Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SK của người mẹ khi mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.38 KB, 13 trang )

A. Søc khoÎ
1. Sức khoẻ của người mẹ trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của đứa con đang
nằm trong bụng, cũng như sau khi bé ra đời. Bởi vậy, mỗi bà mẹ cần phải chú ý giữ gìn sức khoẻ cho bản thân
nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
THAI PHỤ NÊN THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA SỨC KHỎE
Trước và trong khi có thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, các bà mẹ nên kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần. Thời kì
này, một số thai phụ có các dấu hiệu mệt mỏi, ho, thậm chí sốt, buồn nôn , sợ một số đồ ăn hay thức uống hoặc các mùi
lạ những hiện tượng này được dân gian gọi là “ốm nghén”.
Trên thực tế thì đối với các hiện tượng ốm nghén cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Do vậy,
thai phụ gặp hiện tượng nghén thông thường thì không cần phải điều trị, nhưng nếu xuất hiện các hiện tượng dưới đây
thì các bà mẹ phải hết sức chú ý:
Âm đạo ra máu: là dấu hiệu của nguy cơ sảy thai. Tuy có một số ít bà mẹ vẫn có kinh sau khi mang thai nhưng cho
dù thế nào, nếu âm đạo ra máu thì thai phụ phải đến thăm khám bác sĩ ngay.
Đau bụng: Thời kì đầu mang thai, bỗng nhiên người mẹ bị đau bụng dữ dội, kèm theo buồn nôn, nôn ọe, thậm chí là
bị ngất hoặc là âm đạo có ra một ít máu. Khi gặp trường hợp này, rất có khả năng bạn bị chửa ngoài dạ con, vì vậy đi
khám bác sĩ là điều cần kíp, không được chậm trễ.
Mất nước: Ở giai đoạn đầu mang thai, nôn ọe là phản ứng bình thường của cơ thể khi progesterone trong máu tăng.
Nhưng nếu bạn bị nôn quá nhiều và có nguy cơ bị mất nước, thì bạn có thể khám và được bác sĩ kê cho bạn thuốc
chống nôn sử dụng được cho phụ nữ mang thai.
PHỤ NỮ MANG THAI VÀ … NHỮNG TỪ "KHÔNG"
Phụ nữ có thai không nên chụp X-quang
Tia X (tia Rơn-ghen) với bước sóng ngắn có thể phát tác mạnh làm thai bị dị dạng, thậm chí dẫn đến sảy thai, tỉ lệ thai
chết lưu cũng rất cao.
Ba tháng đầu mang thai chính là thời gian hình thành nên các cơ quan của thai nhi, trong giai đoạn giữa của thai kỳ, hệ
xương cốt, hệ thần kinh và hệ sinh dục của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển.
Vì vậy trong 6 tháng đầu, thai phụ không nên chiếu, chụp X-quang.
Nếu bạn nhất thiết phải chiếu chụp thì hãy chú ý mấy điểm sau
• Cố gắng kiểm tra vào giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc này các cơ quan của bé đã phát triển hoàn chỉnh, một
lượng nhỏ tia X sẽ không gây ra những thay đổi ở thai nhi.
• Nếu thai phụ bắt buộc phải chiếu X – quang thì phải tránh phần bụng và chỉ chiếu phần cần kiểm tra. Bạn có
thể hỏi kỹ thuật viên về việc che phủ bụng bằng những tấm chắn chuyên dụng.


• Nếu trong thời kì đầu mang thai, bạn đã có chiếu X-quang, đặc biệt là ở phần bụng thì bạn phải đi siêu âm để
kiểm tra xem thai nhi có bị khuyết tật gì không.
Bên cạnh đó, các bác sĩ còn khuyên:
"Phụ nữ có thai không nên tiêm phòng nếu như không có nhu cầu đặc biệt". Vì sau khi tiêm, bạn sẽ có thể có những
phản ứng như đỏ, sưng cục bộ hoặc là sốt nóng toàn thân, đau bụng, đi ngoài, nặng thì có thể dẫn đến sảy thai. Vắc xin
chống quai bị, viêm tủy sống, sởi tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ có thai. Vắc xin phòng chó dại và thương hàn
chỉ được dùng khi cần thiết và có chỉ dẫn của bác sĩ.
Phụ nữ có thai cũng không nên ăn những thức ăn chưa chín kỹ như rau sống, thịt tái, các món gỏi để tránh nhiễm
bệnh thông qua đường ăn uống. Toxoplasmose là virus gây dị dạng thai nhi thông qua đường ăn uống và tiếp xúc với
chó, mèo mang mầm bệnh.
Khi có thai, bạn cũng không nên ăn thức ăn ôi thiu, đồ ăn sẵn quá hạn, những đồ ăn có chứa chất bảo quản, phụ
gia, phẩm màu không rõ nguồn gốc. Những loại thức ăn này rất dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của
cả mẹ và bé.
Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn các cơ quan của thai nhi hình thành, vì vậy bạn cần tránh xa những nguồn có thể
gây nguy hiểm tới sự phát triển bình thường của bé. Ví dụ như không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích,
thận trọng khi sử dụng thuốc và hóa mỹ phẩm
Bạn có thể tìm hiểu "những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai" đang được đăng tải trong mục chăm sóc
sức khỏe của các quý tiếp theo.
2. So với 3 tháng đầu tiên, sức khỏe của thai phụ trong giai đoạn thứ hai được cải thiện rõ rệt, đây là thời gian
thoải mái nhất của thai kỳ. Tuy vậy, những thận trọng trong việc giữ gìn sức khỏe vẫn cần được lưu tâm.
Những lo lắng bị sảy thai đã qua đi, nhưng không phải vì vậy mà bạn lơ là giữ gìn sức khỏe. Hãy trang bị cho mình
một số kiến thức về các bệnh lý có thể xảy ra.
a. Xác định "Mang thai nguy cơ cao"
Chúng ta vẫn thường nghe nói phụ nữ mang thai nguy cơ cao cần đặc biệt thận trọng trong suốt quá trình mang thai.
Vậy “Mang thai nguy cơ cao” là gì?
"Trong thời gian mang thai, tồn tại một số yếu tố hoặc là những bệnh gây bất lợi với cơ thể mẹ và thai nhi. Tạo
thành mối đe dọa đối với sức khỏe, tính mạng của sản phụ, thai nhi, và trẻ sơ sinh. Sự mang thai này gọi là mang
thai nguy cơ cao." (trích dẫn từ sách Phương pháp chăm sóc sức khỏe người mẹ qua từng tháng mang thai- NXB phụ
nữ).
Nếu chẳng may bạn thuộc diện mang thai nguy cơ cao, các bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp kiểm tra định kỳ,

đồng thời, bạn cũng phải tăng cường tự giám sát.
Mang thai khi bị tiểu đường
Nhờ có Isilin, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc tiểu đường vẫn có khả năng mang thai. Nhưng bệnh này vẫn có thể
có những diễn biến không kiểm soát được trong suốt thai kỳ và cả khi sinh nở.
Người mắc bệnh tiểu đường thường mang thai to hơn khoảng 15%-25% thai của người không mắc bệnh (em bé khi
sinh ra có thể đạt tới 5kg). Thai nhi có tỉ lệ dị dạng khá cao, tỷ lệ sống khi sinh ra lại thấp hơn so với những đứa trẻ
bình thường.
Nếu chẳng may bạn mắc phải bệnh tiểu đường, bạn cũng không nên quá bi quan, lo lắng về những điều bất hạnh có
thể xảy đến với sự mang thai của mình. Trong thời gian mang thai, sự phối hợp chặt chẽ của bà mẹ, bác sĩ sản, bác sĩ
nội trong điều trị, có thể giảm bớt tỉ lệ dị dạng ở thai nhi và tỉ lệ trẻ bị chết khi ra đời.
Hơn nữa, do quá trình trao đổi chất ở thai phụ luôn không ổn định khiến bệnh trở nên khó khống chế. Vì vậy, phụ nữ
có thai bị tiểu đường cần được theo dõi sức khỏe một cách sát sao, để điều chỉnh lượng Isulin cho thích hợp. Trước
ngày dự sinh 3 tuần, thai phụ mắc tiểu đường nên vào viện để được các bác sĩ theo dõi.
Có thể xuất hiện vàng da
Theo số liệu thống kê, khoảng 2/3 chị em xuất hiện hiện tượng gan to ra khi mang thai, một số ít xuất hiện vàng da do
gan bị tổn thương
Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương ở gan như:
Do nghén nặng: Gây cản trở đến quá trình trao dổi chất trong cơ thể. Glucoza vì thế không được sản xuất đủ, làm cho
gan bị tổn thương. Các tế bào gan biến tính sẽ gây ra vàng da ở cấp độ nhẹ, thường sẽ giảm và hết đi cùng với triệu
chứng nghén.
Sản giật: các tế bào máu co giật nên một số tế bào gan bị hoại tử gây vàng da.
Gan bị nhiễm mỡ cấp tính: có thể do sự rối loạn trao đổi chất mỡ gây ra. Vàng da do gan nhiễm mỡ cấp thường xuất
hiện từ tuần thai thứ 22. Nếu cơ địa của sản phụ tốt, vàng da loại này sẽ biến mất sau khi sinh con, khi cơ thể không
còn bị những rối loạn do mang thai gây ra.
Cần đề phòng bệnh viêm gan: Thông thường, gan của bạn phải chịu những ảnh hưởng nhất định do quá trình mang
thai đem lại.
Trường hợp nhẹ, gan có xu hướng bị tử cung đội lên phía trên bên phải, gây khó chịu cho thai phụ. Trường hợp nặng,
gan có thể bị viêm, xơ.
Có nhiều kiểu viêm gan: viêm gan virus A, B, C. Viêm gan virus A là bệnh thường gặp trong thời kỳ mang thai. Viêm
gan có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi bị dị tật. Viêm gan A còn có thể lây từ mẹ sang con qua nước ối, sữa, tiếp

xúc trực tiếp giữa mẹ và con sau khi sinh. Viêm gan B là bệnh mãn tính, khó lây nhiễm hơn, cũng có thể lây từ mẹ
sang con. Viêm gan C rất hiếm gặp.
Trong thời gian mang thai, bạn cần phải chú ý đề phòng viêm gan bằng cách:
• Để tránh nhiễm virus viêm gan A, bạn hãy cố gắng không ăn uống ngoài đường, không dùng chung bát đũa
với người khác.
• Tăng cường protein, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
• Nếu đến giữa thai kỳ mà vẫn còn nghén, hoặc bị vàng da thì nên tới bệnh viện để kiểm tra chức năng gan.
• Nếu đã bị viêm gan thì phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe sát sao.
• Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B thì đứa con sinh ra phải được điều trị ngay càng sớm càng tốt.
Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc lại khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa: “phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng
thuốc và hóa mỹ phẩm”, nếu dùng thì phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé đã phát triển đầy đủ. Nỗi lo về những biến dị có thể xảy ra đã không còn nữa.
Lúc này cơ thể bạn bước vào giai đoạn trải nghiệm mới. Những đau đớn, khó chịu là đặc trưng của giai đoạn
này.
Phù (xuống nước)
uống nước là chân (hoặc tay, mặt nhìn có vẻ sưng lên) có thể xảy ra nhiều lần. Nhiều người cho rằng, khi nào bà mẹ
"xuống nước" 3 lần là sẽ đẻ, có người lại nói: mẹ chửa con trai, phải xuống nước 7 lần, con gái thì 9 lần thì mới đẻ.
Điều đó chúng tôi xin để bạn tự kiểm chứng.
Giải pháp:
• Khi bị xuống nước, bạn không nên đi giày dép quá chật lại càng không nên mang giày cao gót.
• Nếu chân bạn bị phù, hãy ngâm chân với nước ấm khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Khi ngủ thì kê chân cao
hơn đầu.
Thận trọng: Phù là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu sau vài ngày không hết phù hoặc trầm trọng hơn,
bạn hãy thông báo cho bác sĩ sản của bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng abumin
có trong giới hạn cho phép không.
Táo bón
Quả bưởi có tác dụng rất tốt trong việc giảm táo bón ở thai phụ. Mỗi ngày ăn một quả bưởi, bạn sẽ không bị chứng táo
bón quấy rầy nữa.
Nếu bây giờ không phải là mùa bưởi, bạn có thể dùng các loại rau quả tươi khác cũng rất tốt trong điều trị táo bón.
Canh mồng tơi với mướp hoặc rau đay là một ví dụ. Uống đủ nước cũng hạn chế táo bón. Nhưng bạn không biết uống

thế nào là đủ, cách đơn giản nhất, bạn hãy uống sao cho nước tiểu của bạn không bị vàng.
Khó ngủ
Vào quý thứ 3 này, bạn rất dễ mắc phải chứng mất ngủ. Việc cần làm ngay là dừng uống chè hay cà-phê, bởi chúng sẽ
làm chứng mất ngủ của bạn trầm trọng hơn.
Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân nước nóng, uống một ly sữa ấm, mặc quần áo ngủ rộng rãi tùy thuộc vào thời
tiết. Nếu là mùa đông, bạn nên mang tất (vớ), đội mũ nhẹ khi đi ngủ.
Nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp bạn dễ thở hơn và cũng cho bé hoạt động dễ hơn. Nhưng nếu bạn khó ngủ quá,
hãy nằm theo tư thế nào mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Suy cho cùng, bạn mà dễ chịu, ngủ ngon thì bé cũng sẽ cảm
thấy thoải mái hơn.
Chuột rút
Nguyên nhân: Buổi đêm, bạn có thể giật bắn người vì đau đớn do chuột rút gây ra. Chuột rút, vọp bẻ thường có
nguyên nhân là thiếu vitamin B hoặc thiếu Ma-giê. Có bị chuột rút thì thường thấy có giãn tĩnh mạch.
Cách điều trị
• Tạm thời : Để làm dịu cơn đau, bạn chỉ cần giơ cao chân bị căng cứng lên, sau đó kéo bàn chân về phía người
mình thành một góc 90*. Khi bàn chân được kéo ra vuông góc với cẳng chân, chuột rút sẽ lập tức biến mất.
• Lâu dài : Hãy nói với bác sĩ rằng bạn bị chuột rút, bác sí sẽ kê cho bạn một đợt Ma-giê và cũng có thể kèm
thêm một đợt điều trị tuần hoàn.
Tiểu nhiều
Buổi đêm, bạn có thể phải đi tiểu đến 3,4 lần. Nếu bạn ngại việc đi lại của mình làm ồn người khác, bạn hãy mang một
chiếc bô có nắp vào phòng mình.
Việc tiểu nhiều cũng khiến bạn khát nước, hãy để một chai nước đầu giường, bạn sẽ không phải mất thời gian đi uống
nước, cản trở việc ngủ lại.
Buổi sáng khi ngủ dậy, nếu nước tiểu có màu vàng sậm, bạn không nên lo lắng. Hãy uống nhiều nước vào, nước tiểu
sẽ lại trong ngay thôi.
Đau hố chậu
Vào cuối thai kỳ, em bé đã xoay. Đầu bé tì vào xương chậu đang dần "mở" dẫn đến những cơn đau và khó chịu mỗi
khi bước đi.
Bạn phải làm gì ? thực ra rất khó để giảm cơn đau bởi các bác sĩ luôn tránh kê thuốc giảm đau cho phụ nữ mang thai.
Nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều có lẽ là giải pháp tốt nhất.
Đau lưng, xương cụt, gót chân

Sự đau đớn này lan từ eo lưng xuống mông, tới xương cụt, bắp chân và gót chân. Trong đó 3 điểm eo, xương cụt, gót
chân phải chịu nhiều đau đớn nhất.
Nguyên nhân: Do cơ thể phải nhanh chóng chịu một trọng tải quá nặng (tăng hơn 15 cân trong vòng 9 tháng) khiến
các dây chằng bị kéo giãn, các đĩa sụn, các dây thần kinh bị đè nén, từ đó dẫn đến đau đớn.
Bạn nên làm gì ? Hãy nghỉ ngơi nhiều, kê một chiếc gối mỏng dưới eo nếu nằm ngửa, hoặc cùng chiếc gối mỏng đó để
kê bụng khi bạn nằm nghiêng.
5 động tác thể dục cho bà bầu
Tập thể dục giúp cho bà mẹ nhận được nhiều oxy, các hiện tượng đau nhức sẽ bớt đi
Hiện tượng mà các bà mẹ hay gặp là nhức, mỏi ở gáy, lưng, chóng mặt, buốt ở chân, bị chuột rút. Do đó việc tập thể
dục giúp cho bà mẹ nhận được nhiều oxy, các hiện tượng trên sẽ bớt đi, và đặc biệt sẽ giúp giảm hiện tượng táo bón,
trĩ hậu môn, làm cho tinh thần sảng khoái, bớt căng thẳng.
Lưu ý: Trước khi tập phải khởi động nhẹ nhàng 3-5 phút.
1- Lắc mông: Người mẹ đứng thẳng chuẩn bị cho "duyệt binh", dậm chân tại chỗ trái – phải sao cho thật oai vệ.
2- Chữa đau gáy và đau lưng: Người mẹ ngồi hoặc đứng sao cho thoải mái, tay duỗi thẳng, bàn tay đan chéo nhau từ
từ nâng 2 cánh tay lên đỉnh đầu mắt nhìn theo mu bàn tay và từ từ hạ tay xuống về vị trí ban đầu.
3- Chữa chuột rút: Người mẹ đứng thẳng, dạng chân vừa phải rồi đá chân về phía trước sao cho các đầu ngón chân
chạm đất đếm 1-2-3. Rồi hướng ngón chân lên đếm 1-2-3.
4- Giãn bên sườn và eo, giảm mỏi mệt: Người mẹ ngồi xếp chân bằng tròn hoặc đứng cho thoải mái, giơ thẳng hai tay
lên đầu, ngửa bàn tay lên, nghiêng người về bên trái, dùng tay trái chống nạnh rồi trở về tư thế đứng thẳng. Đổi tư thế
nghiêng sang bên phải, tay phải chống nạnh. Nhớ mỗi khi trở về tư thế đứng thẳng phải hít thở thật sâu và chậm.
5- Người mẹ đứng dạng chân vừa phải hai tay chống nạnh, trùng gối xuống từ từ, lưng phải thẳng và đếm 1-2-3-4-5
rồi trở về tư thế ban đầu.
Lưu ý:
• Mỗi tư thế tập lặp lại từ 5-10 lần.
• Những người ít tập thể dục từ trước thì không nên tập quá sức mà chỉ nên tập từ từ và tăng dần cường độ.
• Vì sự an toàn nên những người có thai còn ít tháng hãy lưu ý một chút, nhất là trường hợp bị chảy máu ở âm đạo, có
nguy cơ (doạ) sảy thai, đa thai, còn các bà mẹ không ở nhóm trên thì không nên quá lo lắng.
Khi nào không nên tập thể dục?
• Choáng, chóng mặt, ngất.
• Thở dốc, tim đập mạnh, thấy mệt.

• Có máu, chất nhớt chảy ra từ âm đạo.
• Dạ con co bóp mạnh.
• Đau đầu, hoa mắt.
• Đau bụng, cứng ở vùng bụng.
Nếu có các hiện tượng trên người mẹ phải ngừng tập và nằm nghỉ, nếu không thấy đỡ, cần đi gặp bác sỹ.
B. Thai nhi
1. Từ trứng được thụ tinh
Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng. Do sự vận động của các nhung mao trong lòng vòi trứng, hoạt động của lớp
cơ vòi trứng và sự lưu thông của dịch vòi trứng nên trứng đã được thụ tinh dần dần di chuyển về phía tử cung. Lúc
này, chất dung môi phân giải protein do trứng được thụ tinh tiết ra sẽ phá vỡ màng tử cung, tạo ra một lỗ hổng trên bề
mặt màng trong. Sau khi trứng đã được thụ tinh đi vào niêm mạc tử cung, lỗ hổng trên niêm mạc này sẽ được phục hồi
nhanh chóng và bao bọc trứng ở giữa niêm mạc tử cung. Vậy là, trứng được thụ tinh đã bắt đầu làm tổ, một mầm sống
mới đã hình thành trong cơ thể người mẹ.
Tháng thứ nhất, em bé của bạn lúc này mới chỉ là "phôi thai", dài khoảng 5mm, có kích thước bằng một con nòng nọc.
Đến ngày thứ 20, tim của phôi đã bắt đầu đập. Đến tuần lễ thứ 4 của phôi thai, cơ quan thị giác đã được hình thành
nhưng quá trình hoàn thiện lại rất chậm.
Đến khi phôi thai trở thàng bào thai thực sự
Tháng thứ 2, phôi mầm trở thành một bào thai có kích cỡ của một hạt đậu, xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã
hình thành. Bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ.
Những mạch máu trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu "nảy ra" (khởi thủy của
các chi - chân, tay sau này). Cuối tháng thứ 2, thai dài khoảng 3-4cm, nặng trong khoảng 14-15g. Trên màn hình siêu
âm, bạn đã nhìn thấy em bé cử động được chân, tay.
Tháng thứ 3, Thai nhi dài khoảng 9-12cm, nặng khoảng 90-100g. Mắt, môi, tai của em bé phát triển khiến gương mặt
bước đầu có đường nét. Nội tạng và cơ quan sinh dục dần định hình. Da của thai rất mỏng, gần như trong suốt. Tuần lễ
thứ 11 của thai kỳ, toàn bộ mặt, gan bàn tay, gan bàn chân của bé đã có những cơ cấu da cần thiết cho sự mẫn cảm của
xúc giác. Thai di chuyển tự do trong tử cung, nhưng bạn vẫn chưa cảm thấy sự chuyển động đó.
2. Sự phát triển của bé 3-6 tháng
Bé yêu của bạn trong giai đoạn này tuy còn rất nhỏ bé nhưng đã có hình hài của một con người. Bé ngày một
lớn lên trong cơ thể mẹ, tình cảm của mẹ dành cho bé theo thời gian cũng trở nên sâu sắc hơn. Theo dõi sự phát
triển của bé vừa giúp mẹ nhận biết kịp thời những bất ổn nơi con, vừa là niềm hạnh phúc khi thấy con ngày

một khôn lớn.
Nhau thai đã hình thành tốt, và đã trở thành chỗ dựa vững chắc để thai phát triển. Nhờ thế, nó đã cải thiện được tình
hình cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, do đó tốc độ phát triển của thai tăng nhanh trong giai đoạn này
4 tháng: Mẹ ơi! Mẹ đi đâu thế?
Thai nhi dài khoảng 16 cm, nặng khoảng 120g. Các chi của bé giờ đã có các ngón và đầu ngón tay được bao phủ bởi
một lớp móng mỏng. Mi mắt và lông mày đã mọc lên. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ
phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời (đây được xem là dấu vết còn sót lại của thủy tổ loài người). Lớp
lông này có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối xung quanh.
Chân tay của bé luôn cử động, ngọ nguậy. Bé bơi lội dễ dàng như một con cá trong túi ối. Sau 16 tuần, qua màn ảnh
siêu âm, người ta đã thấy bé mút ngón tay cái, sờ nắn cuống nhau và sờ lên trán như đang suy tư một điều gì đó.
Tai trong, cơ quan tiền đình giúp em bé cảm nhận được sự thăng bằng. Tuy chưa phân biệt được đâu là trên đâu là
dưới, nhưng bé đã phân biệt được vị trí nằm hay ngồi dậy, đi hay đứng của mẹ. Bé thường ngủ khi được rung đều đều,
nhất là khi mẹ đi ô tô.
Vào khoảng tuần thứ 19, những mầm răng sữa đầu tiên của bé đã xuất hiện và dần hình thành bên trong lợi.
Trong giai đoạn này, cơ quan sinh dục ngoài của bé đã định hình, nhờ vậy người ta đã có thể xác định được giới tính
của bé bằng siêu âm thai. Đến lúc này, bạn có thể được đặt cho bé nickname phù hợp với giới tính của mình rồi đấy.
5 tháng: Mẹ ơi, mướp đắng không ngon!
Lúc này, em bé đã dài 25cm, nặng 280 – 300g. Chiếc đầu phát triển khá to, chiếm khoảng 1/3 chiều dài toàn thân.
Da bé có màu đỏ sẫm, trên da bé hình thành một lớp màng mỏng. Lớp màng này có tác dụng giúp cho da của bé
không bị sũng nước ối. Móng tay, móng chân ngày một cứng hơn và bắt đầu mọc dài ra.
Não và hệ thần kinh bước đầu có sự giao thoa với nhau. Vị giác của bé cũng đã hình thành. Bé đã bắt đầu có động tác
nuốt và phân biệt được 4 vị mặn, ngọt, chua, đắng. Dường như bé cũng đã "háo ngọt", và thích ngọt hơn tất cả các vị
khác.
Có thể bạn sẽ hỏi: bé làm thế nào để có thể phân biệt được các vị khác nhau trong khi thứ duy nhất mà bé có thể nếm
được là nước ối ?
ó là bởi những chất có trong thức ăn của mẹ, sẽ được thẩm thấu vào máu, qua nhau thai rồi chuyền cho bé. Những chất
đó kích thích trực tiếp vào các tế bào vị giác, khiến bé cũng có thể "nếm" được mùi vị của thức ăn mà không cần tiếp
xúc với thức ăn đó. Để minh chứng cho điều này, các nhà khoa học đã tiến hành đo nhịp tim và siêu âm để quan sát
phản ứng của em bé khi bà mẹ ăn một thứ đồ chua. Qua màn hình siêu âm, người ta thấy em bé nhăn mặt và máy điện
tâm đồ cũng cho thấy tim của bé bỗng đập nhanh hơn.

Phổi của bé đã tiết ra dịch bôi trơn các túi khí. Nhưng chỉ khi bé được 8 tháng tuổi, phổi của bé mới đủ trưởng thành
để có thể giúp bé hô hấp sau khi ra khỏi bụng mẹ.
Tuần lễ thứ 20, qua màn ảnh siêu âm, bạn đã thấy được những mi mắt của bé khép, mở và có khi thấy con ngươi đưa
sang phía này, phía kia. Khi người ta dùng một nguồn ánh sáng để soi tử cung thì thấy bé có phản ứng di chuyển về
phía có ánh sáng, điện tâm đồ ghi nhịp tim của bé nhanh lên rõ rệt. Điều đó giúp các nhà nghiên cứu có thể khẳng
định: "từ tháng thứ 5, thị giác của em bé đã hoạt động". Tuy được hình thành và đi vào hoạt động từ khá sớm, thị giác
của bé lại thành thục rất chậm. Phải mất một thời gian sau khi ra đời, bé mới có thể nhìn rõ mọi vật và phân biệt được
màu sắc.
Trong thời gian thức, em bé bơi lội liên tục trong bụng mẹ và tỏ ra rất tò mò với những kích thích đến từ bên ngoài.
Những chuyển động đó của bé được mẹ cảm nhận ngày càng rõ rệt.
6 tháng: Mẹ ơi! Mẹ đọc truyện tiếp đi!
Thai nhi lúc này dài khoảng 30cm, nặng gần 600- 700g.
Thân thể của bé dần dần cân đối, lớp mỡ dưới da không phát triển thêm nhiều. Do đó, trông em bé của bạn vẫn gầy
tóp, và nhăn nheo. Da vẫn còn rất mỏng, khi nhìn vào ta sẽ thấy da bé có màu hơi vàng.
Từ thời gian này trở đi, trên bề mặt của da bắt đầu được láng một lớp mỡ, nó có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho
da thai, bảo vệ da thai và đến khi ra ngoài thì nó có tác dụng bôi trơn, giúp thai đi qua đường sinh dễ dàng hơn.
Lúc này bé đã lớn, bằng mắt thường có thể nhìn thấy bé di chuyển từ bên này sang bên kia trong bụng mẹ. Bé luôn tỏ
ra rất năng động bằng cách bơi lội và ngó ngoáy liên tục, các cơ của bé nhờ vậy mà ngày càng khỏe hơn. Xương cốt
cũng dần trở nên rắn chắc. Trên phim chụp X quang, có thể nhìn rõ xương hộp sọ, xương sống, xương sườn và xương
tứ chi. Các khớp cũng bắt đầu phát triển khiến cổ dài ra, các chi linh hoạt hơn. Mũi nhô cao lên giúp gương mặt của bé
bắt đầu có đường nét.
Bé khi thức khi ngủ, nhịp sinh học của bé không hoàn toàn trùng với nhịp sinh học của mẹ. Trong lúc ngủ, hai tay bé
cong lại, ôm trước ngực, đầu gối gập sát bụng.
Thính giác lúc này của bé đã thành thục, điều đó giúp bé nghe được nhịp tim mẹ, tiếng róc rách của hệ tiêu hóa và
nhịp thở của mẹ. Ngoài ra, bé còn nghe được âm thanh của thế giới bên ngoài như tiếng còi tàu, tiếng chó sủa Tất cả
trở thành một mớ âm thanh hỗn độn, nhưng trong mớ âm thanh hỗn độn đó, bé có thể phân biệt được giọng nói của
mẹ. Khi mẹ nói, bé nằm yên lắng nghe, nhưng hễ mẹ ngưng không nói nữa thì bé bắt đầu nhúc nhích ngọ nguậy.
3. Em bé của bạn giờ đây đã có hình hài hoàn chỉnh, các cơ quan của bé liên tục hoàn thiện. Bé cũng đã có thể
sống sót ngoài tử cung. Tuy vậy, thời gian ở trong bụng mẹ càng nhiều, bé sinh ra càng khỏe mạnh, sức đề
kháng và tỉ lệ sống sót cao hơn những bé bị đẻ non.

THÁNG THỨ 7: Bé có khả năng sống sót ngoài bụng mẹ.
Thai nhi đã dài khoảng 35cm, nặng khoảng 1-1,1kg.
Nếu thai nhi chào đời vào lúc này thì vẫn có phản xạ khóc và nuốt nhưng sức sống rất kém, cần phải được chăm sóc
thật đặc biệt thì mới có thể sống được.
Thính giác: Những tiếng động mạnh bên ngoài cũng có thể làm bé giật mình. Mẹ chỉ cần nói chuyện với cường độ
bình thường là đủ để bé nghe được.
Trong muôn vàn âm thanh lọt qua thành bụng, bé phân biệt được tiếng của nam giới, nữ giới. Nhạy cảm hơn, bé còn
có thể phân biệt được giọng nói của mẹ với những người phụ nữ khác.
Âm nhạc là bé nghe rõ hơn cả, những bản nhạc du dương êm dịu có tác động rất dễ chịu đối với bé, làm dịu hẳn những
cử động của bé và đưa bé vào giấc ngủ ngon.
Một bài hát ru mà mẹ hát đi hát lại nhiều lần trong khi mang thai, sẽ được bé ghi vào "bộ nhớ", và sau này khi ra đời,
bé vẫn nhận ra được và nín khóc ngay khi mẹ hát bài hát đó.
Hệ thần kinh của thai nhi trong tháng này được hoàn thiện thêm một bước, thai máy nhịp nhàng và đa dạng hơn.
Không những có thể khua chân múa tay mà bé còn có thể xoay người trong tử cung của mẹ. Trên màn hình siêu âm,
bạn đã có thể thấy bé nằm mút tay hoặc đang co chân đạp mẹ.
Thị giác: Bé đã có thể thấy ánh sáng mạnh chiếu qua thành bụng của mẹ. Mí mắt của bé mở to nhưng tròng mắt của
bé vẫn bị che bởi một lớp màng mỏng.
Hệ sinh dục: Tinh hoàn của thai nhi là con trai đã ở trong bao tinh hoàn, âm môi của bé gái đã phát triển. Trừ những
trường hợp đặc biệt, bác sĩ đã có thể phán đoán khá chính xác giới tính của bé bằng siêu âm.
Mỡ dưới da của bé tương đối ít khiến da của bé nhăn nheo như da của người già.
Toàn thân đều có lông tơ bao phủ, tóc và lông mày đã xuất hiện.
Móng chân móng tay đã có nhưng chưa mọc được tới đầu ngón.
THÁNG THỨ 8: Bé xoay đầu xuống dưới.
Bắt đầu từ giai đoạn này, nước ối không còn tăng nhiều và tử cung cũng không còn rộng như trước nữa. Thai nhi vì
thế không thể tiếp tục trôi nổi mà đã ở vị trí cố định, áp sát vào thành tử cung.
Thông thường là do đầu bé nặng hơn nên bị kéo chìm xuống dưới. Điều đó giúp bé xoay đầu về phía đường sinh một
cách tự nhiên. Đây là tư thế thuận lợi nhất cho cuộc sinh đẻ (thai ngôi đầu).
Bên ngoài
• Trọng lượng cơ thể bé xê dịch trong khoảng 1,7-2,5kg.
• Chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân đạt 45-47cm.

• Da của bé màu đỏ sẫm và được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp chất nhầy. Những lông mao nhỏ biến mất, thay
vào đó là lớp mỡ giúp bé không bị cảm lạnh khi chào đời và khiến bé trông mũm mĩm hơn.
• Các móng tay, móng chân đã cứng hơn và mọc dài, thanh mảnh.
• Màng mỏng trên bề mặt của mắt đã bị mắt hấp thu.
Bên trong cơ thể bé, các bộ phận chủ yếu đã sơ bộ hoàn thiện:
• Công năng của dạ dày, ruột, thận đã đạt đến mức độ như sau khi được sinh ra.
• Các cơ quan khác cũng đã sẵn sàng cho cuộc sống ngoài tử cung.
• Sức sống của bé lúc này mạnh hơi nhiều so với thai nhi được 7 tháng. Nếu bé ra đời vào lúc này với sự chăm
sóc hợp lý thì vẫn có thế sống được.
THÁNG THỨ 9 ĐẾN TUẦN 37-40
Tháng này bé tăng cân chậm hơn hai tháng trước. Trọng lượng của bé khi sinh ra khoảng 2,8-3,5kg là tốt nhất. Bé nào
nặng hơn 4kg thì được gọi là trẻ khổng lồ. Bé nhỏ hơn 2,8 kg bị coi là suy dinh dưỡng.
Lớp mỡ dưới da tăng nhiều nên thân người tròn lẳn, ít nhăn nheo hơn. Lông tơ cũng ít đi, da chuyển màu đỏ hồng,
móng tay mọc nhanh ngang đến đầu ngón.
Ngôi thai đã ổn định. Thai ngôi đầu là dễ sinh nhất, những ngôi thai khác (vai, mông) có thể gây bất lợi cho cuộc
chuyển dạ.
Bé ít cựa quậy, ít đạp hơn lúc trước bởi vì bụng mẹ đã quá chật chội. Sự chật chội, gò bó ấy đôi khi khiến bé khó chịu
khiến bé tung những cú “trời giáng” lên thành bụng của mẹ. Bằng mắt thường, người ta cũng có thể thấy thành bụng
của mẹ nhô lên mỗi khi con đạp.
Các hệ cơ quan đã hoàn thiện và sẵn sàng cho thử thách đầu đời của bé: “cuộc sống ngoài tử cung”.
Cuối giai đoạn này (tuần 37-40) là thời kỳ chín muồi, thai đòi ra khỏi bụng mẹ.
Quá trình mang thai không hoàn toàn kéo dài đúng 9 tháng 10 ngày, mà có thể kết thúc sớm hơn, hoặc kéo dài hơn 3-7
ngày.
Thường thì qua siêu âm, mức độ canxi hóa của nhau thai sẽ cho biết bé đã sẵn sàng hay chưa với cuộc sống ngoài
bụng mẹ.
C. MÑ
1. Những chuyển hoá ở cơ thể Thai phụ trong ba tháng đầu
Khi biết em bé đang phát triển trong cơ thể mình, phần lớn chị em, đặc biệt là những ai lần đầu mang thai, sẽ
xuất hiện nhiều xúc cảm. Tâm trạng vừa hồi hộp, hào hứng, mong ngóng bên cạnh những nỗi lo âu, phiền
muộn luôn thường trực ở họ.

Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp các bà mẹ tương lai phần nào vượt qua được những khó khăn ban đầu mà
quá trình mang thai đem lại.
Những biến đổi đầu tiên ở mẹ
Ở tháng đầu tiên, dưới tác dụng của hóc-môn, ngực thai phụ có cảm giác cương tức, hai đầu vú sậm màu hơn và trở
nên rất nhạy cảm, nhất là phụ nữ mang thai lần đầu.
Trong vòng 2 tuần kể từ khi thụ thai, tử cung bắt đầu thay đổi: nội mạc tử cung dày lên, các mạch máu trong lớp nội
mạc to ra để nuôi dưỡng thai đang phát triển. Nếu có thai lần đầu thì thể tích tử cung to bằng khoảng quả lê nhỏ. Âm
đạo dãn ra, cổ tử cung bắt đầu mềm, đây là một dấu hiệu để chẩn đoán có thai.
Lúc này bà mẹ sẽ có cảm giác đầy, trướng ở bụng dưới. Những hiện tượng trên tuy gây khó chịu nhưng không ảnh
hưởng gì tới sức khỏe của thai phụ.
Ở tháng đầu tiên, thân hình của thai phụ vẫn không có gì thay đổi. Bằng mắt thường, người ta sẽ không biết được
người phụ nữ đó đang có thai hay không. Vì thế, các bà mẹ có thai tháng đầu vẫn có thể diện những bộ cánh trước mà
chưa cần phải may sắm thêm. Lời khuyên dành cho bạn là sử dụng giày dép đế thấp, vững chãi để tránh bị té ngã.
Tháng thứ 2, bụng của người mẹ sẽ tròn hơn, cảm giác khó chịu của thai kỳ bắt đầu xuất hiện. Những cơn buồn nôn,
mệt mỏi, thèm ăn hay ghét ăn một món gì đó là dấu hiệu tiêu biểu nhất của quá trình mang thai. Trong giai đoạn này,
bạn cũng bắt đầu có dấu hiệu như đi tiểu nhiều hơn và bạn có thể bị táo bón nữa.
Nhìn bề ngoài, người khác vẫn chưa biết đó là một bà mẹ tương lai. Khi kiểm tra phụ khoa có thể phát hiện thấy cổ tử
cung của bạn có màu xanh, thân tử cung to lên và mềm đi. Siêu âm cũng có thể thấy được hình ảnh của túi thai.
Tới tháng thứ 3, bạn bắt đầu ra dáng bà bầu: bụng hơi to ra còn eo thì biến mất. Những chiếc quần ôm sát trước kia
giờ không còn thích hợp nữa. Đã tới lúc các thai phụ cần có những chiếc quần mới rộng bụng hơn một chút.
Vào lúc này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Hiện tượng này là do lượng hoocmon của thai kỳ (progesterone)
tăng, điều đó không có gì đáng lo ngại. Để giảm bớt mệt mỏi và buồn ngủ, bạn hãy ngủ thêm một giấc trưa và tránh
dùng chất kích thích.
Khoảng phân nửa phụ nữ mắc chứng buồn nôn và ói, gọi là "ốm nghén". Ốm nghén kéo dài từ tháng thứ hai tới hết
tháng thứ 3, và gây cho bạn khá nhiều khó chịu.
Trong cơ thể bạn, tử cung đang thay đổi kích thước cho phù hợp với tốc độ phát triển của em bé. Đáy tử cung đã ở
trên khớp xương mu cỡ 2,3 đốt ngón tay, thường qua kiểm tra phụ khoa mới phát hiện thấy nó đã lớn lên, còn hình
dáng bên ngoài bụng không có thay đổi gì rõ rệt. Cứ 6 tiếng, nước ối lại được tái tạo để đảm bảo môi trường tinh khiết
cho em bé.
Bởi hiện tượng chảy máu âm đạo ở giai đoạn sớm là dấu hiệu của nguy cơ sẩy thai, nên nếu phát hiện có máu chảy

ra từ âm đạo, bạn cần tới ngay bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cụ thể. Sẩy thai rất thường xảy ra trong 3
tháng đầu này. Nhưng sang đến tuần thứ 12 (cuối tam cá nguyệt thứ nhất), nguy cơ bị sẩy thai sẽ được giảm thiểu. Đây
cũng là thời điểm thích hợp để bà mẹ tương lai có thể ngắm nhìn lần đầu tiên thiên thần bé bỏng của mình qua màn
ảnh siêu âm.
2. Sự phát triển của mẹ 3- 6 tháng
Đến quý hai, mọi khó chịu của những ngày đầu mang thai đã không còn nữa, bạn chợt thấy mình sung mãn
hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, trông bạn đã ra dáng một bà bầu thực thụ. Cảm giác tự hào khi vuốt
ve bụng mình trước gương là cảm xúc thường gặp ở những ai lần đầu làm mẹ. Hãy tận hưởng những giây phút
vui vẻ, dễ chịu của giai đoạn này. Bởi sau đó 3 tháng, khi em bé to lên nhiều, bạn sẽ gặp phải những khó chịu
mới đấy!
4 tháng
Bước vào tháng 4 này, hiện tượng nghén mất dần. Một ngày nào đó, khi thức giấc bạn sẽ ngạc nhiên vì không còn
thấy buồn nôn nữa, bạn bỗng ăn khỏe hơn, và bắt đầu tăng cân.
Bạn đã có thể cảm thấy sự chuyển động của em bé trong bụng mình. Cảm nhận «thai máy» quả là một hạnh phúc vô
bờ đối với ai được lần đầu làm mẹ. Tuy vậy, nếu nhau thai của bạn bám ở mặt trước của tử cung, bạn sẽ chậm cảm
thấy thai máy hơn và có khi bạn sẽ không biết thai máy như thế nào nữa.
Bắt đầu từ thời kỳ này, mỗi lần đi khám thai cho tới trước khi sinh, các bác sĩ đều phải đo chiều cao tử cung (tức là đo
khoảng chiều dài bắt đầu từ giữa xương mu cho đến chỗ lùm lên của bụng dưới). Độ dài này là căn cứ để phán đoán
độ lớn của tử cung. Nếu em bé phát triển bình thường, tử cung của người mẹ lúc này sẽ trở nên lớn hơn và bắt đầu lộ
bụng.
Bé trong bụng có nhiều chỗ để bơi lội và "ngoáy ngó" dễ dàng. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm cho mình nếu bạn
rất háo hức được nhìn thấy bé yêu. Hơn nữa, siêu âm sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình phát triển của con để từ đó điều
chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Tháng này cũng như hai tháng tiếp theo, tốc độ tăng cân tiêu chuẩn của bà bầu là: 2-2,5kg/tháng.
5 tháng
Cơ thể của bạn đã tròn trịa lên nhiều, vì vậy bạn nên mặc những bộ đồ rộng, thoáng hơn để tiện cho việc đi lại và sinh
hoạt hàng ngày. Những bà mụ kinh nghiệm đã có thể nhìn bụng mà đoán giới tính em bé của bạn.
Núm vú bạn lúc này sẽ cương cứng, rốn bắt đầu lồi ra, lúc này chiều cao của tử cung khoảng 15-18cm và thể tích to
bằng đầu trẻ sơ sinh.
Thỉnh thoảng bạn sẽ có cảm giác tim đập loạn nhịp, hụt hơi, khó thở. Có lúc bị táo bón, bụng như trĩu xuống. Xét

nghiệm máu thường thấy huyết sắc tố giảm. Dưới tác dụng của hoocmon thai kỳ, bạn có thể bị chảy máu chân răng và
có thể chảy cả máu mũi nữa. Cả hai hiện tượng trên đều hoàn toàn vô hại. Có điều, để tránh chảy nhiều máu khi chải
răng, bạn nên thay bàn chải đánh răng bằng một loại khác mềm hơn, và chải răng nhẹ nhàng hơn. Niêm mạc mũi nhạy
cảm cũng dễ bị chảy máu nếu bạn chọc ngáy hoặc xì mũi quá mạnh.
Sang đến tuần thứ 20, tức là giai đoạn cuối tháng thứ 5, một khoảng thời gian "trông ngóng" đã trôi qua. Nếu chửa con
so, ở thời kì này, bạn đã có thể cảm thấy em bé chuyển động trong mình.
6 tháng
Cơ thể bạn đã có sự thay đổi lớn. Bụng ngày càng to, và gồ lên nhiều, gần đúng như hình dáng điển hình của phụ nữ
mang thai. Cân nặng cơ thể tăng nhanh, do đó nửa thân dưới thường hay bị mỏi mệt, đôi khi cơ lưng, cơ sườn đau
n hức, các vết rạn bắt đầu xuất hiện trên bụng, đùi, mông.
Nếu từ khi mang thai đến thời điểm này, vú chưa có thay đổi gì lớn về kích cỡ thì giờ đây nó cũng bắt đầu phát triển.
Bằng chứng cho việc phát triển này là bạn thấy xuất hiện những vết rạn trên bầu vú và áo lót của bạn có vẻ chật hơn.
Nếu cảm thấy áo lót cũ quá chật thì hãy dùng những cái mới rộng hơn. Ở vú của bạn có thể tiết ra một ít dịch màu
trắng gọi là sữa non, nhưng không giống như sữa non sau khi bạn sinh. Bạn đừng lo nếu thấy mình không có sữa non,
bởi điều đó không có nghĩa rằng sau này bạn sẽ không có sữa cho con bú.
Đáy tử cung đã bị đẩy lên cách rốn 1-2 đốt ngón tay. Do tử cung to lên, chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới khiến cho
tuần hoàn máu ở nửa dưới cơ thể không được thông suốt. Phần thân dưới của bạn dễ bị lâm vào tình trạng mỏi mệt
khó chấm dứt.
Kinh nghiệm
Nếu bạn nghiện cà phê
Cà-phê cũng như những chất gây nghiện khác đều được các bác sĩ khuyên không nên dùng khi mang thai.
Nhưng nếu bạn không thể từ bỏ ca-phê trong tức khắc, hãy thực hiện dần dần bằng cách: uống cà phê có chứa ít
cafein, hoặc ngày càng pha loãng cà phê ra. Bạn cũng có thể dùng trà thay thế cà-phê. Trà tuy rất tốt cho sức khỏe
nhưng bạn cũng không nên dùng quá nhiều, bởi nó sẽ cản trở việc giữ sắt trong máu.
Bạn bị táo bón, kém ăn
Hãy ăn thêm rau xanh, hoa quả giàu chất xơ. Thường xuyên uống nước khoáng trong ngày, điều đó rất tốt cho quá
trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Một cốc nước cam, hoặc một thìa mật ong hòa trong nước ấm cũng rất có tác
dụng.
Nhưng trên hết, bạn không đừng dùng thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ
3. Sự phát triển của mẹ 6-9 tháng

Tới quý 3 này, cơ thể của bạn đã trở nên nặng nề: dáng đi lặc lè, bụng rạn, đau lưng và các khó chịu khác sẽ
khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn mong sao sớm tới ngày khai hoa nở nhụy.
Tháng thứ 7: bụng tiếp tục to lên trông thấy.
Những vết rạn da: Bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của bạn đã rất tròn trịa. Ngực bạn to lên rất nhiều so với trước,
thậm chí có thể xuất hiện những vết rạn da ( những vết rạn màu hồng hoặc đỏ thẫm ở mông, đùi, ngực, bụng của bạn).
Giãn tĩnh mạch: Em bé to ra sẽ chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, cản trở sự lưu thông máu về tim. Máu bị ứ lại khiến
các tĩnh mạch dưới bị căng ra, do đó phụ nữ mang thai những tháng cuối thường bị giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch
không ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ, nó chỉ làm giảm thẩm mỹ của đôi chân bạn.
Táo bón và tiểu nhiều: Cũng do tử cung chèn ép trực tràng và bàng quang nên nhiều bạn rất hay buồn tiểu, và bị táo
bón. Nếu táo bón kéo dài rất dễ dẫn đến trĩ.
Các triệu chứng khác: Cuối tháng thứ 7, đầu tháng thứ 8, bạn bắt đầu có triệu chứng mỏi lưng và sườn, chuột rút ở bắp
chân, hoa mắt phần trên rốn cũng hơi lồi lên, bạn cảm thấy bụng mình rất nặng nề.
Bên trong cơ thể bạn, tử cung ngày càng lớn. Hết tháng thứ 7, tử cung cao khoảng 24-28cm (đáy tử cung trên rốn 3
đốt ngón tay).
Tháng thứ 8: những cú "đánh" ra trò.
• Khi bé đạp hay đấm, thậm chí xoay người, bạn cũng cảm nhận được rất rõ. Có khi bạn còn thấy bụng mình nhô lên,
méo đi hoặc lệch hẳn về một bên. Những cú đạp của bé đôi khi còn làm cho bạn cảm thấy đau nhói. Đáy tử cung lúc
này đã lên đến khoảng giữa của rốn và tim. lớn khoảng 29cm.
• Tử cung to lớn, gây khó chịu tới :
- Ruột, dạ dày và bàng quang, nên phụ nữ mang thai cảm thấy ăn không ngon miệng, đi tiểu rắt và rất dễ mắc bệnh
viêm thận, viêm bể thận.
- Gan bị chèn ép, gây cho bạn cảm giác khó chịu, tưng tức ở bụng phía trên, bên phải.
- Hệ cơ xương: Bạn sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề, thường bị nhức mỏi chân và lưng. Nếu ngồi hoặc đứng lâu, lưng của
bạn sẽ trở nên đau buốt.
• Nám da: Do ảnh hưởng của hormon, một số người có các vết rám hoặc tàn nhang trên miệng, tai, má
• Sạm da: cổ, xung quanh núm vú, bụng dưới, lưng và cửa mình cũng ngày càng có màu sẫm hơn.
• Tư thế nằm của bạn sẽ không còn như trước nữa. Nằm ngửa sẽ khiến bạn khó chịu. Nếu nằm lâu, bạn sẽ bị khó thở,
máu dồn lên khiến mặt bạn đỏ và có cảm giác tưng tức.
Tháng thứ 9: Mệt mỏi và khó chịu.
Bụng của bạn bắt đầu tụt xuống, dáng đi lặc lè như chim cánh cụt.

Nếu như trước đây bạn thấy vui vì mình không bị rạn bụng, thì trong thời gian cuối này, chỉ trong vòng vài ngày, bạn
sẽ ngỡ ngàng khi thấy những vết vằn vện trên bụng. Có bà bầu ví vui cái bụng mình giống như quả dưa bở.
Cảm giác nặng nề, mệt mỏi sẽ khiến bạn chỉ mong sao cho nhanh nhanh tới ngày quan trọng đó.
Đến thời kỳ này (từ 33-36 tuần), tử cung của bạn đã lên tới đúng phía dưới tim, tử cung cao khoảng 28-30cm. Gây
cảm giác rất rõ về tim và dạ dày bị chèn ép.
Khó ăn: Bạn sẽ phải chịu cảm giác khó thở, đầy trướng nơi dạ dày. Bạn chẳng còn muốn ăn như trước nữa. Nếu có ăn
thì cũng không được nhiều do thể tích dạy dày đã bị ép nhỏ lại.
Tiểu nhiều: Các chất bài tiết tăng. Ban đêm cũng như ban ngày, số lần đi tiểu của bạn cũng tăng hơn hẳn. Vào tháng
cuối này, một đêm, có thể bạn phải thức dậy tới 2-3 lần.
Tử cung bắt đầu co bóp: ở một số người có hiện tượng tử cung co bóp nhẹ, nhưng hiện tượng này là hòan toàn bình
thường, đó là những tập rượt bước đầu để chuẩn bị cho giờ G.
Chuột rút, vọp bẻ: có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bạn thay đổi tư thế, xuất hiện phần nhiều là về đêm. Mỗi khi bị
chuột rút, cảm giác đau đớn sẽ chỉ dịu đi nếu bạn được xoa bóp kịp thời vào chỗ cơ co cứng. Chuột rút, vọp bẻ thường
đi kèm với giãn tĩnh mạch.
Tháng thứ 9 và ¼ : mong chờ.
Do đi lại, xoay trở khó khăn nên càng phải cẩn thận khi di chuyển.
Đến tuần 37 – 40 của thai kỳ, bạn phải đi khám hàng tuần, và luôn luôn chuẩn bị tinh thần để nhập viện.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRƯỚC KHI NHẬP VIỆN
• Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đặc biết chú ý giữ sạch bên ngoài âm đạo.
• Tuyệt đối không thực hiện các động tác bất lợi, đối với bản thân, ví dụ : với cao hoặc các tư thế chèn ép bụng.
• Ngủ đủ và ăn đủ để dự trữ sức lực chuẩn bị đẻ.
• Nghiêm cấm sinh hoạt tình dục, nếu giao hợp dễ gây rau bong non và đẻ non.
• Tránh đi xa một mình.
• Tránh thấp thỏm lo nghĩ.
Ngày dự sinh sắp đến, để chuẩn bị tốt cho giờ phút trọng đại đó, bạn cần làm những gì? Hãy tham khảo lời khuyên của
các chuyên gia tại Bibi.vn cũng như lời khuyên của những bà mẹ kinh nghiệm trên Bibi.vn.
Bốn kiểu thở khi vượt cạn
Ai cũng biết, thở và rặn đẻ đúng cách sẽ giúp cho cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, sản phụ sẽ bớt mệt mỏi và
đau đớn hơn. Nhưng thở và rặn thế nào mới đúng và hiệu quả?
Bibi.vn xin giới thiệu với các bạn những cách thở đúng cho từng giai đoạn khác nhau của quá trình sinh con.

Bài tập 1: Thở ngực chậm
Khi thấy cổ tử cung mở 2-6 cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài
(khoảng 4-5 phút xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều oxy cho hai mẹ con
Cách tiến hành: Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết
thán khí ra.
Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ thở khoảng 9-11 lần/phút
Bài tập 2: Thở ngực nông
Khi cổ tử cung mở 6-8 cm, các cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40- 50 giây/cơn), khoảng
cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được thì bạn có thể đứng
Cách tiến hành:
• Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng.
• Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.
• Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.
• Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.
• Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí.
(Cách cân bằng khí: lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình).
Khi tập thở kiểu này bạn sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần lo
lắng.
Bài tập 3: Thở ngắn- nhanh- nông
Khi cổ tử cung đã mở 8- 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang, và trực tràng nên cảm giác đầu
tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh (2-3 phút/cơn), cơn co kéo dài 50- 55 giây.
Khi này, bạn càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.
Cách tiến hành: Khi cơn co bắt đầu, hãy thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại 4 lần
như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.
Lưu ý: Khi tập 3 bài tập trên, bạn cần áp dụng tư thế ngồi nghỉ của bà bầu đó là: Hai chân khoanh tròn trước mặt,
không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối.
Nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.
Bài tập 4: Thở khi rặn đẻ
Ngồi trên sàn, hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và
ôm lấy đùi.

Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn, bạn hãy hít một hơn thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm, và nhẩm
chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.
Chú ý khi rặn đẻ:
1. Cằm phải tì xuống ngực để dồn ép không khí xuống dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.
2. Không được gào thét kêu la to làm mất sức và thiếu không khí cho cả hai mẹ con. Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn vượt cạn thành công!
Dinh dưỡng trẻ 24-36 tháng
Để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho con, tốt nhất là bạn nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chính trong
mỗi bữa (tinh bột, hoa quả và rau sanh, chất đạm và các sản phẩm từ sữa).
Liệu con bạn đã nhận đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết chưa?
Ở giai đoạn này, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên
chuẩn bị thức ăn thêm cho bé nếu gia đình có điều kiện, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch
xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn. Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào
sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học,
chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường.
Làm thế nào để bé có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển
Theo kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy: lương thực chính của trẻ 2 đến 3 tuổi chiếm khoảng 100-200g, các
loại đậu 15-20g, thịt-trứng 50-75g, rau xanh 100-150g, sữa-bơ 200-250g, một lượng hoa quả tùy ý. Nếu dựa vào số
lượng quy định trên để dùng, thì có thể đạt được một lượng chất dinh dưỡng phong phú. Nhưng chỉ có thực phẩm giàu
chất dinh dưỡng thôi không đủ, mà còn cần phải sắp xếp thời gian ăn và số lần ăn hợp lý thì mới có thể bảo đảm được
chất dinh dưỡng trong đó.
Thông thường, việc phân chia số lần ăn trong ngày cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ để điều chỉnh. Trẻ càng nhỏ thì số
bữa ăn cần phải chia ra nhiều lần, trẻ từ 2-3 tuổi mỗi ngày nên ăn 4-5 bữa. Đồng thời với trẻ nhỏ trong một ngày, mỗi
bữa ăn cần phải có sự sắp xếp hợp lý:
Sáng cần ăn nhiều, thường thì có bánh mặn, bánh ngọt, trứng gà, sữa bò, cháo… có thể kết hợp cùng với các loại thức
ăn nhẹ khác, chất dinh dưỡng chiếm khoảng 25% số lượng thức ăn cả ngày.
Bữa trưa là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm. Rau cải, gan động vật,
đậu phụ, canh rau… lượng chất dinh dưỡng cần thiết chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn của cả ngày.
Bữa chiều có thể cho trẻ uống sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả… chất dinh dưỡng chiếm khoảng 10% tổng số lượng
thức ăn của cả ngày.

Bữa tối nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ: cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng chiếm khoảng
30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì
nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, làm cho trẻ ngủ không ngon.
Khẩu phần dinh dưỡng của trẻ 2-3 tuổi
Theo nghiên cứu của tổ chức nông nghiệp hoa kì (USDA), cho thấy rằng trẻ từ 2 đến 3 tuổi cần khẩu phần ăn bằng 2/3
khẩu phần ăn của người lớn. Cụ thể là:
Tinh bột: 6 phần mỗi ngày. Tinh bột có chứa chất xơ (hỗ trợ hệ thống tiêu hóa) và các loại đường phức (cung
cấp năng lượng kéo dài). Hơn nữa, tinh bột còn chứa các loại vitamin B, và một số ngũ cốc chế biến sẵn sẽ cung cấp
nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Đối với các bé từ 2-3 tuổi, mỗi phần tinh bột bằng:
• 2/3 lát bánh mì.
• Tương đương 2 chiếc bánh quy vuông.
• Hoặc 1/3 bát cơm hoặc mì sợi.
• Hoặc 1/3 bát cháo yến mạch.

Thực đơn tham khảo cho bé 2-3 tuổi
Thứ 2
Bữa sáng: cháo gạo, bánh nhân trứng.
Bữa trưa: cơm mềm, thịt băm xào cà rốt, canh rau cao với tôm khô.
Bữa chiều: sữa bò, bánh.
Bữa tối: thịt băm nấu với rau cải và mì.
Thứ 3
Bữa sáng: sữa bò, bánh bao nhân tương hoa quả.
Bữa trưa: bánh nhân đậu, 1 chén nhỏ cháo gạo, gan lợn xào với dưa chuột.
Bữa chiều: hoa quả, bánh.
Bữa tối: cơm mềm, rau cải xào nấm hương, canh bí đao nấu tôm nõn.
Thứ 4
Bữa sáng: cháo bắp, bánh rán, trứng.
Bữa trưa:cơm mềm, cá hồng chiên, rau chiên, canh cà chua trứng gà.
Bữa chiều: sữa đậu nành, bánh quy.
Bữa tối: bánh bao, giá xào, canh rau nấu thịt viên .

Thứ 5
Bữa sáng: sữa bò, bánh bột gạo nhân hành.
Bữa trưa: bánh bao nhân thịt nạc rau, canh sữa đậu nành nấu cải trắng.
Bữa chiều: hoa quả, bánh.
Bữa tối: cơm nát, trứng gà chiên cà chua, rau chân vịt xào .
Thứ 6
Bữa sáng: cháo rau, trứng gà luộc .
Bữa trưa : bánh bao, đùi gà xáo, rau xào, canh rau chân vịt.
Bữa chiều: sữa bò, bánh quy.
Bữa tối : sủi cảo nhân rau thịt.
Thứ 7
Bữa sáng: sữa bò, bánh bao trứng gà.
Bữa trưa: bánh nhân hành, thịt xào rau, canh nấm nấu mướp ngọt .
Buổi chiều: hoa quả, bánh quy.
Bữa tối: bánh nhân rau, canh trứng gà hàn.
Chủ nhật
Bữa sáng: cháo thịt, bánh đậu đỏ.
Bữa trưa: sủi cảo nhân thịt rau .
Bữa chiều: sữa, bánh.
Bữa tối: cơm nát, thịt băm nấu trứng

×