Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trời lạnh, phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.54 KB, 5 trang )

Trời lạnh, phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em


Sáng nay thứ 2 đầu tuần, vừa vào phòng làm việc, cô nhân viên tiếp nhận bệnh
nhân kiểm tra thính lực đã thông báo ngay: “Hôm nay các bé trong lịch hẹn
không đến được vì bị bệnh: ho, sổ mũi, sốt, cha mẹ các bé có gọi điện đến xin
lịch kiểm tra thính lực vào ngày khác”. Mới có mấy ngày trời trở lạnh mà các
bé đã bị bệnh tai mũi họng rồi.
Mũi và họng luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì qua đường mũi họng,
không khí bên ngoài đi đến phổi. Đồng thời với việc cung cấp oxy cho
cơ thể qua
phổi thì những tác nhân gây bệnh cũng theo vào cơ thể.
Trẻ em dưới 3 tuổi có thể
bị viêm mũi họng 1 năm 3 – 4 lần, thường vào những lúc thời tiết thay đổi đột
ngột.
Nhiệt độ mấy ngày nay trở lạnh đột ngột khiến nhiều trẻ em, thậm chí cả người
lớn không thích ứng và không phòng tránh kịp sẽ bị viêm tai mũi họng cấp.
Thông thường, trên 80% các trường hợp lúc đầu các bé chỉ bị viêm mũi họng do
virút, sau đó vài ngày do cơ thể yếu sức đề kháng, các loại vi trùng khác có thể
xâm nhập thêm làm bệnh trở nặng. Loại virút hay gặp nhất là Adenoidal
pharyngeal Conjuntival, virút hợp bào hô hấp và vi khuẩn H.influenzae, phế cầu
khuẩn.
Triệu chứng ban đầu, các bé thường bị: ho, sốt, nghẹt mũi một hoặc 2 bên, có thể
có sốt cao (38 – 40o), quấy khóc, bỏ ăn… Các bé lớn đã biết nói có thể sẽ than đau
họng, nghẹt mũi, ù tai, đau tai, nhức đầu…
Những ngày đầu mới bệnh thường là do virút vì vậy không cần uống kháng sinh,
chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé. Nếu sốt từ 38,5o, nên cho uống hạ sốt như:
paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước
và ăn nhiều hoa quả.
Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt
cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết


và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu
không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh.
Trong trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh như:
amoxicilin, cloxacilin, các cephalosporin (cephalexin)… theo hướng dẫn của bác
sĩ.
Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý
giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất
cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái
và những ngón còn lại.
* Viêm phế quản phổi ở trẻ em
Thời tiết thay đổi, có rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải như viêm phổi, sốt,
sổ mũi, tiêu chảy… Viêm phế quản phổi là một trong số các bệnh hay gặp khi
thay đổi thời tiết.
Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn
phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc
do cả hai. Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ
mũi rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát
trẻ chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt
cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ,
ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện
đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ
sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng và dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím,
giảm trương lực cơ hoặc sốc… Trẻ thấy mệt mỏi, cơ thể gầy yếu, nghe phổi thấy
có ran ấm, ran rít, ran ngáy rải rác ở một hoặc hai bên phổi chụp Xquang có nốt
mờ rải rác ở hai phổi; xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính cao.
Điều trị: Bệnh viêm phế quản phổi nếu được phát hiện và điều trị đúng, sớm sẽ
rất tốt. Các bác sĩ sẽ chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhi bằng cách dùng kháng sinh
có thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro
và nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hoá
gây nôn trớ thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ

tới bệnh viện để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn. Tại cơ sở y tế, bác sĩ
sẽ điều trị các rối loạn điện giải tim mạch, nôn trớ, khó thở cho bệnh nhi.
Chăm sóc:
Khi bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ một cách toàn
diện ngay từ giai đoạn đầu. Như thế sẽ tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ
bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí sẽ dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, các bà
mẹ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì,
những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm
phế quản phổi. Thực hiện tốt các chế độ vô trùng khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ
sinh. Đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ…
Trẻ bị viêm phế quản phổi vẫn phải bú mẹ, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra
bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó,việc bù lại
lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy cho trẻ bằng cách cho uống nhiều
nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết. Không nên chườm ấm
hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy. Khi viêm phế quản phổi, trẻ bị ho sẽ
rất rát cổ, làm dịu họng trẻ bằng cách cho trẻ uống nước quất, lá hẹ, mật ong, cả ba
thứ đó cho vào chén, hấp cách thuỷ. Việc sử dụng kháng sinh dứt khoát phải tuân
thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ
vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ
không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm…) Trong khi trẻ bị
viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì
bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.

×