trộn đều. Sau đó cho hỗn hợp vào ché, ở đây ché có
lót một lớp trấu có tác dụng ngăn bã rượu chảy vào cần khi uống, có thể hút
dễ dàng. Vừa giữ nhiệt vừa là bộ lọc khi uống.
Quá trình ủ rượu được đánh dấu từ khi dồn hỗn hợp: men + gạo + trấu
vào trong ché. Hỗn hợp không được dồn quá chặt, nhưng cũng không quá
lỏng. Hỗn hợp chiếm 2/3 dung tích ché, bỏ một lớp trấu mỏng trên hỗn hợp.
Sau đó tráng một lớp hỗn hợp tro bếp trên miệng ché rồi đặt vào nhà chỗ dâm
mát hoặc chôn xuống đất. Ngày nay đồng bào dùng lá rừng hoặc ni lông đậy
kín miệng ché lại.
Ché (chum, hũ, bình chóe, ghè): Được làm bằng đất, tráng men sành
sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang dáng vẻ của từng dân tộc. Là vật để đựng
toàn bộ nghiên liệu đã ủ men. Có rất nhiều loại ché khác nhau: ché 4, ché 8,
ché 20 người uống…( ché 2kg, ché 3kg ché 5kg…). Rượu Cần như là thứ tài
sản quý của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bởi thế cùng với cồng chiêng,
qua số luợng ché trong nhà có thể đoán định nhà này giàu hay nghèo. Ché quý
là loại ché dược chế tạo có pha đồng đen trong đất làm ché. Một cái ché có
nhiều đồng đen, nhiều hoa văn được coi là loại ché quý. Tuy nhiên, đồng bào
Tây Nguyên không tự chế tạo ra ché đựơc mà ngày xưa họ phải gùi lúa gạo
đến Phan Thiết nơi vùng có người Chăm sinh sống để đổi lấy ché và muối;
hoặc làm công lao động cho họ để đổi lấy ché. Cho nên ché còn là thứ tài sản
vô giá của mỗi gia đình được cất giữ từ đời này qua đời khác, một loại lễ vật
không thể thiếu của người Mạ.
Trước khi đem ra ủ rượu, ché phải được khử trùng. Người Mạ khử
trùng ché bằng cách nấu nước sôi với sả hoặc lá bưởi (lá cam, quýt), rửa sạch
trong và ngoài ché, dốc hết nước sau đó đem phơi nắng cho thật khô rồi mới
cho hỗn hợp( cơm + trấu + men) vào ủ.
Thời gian ủ rượu có thể kéo dài, thời gian ủ càng lâu, càng ngấm thì
rượu càng ngon. Người Mạ thường uống rượu sau một tháng ủ, nếu muốn
rượu ngon hơn thì phải đợi 2 – 3 tháng sau khi ủ mới mang ra dùng. Khi trên

miệng ché xuất hiện những con tu lú( bọ nhỏ có cánh bay), sờ vào ché thấy
ấm, trên lớp đậy miệng ché có hơi nước, mở ra dậy mùi thơm là dấu hiệu
chứng tỏ rượu đã có thể dùng được. Rượu gạo thì để càng lâu càng ngon; còn
rượu bắp, rượu này để lâu dễ bị chua, nếu uống sớm quá rượu chưa ngấm sẽ
có vị đắng, ít ngon. Do đó phải tính thời gian cho phù hợp, rượu vừa đủ ngấm
là đem ra sử dụng, như thế rượu mới ngon. Những ché rượu làm bằng vỏ cây
đắng( cây Ktơnam) có thể phải ủ đến sáu tháng mới dùng được.
Đặc tính: Rượu Cần không chỉ khác với các loại rượu khác ở “công
đoạn hút” mà nó còn có những đặc tính riêng dễ nhận biết. Đây là thứ thức
uống có độ cồn nhưng không phải chưng cất bằng nhiệt như rượu đế của
người Kinh, là sản phẩm lên men rượu nhưng không có hơi ga. Nước cốt có
màu vàng sánh (vàng đặc) như mật, mùi thơm dịu đặc trưng. Vị ngọt không
cay không đắng và đặc biệt là nồng độ cồn không cao như các loại rượu khác
3.3. Uống Rượu Cần- một nét văn hóa đẹp của Tây Nguyên
3.3.1.Văn hóa uống Rượu Cần
Ở Tây Nguyên, dù nhà rông của làng hay là nhà sàn của từng gia
đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình
thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận
nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu,
chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy
nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối
trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun.
Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét.
Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu
và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ
nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Bạn nên đỡ lấy cần
bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần, sát miệng
chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một
người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm
ca tiếp nước vào chóe.

Mời rượu cần theo lối bình dân như sau:
Láu càm xà pá túng mời dơ dấc
Khát pài túng, khói son mời nưa.
Mời một tềnh - khát một khói nhăng mời
Mời sam tếnh - khát sam khói nhăng mời
(Mời đến mười sừng là kết thúc bằng câu:
Khát khói so háp búa
Tạm dịch nghĩa:
Rượu cần ngon gia chủ xin kính mời
Dưới làn dưới xin mời làn trên
Mời một sừng đã dứt - xin mời lần nữa
Mời hai sừng đã dứt - xin mời lần ba
Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi
là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần
rượu. Cách đong kang này còn biểu lộ sự quý mến và tận tình của chủ nhà
dành cho khách. Cách thứ hai để công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ
nhà dùng một cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước
một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống,
đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. Người Tây Nguyên mời rượu tinh tế
lắm, dù cho bạn có tửu lượng kém đến đâu cũng không thể từ chối uống một
kang, nhất là khi các cô gái Tây Nguyên đã cầm sẵn ca nước trong tay, mắt
nhìn khách chân thành và tha thiết. Bạn sẽ không lo lắng sợ chủ nhà cho là bê
tha và thiếu lịch sự dù có uống say đến ngã lăn quay ra sàn. Trái lại chủ nhà sẽ
rất thích thú và quý bạn hơn vì cho rằng như vậy là bạn rất chân thành với họ.
Cái say của rượu cần không giống cái say của bất cứ loại rượu bia nào.
Chất men thơm nồng làm cho du khách lâng lâng ngây ngất, và kỳ lạ là dẫu
say nhưng vẫn cứ uống được mãi. Bởi tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái
nắng, cái gió bao la của Tây Nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong
bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say
khướt.

3.3.1.2. Cách thức uống Rượu Cần
Rượu Cần uống ngay trong ché không phải chưng cất hay chắt lọc gì
nữa nhưng để uống Rượu Cần phải có sự chuẩn bị. Trước khi vào cuộc người

×