Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

2 Hoi chung thieu mau -TS Vinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.97 KB, 6 trang )

HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
TS. BS. Phạm Quang Vinh
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: Sau khi học xong học viên có thể
Phát hiện được các bệnh nhân thiếu máu, biết cách tìm nguyên nhân và
xử trí được thiếu máu thường gặp.
ĐẠI CƯƠNG:
Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào ở tổ chức.
Thực hiện được nhiệm vụ này là nhờ HST (huyết sắc tố). Muốn đảm bảo
cung cấp đủ ôxy cho hoạt động của cơ thể, lượng HST trong máu phải đạt
một nồng độ nhất định. Theo tổ chức Y tế thế giới: Một người được coi là
thiếu máu khi nồng độ HST trong máu người đó thấp hơn những người cùng
tuổi, cùng giới, có cùng trạng thái và trong cùng môi trường sống.
Thiếu máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh đòi hỏi các phương pháp
phát hiện và điều trị khác nhau. Do vậy cần xác định nguyên nhân thiếu máu.
1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH THIẾU MÁU
1.1. Lâm sàng:
Triệu chứng cơ năng và thực thể: Mệt mỏi, thường bị hoa mắt, chóng mặt
nhất là khi thay đổi tư thế, khó thở. Da xanh, niêm mạc nhợt, gan bàn tay
trắng, móng tay khum, tóc khô dễ gãy, ở phụ nữ có thể rối loạn hay mất kinh
nguyệt, mạch nhanh, nghe tim có thể có tiếng thổi, tim có thể to.
1.2. Xét nghiệm
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: Số lượng hống cầu giảm, lượng huyết
sắc tố, hematocrit giảm.
- Xét nghiệm tuỷ đồ: Tuỳ theo nguyên nhân có hình ảnh tuỷ đồ khác nhau.
2. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Phân biệt với một số bệnh có biểu hiện mệt, hoa mắt, khó thở như bệnh
nội tiết, suy tim, thiểu năng tuần hoàn não: cần dựa vào xét nghiệm.
163
3. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU:
Hồng cầu được sinh ra ở tuỷ sinh máu. Sau thời gian khoảng 120
ngày hồng cầu bị huỷ ở tổ chức liên võng. Các nguyên nhân ảnh hưởng


đến sinh hồng cầu hay mất máu đều có thể gây thiếu máu.
3.1. Thiếu máu do không sinh được máu:
- Bệnh do tuỷ xương không sinh được máu:
+ Suy tủy xương: đến nay chưa xác định rõ ràng nguyên nhân. Thiếu máu
kèm xuất huyết, nhiễm trùng. Bệnh diễn biến từ từ. Xét nghiệm có giảm
ba dòng tế bào máu, thiếu máu bình sắc, tỷ lệ và số lượng bạch cầu hạt
giảm nặng, giảm hồng cầu lưới máu và tuỷ. Tuỷ đồ nghèo tế bào, giảm
nặng dòng tuỷ và hồng cầu, mẫu tiểu cầu, thường có tăng sắt huyết thanh
+ Do rối loạn tạo máu. Trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ nguyên phát hầu
hết bệnh nhân có thiếu máu. Bệnh dai dẳng, xét nghiệm có thiếu máu bình
sắc, rối loạn hình thái tế bào máu và tuỷ, có thể có tế bào non ở máu và
tuỷ. Nhiều trường hợp rối loạn sinh tuỷ thứ phát sau xơ gan, lao
- Tuỷ sinh máu kém do các bệnh ác tính (tuỷ bị lấn át): Có biểu hiện bệnh
ác tính. Xét nghiệm tuỷ đồ hoặc sinh thiết tuỷ giúp phát hiện.
- Không sinh được máu do thiếu yếu tố tạo máu:
Đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin B12, axit folic: Có thể
phát hiện căn nguyên như dinh dưỡng, cắt đoạn dạ dày. xét nghiệm thấy
HC nhỏ, nhược sắc, sắt huyết thanh giảm trong thiếu sắt, HC to, thiếu B12
trong thiếu vitamin B12.
3.2. Thiếu máu do mất máu: có thể do chảy máu hay tan máu:
3.2.1. Chảy máu: chảy máu cấp hay mất máu mạn:
- Lâm sàng phát hiện các nguyện nhân và biểu hiện trong mất máu cấp như
nôn máu, đi ngoài phân đen, chảy máu do chấn thương, huyết áp hạ ,
phát hiện bệnh liên quan gây mất máu mạn (trĩ, giun móc, rong kinh )
- Xét nghiệm máu thấy HC nhỏ, nhược sắc trong mất máu mạn, xét nghiệm
phân thấy nhiều Hc trong chảy máu tiêu hoá mạn tính.
3.2.2. Tan máu: là tình trạng hồng cầu bị huỷ sớm hơn bình thường.
- Tan máu do hồng cầu:
164
+ Do màng hồng cầu: Có thể bẩm sinh như bệnh Minkowski Chauffard biểu

hiện tan máu mạn, lách to. Xét nghiệm có hồng cầu hình cầu, sức bền HC
giảm. Hay bệnh màng HC mắc phải như tan máu kịch phát ban đêm biểu
hiện bằng những đợt tan máu thường về đêm, xét nghiệm có nghiệm pháp
đường, Ham d
,
axie dương tính.
+ Do men: Thường khó chẩn đoán, phải dựa vào xét nghiệm định lượng
men, hay gặp là thiếu men G6PD, pyruvatkinasse
+ Do huyết sắc tố: Thiếu máu tan máu các mức độ khác nhau tùy theo thể
bệnh, thường có lách to, có yếu tố gia đình, bị từ nhỏ. Xét nghiệm có HC
nhỏ, tăng sắt huyết thanh, điện di HST có thể phát hiện thành phần HST
bất thường
- Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu: nhiều nguyên nhân:
+ Thiếu máu tan máu miễn dịch:
• Tan máu tự miễn: Là bệnh tan máu thường gặp thể hiện sốt rét run
từng cơn, vàng da, nước tiểu vàng. Xét nghiệm thấy thiếu máu bình
sắc, hồng cầu tự ngưng kết, nghiệm pháp Coombs dương tính.
• Tan máu sau truyền máu do bất đồng nhóm máu ngoài hệ ABO: Liên
quan với truyền máu. Thường biểu hiện sốt dai dẳng, vàng da và thiếu
máu nhanh sau truyền máu, xét nghiệm phát hiện kháng thể bất thường
chống hồng cầu.
• Thiếu máu trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ-con: Vàng da tan
máu sau sinh, xét nghiệm có thể phát hiện kháng thể ở mẹ chống lại
HC con.
• Tan máu sau khi sử dụng một số loại thuốc: Biểu hiện tan máu liên
quan với việc sử dụng một số thuốc
+ Tan máu do nhiễm trùng, nhiễm độc:
+ Tan máu do ký sinh trùng đặc biệt sốt rét: có cơn tan máu (cơn sốt rét)
+ Tan máu do cường lách: lách to, xét nghiệm thấy giảm cả 3 dòng ngoại vi,
tuỷ sinh máu tốt. Xét nghiệm đo đời sống và nơi phân huỷ hồng cầu có thể

phát hiện
+ Tan máu do bệnh hệ thống.
+ Tan máu do bệnh lý mạch máu có can thiệp như đặt van nhân tạo.
165
4. ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
4.1. Nguyên tắc điều trị:
Điều trị theo nguyên nhân phối hợp điều trị triệu chứng kịp thời
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Điều trị thiếu máu do bệnh huyết sắc tố:
- Phương pháp điều trị bằng truyền máu và thải sắt là phổ biến hiện nay.
- Thải sắt bằng thuốc thải sắt như desferal hay bằng phương pháp lọc.
- Vấn đề cắt lách chỉ đặt ra khi có nguy cơ vỡ lách. (Riêng đối với bệnh
HST H (α thal) thì cắt lách có tác dụng tốt).
4.2.2. Điều trị tan máu do màng hồng cầu và men hồng cầu
Đối với bệnh Minkowski Chauffard, phương pháp cắt lách có hiệu quả, các
bệnh khác chủ yếu điều trị bằng truyền máu, thải sắt
4.2.3. Điều trị thiếu máu do suy tuỷ, lơ xê mi
Điều trị nguyên nhân, truyền máu.
4.2.4. Điều trị thiếu máu dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do
yếu tố tạo máu: điều trị bệnh phải mang tính toàn diện, cung cấp sắt,
protein, phát hiện và điều trị những bệnh phối hợp khác: viêm nhiễm
- Thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt
+ Tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời, cho các chế phẩm sắt:
- Trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 và axit folic: điều trị bằng
cách bù các chất thiếu hụt.
4.2.5. Thiếu máu do một số bệnh khác, ví dụ suy thận: điều trị suy thận và
dùng erythropoietin, truyền khối hồng cầu.
4.2.6. Điều trị thiếu máu tan máu tự miễn
- Điều trị nguyên nhân:
+ Corticoid: prednisolon 1-3 mg/kg thể trọng trong 3 tuần sau đó giảm liều

dần. Có thể dùng depersolon 1-2mg/kg thể trọng hay methyl prednisolon
2-3mg/kg thể trọng trong 1-2 tuần rồi giảm liều dần.
+ Cắt lách: nếu bệnh nhân còn trẻ, đã điều trị corticoid 6 tháng không kết
quả, hoặc chống chỉ định corticoid do tác dụng phụ.
166
+ Thuốc ức chế miễn dịch: để điều trị bệnh nhân đã dùng corticoid và cắt
lách không hiệu quả; có thể dùng: cyclophosphamid 2-3mg/kg,
cyclosporine A (imural 4-6mg/kg trong khoảng 6 tháng, 6MP).
- Điều trị triệu chứng:
+ Truyền máu: Truyền hồng cầu rửa cùng nhóm.
+ Truyền dịch, lợi tiểu khi cơn tan máu nặng, cấp tính tránh để vô niệu. Nếu
cần phải chạy thận nhân tạo.
4.2.7. Điều trị thiếu máu tan máu do các nguyên nhân khác
- Bệnh hệ thống: kết hợp điều trị bệnh chính. Truyền khối hồng cầu cùng
nhóm nếu cần, lưu ý tránh dùng máu toàn phần.
- Tan máu do nhiễm trùng, ký sinh trùng: điều trị nguyên nhân bằng các
thuốc đặc hiệu: kháng sinh chống vi khuẩn, các thuốc kháng sốt rét nếu do
sốt rét. Truyền khối hồng cầu nếu cần, kèm hồi sức cần thiết.
5. DỰ PHÒNG THIẾU MÁU VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG THIẾU MÁU
- Căn cứ nguyên nhân để có những biện pháp đề phòng thiếu máu. Áp dụng
biện pháp chẩn đoán trước sinh và giúp lời khuyên di truyền cho những vợ
chồng trẻ ở những vùng có tỷ lệ cao bị bệnh β Thal, α Thal. Tăng cường
giáo dục và nâng cao mức sống ở cộng đồng để tránh thiếu máu dinh
dưỡng.
- Thiếu máu lâu, nặng có thể suy tim, khi đó truyền máu là cần thiết nhưng
phải lưu ý hết sức đến tốc độ truyền.
- Thiếu máu do một số nguyên nhân như tan máu có thể ảnh hưởng đến
thận nên cần lưu ý chống vô niệu khi có cơn tan máu cấp.
167
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Hãy nêu định nghĩa thiếu máu của Tổ chức Y tế thế giới?
2. Hãy trình bày chẩn đoán xác định thiếu máu?
3. Hãy trình bày các nguyên nhân gây thiếu máu?
4. Hãy trình bày chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu?
5. Hãy trình bày điều trị cụ thể ệnh nhân thiếu máu?
168

×