Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh trĩ: Dùng thuốc hay phẫu thuật? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.2 KB, 7 trang )

Bệnh trĩ: Dùng thuốc hay phẫu thuật?



Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như chảy máu, sa và ngứa hậu
môn. Theo một thống kê ở nước ngoài cho thấy: những người lớn trên 50 tuổi
có tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 50%. Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê quy mô lớn,
nhưng theo kinh nghiệm nhiều năm hành nghề của các vị thầy thuốc nổi tiếng
thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ là rất lớn và hầu như trong suốt cuộc đời mình, ai
cũng có một thời gian bị bệnh trĩ. “Thập nhân cửu trĩ”, mười người thì có đến
chín người bị bệnh trĩ, câu nói của một vị giáo sư nổi tiếng trong ngành y có lẽ
không sai.
Đối tượng nào thường hay bị trĩ?
Thật ra từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy đối
tượng nào hay bị bệnh trĩ. Nếu trong
gia đình có người bị bệnh trĩ thì các thành
viên khác có bị hay không? Chưa có câu trả lời chính xác nhưng có một số yếu tố
rất quan trọng mà khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam đều kết
luận, đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:
- Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, thợ
may, thư ký…
- Những bệnh nhân mắc bệnh
táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm
tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài.
- Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia
tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.
- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng
ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các
vùng xung quanh…
Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu
ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn… đã hành hạ họ và làm cho bệnh


nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái. Hơn thế nữa,
những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh
của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi
khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ. Có người ôm mãi nỗi niềm không biết tỏ cùng
ai đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương
thường là quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng
mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên
sẽ đau nhiều hơn.
Chữa trị: Uống thuốc hay phẫu thuật?
Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến
phương pháp nội khoa với nhiều loại thuốc và nhiều dạng sử dụng, từ thuốc uống
làm tăng sức bền thành mạch, kháng sinh, chống viêm, giảm đau trong cơn đau
cấp tính, đến các dạng tọa dược nhét hậu môn, các loại pomade bôi tại chỗ… Đây
là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, điều
trị bằng phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy
máu nhiều, đang giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm.
Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật
chích xơ với thuốc gây xơ, đốt lạnh, thắt dây thun, đốt điện lưỡng cực, quang đông
bằng hồng ngoại hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận
gốc bằng phẫu thuật Longgo và Longo cải tiến cho kết quả khá khả quan như thời
gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ.
Để đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhân cần được khám ở
một bác sĩ chuyên khoa và được soi hậu môn trực tràng để đánh giá phân độ một
cách chính xác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng
nhẹ của bệnh trĩ.
Với bệnh trĩ độ 1, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa đơn
thuần bằng cách sử dụng các loại thuốc uống, tọa dược hay pomade bôi tại chỗ và
không cần phải nằm bệnh viện. Với trĩ độ 2 và độ 3 mà búi trĩ còn nhỏ thì có thể
sử dụng các thủ thuật như chích xơ hay đốt bằng hồng ngoại… Phẫu thuật chỉ
dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây

tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.
Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: thuốc
ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó
phương pháp dùng trà dược đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân rất
vui mừng khi lựa chọn cho mình phương pháp này.

Rau má.
Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch
thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm.
Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng
được. Uống dần trong ngày.
Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài:
đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết
và nhận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các
vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng.
Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều
chất xơ, chống
táo bón, chống dị ứng.
Bài 2: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam
thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm.
Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng
được. Uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài
này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da
vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa…
Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân
hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa
bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài.

Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục
từ 2 tháng trở lên.

Bài 3: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng,
đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân,
thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hô,
các vị lượng bằng nhau, mỗi lần
chế biến nên
lấy mỗi vị từ 150-200g.
Cách chế: riêng táo nhân (sao đen), các vị
khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản
trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau
10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.
Dấp cá.
Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo
quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí,
chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài
hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.
Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo,
cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh
nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng
đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.
Bài 4: Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra
100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu
200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm.
Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng
được. Uống dần trong ngày.
Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.
Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện

lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.
Trong bài: bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ,
thăng dương; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch
truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm
rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu ăn uống sinh hoạt được cải thiện.

×