Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.86 KB, 2 trang )
Lợi thế và tiềm năng
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước,
diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện
tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường
trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển
(chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn
800.000 ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-
30%0, mùa mưa 5-20%0, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi
đến 40- 60km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với
bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các
hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành
chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau Điều kiện
giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế
giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung.
Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn
nước ngọt (cá tra, basa). Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể,
các loài thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể
chịu được môi trường phèn đục như các loài cá đen (cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn…).
Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở ĐBSCL đã trở thành một nghề truyền thống
và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng NTTS ở ĐBSCL
hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng NTTS
vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven
biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng NTTS trên vùng triều toàn quốc.
Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển NTTS mặn lợ rất lớn (trên
630.000 ha), Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên
123.000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên
500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh:
Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long.
Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam bộ khoảng 2.582.568 tấn, chiếm
62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1.000.000 tấn, trong