Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kỹ năng xây dựng nhóm học tập docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.46 KB, 10 trang )

Kỹ năng xây dựng nhóm học tập

Ưu điểm của việc học nhóm

_Chúng ta đã biết và quen với những khái niệm như: bài tập nhóm, thảo
luận nhóm, làm việc theo nhóm Nhưng không phải với
bất kỳ sinh viên, hay nhóm sinh viên nào cũng khai thác hết được tính
tích cực
của phương pháp học tập này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát
từ chính
những người sinh viên, hay đôi khi từ những lý do khách quan.


_
Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá
nhân, tạo
sự gắn kết trong một cộng đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu
thuẫn sẽ nảy
sinh, khiến các sinh viên phải giải quyết "xung đột". Từ đó, họ sẽ có
khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong
những hoàn
cảnh chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này.


_Tinh
thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà
chúng ta sẽ
được rèn luyện. Những kỹ năng này rất là quan trọng khi chúng ta bước
ra môi
trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một
môi


trường tập thể.


_
Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của
giảng viên
đề ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên
cứu của
sinh viên. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng
cá nhân,
từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu
nhất sẽ
lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ
là kết
quả của tất cả các thành viên.


Học nhóm không hiệu quả, tại sao?
_Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ
nhận. Nhưng
không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với
phương pháp
học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều
tính hình
thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Vậy
nguyên
nhân vì sao?


+ Thứ nhất,

một số sinh viên coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có
tâm lý
"không phải việc của mình",
ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là "cha chung không ai khóc". Nhiều
bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa
chơi,
vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện
khác Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự hao tối thời gian của mình
một cách
vô ích.


+ Thứ hai,
học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Sự làm
việc
này tương tự như sự hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Dây
chuyền sẽ không
thể hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu một bộ phận không làm
việc hoặc
làm việc không đúng chức năng. Nếu một thành viên trong nhóm không
làm việc như
đã phân công sẽ dẫn đến công việc nhóm sẽ bị ngưng trệ.


+Nguyên
nhân thứ ba, đó là sự phân công công việc không rõ ràng. Đôi khi một
thành viên trong nhóm phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong khi
có thành
viên không có việc gì để làm. Công việc của nhóm thường bị dồn quá
nhiều cho

nhóm trửong, thậm chí sản phẩm đôi khi là kết quả của riêng nhóm
trưởng chứ
không phải là sản phẩm của cả nhóm. Ngược lại, đôi khi người nhóm
trưởng
"ôm" quá nhiều công việc về mình dẫn đến những thành viên khác
"tự ái" và kết quả là sự bất hợp tác.


Làm thế nào để học nhóm tốt?
_Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phương pháp học tập này không đạt hiệu
quả, cả
nguyên nhân khách quan và cả từ bản thân người học. Vậy làm thế nào
để phương
pháp học tập nhóm đạt hiệu quả cao nhất?


+ Trước hết là sự phân công công việc hợp lý. Điều này phụ thuộc
nhiều vào
vai trò và khả năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được
phân chia
rõ ràng cho từng thành viên, họ sẽ ý thức được vai trò của mình và có
trách
nhiệm hoàn thành công việc.


+Một
điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân
trong nhóm, bản
thân sinh viên nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản
phẩm

hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu
quả khi các thành viên có ý thức tự
giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác "phát biểu",
Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ
về những vấn đề
cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể, khi đó việc học nhóm, tổ mới phát
huy
được tác dụng.


+Và
cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể
đó sẽ là chìa khóa giúp một
bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được
thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn
phương pháp
tổ chức của mọi thành viên.


Với
chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể voichat để thảo luận, học nhóm
cùng bạn bè
ở khắp nơi, vừa tiết kiệm thời gian lại thực sự hiệu quả. Hãy chuẩn bị
cho mình một thái
độ học tập nghiêm túc và một nhóm học hiệu quả. Hy vọng với những
chia sẻ trên một phần giúp các nhóm ta tìm được hứng thú trong việc
học tập
nhóm.



Tóm lại:


+Không
được có tâm lý “ Không phải việc của mình” .


+Học
nhóm không phải vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang
tạt
ngửa" bàn chuyện này chuyện khác


+ Học
nhóm đòi hỏi sự tự giác, nghiêm túc của từng thành viên trong nhóm.


+Bản
thân mỗi người nên thấy trách nhiệm của mình một phần trong đó.


+Chịu
khó lắng nghe, hết mình vì tập thể.


+Soạn
bài đầy đủ khi đã được phân công phân việc.

×