Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thủ thuật phỏng vấn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.97 KB, 6 trang )

Thủ thuật phỏng vấn
Để bắt đầu, sẽ hết sức hữu dụng cho các người săn tìm việc làm khi nghĩ
về cuộc phỏng vấn như một tấm hình nằm trong khung
Thủ thuật phỏng vấn thứ nhất: Đóng khung chống lại nội dung
Để bắt đầu, sẽ hết sức hữu dụng cho các người săn tìm việc làm khi nghĩ
về cuộc phỏng vấn như một tấm hình nằm trong khung. Cái khung chính
là cấu trúc được bạn sửa soạn trước cho cuộc phỏng vấn, còn hình chính
là nột dung mà bạn sẽ nói trong quá trình phỏng vấn.
Hầu hết sách vở hay những bài báo về phỏng vấn thường chỉ nói đến
phần hình - những gì bạn sẽ nói một khi bạn đang ở trong phòng với
người phỏng vấn. Nhưng có một phần quan trọng không kém, đó là phần
khung: bạn hoạch định cuộc phỏng vấn ra sao, trước hết trong tâm trí
của bạn và kế đến là những dàn xếp trước khi thực sự vào cuộc.
Bởi vậy chúng ta sẽ bắt đầu với một vài thủ thuật về việc đóng khung.
Chỉ yêu cầu hai mươi phút, không hơn trong lần phỏng vấn đầu
tiên.
Nếu bạn là người yêu cầu phỏng vấn, chỉ yêu cầu hai mươi phút mà thôi,
không hơn và giữ lấy điều này như một tín điều. Một khi bạn đến với
cuộc phỏng vấn, phải chắc chắn về thời gian và xác định rằng bạn chỉ ở
lại đó trong thời gian đã định - ngoại trừ khi chủ tuyển dụng yêu cầu bạn
ở lại. Phải nhớ là được yêu cầu. Giữ đúng với thoả thuận của bạn ("Tôi
chỉ làm phiền ông trong hai mười phút, không hơn, tôi thích mọi chuyện
rõ ràng trước đã."). Điều này thường luôn gây ấn tưởng với nhà tuyển
dụng.
Nghiên cứu về tổ chức đó trước khi thâm nhập.

Bất cứ khi nào có thể, bạn lên nghiên cứu thăm dò về tổ chức đó trước
khi bước vào dự phỏng vấn. Điều này giúp bạn đi một bước trước những
người khác, những người mà chủ tuyển dụng đã tiếp chuyện.
Gần đến cuối cuộc phỏng vấn, khi một cuộc hẹn mới đã được ấn định,
hỏi xem có sẵn thứ gì đó viết về công ty của họ không, nếu có yêu cầu


họ cho bạn để bạn có thể tìm hiểu thêm trước khi dự cuộc phỏng vấn
tiếp theo.
Nếu họ có địa chỉ website, hãy lên mạng và tìm hiểu mọi điều có thể
được về tổ chức của họ. Đến thư viện để tìm hiểu xem có điều gì về họ
trên các phương tiện truyền thông không.
Cuối cùng, hỏi tất cả những mối quan hệ của bạn xem có ai biết về một
ai đó đang làm việc ở tổ chức đó hay không, nếu có nhờ họ giúp bạn hẹn
gặp với người này. Nói với những người này là bạn sắp dự một buổi
phỏng vấn tuyển dụng ở tổ chức của họ và bạn cần bất cứ gì mà họ có
thể cho bạn biết về nơi chốn đó.
Làm điều này để trở lên thân thuộc với lịch sử, mục đích và mục tiêu của
tổ chức đó hơn. Mọi tổ chức, như một thực thể dù lớn hay nhỏ, đều thích
được ưa thích. Nếu bạn đi qua tất cả những thư này và tìm hiểu được
thật nhiều những gì cần biết về tổ chức đó - họ sẽ bị ấn tượng về bạn, tin
tôi đi, bởi vì hầu hết các người tìm việc đều đến gặp họ mà hầu như
không một chút kiến thức nào về họ. Và những người này đã làm cho
chủ tuyển dụng phải có định kiến về những ai săn tìm việc làm. Một
chủ tuyển dụng đã từng nói với tôi: "Tôi đã quá mệt mỏi với những
người tìm việc đến gặp tôi và hỏi 'các ông làm gì ở đây nhỉ ?', bởi vậy
khi có một người nào đó biết được đôi điều gì đó về chúng tôi, tôi sẽ
thâu nhận anh ta hay cô ta ngay." Điều lý thú là một tuần sau đó, người
chủ tuyển dụng này đã thau nhận được người mà anh ta muốn.
Vì lý do này, nếu bạn bước vào một cuộc phỏng vấn và bạn đã tìm hiểu
về tổ chức đó trước - bạn đã tự tách biệt mình ra khỏi những người săn
tìm công việc khác và nâng cao cơ may được thu nhận của bạn ở đó.
Trong cuộc phỏng vấn phải tuân theo luật 50 - 50.

Các nghiên cứu thăm dò đã cho thấy là những người được thâu nhận là
những người biết lắng nghe 50% và phát biểu 50% trong thời gian
phỏng vấn. Có nghĩa là 50% thời gian là dành cho chủ tuyển dụng nói và

50% thời gian là để bạn nói. Những người không tuân theo liều lượng
này là những người không được tuyển dụng, theo như các nghiên cứu
thăm dò. Theo ý tôi thì lý do có việc này là, nếu bạn nói quá nhiều về
bản thân bạn - bạn là một người sẽ không chăm lo cho các nhu cầu của
công ty; còn nếu bạn nói quá ít thì bạn là người có lẽ là đang che dấu
điều gì đó về bản thân.
Khi trả lời các câu hỏi của nhà tuy
ển dụng,
tuân theo điều luật từ 20 giây đến 2 phút.

Các nghiên cứu cũng cho thấy là khi đến phiên bạn nói hay trả lời các
câu hỏi của chủ tuyển dụng, bạn phải sắp đặt trước để không phát biểu
dài quá 2 phút một lần, nếu bạn muốn tạo được ấn tượng tốt với người
phỏng vấn. Trên thực tế, một câu trả lời tốt chỉ cần khoảng 20 giây. Đây
là những thông tin hữu dụng cho bạn để lèo lái một cuộc phỏng vấn
thành công - nếu bạn thực sự muốn thế.
Xác định là mình sẽ đến với một cuộc phỏng vấn như một người
đem việc đến chứ không như một kẻ xin việc.
Trong quá trình phỏng vấn bạn sẽ chỉ chú tâm đến những gì mà bạn có
thể làm cho chủ tuyển dụng chứ không phải vào những gì mà chủ tuyển
dụng có thể làm cho bạn. Bạn muốn chủ tuyển dụng nhìn bạn như một
người đem việc tiềm tàng đến chứ không như một kẻ xin cầu việc làm.
Bạn đến đó như một người giải quyết vấn đề chứ không như một người
làm rộn. Bạn cần phải làm cho rõ ràng trong quá trình phỏng vấn là bạn
có mặt ở đó để đề nghị xem bạn có thể làm gì cho họ, để hỗ trợ họ trong
vấn đề của họ. Bạn cũng lên có một đề nghị được viết sẵn cùng một chủ
đề với những gì bạn nói trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ trao bản đề nghị
này cho chủ tuyển dụng khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Bạn sẽ thấy ngay
kết quả của việc làm của bạn khi tiếp cận với chủ tuyển dụng hoàn toàn
khác với những người săn tìm việc làm khác ("lương của tôi thế nào,

các ngày nghỉ thì sao ?"). Liệu các chủ tuyển dụng có hài lòng với bạn
không, với những quan tâm khác biệt này ? Bạn có thể chắc là trong hầu
hết trường hợp, họ sẽ hài lòng. Họ muốn một người mang việc đến, một
người giải quyết vấn đề

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×