Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đáp án 25 câu đề cương kĩ năng thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.32 KB, 18 trang )

Câu 1: Trình bày những khái niệm về thuyết trình?

Có nhiều định nghĩa về thuyết trình
Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin đến một nhóm khán giả;
Thuyết trình nhằm thông báo, giải thích, thuyết phục hay trình bày một quan điểm và sau đó

phần trả lời các câu hỏi của thính giả
Thuyết trình là một diễn thuyết công phu nhằm báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh
hay
NCKH đến một nhóm nhỏ thính giả quan tâm tại một hội nghị hay hội thảo
Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như là một nghệ sĩ hay diễn viên
đứng trước công chúng;
Thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo;
Một khái niệm được nhiều người đồng tình là:
Thuyết trình là trình bày bằng lời trước người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp
thông
tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe
Câu 2: Phân biệt thuyết trình và giao tiếp?

Giống nhau:
Cùng mục đích chuyển tải thông điệp tới người nghe;
Sử dụng kênh/hình thức thông tin bằng lời nói;
Có sự tương tác theo thời gian thực;
Điều chỉnh theo phản hồi của người nghe.
Khác nhau:
Thuyết trình có cấu trúc chặt chẽ hơn;
Thuyết trình yêu cầu ngôn ngữ chính thống hơn; Thuyết trình yêu cầu phương pháp trình
bày khác hơn
Thuyết trình mang tính chuyên môn và khoa học hơn
Thuyết trình phải mang lại một kiến thức, một lời kêu gọi, một lời hiệu triệu đối với khán
giả,


trong khi đó giao tiếp thì mục đích là cả hai bên
Câu 3: Các lợi ích của việc học tập môn học kỹ năng
thuyết trình?

Học được cách nói trước đám đông
Học được các kỹ năng áp dụng trong giao tiếp
Có cơ hội thực hành và tích lũy kinh phiệm
Phát triển được các kỹ năng giao tiếp khi tham gia tuyển dụng
Có thêm sự tự tin trong cuộc sống.
Hiểu được người khác muốn gì, làm như thế nào để đạt được sự thuyết phục với người
khác
Câu 4: Nêu các đặc điểm của một bài thuyết trình
hiệu quả?
Phù hợp với đối tượng
Có mục tiêu rõ ràng
Có cấu trúc logic và nhất quán
Sử dụng giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp
Phân bổ thời gian hợp lý
Câu 5: Phân loại các bài thuyết trình?

Thuyết trình trong quản lý: Họp báo, phổ biến văn bản, thông tin
Thuyết trình trong giải trí: Dẫn chương trình, Kể chuyện, Diễn tấu/hài
Thuyết trình trong kinh doanh: Giới thiệu sản phẩm/dự án; Báo cáo kết quả kinh doanh;
Chiến
lược phát triển/Kế hoạch kinh doanh
Thuyết trình trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu;
Câu 6: Trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, có
các loại bài thuyết trình điển hình nào?

Báo cáo bài tập, tiểu luận, đồ án/khóa luận;

Trả lời phỏng vấn xin việc, thuyết minh CV;
Giảng dạy/hướng dẫn học tập trên lớp và trên các phương tiện;
Giới thiệu phát minh, sáng kiến; Báo cáo tiến độ/kết quả nghiên cứu, đề tài NCKH
Câu 7: Tại sao nói một bài thuyết trình hiệu quả thì
phải được phân bổ thời gian một cách hợp lý?

Một bài thuyết trình hiệu quả phải được phân bổ thời gian hợp lý vì:
- Người thuyết trình phải truyền tải nhiều nội dung, nhiều ý. Do vậy nếu không phân bổ dẫn
đến
thiếu và thừa thời gian
- Một bài thuyết trình có những ý chính, ý phụ. Nếu không phân bổ thời gian tốt thì sẽ dẫn
đến
phần chính nói qua loa, phần phụ nói rất nhiều
- Phân bổ thời gian là một việc làm khoa học
- Phân bổ thời gian cho một bài thuyết trình thể hiện sự am hiểu và có tâm huyết với nội
dung
mình nói
- Phân bổ thời gian giúp người nghe hiểu được đâu là vấn đề trọng tâm
- Phân bổ thời gian hợp lý giúp cho các phương tiện hỗ trợ thuyết trình có sự phối hợp nhịp
nhàng
- Tối ưu hóa thời gian của người nghe
Câu 8: Nêu và phân tích các đặc điểm của một bài
thuyết trình hiệu quả?
Phù hợp với đối tượng
- Nội dung phù hợp thì thính giả mới ngồi nghe và có nghề thuyết trình
- Nội dung phù hợp, buổi thuyết trình sẽ được đánh giá cao
- Có nhiều khán giả, mỗi khán giả có một sở thích, một lập trường, một cách thức nhận biết
khác nhau, vì vậy bài thuyết trình hiệu quả là bài phải dựa trên người nghe chứ không dựa
vào
người nói

- Phù hợp với đối tượng là phù hợp về nội dung, phù hợp về cách thức truyền tải nội dung
Có mục tiêu rõ ràng - Không có mục tiêu thì không có buổi thuyết trình
- Mục tiêu rõ ràng để khán giả nắm được các nội dung chính
- Mục tiêu là điểm kết của buổi thuyết trình mà người làm thuyết trình muốn truyền tải tới
khán
giả và khi kết thúc thuyết trình đạt được các mục tiêu đó
- Có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp người làm thuyết trình truyền tải được và thể hiện được cách
thức,
phương pháp truyền tải nội dung
- Bạn phải trả lời các câu hỏi chủ yếu sau: Lý do của buổi thuyết trình là gì? Tại sao bạn
thực
hiện buổi thuyết trình? Thời gian trình bày được xác định bao lâu? Không gian và địa điểm
tổ
chức ở đâu?.
Có cấu trúc logic và nhất quán
- Một bài thuyết trình cần phải có 03 phần: phần mở đầu, phần thực hiện và phần kết thúc
- Cấu trúc logic thể hiện nội dung thuyết trình phải có sự phù hợp về nội dung, các nội dung
lớn
nhỏ phải thống nhất và nhất quán
- Thứ tự các nội dung phải đi theo thứ tự nội dung định sẵn
- Nhất quán: Nhất quán về quan điểm, nhất quán về nội dung trình bày, nhất quán về
phương
pháp hình thành mục tiêu….
Sử dụng giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp
- Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ là cách thức mà người thuyết trình muốn chuyển tới
khán giả
- Một bài thuyết trình không chỉ hiệu quả bằng nội dung trình bày mà cách thức trình bày sẽ
giúp khán giả hiểu rõ về nội dung và cảm thấy hứng thú khi nghe thuyết trình
- Ngôn từ và phi ngôn từ phải phù hợp với thính giả
- Ngôn từ sử dụng nên chọn theo hướng tích cực, khích lệ người nghe. Tránh dùng những

từ
diễn tả sự bi quan hay ủy mị. Chọn từ ngữ thích hợp và kiểm tra cẩn thận mức độ rõ nghĩa
của
từ dùng để diễn giải. Nếu dùng thuật ngữ cần có định nghĩa rõ ràng để tránh sự hiểu lầm.
Nhớ
rằng ngôn ngữ viết và nói không phải lúc nào cũng tương đồng. Không nên viết quá nhiều
từ
trong một slide. Hãy thực hành chuỗi tự thuật nhiều lần để tìm ngôn từ và bày tỏ cảm xúc
thích hợp (thể hiện chức năng của người diễn viên trước ống kính). Ngôn ngữ cơ thể và
hình
ảnh minh họa không thể không quan tâm khi thuyết trình
Phân bổ thời gian hợp lý
- Phân bổ thời gian hợp lý giữa các phần của bài thuyết trình. Bạn phải dự trù thời gian bị
gián
đoạn do những câu hỏi từ phía khán giả trong lúc trình bày. Bạn phải làm sao hoàn thành
phần
kết luận trước thời gian dự trù. Tránh hiện tượng khán giả ra về trước khi chúng ta xong
phần
kết luận.
- Thời gian thuyết trình: Bạn phải biết thời gian cho phép là bao nhiêu. Xác định tổng thời
gian
cần trình bày. Đặc biệt cần lưu ý thời gian để trả lời các câu hỏi. Ví dụ nếu bạn được phép
trình bày 30 phút thì cách bố trí thời gian như sau là hợp lý nhât: 5 phút cho phần mở đầu,
20 21 phút cho phần thân bài, 2-3 phút cho phần kết luận, 5 phút dành cho phần câu hỏi và
trả lời,
Lưu ý: thông thường để trình bày một slide sẽ cần từ 1-2 phút.
Câu 9. Nêu các bước chuẩn bị một bài thuyết trình?

Để chuẩn bị một bài diễn thuyết hiệu quả, chúng ta cần làm các công việc cụ thể sau: xác
định

rõ vấn đề, chuẩn bị nội dung thuyết trình, chuẩn bị điều kiện cho buổi thuyết trình, luyện tập
thuyết
trình.
1> Xác định rõ vấn đề
1.1 Chủ đề của bài thuyết trình
1.2 Tìm hiểu khán giả
1.3 Địa điểm, không gian và thời gian của bài thuyết trình
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình
i>Sự tự tin
ii> Khả năng giao tiếp với khán giả
iii> Sự tín nhiệm
iv> Tâm trạng quá lo âu
v> Tính chuyên nghiệp
vi> Tính năng động
vii> Tâm lý dễ bị tổn thương hay dễ bị bốc đồng
2. Phương tiện cần sử dụng cho bài diễn thuyết
i> Trình bày PowerPoint
ii> Projector
iii> Hệ thống âm thanh
iv> Địa điểm thuyết trình
v> Hệ thống ánh sáng
vi> Sắp xếp chỗ ngồi
3. Chuẩn bị nội dung thuyết trình
i> Nội dung phần giới thiệu
ii> Nội dung chính
iii> Phần kết luận
4. Chuẩn bị điều kiện cho buổi thuyết trình
i> Địa điểm
ii> Chuẩn bị phương tiện
iii> Trang phục

Câu 10: Trình bày PowerPoint như thế nào để đạt
được hiệu quả trong thuyết trình?

Việc sử dụng PowerPoint rất thuận tiện của viết thiết kế slidle. Vài điềm cần lưu ý khi thiết
kế:
Màu sắc: hài hòa, dễ nhìn, đồng nhất. Nền lạt, chữ đậm (ví dụ: nền trắng chữ xanh) hay
Nền đậm, chữ
nhạt vd: nền xanh, chữ vàng), Kiểu chữ: Font Arial, Tahoma, Times New Roman và nên
dùng font
chữ c 28-30.
Nội dung trong slide: Sử dụng tiêu đề cho từng slide, không nên ghi quá nhiều từ và Dùng
bullets cho các ý, không nên sử dụng nhiêu màu sắc làm mất tập trung và rất khó đọc.
Ngoài ra, tránh
dùng nhiều font chữ khác nhau trên một bài thuyết trình làm khán giả sẽ rất khó đọc. Các
font chữ lạthường khó nhận ra. Đặc biệt là các font chữ như chúng ta thường viết tay.
Dùng hình ảnh minh họa
đúng lúc để bài thuyết trình thêm sinh động.
Hiệu ứng: Đơn giản-Một kiểu slide (template) từ đầu đến cuối. Không sử dụng các hiệu ứng
gây rối mắt. Không dùng nhiều hiệu ứng trên 1 slide hoặc trong toàn bài trình bày.
Số slide: bạn nên cân nhắc thời gian cho phép để có thể thiết kế số lượng slides phù hợp
cho bài
thuyết trình. Lưu ý, thông thường một slide sẽ trình bày mất khoàng 1-2 phút.
Biểu đồ và bảng tính: cần lưu ý chữ không quá nhỏ, Màu sắc hài hòa. Không quá 5 màu
đối với
biểu đồ. Dùng biểu đồ để minh họa thêm (nếu có thể). Sau khi xong phần nội dung và số
lượng slide
cần thiết, bạn nên chạy thử các slide nhiều lần
Công tác chuẩn bị khác như: Đến sớm trước 15 -20 phút. Tải file cần trình bày lên máy.
Nhớ
backup dữ liệu, Làm quen với phòng, ánh sáng v.v. để có thể tự xử lý phòng khi có sự cố

về kỹ thuật.
Câu 11: Người thuyết trình phải chuẩn bị trước các
điều kiện gì cho một buổi thuyết trình?

i> Địa điểm
Bạn cần biết rõ địa điểm tổ chức để có kế hoạch chuẩn bị và chọn phương tiện đến đó.
Nếu địa
điểm tổ chức ở quá xa nhà bạn, bạn cần đến đó trước một ngày. Nên tham quan địa điểm
tổ chức ít
nhất một lần trước khi thuyết trình chính thức. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên tập luyện
một lần tại
nơi tổ chức để làm quen với các trang thiết bị và phòng hội nghị hay sân khấu.
ii> Chuẩn bị phương tiện
Bạn cần chuẩn bị: mang tài liệu có liên quan, nhớ backup data sang USB, thử và kiểm tra
hệ
thống máy chiếu đa phương tiện, hệ thống âm thanh và ánh sang. Bạn phải làm quen với
các trang
thiết bị và chọn vị trí đứng thích hợp khi thuyết trình.
iii> Trang phục
Hình dáng bên ngoài rất quan trọng chính vì thế mà trang phục gọn gàng, quần áo vừa
vặn. Nên
mặc theo phong cách của thương gia. Khi thuyết trình nên đứng thẳng và mắt luôn nhìn về
khán giả.
Câu 12: Nêu và phân tích việc tìm, thu thập tư liệu khi
chuẩn bị cho 1 bài thuyết trình?

Sự thành công của bài thuyết trình phụ thuộc vào công việc nghiên cứu và sáng tạo trước
đó.
Hoạt động thu thập tư liệu đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Bài thuyết trình
sẽ có sức

thuyết phục hơn nếu người thuyết trình có nhiều thông tin về chủ đề trình bày.
Bước đầu tiên là tìm kiếm tài liệu: Hãy chọn một tài liệu tiêu biểu về chủ đề thuyết trình và
sử
dụng những thông tin trong các tài liệu đó. Người thuyết trình cũng phải cần xem xét tính
chính xác
của các nội dung, tài liệu đó. Tính thời sự và tính cập nhật trong các thông tin thu thập là
điều cần
thiết. Bài thuyết trình sẽ trở lên sáng tạo, mới mẻ và có sức cuốn hút nếu như khán giả
được tiếp cận
những kiến thức mới. Mạng Internet sẽ có những thông tin cập nhật, thời sự như vậy, ngoài
ra có thể
tham khảo quan niệm của bạn bè, người quen, giảng viên, các chuyên gia cố vấn, người
cùng chuyên
môn. Một phương pháp đơn giản cho việc thu thập thông tin mà ta có thể áp dụng mọi nơi
mọi lúc là
giấy và bút. Chúng ta có thể ghi lại các thông tin khi đọc tài liệu, phỏng vấn và giao tiếp.
Những thông
tin, ý tưởng đó sẽ được chúng ta đánh giá lại, sắp xếp một cách logic, nhất quán và có trật
tự
Chúng ta có thể tham khảo, thu thập tư liệu từ các nguồn sau
- Giáo trình, bài giảng, sách vở
- Báo giấy, báo mạng
- Phỏng vấn, điều tra - Bạn bè, người thân, gia đình, các chuyên gia, đồng nghiệp….
- ……
Câu 13: Nêu và phân tích các bước chuẩn bị một bài
thuyết trình? (Chương 2)

Để chuẩn bị một bài diễn thuyết hiệu quả, chúng ta cần làm các công việc cụ thể sau: xác
định
rõ vấn đề, chuẩn bị nội dung thuyết trình, chuẩn bị điều kiện cho buổi thuyết trình, luyện tập

thuyết
trình.
1. Xác định rõ vấn đề
1.1 Chủ đề của bài thuyết trình
Mục tiêu của buổi thuyết trình cần được xác định rõ. Tự hỏi vì sao có buổi thuyết trình?
Nội dung chủ yếu là gì? Thái độ tích cực, nhiệt tình và lôi cuốn. Ví dụ như truyền đạt thông
tin;
thuyết phục người nghe; bài giảng trên lớp hay báo cáo chuyên đề.
Việc truyền tải thông điệp của bạn phải dễ nhớ và dễ hiểu. Một người bình thường có khả
năng
tập trung thời gian ngắn. Vì vậy, nhiệm vụ của bạn làm sao người nghe tập trung đủ lâu để
hiểu được
nội dung của bài thuyết trình. Khi mục tiêu đã được xác định thì cần phải tập trung suy nghĩ
về nó để
làm sao thực hiện bài diễn thuyết hấp dẫn, không lãng phí thời gian của mọi người. Trình
bày đúng,
đơn giản và đi thẳng vào vấn đề.
Ví dụ để giới thiệu sản phẩm mới cần giới thiệu sản phẩm mới một có tính vượt trội và hấp
dẫn.
Những lợi ích mà sản phẩm mới mang lại cho khách hàng. Giải thích tại sao khách hàng
muốn mua
nó.
1.2 Tìm hiểu khán giả
Cố gắng tìm hiểu ai sẽ tham dự vào buổi thuyết trình của bạn. Có bao nhiêu người sẽ tham
dự.
Đánh giá mức độ hiểu biết của người nghe về chủ đề thuyết trình. Các khía cạnh về nhân
chủng học
của thính giả ví dụ như độ tuổi, giới tính, trình độ, v.v. Ngoài ra, chúng ta cần tìm thông tin
để trả lời
các câu hỏi: Tại sao người nghe có mặt? Khán giả cần thông tin gì? Người nghe mong đợi

điều gì từ
bài thuyết trình? Làm thế nào bạn có thể truyền đạt được thông tin phù hợp với mong đợi
của thính
giả?
Cần quan sát thái độ của khán giả biểu hiện như thế nào trước, trong lúc và sau khi nghe
bài
điễn thuyết. Nên hiểu thêm giá trị về niềm tin và tôn giáo của khán giả. Đồng thời nghiên
cứu những
nhân tố có thể làm phấn khích người nghe.
1.3 Địa điểm, không gian và thời gian của bài thuyết trình
Bạn phải biết rõ địa điểm nơi thuyết trình để xác định phương tiện đi đến đó. Nơi tổ chức là
hội
trường, phòng họp nhỏ, hay ngoài trời và môi trường xung quanh. Xác định thời gian dự
kiến của buổi
thuyết trình: thời gian báo cáo chính, thời gian giải lao (nếu có), thời gian bị ngừng do giải
đáp thắc
mắc của khán giả, và thời gian thảo luận.
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình
Đó là: Sự tự tin, khả năng giao tiếp với khán giả, sử dụng tốt ngôn ngữ phi ngôn từ, giảm
thiểu
những rào cản về tâm lý, sự chuyên nghiệp, sự năng động thích nghi….
2. Phương tiện cần sử dụng cho bài diễn thuyết
Phương tiện phục vụ cho công việc thuyết trình chủ yếu gồm: PowerPoint; Projector; Hệ
thống
âm thanh; Phòng hội nghị hay sân khấu ngoài trời; Hệ thống ánh sáng và chỗ ngồi.
3. Chuẩn bị nội dung thuyết trình Có 3 nội dung chính mà bạn cần chuẩn bị:
i> Nội dung phần giới thiệu
Kế hoạch cho buổi thuyết trình. Dự kiến thời gian hoàn thành . Giới thiệu những điểm
quan trọng trong bài thuyết trình: Mở đầu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp chủ đề sẽ trình bày.
Mở

đầu gián tiếp: đưa một luận đề nào đó rồi dẫn dắt người nghe đến với chủ đề chính.
ii> Nội dung chính
Đây là phần cung cấp cho khán giả những thông tin quan trọng. Đáp ứng yêu cầu của khán
giả.
Mang tính thời sự, tính cấp thiết, phản ánh những vấn đề mới phát hiện.Người nghe hiểu
được vấn đề
và mục đích của bài thuyết trình.
iii> Phần kết luận
Tóm tắt những điểm chính. Kết bằng nhận xét ngắn gọn và súc tích Nếu bài thuyết trình
là báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học thì nên nêu bật được những khám phát mới. Cần
chỉ ra
những hạn chế của đề tài nếu có hướng nghiên cứu phát triển trong tương lai. Cuối cùng là
không quên
cám ơn khán giả và bày tỏ cử chỉ thân mật.
4. Chuẩn bị điều kiện cho buổi thuyết trình
i> Địa điểm
Bạn cần biết rõ địa điểm tổ chức để có kế hoạch chuẩn bị và chọn phương tiện đến đó.
Nếu địa
điểm tổ chức ở quá xa nhà bạn, bạn cần đến đó trước một ngày. Nên tham quan địa điểm
tổ chức ít
nhất một lần trước khi thuyết trình chính thức. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên tập luyện
một lần tại
nơi tổ chức để làm quen với các trang thiết bị và phòng hội nghị hay sân khấu.
ii> Chuẩn bị phương tiện
Bạn cần chuẩn bị: mang tài liệu có liên quan, nhớ backup data sang USB, thử và kiểm tra
hệ thống máy chiếu đa phương tiện, hệ thống âm thanh và ánh sang. Bạn phải làm quen
với các
trang thiết bị và chọn vị trí đứng thích hợp khi thuyết trình.
iii> Trang phục
Hình dáng bên ngoài rất quan trọng chính vì thế mà trang phục gọn gàng, quần áo vừa

vặn. Nên
mặc theo phong cách của thương gia. Khi thuyết trình nên đứng thẳng và mắt luôn nhìn về
khán giả.
Câu 14: Nêu các bước thực hiện một bài thuyết trình?

Thực hiện bài thuyết trình bao gôm các phần: giới thiệu, triển khai các vấn đề, kết thúc và
đánh
giá kết quả.
1: Phần giới thiệu gồm các bước như sau
1.1 Lời chào
1.2 Giới thiệu bản thân
1.3 Thông điệp
1.4 Lời cám ơn
1.5 Phương pháp gây ấn tượng
2. Triển khai các vấn đề thuyết trình gồm các nội dung như sau:
i> Theo dõi phản ứng khán giả ii> Chọn lọc thông tin thích hợp tùy theo phản ứng của
khán giả
iii>Kiểm soát thời gian
iv> Tạo sự logic trong bài thuyết trình
v> Tóm lược nội dung từng phần và chuyển ý
3. Kết thúc buổi thuyết trình gồm các nội dung sau:
i> Kết thúc thông điệp và mở ra suy nghĩ mới.
ii> Cảm ơn sự lắng nghe.
iii>Trả lời câu hỏi
Câu 15: Nên kết thúc bài thuyết trình như thế nào cho
hiêu quả?

Các cách kết luận
Đưa ra thách đố hay lờI kêu gọi cho thính giả.
Tóm tắt những ý chính.

Cung cấp những trích dẫn thích hợp.
Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.
Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ.
Thách thức hay kêu gọi
Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người
nghe. Dưới
đây là một bước trong quá trình Thuyết phục.
“Cha mẹ dành dụm tiền để bạn có được học vấn. Còn các bạn là người kiểm soát số tiền
đó một cách
hiệu quả. Nếu các bạn muốn có chỗ đỗ xe tốt hơn ở trường đại học, các bạn phải cùng lên
tiếng. Các
bạn phải cho ban điều hành biết nếu họ không làm gì cho bãi đỗ xe thì các bạn sẽ làm. Đó
là quyền lợi
của tất cảc các bạn. Vì vậy, trước khi rời khỏi đây, hãy cùng kí vào đơn thỉnh cầu.
Tóm tắt các ý chính
Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ
thể. “Tóm
lại, hãy nhớ rằng có năm cách chính để cải thiện điểm số của bạn. Đầu tiên, hãy đến lớp.
Thứ nhì, ghi
chép có hiệu quả. Thứ ba, hãy xem lại mỗi ngày. Thứ tư, lên kế hoạch cho thời gian cuả
bạn. Và cuốI
cùng, hãy ngủ thật đầy đủ trước một kì thi.” Cũng như phần mở đầu, những kết luận trích
dẫn giúp
mọi ngườI tiếp thu nhanh hơn.
Sử dụng các minh hoạ tiêu biểu
Phần minh hoạ kết thúc phảI tổng quát và có tính kết thúc. Bạn có thể đưa vào một câu
chuyện tiếu
lâm
Bổ sung sự thuyết phục
Hãy đưa thêm vài lí do để mọI ngườI chấp nhận hoặc thực hiện điều bạn đề nghị.

Đưa ra những ý định hoặc chủ kiến của bản thân.
Trong một bài nói thuyết phục mọI ngườI sử dụng vaccine ngừa viêm gan. Bạn có thể đưa
ra đề nghị
vớI thính giả rằng bạn sẽ đến trạm y tế học đường ngay sau buổI học, và mờI mọI ngườI
cùng đến.
Cách này sẽ chưa hiệu quả, một khi bạn chưa thật sự đưa ra một ý định, một sự hi
sinh,v.v
Câu 16: Phân biệt việc mở đầu chủ đề thuyết trình
trực tiếp và gián tiếp. Nêu ví dụ minh họa

Sinh viên cần nêu được các ý sau:
1. Khái niệm
Đối với một bài thuyết trình thông thường có 02 cách mở bài như sau: Mở đầu bài thuyết
trình trực tiếp là người thuyết trình nêu thẳng vào vấn đề, chủ đề thuyết trình.
Mở đầu bài thuyết trình gián tiếp là cách mở đầu bài thuyết trình một cách gián tiếp (thông
qua
một câu chuyện, câu đề dẫn, số liệu trích dẫn, hỏi ý kiến khán giả một câu hỏi có liên quan
đến chủ đề
… ) từ đó giúp người nghe hình dung về vấn đề mà người thuyết trình muốn nói tới.
2. Việc mở bài trực tiếp thường không gây được sự tò mò, sự hứng thú từ khán giả so với
cách
mở bài gián tiếp.
3. Ví dụ:
Mở bài trực tiếp: “Hôm nay tôi muốn trình bày về vấn đề lạm phát và tình hình lạm phát của
Việt
Nam năm 2011 và những kinh nghiệm rút ra”
Mở bài gián tiếp
“Quý vị có biết rằng năm 2011 có khoảng 15% số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã
phá sản
không nhỉ?, ngoài số 15% này ra còn có khoảng 20% số các doanh nghiệp vẫn tồn tại trong

sự ngoắc
ngoải. Quý vị có biết do nguyên nhân gì không ạ?
Xin thưa đó là 1 cái bệnh nội tại của chúng ta, đó là Lạm phát
Đây là 1 vấn đề nội tại trong nước chưa kể đến các nguyên nhân đến từ môi trường kinh tế
bên
ngoài.
Vì vậy để quý vị hiểu rõ hơn tại sao lạm phát, hôm nay tôi muốn trình bày với quý vị cụ thể
về
vấn đề lạm phát và tình hình lạm phát của việt nam, những bài học rút ra”
Câu 17: Trình bày về việc luyện tập trong quá trình
chuẩn bị một bài thuyết trình?

Trong các bước chuẩn bị cho một buổi thuyết trình thì bước cuối cùng quan trọng nhất và
thường
bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện trước khi thuyết trình. Đó là cơ hội tốt nhất để ta nắm vững
tài liệu,
điều chỉnh thời gian, chỉnh sửa nội dung và bổ sung những chỗ chưa chính xác trong bài
thuyết trình.
“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu"
Để tập các động tác cơ bản, chúng ta có thể tập trước gương. Tuy nhiên để tự tin và hiệu
quả
hơn, ta nên tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi đến tập luyện với những điều
kiện y hệt
khi ta thuyết trình thật. Chúng ta có thể đề nghị đồng nghiệp phê phán,
đưa ra những câu hỏi chất vấn hoặc yêu cầu họ chỉ ra những chỗ cần sửa chữa. Quá trình
đó sẽ khiến
ta thu thập thêm rất nhiều ý kiến, ý tưởng mới được người khác đóng góp, những ý tưởng
do quá trình
tập luyện ta nảy sinh thêm.
Khi luyện tập bạn nên cố diễn đạt một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Giọng nên nói với

âm
lượng to để tiếng nói có thể truyền đi xa. Học tập khống chế âm lượng để khi ta thuyết trình
điều khiển
âm lượng cho phù hợp. Chú ý nhấn dừng ở những từ chốt, từ khóa hay nộ dung mang tính
thông điệp
trong bài nói. Ở câu đó, giọng bạn sẽ phải nhấn ra sao? Sắc mặt biểu cảm như thế nào?
Mắt sẽ quan sát
ai khi nói? Dùng cử chỉ tay hay động tác cơ thể để nhấn mạnh lời nói?
Luyện tập dần dần từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớnnhất của người thuyết trình.
Tối ưu
nhất là đặt Camera ghi hình lại để phân tích và điều chỉnh hành vi của chính mình. Quá
trình tập luyện
sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành thói quen. Khi tất cả các động tác
thành phản
xạ tự nhiên thì ta chỉ cần tập trung vào nội dung chúng ta cũng có một bài thuyết trình sinh động
Câu 18: Nêu 1 chủ đề thuyết trình và trình bày (viết) 3
ví dụ về cách mở đầu một bài thuyết trình (chủ đề do
sinh viên tự chọn)?

Ví dụ về chủ đề: KTX cho sinh viên Cách 1: Mở đầu trực tiếp: “Hôm nay tôi sẽ trình bày với
quý vị về việc tìm nhà trọ đối với các
bạn sinh viên mới nhập trường. Bài trình bày của tôi gồm 3 phần, trong thời lượng khoảng
20 phút và
chúng ta sẽ có 5 phút để quý vị đặt câu hỏi”
Cách 2: Mở đầu một cách gián tiếp bằng một câu châm ngôn “an cư lạc nghiệp”
“Thưa quý vị và các bạn, các cụ thường nói an cư mới lạc nghiệp”, quý vị và các bạn chắc
cũng
hiểu được câu nói trên, một câu nói khá thâm thúy và tích trữ rất nhiều kinh nghiệm trong
nhiều năm
của các thế hệ đi trước. Điều đó muốn nói lên rằng để có thể làm việc, học tập một cách tốt

nhất, yếu
tố đầu tiên phải quan tâm và ổn định đó là nhà ở. Điều đó cũng đúng với một sinh viên mới
nhập
trường, cần phải có một chỗ ở tốt mới có thể tập trung vào việc học tập
Sinh viên có thể lựa chọn thuê nhà ở ngoài hay ở ký túc xá trong trường đại học. Tuy nhiên
hôm
nay tôi sẽ trình bày với quý vị về việc tìm nhà trọ đối với các bạn sinh viên mới nhập
trường. Bài trình
bày của tôi gồm 3 phần, trong thời lượng khoảng 20 phút và chúng ta sẽ có 5 phút để quý
vị đặt câu
hỏi”
Cách 3: Mở bài một cách gián tiếp bằng một con số thống kê
“Trong báo dân trí điện tử số ……… ngày…… có đăng một câu hỏi khiến sinh viên nào
cũng
quan tâm là: Vấn đề nào bạn quan tâm nhất sau khi đã đỗ vào một trường đại học. Có 05
đáp án được
đưa ra là: đi học thêm tiếng anh, đi học thêm tin học, tìm nơi ở ổn định, tìm việc làm thêm
và không
chọn đáp án nào được đưa ra. Thưa quý vị và các bạn, các bạn biết kết quả như thế nào
trong 3.879 ý
kiến được đưa ra không?
Đi học thêm tiếng anh chăng, có 10%
Tìm việc làm thêm, có nhưng chỉ có 17%
Nhưng thưa quý vị và các bạn tìm nơi ở ổn định cho sinh viên được nhiều ý kiến quan tâm
nhất
65%. Điều đó nói rằng, việc có một nơi ở ổn định là mối quan tâm hàng đầu của các bạn
sinh viên mới
nhập trường. Do vậy, hôm nay tôi……………………”
Câu 19: Nêu và phân tích các bước thực hiện một bài
thuyết trình?


Thực hiện bài thuyết trình bao gôm các phần: giới thiệu, triển khai các vấn đề, kết thúc và
đánh
giá kết quả.
1> Phần giới thiệu
1.1 Lời chào
Chào đón khán giả là biểu hiện đầu tiên tạo cảm giác cởi mở và thân thiện. Việc chào đón
có thể
diễn ra trước lúc thuyết trình bằng cách bắt tay, với những câu hỏi xã giao. Đây cũng là dịp
tốt để
thăm dò thông tin về khán giả. Đặc biệt, Không bao giờ mở đầu bằng một lời xin lỗi
Bạn nên gây sự chú ý bằng một thông báo hay thống kê làm cho người nghe ngạc nhiên,
hãy tạo
không khí sinh động pha chút hài hước và thuật lại câu chuyện có liên quan . Nên bắt đầu
bằng những
minh họa cụ thể
1.2 Giới thiệu bản thân
Nên chuẩn bị soạn thảo một đoạn ngắn giới thiệu về bạn (khoảng 500 từ) nói về năng lực
của
bạn, trình độ, kinh nghiệm làm việc và chuyên môn. Những điều bạn quan tâm và những
định hướng
trong tương lai. Cố gắng tạo sự cảm thông và cầu nối giữa bạn và khán giả.
1.3 Thông điệp Tạo thông điệp của buổi thuyết trình được truyền đi đến từng khán giả.
Thông điệp hướng đến
nội tâm bằng cách làm cho khán giả phản hồi lại, suy tư và so sánh. Thông điệp hướng đến
ngoại cảnh
bằng cách làm cho khán giả tranh luận, tìm tòi hay thực thi những hành động cụ thể. Cần
giải mã
thông điệp phù hợp với đối tượng khán giả.
Trong lúc truyền tải thông điệp nên áp dụng nguyên tắc K.I.S.S (Keep It Short & Simple)

1.4 Lời cám ơn
Lời cảm ơn là cách bày tỏ sự trân trọng của bạn đến khán giả tham dự buổi thuyết trình.
Đừng quên cảm ơn các thành viên trợ giúp, nhà tài trợ (nếu có) và những khách mời quan
trọng.
2. Triển khai các vấn đề thuyết trình
i> Theo dõi phản ứng khán giả
Bài diễn thuyết được thiết kế trên Power Point không phải lúc nào cũng tối ưu. Việc thiết kế
sinh
động giúp khán giả tập trung nhiều hơn. Tuy nhiên nếu người thuyết trình không làm người
nghe hưng
phấn và tập trung, thì PowerPoint slides sẽ làm cho người xem nhàm chán và là liều thuốc
ngủ tốt.
ii> Chọn lọc thông tin thích hợp tùy theo phản ứng của khán giả
Sau khi quan sát nhận thấy khán giả không mấy quan tâm phần bạn đang trình bày. Bạn
nên có
những chiến thuật thay đổi thích hợp. Một câu chuyện vui làm cho mọi người tỉnh giấc.
Nhanh chóng
chuyển sang nội dung khác. Âm lượng cần nâng lên cao hơn. Cử chỉ ngôn ngữ cơ thể phải
thay đổi tạo
sự phấn khởi
iii>Kiểm soát thời gian
Đây là nhân tố rất quan trọng quyết định sự thành công của buổi thuyết trình. Nếu bạn
không
kiểm soát được thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng khán giả ra về mà bạn chưa hoàn thành
bài diễn
thuyết. Để kiểm soát thời gian chính xác không có cách nào tốt hơn là phải thực tập nhiều
lần trước
khi thuyết trình chính thức.
Thực hành cá nhân - chọn một nơi riêng để tập nói. Ghi âm và nghe lại nhiều lần. Nếu
thuyết

trình bằng ngôn ngữ thứ hai, thì việc tập luyện sẽ khó khăn gấp bội.
iv> Tạo sự logic trong bài thuyết trình
Các sự kiện nên trình bày theo thứ tự thời gian. Các nội dung liên quan nên liên kết thành
nhóm
theo trình tự logic nhất định. Để người nghe đồng ý hay ủng hộ quan điểm của bạn, bạn
phải lập luận
chặt chẽ và bảo vệ được quan điểm đó trên luận cứ khoa học khách quan. Tránh đưa ra
những nhận xét
chủ quan, thiếu cơ sở để bảo vệ quan điểm của mình.
v> Tóm lược nội dung từng phần và chuyển ý
Sau khi trình bày xong một nội dung quan trọng của bài diễn thuyết, bạn nên tóm tắt lại
trước khi
chuyển sang nội dung khác. Các nội dung sau khi đã được liên kết theo trình tự nhất định,
thì việc
chuyển tiếp nội dung sẽ làm nổi bật tính logic của bài thuyết trình.
3. Kết thúc buổi thuyết trình
i> Kết thúc thông điệp và mở ra suy nghĩ mới.
Chuẩn bị kết thúc: tóm lược ngắn gọn, súc tích, nhắc lại ý chính của bài thuyết trình. Kết
thúc
mạnh mẽ và ấn tượng: tóm lược toàn bộ bài thuyết trình trong 1 hoặc 2 câu. Đánh thức
khán giả.
ii> Cảm ơn sự lắng nghe.
Sau phần kết luận mọi người vỗ tay xong, bạn hãy mỉm cười và đừng quên cám ơn người
đến dự. iii>Trả lời câu hỏi
Phần hỏi-đáp quan trọng không kém phần thuyết trình. Nghiên cứu kỹ các tài liệu thuyết
trình và
thông tin liên quan sẽ giúp bạn lường trước các vấn đề được hỏi. Hầu hết câu hỏi đều có
mục đích
chung. Bình tĩnh suy nghĩ trước khi trả lời, không nên căng thẳng quá, với câu trả lời đơn
giản, suy

nghĩ không quá 10 giây, câu phức tạp không quá 1 phút
Tiếp cận câu hỏi một cách tích cực. Lắng nghe cẩn thận. Nên trả lời từng câu một. Nếu
cần, có
thể đề nghị người hỏi làm rõ nghĩa câu hỏi. Hướng câu trả lời tới toàn bộ khán giả. Kiểm
soát thời gian
trả lời
Nên diễn giải lại câu hỏi để người khác có thể nghe rõ và kiểm tra lại bạn có hiểu đúng ý
của câu
hỏi. Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi ngay, bạn nên khẳng định đây là câu hỏi rất là thú vị
nó đòi hỏi
nhiều thời gian để nghiên cứu nghiêm túc mới có thể trả lời chính xác được
4. Đánh giá kết quả
Đối với diễn giả: Khả năng tạo lập mối quan hệ tốt với khán giả. Bạn có tự tin kiểm soát
được
mọi thứ không? Bạn có nhất quán và theo 1 mục tiêu chính không? Bạn có hài lòng với
thông điệp mở
đầu và kết thúc không? Bạn có hài lòng với kết quả không?
Đối với thính giả: Bạn có tránh được sự sai lầm ngớ ngẩn nào không. Kỳ vọng của khán giả

đáp ứng được không? Bạn có nhận được phản hồi của thính giả không? Bạn có chắc chắn
rằng khán
giả hiểu thông điệp của bạn không?
Đánh giá chung buổi thuyết trình: Việc đánh giá từng hạng mục dựa trên cơ sở: Kém, Đạt
yêu
cầu, Tốt, và Xuất sắc.
a.Tính hệ thống: Công tác tổ chức chung; phần giới thiệu; phần kết thúc; cách liên kết các
phần;
mức độ liên quan đến chủ đề; thời gian hợp lý; mức độ trình bày (khó,vừa,dễ).
b. Phong cách: Tiếp xúc cử tọa; sự tự tin;và mức độ hấp dẫn.
c. Ngôn ngữ cơ thể: Tư thế đứng; Sử dụng tay; Dùng mắt; Dùng chuyển động cơ thể; Biểu

cảm
bằng nét mặt; và Hình dáng bên ngoài (cách ăn mặc,đầu tóc…)
d. Phương tiện hỗ trợ: Số lượng slides; Thiết kế slides; Mức độ sử dụng thành thạo
Mức độ hỗ trợ cho bài thuyết trình
e. Nhận xét chung: nên có những câu nói tóm tắt lại phần chính và có nhận xét khái quát.
f. Thông điệp
Mức độ rõ ràng và nhất quán của thông điệp
Mức độ lập luận có liên kết tốt không
Mức độ cập nhật thông tin
Hiệu quả của thông điệp
Câu 21: Nêu một số kỹ năng nâng cao hiệu quả bài
thuyết trình?

Để có bài diễn thuyết thành công, các bạn còn phải trang bị thêm cho mình những kỹ năng
bổ
sung khác như: kỹ năng gây ấn tượng, trao đổi với khan giả và sử dụng khả năng thuyết
phục. Ngoài
ra, việc diễn tập điệu bộ và cách biểu lộ ngôn ngữ hình thể và đồng thời kết hợp với luyện
giọng nói,
hơi thở, âm điệu và âm thanh sẽ góp phần quan trọng cho buổi thuyết trình thành công.
1> Kỹ năng gây ấn tượng
Để tạo được ấn tượng, người thuyết trình cần phải kiểm soát sự lo lắng của bản thân, sử
dụng
ngôn từ tốt, tạo dựng được kỹ năng nói, sử dụng ngôn ngữ không lời, trang phục và dáng
bộ phải lịch
lãm, phù hợp với mục đích của buổi thuyết trình
2. Kỹ năng trao đổi với khán giả
Trao đổi với khán giả nhằm mục đích nắm bắt sự hiểu biết của khán giả, từ đó điều chỉnh
cách
trình bày, thuyết trình

Mặt khác trao đổi với khán giả, sẽ giúp khán giả chú tâm hơn, gần hơn với nội dung bài
thuyết
trình. Để có một kỹ năng trao đổi với khán giả tốt, thì người làm thuyết trình phải làm tốt các
kỹ năng
sau: nắm bắt diễn biến của người nghe, xử lý và trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho khán giả,
lắng nghe và
vận dụng kỹ năng nghe
3> Sử dụng khả năng thuyết phục
Việc thuyết phục không chỉ làm cho người mua tin tưởng và mua hàng, mà còn trao dồi học
hỏi
và rèn luyện kỹ năng thương thuyết Jay Conger. Nếu người nghe vẫn chưa tin những điều
bạn chứng
minh thì bạn nên đưa ra ví dụ cụ thể hơn để xem người nghe có phản biện lại được không.
Nếu bạn tựtin rằng có khả năng thuyết phục một khán giả về quan điểm của bạn, bạn sẽ
thành công trong tương
lai
Câu 22: Phân biệt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong
giao tiếp, thuyết trình?

giao tiếp thuyết trình đó là việc sử dụng ngôn từ ví dụ như từ chúng ta nói, từ
chúng ta viết
Phi ngôn ngữ: Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua cử chỉ, hành động của cơ thể
như
Nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, khoảng cách giao tiếp….
Hữu thanh Vô thanh
Phi ngôn ngữ
Giọng nói (chất giọng, âm
lượng, độ cao…), tiếng thở dài,
kêu la…
Điệu bộ, dáng vẻ, trang

phục, nét mặt, ánh mắt, di
chuyển, mùi…
Ngôn ngữ Từ nói Từ viết
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và phi ngôn như như sau:
Ngôn ngữ Phi ngôn ngữ
Đơn kênh Đa kênh
Không liên tục Liên tục
Kiểm soát được Khó kiểm soát
Rõ ràng Khó hiểu
Câu 23: Các biểu hiện điển hình của giao tiếp phi
ngôn từ là gì?. Nêu 1 ví dụ minh họa.

Các biểu hiện điển hình của giao tiếp phi ngôn từ là:
- Giao tiếp bằng mắt
- Biểu lộ khuôn mặt
- Cử chỉ
- Dáng điệu, tư thế và phong thái
- Di chuyển - Trang phục và dáng bộ
Ví dụ: Giao tiếp bằng mắt
Giao tiếp bằng mắt có thể biểu lộ tâm lý như sau:
- Yêu thương
- Giận dữ
- Lo lắng
- Tức giận
- Nghi ngờ
- Ngạc nhiên
- Hạnh phúc
- Ư tư, bối rối
- Lẳng lơ
- ……

Đôi mắt là cửa sổ của tầm hồn vì thế bạn phải thể hiện ánh mắt xã giao,ánh mắt thân thiện.
Đưa
mắt quan sát xung quanh phòng và tránh tập trung vào một điểm.
Đưa mắt chú ý một thính giả khi bạn bắt đầu những câu nói đầu tiên. Di chuyển ánh mắt
mình đến
tất cả thính giả làm cho họ cảm thấy sự quan tâm. Đặc biệt, nên nở nụ cười đúng lúc.
Những điều cần tránh khi giao tiếp bằng mắt: ánh mắt rụt rè, nhút nhát. Chỉ nhìn tập trung
vào một
phía nhóm thính giả. Nhìn tài liệu liên tục và chớp mắt hoặc giụi mắt liên tục
Câu 25: Nêu nguyên nhân, biểu hiện và các biện
pháp kiểm soát sự lo lắng trong TT

Các nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng: Chuẩn bị không tốt bài thuyết trình; Kiến thức về chủ
đề
thuyết trình bị hạn chế; Thể chất và tinh thần không tốt; Thính giả nhìn bạn chằm chằm;
Người nghe
không tập trung chú ý.
Biểu hiện của sự lo lắng: Khuôn mặt trầm ngâm, không tươi vui; Giọng nói run và tim đập
mạnh;
Đi đi, lại lại không rõ mục đích, đứng ngồi không yên; Toát mồ côi, run tay, run chân, giọng
nói ngắt
quãng, thở mạnh; Tay vân vê một thứ gì đó như vạt áo, bút, tư trang…
Như vậy để kiểm soát sự loa lắng bạn nên: Chọn chủ đề bạn biết rõ; Đừng bao giờ học
thuộc bài
nói; Lên kế hoạch sử dụng công cụ hỗ trợ; và Ổn định tâm lý.
Ngoài ra, kiểm soát lo lắng thông qua kiểm soát phi ngôn ngữ: cơ thể di chuyển nhẹ nhàng,
hít thở
đều và sâu, tạo sự thư giản cần thiết, hai bàn tay nắm chặt rồi thả lỏng càng chậm càng
tốt,và tập hít
thở để điều hòa tốt hơi thở.


×