Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VIÊM BÀNG QUANG CẤP pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.34 KB, 6 trang )

VIÊM BÀNG QUANG CẤP
TS. BS. Đỗ Thị Liệu
MỤC TIÊU:
1. Chẩn đoán xác định được viêm bàng quang cấp
2. Nêu được các vi khuẩn thường gặp gây viêm bàng quang cấp
3. Trình bày được các thể bệnh viêm bàng quang cấp
4. Điều trị được các thể bệnh viêm bàng quang cấp.
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng
quang. Biểu hiện lâm sàng là có hội chứng bàng quang rõ với đái buốt, đái
dắt, có thể đái máu, đái mủ ở cuối bãi. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu niệu và
vi khuẩn niệu.
Bệnh thường gặp ở nữ với tỷ lệ nữ/ nam là 9/1.
Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram (–). Và gây viêm bàng
quang chủ yếu theo đường ngược dòng (từ niệu đạo vào).
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định:
- Lâm sàng:
+ Có hội chứng bàng quang rõ với đái buốt, đái dắt, có thể đái máu, đái mủ cuối
bãi.
+ Có thể có đau nhẹ vùng trên khớp mu khi bàng quang căng.
+ Đôi khi triệu chứng không điển hình, chỉ nóng rát khi đi tiểu hoặc đái dắt.
+ Thường không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (nhiệt độ <38
0
C).
- Xét nghiệm nước tiểu:
+ Bạch cầu niệu rõ (≥ 10
4
bạch cầu/1ml nước tiểu), có bạch cầu đa nhân thoái
hoá.
25


+ Vi khuẩn niệu: ≥ 10
5
/1ml nước tiểu cấy.
+ Không có protein niệu trừ khi có đái máu, đái mủ đại thể.
- Xét nghiệm máu:
+ Thường không cần xét nghiệm.
+ Bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính không tăng.
- Các loại vi khuẩn thường gặp:
Vi khuẩn gram (–) chiếm khoảng 90%, vi khuẩn gram (+) chiếm khoảng
10%, thường gặp là:
+ Escherichia Coli : 70- 80% bệnh nhân
+ Proteus Mirabilis : 10- 15%
+ Klebsiella : 5- 10%
+ Staphylococus Saprophyticus: 5- 10%
+ Pseudomonus Aeruginosa : 1- 2%
+ Staphylococus Aureus : - 2%
2.2. Chẩn đoán thể bệnh
2.2.1. Thể viêm bàng quang cấp thông thường
- Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như đã trình bày
ở trên.
- Có một số yếu tố thuận lợi thông thường:
+ Sau giao hợp
+ Đặc biệt là khi có sử dụng màng ngăn âm đạo và hoá chất diệt tinh trùng.
+ Tình trạng vệ sinh kém
- Thường đáp ứng tốt với điều trị và chỉ cần một liệu pháp kháng sinh thích
hợp, thời gian ngắn (3 - 5 ngày).
2.2.2. Thể viêm bàng quang cấp có nguyên nhân thuận lợi
2.2.3. Viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai
- Có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm bàng quang cấp.
- Có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

- Cần được điều trị sớm và chọn lựa các kháng sinh không ảnh hưởng đến thai.
26
2.2.4. Thể có vi khuẩn niệu dương tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng
- Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn, cấy nước tiểu có vi khuẩn với số lượng
≥ 10
5
/ml nhưng không có triệu chứng lâm sàng (đái buốt, đái dắt…).
- Chỉ cần điều trị nếu ở trường hợp: Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị phẫu thuật
đường tiết niệu.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị chống nhiễm khuẩn
- Điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi
- Điều trị dự phòng tái phát.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị thể viêm bàng quang cấp thông thường
Điều trị có thể dùng một trong những thuốc sau:
- Trimethoprim- Sulfamethoxazol (Biệt dược Biseptol, Lyseptol): Viên
480mg, ngày uống 2- 3 viên chia 2 lần, uống trong 5 ngày.
- Cephalexin: viên 500mg, ngày uống 3- 4 viên chia 3 lần, uống trong 5 ngày.
- Amoxicilin: viên 500mg, ngày uống 4- 6 viên, chia 4 lần, uống trong 5
ngày.
- Nitrofurantoin: viên 50mg, ngày uống 4 viên chia 4 lần, uống trong 10
ngày.
Nếu sau 3 ngày điều trị bệnh không đỡ, cần thay đổi phác đồ điều trị. Có
thể dùng thuốc nhóm Fluroquinolon, Noroxin, Floxin… thời gian dùng
thuốc trung bình từ 3- 5 ngày. Đặc biệt bệnh nhân cần được khám lâm
sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm các nguyên nhân thuận
lợi (phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang…) và xét nghiệm vi khuẩn (soi
tươi, nhuộm gram, cấy).

3.2.2. Điều trị thể viêm bàng quang cấp có nguyên nhân thuận lợi
27
Điều trị viêm bàng quang cấp có nguyên nhân thuận lợi sẽ khó khăn hơn.
Tốt nhất là lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu có kết quả cấy
nước tiểu, đồng thời điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi.
Thời gian điều trị trung bình nên từ 10- 14 ngày.
Có thể dùng kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống.
Nếu dùng đường tiêm chỉ nên dùng trong 3- 5 ngày, sau đó tiếp tục bằng đường
uống.
Lựa chọn một trong những kháng sinh sau:
- Các thuốc dùng trong đường uống:
+ Noroxin: viên 400mg, ngày 2 viên chia 2 lần cách nhau 12 giờ, uống
trong 10- 14 ngày.
+ Peflacin: viên 400mg, ngày 2 viên chia 2 lần cách nhau 12 giờ, uống
trong 10- 14 ngày.
+ Floxin: viên 200mg, ngày 2 viên chia 2 lần, uống trong 10- 14 ngày.
+ Augmentin, Moxiclav, Amoclavic: viên 625mg, ngày uống 3 viên chia
3 lần, uống trong 10 ngày.
- Các thuốc dùng đường tiêm:
+ Augmentin: lọ 1000mg, tiêm tĩnh mạch chậm 2- 3 phút, ngày 2 lọ chia
2 lần.
+ Peflacin: ống 400mg, ngày 2 ống chia 2 lần, mỗi ống pha trong 100-
200ml glucoza 5%. Truyền tĩnh mạch trong 30- 60 phút. Truyền trong
3- 5 ngày, sau đó tiếp tục uống thuốc cho đủ tối thiểu 10 ngày.
+ Amikacin: lọ 250 hoặc 500mg. Liều trung bình 750mg/ngày
(15mg/kg) chia 2 lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 - 3
phút hoặc pha trong 100- 200ml glucoza 5% truyền tĩnh mạch trong 30
phút.
+ Gentamycin: ống 40mg, 80mg. Liều trung bình 120mg/ngày, tiêm bắp
ngày 1 lần.

3.2.3. Điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai
28
Cần sử dụng những kháng sinh không có nguy cơ ảnh hưởng tới thai
nhi. Thời gian điều trị trung bình từ 7- 10 ngày. Có thể lựa chọn một
trong những kháng sinh sau:
- Cephalexin: viên 500mg, ngày 4 viên chia 4 lần, uống trong 7- 10
ngày.
- Augmentin, Moxiclav, Amoclavic: viên 500mg, ngày 3 viên chia 3 lần,
uống trong 7- 10 ngày.
- Cefuroxim: lọ 750 mg, ngày 3 lọ chia 3 lần, trên bắp sâu hoặc tĩnh mạch
chậm trong 3- 5 phút. Tiêm trong 3- 5 ngày, sau đó chuyển thuốc uống cho
đủ 10 ngày.
- Ceftazidim: lọ 1000mg, ngày 2- 3 lọ, chia 2- 3 lần, tiêm bắp sâu hoặc
tĩnh mạch chậm trong 3- 5 phút. Tiêm trong 3- 5 ngày, sau đó chuyển
thuốc uống cho đủ 10 ngày.
Lưu ý: Cần điều trị ngay viêm bàng quang cấp, kể cả trường hợp chỉ có vi
khuẩn niệu mà chưa có biểu hiện lâm sàng ở phụ nữ có thai để đề phòng
viêm thận bể thận cấp, một tình trạng bệnh dễ đưa đến sảy thai hoặc đẻ
non.
3.2.4. Điều trị viêm bàng quang cấp hay tái phát
Bệnh nhân được coi là hay tái phát khi có từ 4 đợt nhiễm khuẩn tiết niệu
trở lên trong 1 năm. Sau điều trị tấn công cần tiếp tục điều trị duy trì. Có
thể dùng một trong các phác đồ sau:
- Dùng một liều kháng sinh trước hoặc sau mỗi lần giao hợp, nếu nhiễm
khuẩn liên quan đến quan hệ tình dục, ví dụ:
+ Biseptol: 480mg x 2 viên
+ Noroxin: 400mg x 1 viên
- Dùng liều thấp kháng sinh (thường 1/3 liều), uống vào buổi tối trước khi
đi ngủ, kéo dài từ 3 → 6 tháng.
Ví dụ:

+ Biseptol: 480mg x 1 viên trước khi ngủ
+ Noroxin: 400mg x 1/2 viên trước khi ngủ
+ Cephalexin: 250mg x 1 viên trước khi ngủ
29
+ Nitrofurantoin: 50mg x 1 viên trước khi ngủ.
3.3. Điều trị chung và phòng bệnh
- Cần uống đủ nước để có lượng nước tiểu ít nhất từ 1,5 lít/24h.
- Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài
- Cần đi tiểu hết sau mỗi lần giao hợp
- Cần được phát hiện bệnh sớm và được điều trị đúng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày chẩn đoán xác định viêm bàng quang cấp
2. Trình bày các vi khuẩn thường gặp gây viêm bàng quang cấp
3. Trình bày các thể viêm bàng quang cấp
4. Trình bày điều trị viêm bàng quang cấp thông thường
5. Trình bày điều trị viêm bàng quang cấp hay tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Martina Franz, Sabine Schmaldienstetal (2001), “Urinary tract infection”.
Textbook of Nephrology. Lippincott Williams & Wilkins, pp 759- 771.
2. Russell M. Hostetler and EduardoC. Gonzaloz, (1997), “Cysstitis and
bacteriuria”. Manual of family practice. Little, Brown and Company, pp
397- 401.

30

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×