Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam - liên hệ Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.38 KB, 35 trang )

Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Mục lục:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập hóa nền kinh tế đất nước đang được thúc đẩy
mạnh mẽ tại Việt Nam với hàng loạt cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Đặc
biệt trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ là quá trình chuyển từ chính sách “tài chính kiềm
chế” sang tự do hóa tài chính nhằm tiến tới phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Để rút ngắn khoảng cách trong hội nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống
ngân hàng trong nước, đồng thời tạo cơ hội cho giới doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt
Nam có thể tiếp cân, sử dụng những công cụ tài chính cấp cao hữu ích; trong khoảng
thời gian 5 năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước đã từng bước cho phép đưa vào thực
hiện hoặc triển khai thí điểm rất nhiều các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường
tài chính – ngân hàng nước ta.
Có thể nói, những lợi ích mà giao dịch của các công cụ tài chính phái sinh mạng lại
là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, để đưa các loại công cụ phái sinh vào triển khai
thực tiễn và khuyến khích các đối tượng khách hàng sử dụng nó hiệu quả là điều
không dễ dàng trong điều kiện nước ta hiện nay. Bởi thị trường tài chính tiền tệ của
Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém; điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất thiếu để các công cụ
tài chính phái sinh phát huy hết công năng. Đặc biệt là hạ tầng phần mềm liên quan
đến khung pháp lý làm nên tảng phục vụ cho quá trình giao dịch, cũng như tâm lý còn
e dè và lạ lẫm của mọi giới về công cụ mới này. Điều trên dẫn đến kết quả là: tuy thực
tế thị trường tài chính Việt Nam hiện cũng tồn tại khá đa dạng các công cụ phái sinh
nhưng một chừng mực nào đó, kết quả triển khai thời gian qua là chưa mấy khả quan
và chưa đáp ứng như kỳ vọng.
Xuất phát từ những điều trên, cũng như nhận thấy đây là vấn đề mang tính thời sự
khá “nóng” trong bối cảnh chúng ta hội nhập – và hội nhập luôn những bất ổn, biến
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-1-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
động về tỷ giá hối đoái, giá cả của các hàng hóa trên thị trường quốc tế nên rất cần đến


những công cụ tài chính phái sinh. Do vậy chúng em đã chọn đề tài “Lịch sử hình
thành – phát triển và thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam
– liên hệ ở thành phố đà nẵng” để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thị trường tài chính
phái sinh ở Việt Nam, và cụ thể hơn nữa là ở Đà Nẵng
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Giới thiệu các Công cụ tài chính phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh được
hiểu là những công cụ được phát
hành trên cơ sở những công cụ tài
chính đã có nhằm nhiều mục tiêu
khác nhau như phân tán rủi ro,
bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi
nhuận. Giá trị của công cụ phái
sinh bắt nguồn từ một số công cụ
cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ
phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng
khoán, lãi suất… Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu
hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ
hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts). Những công cụ trên còn
có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống
để tạo nên các công cụ lai tạo.
Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là 1 công cụ phòng chống rủi ro nhưng
cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái
sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động
đầu cơ. Chính vì những biến thái như nên không phải lúc nào sử dụng công cụ tài
chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-2-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc

càng tinh vi và mang theo 1 số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự
sụp đổ của thị trường tài chính cổ phiếu Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử
dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh
mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu tư, mạnh hơn vào thị trường mà nếu
như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi sự sụt giảm của thị
trường kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra một gián đoạn và thị trường
sụp đổ. Hay như Great Britain’s Bearing, một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế
giới đã phá sản năm 1995 khi đầu cơ các hợp đồng tương lai trong một thương vụ ở
Singapore. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được
sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm
ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi
ro. Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tai 26 quốc gia khác nhau thì có
tới 92 % các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái sinh
để phòng ngừa và quản lí rủi ro.
2. Giới thiệu chung về các hợp đồng phái sinh.
Trong các thị trường tài sản, việc mua bán hòi hỏi hàng hoá hoặc chứng khoán phải
được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc là chỉ ít lâu sau đó. Việc thanh toán cũng
thường được thực hiện tức thời mặc dù thỉnh thoảng cũng có trường hợp sử dụng 1 số
thoả thuận tín dụng. Do đặc điểm như vậy nên chúng ta thường gọi là thị trường tiền
mặt hoặc là thị trường giao ngay (spot market). Doanh số được thực hiện, khoản thanh
toán được hoàn trả và hàng hoá, chứng khoán được giao nhận. Trong tình huống khác,
hàng hoá hay chứng khoán vẫn được giao nhận vào một ngày sau đó, nhưng có các
thoả thuận giúp cho ngưòi bán hoặc người mua được chọn là có thực hiện bán hay
không các loại thoả thuận này, và nghiệp vụ này được thực hiện trong thị trường phái
sinh.
Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những
công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên 1 hoặc 1 số
công cụ tài sản khác. Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và
giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người
bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ gì đó cho bên kia. Các hợp đồng này có

giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với giả rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao
nhất. Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng
tương lai, quyền chọn, hoán đổi và chứng khoán lai tạp.
2.1 Hợp đồng kỳ hạn:
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-3-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lí do đó mà nó ít phức tạp nhất.
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên. Người mua và người bán, để mua hoặc
bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Nếu vào
ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực tế thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được
lợi nhuận; nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ.
Bản thân hợp đồng kỳ hạn mang trong mình 3 loại rủi ro.
Thứ 1: nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi ro vốn
có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được đền bù bằng
lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách phòng
ngừa rủi ro hoàn hảo.
Thứ 2, rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Rủi ro này
có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc là người chi trả,
phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản cơ sở.
Thứ 3, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của
hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời
hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro
nhất trong các công cụ phái sinh.
2.2 Hợp đồng tương lai :
Hợp đồng tương lai cũng là một hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để
mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay.
Hợp đồng tương lai tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp
đồng kỳ hạn. Về bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn. Tuy

vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường có
tổ chức, được gọi là sàn giao dịch tương lai. Người mua HĐTL là người có nghĩa vụ
mua hàng vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng tương lai trên thị
trường tương lai. Điều này làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng. Và tương tự đối
với người bán hợp đồng tương lai, là người có nghĩa vụ bán hàng vào một ngày trong
tương lai, có thể mua lại hợp đồng trên thị trường tương lai, và điều này cũng làm cho
họ thoát khỏi nghĩa vụ bán hàng. Đặc trưng này giúp những người tham gia mua bán
công cụ tài chính phái sinh tránh được những thiệt hại kinh tế đáng kể nếu trong thời
hạn hợp đồng giá cả của tài sản cơ sở có sự biến động không có lợi cho mỗi bên.
Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai cũng có rủi ro hai chiều, rủi ro tín
dụng, tức người sở hữu hợp đồng hoặc là người được nhận hoặc là người phải chi trả.
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-4-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Nhưng khác biệt rõ nhất với thị trường kỳ hạn là thị trường tương lai sử dụng 2 công
cụ để loại bỏ rủi ro này.
Thứ 1, thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào 1 ngày thông qua mua bán đơn thuần
vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị hợp đồng tương lai được thực hiện thanh toán
vào cuối ngày giao dịch. Điều này có nghĩa hợp đồng tương lai có tính chất thanh toán
tiền mặt hay điều chỉnh theo ngày, tức thời hạn tương lai được rút ngắn lại. Nhờ thế
mà rủi ro trong thanh toán được giảm đi.
Thứ 2, hợp đồng tương lai yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường, người
bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một khoản ký gửi gọi là ký quỹ. Nếu
hợp đồng tương lai của bạn tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được
công vào tài khoản ký quỹ của bạn vào cuối ngày. Ngược lại, nếu hợp đồng của bạn
giảm giá trị, thua lỗ sẽ được trừ ra.Và nếu số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống
mức tối thiểu đã thoả thuận trước đó, bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký gửi bổ sung,
tài khoản ký quỹ của bạn phải được bổ sung như cũ hoặc là vị thế của bạn sẽ bị đóng.
Hợp đồng tương lai rất giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên,

hợp đồng tương lai và một danh mục các hợp đồng kỳ hạn chỉ giống nhau khi lãi suất
là có thể xác định trước, tức là biết được một cách chắc chắn. Vào lúc đóng cửa mỗi
ngày, các hợp đồng tương lai mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ được thanh toán cũng
như 1 hợp đồng mới được ký kết. Tính chất thanh toán hàng ngày kết hợp với yêu cầu
ký quỹ cho phép hợp đồng tương lai giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp
đồng kỳ hạn .
2.3 Hợp đồng quyền chọn:
Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền
nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương
lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một
số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm
giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn
để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quỳên chọn bán một tài sản gọi là
quyền chọn bán (put). Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có
tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên.
Những người này tự tìm đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây
chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên. Hầu hết các quyền chọn là mua
bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu…, bên cạnh đó cũng
có những quyền chọn về thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-5-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
khoản vay, và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Ngoài ra, bản
thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản công ty. Quyền chọn cũng có những nét
giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao
dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên
trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ
quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá tri của nó
thay đổi.

2.4. Hợp đồng hoán đổi:
Là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền, một giao dịch mà cả
hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng
thời gian xác định. Ví dụ, một bên đối tác đang nhận được một dòng tiền từ một
khoản đầu tư, nhưng lại thích một loại đầu tư khác với dòng tiền mà mình đang thị
hưởng. Bên đối tác này sẽ liên lạc với một dealer hoán đổi, thường là một công ty hoạt
động trên OTC, và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch. Tuỳ thuộc vào lãi
suất hay giá sau đó thay đổi như thế nào mà 1 bên sẽ thu được lợi nhuận hay là bị lỗ.
Lãi của bên này chính là lỗ của bên kia. Có 4 loại hoán đôỉ là hoán đổi tiền tệ, hoán
đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Và cũng giống như hợp đồng
kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi
được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất
nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro
tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp
đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở VIỆT
NA M.
1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường phái sinh Việt Nam.
Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như kì hạn,
hoán đổi, tương lai, quyền chọn đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng
ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái
sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở
một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ quyền chọn nhưng không có giao dịch.
Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt
Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng ta
áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác,thói quen và tập quán kinh
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-6-

Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinh
ở Việt Nam.
TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 12 năm nhưng vẫn chưa có thị
trường phái sinh dựa trên các công cụ là chứng khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa
rủi ro biến động giá. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù chưa có quy định pháp lý cụ thể
hướng dẫn thực hiện, các loại chứng khoán phái sinh phi chính thức vẫn tự phát ra đời.
Trong giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường (2007-2008), các hợp đồng quyền
chọn dựa trên cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường OTC mà CTCK là một bên
giao dịch trực tiếp với khách hàng. Trong đó, có một số trường hợp UBCK đã có công
văn yêu cầu ngừng triển khai vì chưa có khung pháp lý như việc Công ty Vàng thế giới
(VTG) ra mắt sản phẩm mới gần giống hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để đầu tư
vào chỉ số chứng khoán Việt Nam và CTCK VnDirect cung cấp sản phẩm hợp đồng
hợp tác đầu tư như một hợp đồng quyền chọn cổ phiếu.
Chính sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh đã thể hiện nhu cầu của các nhà đầu
tư và đặt ra yêu cầu thiết lập một thị trường phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở là
chứng khoán, có cơ chế pháp lý đầy đủ.
Tại Việt Nam, phái sinh tiền tệ là công cụ phái sinh xuất hiện sớm nhất, chủ yếu ở
các ngân hàng (Vietcombank, Techcombank, Eximbank, HSBC, Citibank…) nhưng số
lượng khách hàng còn ít với khối lượng giao dịch khá nhỏ so với nhu cầu có thật của
thị trường về phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.
Bên cạnh đó, trên thị trường hàng hóa, các giao dịch kỳ hạn và tương lai đối với các
hàng hóa cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép được các doanh nghiệp sử dụng nhiều
trên các Sở giao dịch phái sinh nước ngoài như COMEX (SDG vàng, cao su, tơ lụa và
gia súc) hoặc LME (SGD kim loại London). Trong nước có ba sàn giao dịch là Trung
tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn giao
dịch hàng hóa Sài Gòn Thương tín đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh.
Cụ thể, SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch hợp đồng
tương lai của cà phê, cao su và thép thỏi cán nóng. Tuy nhiên, đa phần các giao dịch
phái sinh mới chỉ dừng ở mức thăm dò, thử nghiệm, sự tham gia của các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu và nhà đầu tư còn hạn chế.
Trong năm 2013 này, UBCK đang xây dựng một Nghị định hướng dẫn riêng về tổ
chức và giao dịch chứng khoán phái sinh để trình Chính phủ ban hành. Trên cơ sở
Nghị định, Sở GDCK Việt Nam và trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ
xây dựng các Quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán, bù trừ.
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-7-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
UBCK cũng sẽ trình Bộ để bổ sung các quy định về tổ chức và hoạt động của các
đối tượng tham gia TTCK phái sinh, quy định về công bố thông tin, quy định về cấp
chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh (CKPS), quy định về thuế, phí
trên thị trường CKPS để bảo đảm một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho
thị trường vận hành hiệu quả, ổn định.
Theo đó, việc triển khai xây dựng TTCK phái sinh được gắn với việc tái cấu mô
hình tổ chức thị trường theo đề án hợp nhất các Sở GDCK. Sàn giao dịch chứng khoán
phái sinh là một trong ba sàn giao dịch thuộc Sở GDCK Việt Nam theo mô hình tái
cấu trúc hai Sở GDCK hiện hành (HOSE và HNX) thành một Sở thống nhất.
Sàn giao dịch phái sinh vận hành song hành cùng sàn giao dịch cổ phiếu, sàn giao
dịch trái phiếu. Hệ thống giao dịch CKPS sẽ được tổ chức gần giống với hệ thống giao
dịch trên thị trường cổ phiếu, đó là hệ thống đấu giá khớp lệnh với các phiên giao dịch
khác nhau.
Trung tâm LKCK Việt Nam (VSD) vẫn là đơn vị tổ chức việc thanh toán bù trừ cho
các CKPS. Hệ thống thanh toán sẽ cần một Trung tâm TTBT (Clearing house) đóng
vai trò là đối tác trung tâm (CCP- Central counterparty) bên cạnh hệ thống đăng ký,
lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán hiện nay của VSD. Bộ phận TTBT với chức
năng CCP sẽ đóng vai trò là người bán của mọi người mua và người mua của mọi
người bán. Rủi ro thanh toán sẽ được đảm bảo bởi CCP sẽ là người chịu rủi ro cuối
cùng.
Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương trong Quyết định

phê duyệt Đề án phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 số 252/QĐ-TTg
ngày 01/03/2012 trong Nhóm giải pháp về tái cấu trúc tổ chức thị trường "Tái cấu trúc
mô hình tổ chức TTCK Việt Nam theo hướng (i) Tổ chức việc giao dịch chứng khoán
theo hướng cả nước chỉ có một SGDCK; (ii) Phân định các khu vực thị trường thành
thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh; (iii) Liên
kết giữa SGDCK và TTLKCK để gắn kết mạnh hoạt động thanh toán, bù trừ và lưu ký
chứng khoán với hoạt động giao dịch chứng khoán ”
Dự kiến TTCK phái sinh sẽ đi theo hướng thị trường tập trung. UBCK đánh giá đây
là lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và cho phép cơ quan quản lý có
những chuẩn bị cho tất cả các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và
hàng hóa. Do cơ chế thanh toán trên thị trường CKPS sẽ là cơ chế sẽ thanh toán/sẽ
chuyển giao (quá trình thanh toán/chuyển giao sẽ được thực hiện trong tuơng lai) thay
vì cơ chế thanh toán trước/chuyển giao trước như hiện nay (quy định pháp lý hiện
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-8-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
hành yêu cầu nhà đầu tư muốn mua chứng khoán phải có đủ tiền và muốn bán chứng
khoán phải có đủ chứng khoán trên tài khoản).
Vì vậy, khi tham gia thị trường CKPS, các CTCK thành viên phải có trách nhiệm
cao hơn trong việc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán, là người đứng sau các giao dịch
của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải tăng các yêu cầu về vốn và một số yêu cầu khác
(công nghệ, kinh nghiệm, ) so với các yêu cầu vốn trên TTCK cơ sở. Bên cạnh đó,
chi phí cho việc tham gia vào thị trường phái sinh như làm thành viên của Đối tác
trung tâm (CCP) và khoản tiền đặt cọc theo yêu cầu có thể lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng
do thị phần của các công ty này là thấp. Trên cơ sở đó thì chỉ một bộ phận các CTCK
mà đáp ứng được các điều kiện của UBCK mới có thể làm tổ chức trung gian trên thị
trường CKPS.
Về phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, do các sản phẩm phái sinh
chứng khoán được nhìn nhận là các loại “chứng khoán” theo Luật chứng khoán nên

vai trò trung gian chứng khoán có thể chỉ được thực hiện thông qua các CTCK.
2. Thực trạng thị trường phái sinh ở Việt Nam-liên hệ Đà Nẵng
2.1.Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh ở các ngân hàng thương mại.
Từ khi xuất hiện tới nay các NVPS tại Việt Nam phát triển rất khiêm tốn với
những chương trình thí điểm của NHNN. Nhiều NVPS đã dần được các ngân hàng
triển khai thực hiện. Hiện nay, các nghiệp vụ này đã có mặt tại nhiều NHTM Việt
Nam. Một số sản phẩm phái sinh phức tạp đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên số lượng
còn rất hạn chế và hầu hết là do các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.
Bảng : Tổng hợp các nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam
Ngân hàng Kì hạn Tương
lai
Quyền chọn Hoán đổi
Hối
đoái
Vàng Ngoại
tệ
Tiền
đồng
Tiền
vàng
Tiền
tệ
Lãi
suất
Vàng
Citibank X X
SCB X
BIDV X X X X X
VCB X X X X X X
HSBC X X X X

Calyon X
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-9-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
ABN AMRO X
VIB X X X X X
ACB X X X
Techcombank X X X X
MB X X X X
Eximbank X X X X X X
Sacombank X X X X X X X
ICB X X X X
Agribank X X
ANZ X
Nguồn: Tổng hợp từ website của các ngân hàng
2.1.1 Nghiệp vụ kỳ hạn
Nghiệp vụ kỳ hạn mà các NHTM thường xuyên thực hiện nhất là mua bán ngoại tệ
kỳ hạn. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ ra đời vào năm 1998, đây là thời điểm nền kinh tế
Việt Nam vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục và chủ trương hội nhập kinh
tế đạt được thành công vượt bậc. Ngoại thương Việt Nam khiến nhu cầu bảo hiểm rủi
ro ngoại hối của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng tăng cao. Đây là tiền đề giúp
hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ phát huy hiệu quả và được chú trọng sử dụng. Tuy nhiên,
trải qua hơn 14 năm phát triển, nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM vẫn chưa phát
triển mạnh, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với giao dịch giao ngay. Theo thống kê của BIS, tỷ
trọng giao dịch kỳ hạn trên thế giới tăng liên tục, từ chỗ chỉ chiếm 4,58% tổng doanh
số giao dịch ngoại hối toàn cầu năm 1989 đến năm 2012 con số này là 28,06 %. Trong
khi đó, tại các NHTM Việt Nam mua bán kỳ hạn ngoại tệ tăng rất ít đi kèm với tăng
trưởng vượt bậc trong doanh số mua bán ngoại tệ khiến tỷ trọng doanh số mua bán kỳ
hạn gần như không thay đổi.

Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-10-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch kỳ hạn trong 3 năm đầu không ổn định. Năm
1999, doanh số kỳ hạn chỉ đạt 425 tỷ VND giảm 5% so với 444,1 tỷ VND năm 1998.
Sang năm 2000, doanh số giao dịch kỳ hạn tăng vọt 139% so với năm 1999 (đạt
1.015,1 tỷ VND). Kể từ năm 2001, tốc độ tăng trưởng giao dịch kỳ hạn tương đối ổn
định. Tuy nhiên, mức tăng là không đáng kể. Ví dụ như trong năm 2008, doanh số
giao dịch kỳ hạn chỉ tăng 16% so với năm 2007 (năm 2008 đạt 3.428 tỷ VND, năm
2007 đạt 2.943 tỷ VND). Vì doanh số bán lớn hơn doanh số mua, nên nếu xét riêng
nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, thì các NHTM luôn ở trạng thái ngoại tệ đoản, nghĩa là
chịu rủi ro tỷ giá khi tỷ giá tăng nhiều hơn so với dự kiến.Thị trường ngoại hối VN
luôn ở tình trạng khan hiếm ngoại tệ, buộc các đơn vị phải tìm cách mua kỳ hạn để
phòng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Vì thế, các NHTM bán kỳ hạn
cho doanh nghiệp nhiều mà mua vào lại ít.Tính tới thời điểm ngày 01/07/2010 nghiệp
vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn đã được triển khai thực hiện tại hầu hết các NHTM Việt
Nam. Có thể kể tới những ngân hàng lớn như Agribank, Eximbank, Techcombank,
VCB, BIDV, HSBC, Sacombank, Vietinbank, MB… Tại các ngân hàng, mua bán
ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện qua hệ thống xử lý và hạch toán tự động. Khi thanh
toán, khách hàng chuyển khoản qua tài khoản Nostro tại ngân hàng nước ngoài hoặc
tại Sở Giao dịch NHNN. Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện qua một
số hình thức như: Reuters, phone, fax Giao dịch mua bán với các định chế tài chính
chưa tham gia hệ thống giao dịch Reuters thực hiện bằng hợp đồng ký qua Fax, bản
gốc gửi qua EMS. Nghiệp vụ này thường do phòng kinh doanh ngoại tệ phụ trách.
Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ được thực hiện với tất cả các ngoại tệ mạnh như USD,
EUR, CAD, GBP, JPY, SGD, AUD, HKD, CHF, CNY và các ngoại tệ chuyển đổi
khác theo nhu cầu của khách hàng.Việc triển khai thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng

-11-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
tại các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, tại Vietinbank, nghiệp
vụ kỳ hạn tiền tệ chỉ phát triển nhỏ lẻ. Giá trị các hợp đồng kỳ hạn còn rất thấp.
Năm 2008, giá trị ghi sổ kế toán của giao dịch kỳ hạn tiền tệ tại ngân hàng chỉ
bằng 15.354 triệu đồng. Quý I năm nay, giá trị này chỉ bằng 19.165 triệu đồng và toàn
bộ là ký kết với các đối tác trong nước.Tuy nhiên, tại nhiều ngân hàng, nghiệp vụ kỳ
hạn ngoại tệ đã đạt được những thành công nhất định.Tại Sacombank trong những
năm gần đây, tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn tăng khoảng 30%/ năm. Đây là một thành
công của ngân hàng trong công tác phổ biến thông tin được sự hỗ trợ từ phía nền
kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt từ năm 2012,
giá trị hợp đồng kì hạn tăng gấp gần 5,5 lần so với năm 2011. Đây là một bước đột
biến trong kinh doanh kì hạn của Sacombank
Bảng. Giao dịch kì hạn tiền tệ tại Sacombank từ năm 2008 đến 2012 ( triệu đồng)
Thời gian Tổng giá trị của
hợp đồng kì hạn
tiền tệ
Tổng giá trị ghi sổ kê toán
Tài sản Công nợ
2008 561.096 - 6.829
2009 737.900 27.870 -
2010 225.951 3.519 -
2011 259.736 - 2.718
2012 1.497.697 - 27.142
Tuy có sự phát triển nhanh chóng nhưng so với Eximbank quy mô của các hợp
đồng kỳ hạn tiền tệ được ký kết vẫn không lớn tại Sacombank.Dưới đây là bảng giao
dịch kì hạn tiền tệ tại eximbank với tổng giá trị rất cao, đặc biệt năm 2011 tăng gấp
hơn 38 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định giữa các
năm , đến năm 2012 lại giảm đi gần 3 lần.
Bảng. Giao dịch kì hạn tiền tệ tại Eximbank từ năm 2008 đến 2012 ( triệu đồng)

Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-12-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Thời gian Tổng giá trị của hợp đồng kì
hạn tiền tệ
Tổng giá trị ghi sổ kê toán
Tài sản Công nợ
2008 2.344.288 101.164
2009 2.621.518 788 -
2010 535.016 - 1.358
2011 20.662.606 - 180.009
2012 7.066.341 - 95.353
Với giao dịch hối đoái kỳ hạn, Eximbank yêu cầu mức ký quỹ 3% giá trị hợp đồng
cho các giao dịch USD/VND; mức ký quỹ từ 7 – 10% giá trị hợp đồng cho các giao
dịch có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD/VND. Bên cạnh kỳ hạn tiền tệ, nghiệp vụ
mua bán vàng kỳ hạn cũng đã xuất hiện tại các NHTM Việt Nam và đạt được những
bước tiến đáng kể. Một nghiệp vụ kỳ hạn khác là lãi suất kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn
lãi suất cũng đã được Techcombank tiến hành và đã thu được những kết quả nhất định.
2.1.2 . Nghiệp vụ tương lai
Nghiệp vụ tương lai không được các NHTM Việt Nam sử dụng nhiều như các
CCPS khác trong mục đích phòng vệ. Chính vì vậy, giao dịch tương lai tài chính
không phát triển. Nghiệp vụ tương lai chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam hiện nay
là các giao dịch tương lai hàng hóa mà các NHTM làm trung gian.Tháng 9/2004,
NHNN đã cho phép Techcombank thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai trên thị
trường hàng hóa. Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ này
với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro, hạn chế tối đa mức thua lỗ
có thể có, bảo đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với các phương thức kinh doanh
hiện đại của các thị trường lớn trên thế giới. Đối tượng khách hàng của Techcombank
là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng hóa (hàng nông

sản như cà phê, chè, lương thực và các loại hàng hóa khác). Bên cạnh đó,
Techcombank cũng ký kết hợp đồng tương lai hàng hóa với các doanh nghiệp chuyên
nhập khẩu các mặt hàng như sắt thép, dầu Các hợp đồng tương lai hàng hóa được
Techcombank cung cấp từ cuối năm 2004. Đến năm 2005, Ngân hàng đạt được kết
quả bước đầu với các thị trường: thị trường Cà phê Luân Đôn, thị trường New York,
thị trường Chicago và thị trường Tokyo.
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-13-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Bảng : Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai phân theo các thị trường tại
Techcombank năm 2005
Từ bảng trên ta cũng có thể thấy Techcombank cung cấp một lượng lớn các hợp
đồng tương lai cà phê cho các đối tác trong nước. Các hợp đồng mua Cà phê chiếm tới
hơn 70% tổng các hợp đồng mua. Thị trường cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển tạo
tài sản cơ sở cho các hợp đồng tương lai cà phê phát triển.Trong những năm tiếp sau,
giá trị các hợp đồng mua giảm đáng kể, hợp đồng tương lai vẫn chưa được chào đón
và sử dụng như một công cụ hữu ích. Điều này có thể hiểu là do các sản phẩm phái
sinh thường được sử dụng tại Việt Nam như công cụ phòng vệ, mục đích đầu cơ không
được quan tâm nhiều. Vì thế, khách hàng thường sử dụng hợp đồng kỳ hạn thay vì hợp
đồng tương lai. Các nhà đầu cơ cũng chưa được biết nhiều tới hợp đồng tương lai. Tuy
nhiên, cùng với thời gian, cho tới nay, các hợp đồng tương lai đã bắt đầu được sử dụng
nhiều hơn và có những thành công đáng kể.
2.1.3 Nghiệp vụ quyền chọn
Mặc dù các ngân hàng cung cấp dịch vụ quyền chọn từ năm 2004 nhưng cho đến
nay, loại hình này vẫn chưa phát triển mạnh. Doanh số giao dịch rất nhỏ.Đây là các
ngân hàng đi tiên phong trong việc thực hiện thí điểm quyền chọn. Tuy doanh số còn
thấp, chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ nhưng con số
này lại tăng qua các năm. Nhất là ở ngân hàng ACB trong năm 2008, doanh số tăng
26.928 triệu đồng so với năm 2007. Các ngân hàng khác cũng đã thực hiện hợp

đồng quyền chọn là Sacombank, Techcombank, Vietinbank,…
a. Quyền chọn ngoại tệ
Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả
nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau
Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này,
gồm Citibank, HSBC, BIDV, ACB, VCB, ICB và Agribank. Tính đến tháng 6/2004,
chỉ có 50 hợp đồng quyền chọn được ký kết với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-14-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
của Eximbank với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, còn 7 ngân hàng còn
lại không ký được hợp đồng nào. Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về
số lượng ngân hàng tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy
các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các
ngân hàng nước nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít ngân hàng Việt
Nam như Eximbank, Techcombank. Cho tới nay, các ngân hàng đều đã thực hiện
quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF,
SGD, AUD, GBP, HKD. Các ngân hàng thường quy định quy mô tối thiểu hợp đồng
quyền chọn tương đương 100.000 USD (Techcombank, VCB, MB…).
Hình thức quyền chọn được quy định khác nhau tùy ngân hàng. Techcombank quy
định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu Châu Âu, tức là hợp đồng chỉ được thực
hiện khi đến ngày đáo hạn, thời gian kết thúc giao dịch là 13h Hà Nội hoặc 15h Tokyo.
Nhưng với Eximbank thì chỉ nêu ra có hai loại quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn
kiểu Châu Âu chứ không quy định khách hàng phải chọn loại nào.Tuy mới thực hiện
nhưng các ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định.
Bảng. Doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại VCB- HCM
Năm Doanh số
quyền chọn
Tỉ lệ tăng (%) (%) quyền

chọn/giao
ngay
(%) quyền
chọn/tổng
doanh số
2006 14.774 31,29 0,21 0,17
2007 18.244 23,07 0,19 0,16
2008 23.121 27,59 0,18 0,16
2009 32.814 26,33 0,20 0,17
Nguồn : phòng kinh doanh tiền tệ ngân hàng VCB
Doanh số quyền chọn tuy có tăng qua các năm với tốc độ cao (31,29% năm 2006;
23,07% năm 2007; 27,59% năm 2008; 26,33% năm 2009) nhưng vẫn còn chiếm một
lượng quá nhỏ đối với tổng doanh số giao ngay cũng như đối với tổng doanh số giao
dịch của ngân hàng (chưa đến 0,2%).Tại Eximbank, tổng giá trị của hợp đồng quyền
chọn tiền tệ năm 2008 đạt 11.709 triệu đồng. Đến quý I năm 2010, tổng giá trị của
các hợp đồng mua tiền tệ mà Eximbank mua vào đạt 2.543 triệu đồng tương ứng trên
bảng cân đối kế toán là 15 triệu đồng tài sản. Tổng giá trị các hợp đồng mua tiền tệ
mà Eximbank bán ra đạt 2.584 triệu đồng tương ứng với 31 triệu đồng công nợ trên
bảng cân đối kế toán. Ngân hàng chỉ là trung gian trong các hợp đồng quyền chọn
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-15-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
này; thực hiện mua/bán của khách hàng và cân đối lại trên thị trường liên ngân hàng.
Như vậy các giao dịch này được phòng ngừa rủi ro. Đối với các giao dịch đầu cơ,
Eximbank quản lý rủi ro về các mức giới hạn của mỗi giao dịch viên; hạn mức về
trạng thái ngoại hối chưa cân bằng cho từng loại ngoại tệ; hạn mức về tổng trạng thái
ngoại tệ của ngân hàng theo quy định của NHNN. Sacombank cũng thực hiện mua bán
quyền chọn tiền tệ. Năm 2008, tổng giá trị các giao dịch quyền chọn mua tiền tệ của
Ngân hàng bằng 2.784 triệu đồng. Giao dịch quyền chọn bán có tổng giá trị 2.411

triệu đồng. Các con số này khá giống với Eximbank. Nhìn chung các giao dịch quyền
chọn tiền tệ được các ngân hàng triển khai đã bắt đầu có những kết quả đáng ghi
nhận.
b. Quyền chọn tiền đồng :
Tháng 4/2005, NHNN cho phép thí điểm thực hiện các quyền chọn tiền đồng tại
BIDV, ACB, VIB. ACB, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối
thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn
giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VND).Tính đến tháng 05/2008, đã có 7 ngân hàng
(ACB, Eximbank, BIDV, VIB Bank, VCB, GP bank) được phép thực hiện giao dịch
quyền chọn giữa ngoại tệ và VND.
Ngoài ra, quy mô giao dịch cũng tương đối khác ở các ngân hàng. Techcombank
quy định mức giao dịch tối thiểu của một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ/VND là
100.000 USD quy đổi với mức giá thực hiện nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn. Eximbank quy
định mức giao dịch tối thiểu với cặp tiền tệ USD/VND là 10.000 USD, với các loại
ngoại tệ tự do chuyển đổi khác thì tối thiểu phải tương đương 100.000 USD. Mặc dù
được triển khai từ 2005 nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng không
đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh
toán linh hoạt hơn. Qua kết quả thăm dò, các ngân hàng như ACB, Techcombank,
BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ
chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể.Cùng với công
văn 1820/NHNN – QLNH của NHNN ngày 18/03/2009 thì nghiệp vụ quyền chọn
tiền đồng dừng thí điểm từ 23/03/2009. Như vậy, kể từ tháng 03/2009, số lượng các
ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ quyền chọn còn giảm hơn nữa.
c.Quyền chọn vàng.
ACB là ngân hàng đầu tiên ra mắt quyền chọn vàng. Sau ACB, Techcombank, VIB,
Sacombank, VCB, Agribank, BIDV đã triển khai mạnh dịch vụ này.Quyền chọn vàng
tại ACB chủ yếu là các khách hàng cá nhân có nhu cầu phòng ngừa rủi ro biến động
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-16-

Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
giá vàng cho các khoản thanh toán bằng vàng trong tương lai, nhiều nhất là phục vụ
cho khoản đặt cọc vàng hoặc thanh toán vàng trong mua bán nhà đất và trả nợ vay.
Các quyền chọn có quy mô tương đối nhỏ, dưới 200 lượng, trong đó có những quyền
chọn có quy mô khá nhỏ, chỉ 50 lượng cho một quyền chọn. Tuy nhiên lợi nhuận
mang lại từ nghiệp vụ này tại ACB không cao.Đối với Eximbank, dù giao dịch quyền
chọn triển khai từ đầu năm 2006 nhưng cho đến cuối năm 2007 chỉ có 2 hợp đồng
quyền chọn mua vàng được ký kết với khách hàng trong nước, trị giá là 200 lượng
vàng. Eximbank thực hiện quyền chọn vàng với số lượng tối thiểu 100 lượng vàng.
Thời hạn giao dịch từ 03 ngày đến 365 ngày.Sacombank sau một thời gian cung cấp đã
tạm ngưng sản phẩm này từ cuối tháng 12/2005 vì quy mô giao dịch quyền chọn vàng
tại ngân hàng này khá cao, tối thiểu 100 lượng vàng nhưng tại một số thời điểm đã lên
tới 800 lượng vàng và mức phí phải trả rất cao vì khi bán nghiệp vụ này Sacombank
phải mua đối ứng lại với ngân hàng nước ngoài và điều kiện của ngân hàng nước ngoài
phải có từ 800 lượng vàng trở lên và mức phí được tính theo giá vàng thế giới, ở một
số thời điểm lên tới 2,5%/doanh số, gần 30%/năm cho HĐQC kỳ hạn 1 tháng.
d. Quyền chọn lãi suất.
BIDV là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Sau
BIDV là hàng loạt các NHTM khác cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.
HSBC hiện đang cung cấp sản phẩm quyền chọn lãi suất bằng USD.
2.1.4 Nghiệp vụ hoán đổi.
Tháng 12/2004 giao dịch hoán đổi tiền tệ đầu tiên trên thị trường Việt Nam được
thực hiện giữa hai đồng USD và VND kỳ hạn 3 năm do HSBC thực hiện cho một công
ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD. Qua các năm, giao dịch hoán đổi nói
chung đã dần phát triển tại các ngân hàng. Trong đó, quan trọng nhất là hoán đổi tiền
tệ. Thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ thực chất chỉ là ngân hàng ký 02 hợp đồng
với khách hàng: 01 hợp đồng mua/bán ngoại tệ giao ngay, 01 hợp đồng bán/mua ngoại
tệ kỳ hạn.Eximbank thực hiện hoán đổi ngoại tệ với mức ký quỹ yêu cầu là 3% giá trị
hợp đồng cho các giao dịch USD/VND; 7 – 10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch
có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD/VND.

Bảng. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Eximbank
Thời gian 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng giá trị của hợp
đồng
1.243.002 2.062.703 1.491.926 8.322.188 2.556.631
Tổng giá
trị ghi sổ
Tài sản - 3.334 18.206 22.869 7.674
Công nợ 47.928 - - - -
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-17-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính
Hoạt động hoán đổi tại BIDV khá phát triển. BIDV cung cấp các hợp đồng hoán đổi
lãi suất một đồng tiền và hoán đổi tiền tệ và là NHTM Việt Nam đầu tiên thực hiện
các giao dịch hoán đổi
tiền tệ chéo cho khách
hàng doanh nghiệp
trong nước.
Ta có thể thấy sự
phát triển trong nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ
của BIDV trong những
năm vừa qua với sự
tăng trưởng ở cả
nghiệp vụ giao ngay và
phái sinh.Theo biểu đồ,
dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
đạt kết quả cao đặc biệt trong

năm 2008. Đây là năm tỷ giá USD/VND biến động mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội trong
hoạt động kinh doanh tiền tệ. Thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 791 tỷ
đồng, tăng trưởng gấp 5,6 lần so với năm 2007. Lãi thuần từ hoạt động phái sinh năm
2008 đạt 237,930 tỷ đồng, tăng gấp 26 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, có thể thấy
rõ là kinh doanh ngoại hối giao ngay vẫn chiếm một tỷ trọng lớn hơn phái sinh rất
nhiều.Tương tự BIDV, HSBC cũng thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa 2 đồng tiền
(Cross Currency Swap) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng. HSBC thực hiện
hoán đổi lãi suất cộng dồn – Daily range accrual, thời hạn hợp đồng tối đa 5 năm.Tại
VCB năm 2008, thu nhập từ giao dịch hoán đổi tiền tệ chiếm tới 52.492 triệu đồng,
tương ứng với 8,88% lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (591.402 triệu
đồng). Đến năm 2009, hoạt độn g phái sinh tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong
kinh doanh ngoại hối của VCB. Tổng giá trị hợp đồng hoán đổi tiền tệ lên tới
3.670.400 triệu đồng. Những hợp đồng này đã góp phần đẩy doanh thu từ các công cụ
tài chính phái sinh tiền tệ tại VCB năm 2009 lên 4.075 triệu đồng (tuy nhiên vẫn chỉ
chiếm khoảng 0,1% so với tổng thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối).VCB cũng đã
sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất phòng ngừa rủi ro. Trong năm 2009, thu nhập từ
hoạt động hoán đổi lãi suất đạt 2.345 triệu đồng trong khi chi phí mất tới 98.925 triệu
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-18-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
đồng. VCB thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với
các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong
nước và nước ngoài, phù hợp với các quy định của pháp luật.Các sản phẩm hoán đổi
khác cũng đã được thực hiện tại thị trường Việt Nam. Nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt
đầu thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap) được ngân hàng Calyon, Citibank,
ABN-AMRO thực hiện. Các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp
dụng theo công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 04/2006 cho phép HSBC chi nhánh
thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi rủi ro
tín dụng lại giống một chính sách bảo hiểm hơn.

2.2 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp.
Việt nam ta với xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng
các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là
những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinh ở Việt
Nam.Tìm hiểu về thực trạng sử dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam cho thấy:
• Đối với những giao dịch phái sinh và công cụ cơ sở hàng hóa : Việt Nam đã có
một số mặt hàng nông sản chủ lực và có thế mạnh trong xuất khẩu có thể làm công cụ
cơ sở cho các sản phẩm phái sinh hàng hóa như cà phê, hồ tiêu, gạo…Năm 2007 mặt
hàng cà phê của Việt Nam được đưa vào giao dịch thử nghiệm tại sàn giao dịch hàng
hóa. Tuy nhiên tất cả chỉ mới dừng lại ở mức thử nghiệm.
• Đối với những công cụ cơ sở cho các CKPS tài chính : Hiện tại Việt Nam chưa
có các giao dịch phái sinh tài chính mà công cụ cơ sở là hàng hóa trên TTCK, nhưng
trên thực tế, các giao dịch phái sinh tài chính đã được thực hiện từ vài năm gần đây
trên thị trường Ngân hàng và kim loại qúy.
• Hiện nay công cụ phái sinh tại Việt Nam được ứng dụng phổ biến nhất để
phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy nhóm xin
trình bày chi tiết về thực trạng sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam:
Trong thời gian qua, trước những biến động khó lường của thị trường tài chính
đặc biệt là sau hai cuộc khủng hoảng lớn - khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và
khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận
thức rõ những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi nền kinh tế nước nhà hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới và đã chủ động tìm kiếm và xây dựng những biện pháp
riêng cho doanh nghiệp mình đối phó với những rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tỷ giá.
Tìm hiểu về mức độ quan tâm của các doanh nghiệp về RRTG, biểu đồ sau sẽ cho
thấy một cách khái quát mức độ nhận thức của các DN về RRTG:
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-19-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc

Hình 2.6: Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá
Nguồn:Công trình dự thi“Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên Nhà kinh tế trẻ 2011”
Như vậy số doanh nghiệp quan tâm đến rủi ro tỷ giá là chiếm tỷ trọng lớn nhất
với 30,88% và thấp nhất là không quan tâm đến rủi ro tỷ giá chỉ chiếm 5,88%.
Khi được hỏi về: “ Những hoạt động mà doanh nghiệp cho là hay gặp phải rủi ro tỷ
giá nhất” thì trong số 68 doanh nghiệp có 17 doanh nghiệp cho rằng xuất khẩu,21
doanh nghiệp cho rằng nhập khẩu, 20 doanh nghiệp cho rằng tín dụng , 5 doanh
nghiệp cho rằng đầu tư là hoạt động hay rủi ro tỷ giá nhất, có 5 doanh nghiệp có câu
trả lời khác. Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.7: Những hoạt động thường gặp rủi ro tỷ giá
Nguồn: Công trình dự thi “Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên Nhà kinh tế trẻ 2011”
Như vậy nhập khẩu và tín dụng là hai lĩnh vực mà doanh nghiệp cảm thấy bị tổn
thất nặng nề nhất khi rủi ro tỷ giá xảy ra tiếp đó là xuất khẩu và nhóm cuối là đầu tư
và các hoạt động khác.
Có 41 trong 68 doanh nghiệp chiếm 60,29 % có sử dụng các biện pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá. Còn lại 27 doanh nghiệp không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-20-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
ngừa rủi ro tỷ giá nào. Trong 41 doanh nghiệp sử dụng các biện pháp phòng ngừa tỷ
giá các biện pháp phòng ngừa được sử dụng như sau:
Hình 2.8: Biện pháp mà các doanh nghiệp sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Nguồn: Công trình dự thi “Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên Nhà kinh tế trẻ 2011”
Như vậy sử dụng công cụ phái sinh chỉ được 19 doanh nghiệp trong 41 doanh
nghiệp lựa chọn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, trong khi 23 doanh nghiệp có những
cách thức khác để phòng ngừa rủi ro như tối ưu việc quản lý vòng quay để giảm
thiểu thiệt hại và tăng hiệu quả kinh doanh.
Tìm hiểu về thực trạng sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối
đoái, kết quả trong số 19 doanh nghiêp có sử dụng công cụ phái sinh để phong ngừa

rủi ro tỷ giá hối đoán thì có 14 hơp đồng kỳ hạn, 5 hợp đồng giao ngay và 6 hợp đồng
hoán đổi được sử dụng.
Hình 2.9: Tình hình sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Nguồn: Công trình dự thi “Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên Nhà kinh tế trẻ 2011”
Như vậy, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các công cụ phái
sinh. Một điều cần đáng chú ý là hợp đồng quyền chọn không doanh nghiệp nào sử
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-21-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
dụng. Đây là một công cụ rất tốt nhưng lại không được phép sử dụng của NHNN
qua thông tư số 1820/NHNN – QLNH đối với quyền chọn USD –VND. Vấn đề
này vẫn đang vấn đề tranh luận sôi nỗi của những bên liên quan.
Trong 19 công ty có sử dụng công cụ phái sinh thì số DN cho là khá thành công
với việc sử dụng công cụ phái sinh là nhiều nhất chiếm 31,58%, tiếp đến là lỗ ít
chiếm 26,32% cuối cùng là lỗ nặng và rất thành công với 2 công ty cho mỗi loại.
Sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề RRTG tuy có nhưng chưa
cao, còn một bộ phận lớn các DN thờ ơ với việc phòng ngừa loại rủi ro này. Ngoài ra,
các DN không mặn mà với việc sử dụng CCPS mà chỉ tập trung vào những phương
pháp truyền thống để phòng tránh RRTG. Một kết quả đáng chú ý khác là đa số các
DN với quy mô vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức đơn giản, không có giám đốc tài chính,
hay không có một bộ phận chuyên thu thập và xử lý những thông tin tài chính có liên
quan đến biến động của tỷ giá, từ đó đề ra phương hướng giải quyết. Hơn nữa, đa số
các DN vẫn chưa có một chương trình quản trị rủi ro mang tính chiến lược, dài hạn và
xác lập mục tiêu rõ ràng.
2.3 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh ở Đà Nẵng.
2.3.1. Mục tiêu khảo sát.
Qua tìm hiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm hối đoái phái sinh của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để giúp chúng ta có thể xác định nguyên
nhân vì sao sản phẩm hối đoái phái sinh chưa được doanh nghiệp sử dụng phổ biến.

Từ đó tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này, nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị
trường hối đoái phái sinh cũng như nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của ngân hàng.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu :
Sau khi sàng lọc dữ liệu, 130 bản câu hỏi hợp lệ được đưa vào phân tích (chỉ lấy kết
quả khảo sát của những doanh nghiệp có giao dịch mua bán ngoại tệ với ngân hàng) và
các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê và phương pháp phân tích tổng hợp.
2.3.3. Kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh của doanh
nghiệp:
Bảng 1: loại giao dịch hối đoái mà doanh nghiệp đang sử dụng
Giao dịch Số người Tỷ lệ (%)
Giao ngay 122 93,8
Kỳ hạn 7 5,4
Hoán đổi 1 0,8
Quyền chọn 0 0
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-22-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Qua bảng 1, chúng ta có thể nhận xét rằng việc sử dụng các sản phẩm hối đoái phái
sinh trong thực tế còn gặp rất nhiều hạn chế (chỉ có 8/130 doanh nghiệp được hỏi có
trả lời đang sử dụng sản phẩm này). Và theo bảng 2 nguyên nhân chính của tình trạng
là do tỷ giá trong thời gian qua ít biến động và do doanh nghiệp không am hiểu lắm về
sản phẩm này.
Bảng 2: Nguyên nhân doanh nghiệp chưa sử dụng sản phẩn hối đoái phái sinh
Nguyên nhân Số người Tỷ lệ (%)
Không có nhu cầu 11 9,0
Không am hiểu 43 35,2
Tỷ giá biến động ít 54 44,3
Mức ký quý/phí 6 4,9

Khác 8 6,6
Tổng 122 100
Do tỷ giá thuộc về yếu tố khách quan, ngân hàng chỉ là một chủ thể nhỏ trong nền
kinh tế nên không thể tác động đến được, do đó trên cơ sở giả định tỷ giá biến động
mạnh trong thời gian sắp tới, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về
vấn đề: “Ngân hàng nên làm gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng các sản
phẩm hối đoái phái sinh?”. Theo bảng 2 và 3 do doanh nghiệp không am hiểu
nhiều về lĩnh vực này, chính vì thế điều mà doanh nghiệp mong muốn nhất ở ngân
hàng là hãy nâng cao sự hiểu biết của chính họ.
Bảng 3: Điều mà doanh nghiệp muốn ngân hàng làm để tạo điều kiện cho họ sử
dụng các sản phẩm hối đoái phái sinh.
Giải pháp Số người Tỷ lệ (%)
Tổ chức hội thảo, hội nghị 59 48,4
Giảm mức ký quỹ/phí 10 8,2
Nhân viên ngân hàng tư vẫn 45 36,9
Khác 8 6,6
Tổng 122 100
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-23-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc
Theo quan điểm Marketing, bí quyết chính giúp ngân hàng có thể gia tăng được lợi
nhuận chính là hiểu và thỏa mãn được những mong đợi của khách hàng. Do đó khi
thỏa mãn được những mong đợi trên thì nhu cầu về sản phẩm phái sinh là khá cao
(theo bảng 4).
Bảng 4: Nhu cầu về sản phẩm hối đoái phái sinh của doanh nghiệp
Ý kiến Số người Tỷ lệ (%)
Muốn sử dụng 79 64,8
Không muốn sử dụng 13 10,7
Chưa quyết định 30 24,5

Tổng 122 100
3. Nguyên nhân thị trường phái sinh ở Việt Nam chưa phát triển.
Những nguyên nhân chính đã và đang hạn chế việc sử dụng công cụ tài chính phái
sinh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hạn chế mức độ phát triển thị
trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam là:
Thứ nhất, mức độ tham gia thị trường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, các nhà
quản trị doanh nghiệp chưa có nhu cầu và cũng chưa có hiểu biết nhiều về bản chất
của các loại công cụ tài chính phái sinh.
Thứ hai, các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại: nguồn nhân
lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển; đối tác mua, bán công cụ tài
chính phái sinh với cácNHTM là các doanh nghiệp lại hạn chế. Do đó, các tổ chức tài
chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch
vụ về công cụ tài chính phái sinh.
Thứ ba, Thiếu hành lang pháp lý về thị trường phái sinh.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về thị trường phái sinh còn nghèo nàn, thiếu
tính rõ ràng và chi tiết để hướng dẫn các chủ thể tham gia thị trường. Các SGD hàng
hóa ở Việt Nam hiện nay đều chưa đạt chuẩn, lỏng lẻo về cơ sở pháp lý và thể lệ hoạt
động nên nguy cơ bất ổn và xảy ra tranh chấp là khó tránh khỏi.
Trong khi thị trường phái sinh tại các nước khác đều nhận được sự hỗ trợ phát triển
của Chính phủ thì tại Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để khuyến khích
và hỗ trợ các SGD/ngân hàng phát triển thị trường cũng như bảo vệ nhà đầu tư thông
qua các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quả lý rủi
ro khác.
Thứ tư, Quan niệm của nhà đầu tư chưa phù hợp về “lỗ” trên thị trường phái sinh:
Khi tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh, người bán và người mua dựa vào dự
đoán về xu hướng giá hàng hóa trong tương lai để cố định giá trước tại thời điểm hiện
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-24-
Công cụ tài chính phái sinh GVHD: Ts. Đinh Bảo Ngọc

tại. Trong khi đó việc dự đoán xu hướng giá trong tương lai có sác xuất đúng/sai nên
việc tham gia vào thị trường phái sinh có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ. Với các
tổng công ty lớn thuộc khối DN Nhà nước, việc lỗ từ hoạt động giao dịch hợp đồng
tương lai có thể bị kết luận là lỗ do “đánh bạc” trên thị trường. Quan niệm này khiến
việc thuyết phục các tổng công ty lớn thuộc khối DN Nhà nước – đối tượng khách
hàng có nhu cầu quản lý rủi ro giá cả hàng hóa lớn tham gia vào thị trường phái sinh
có khả năng gặp khó khăn.
Thứ năm,Thị trường non trẻ, thiếu nhà đầu tư kinh nghiệm: Từ những bước phát
triển đầu tiên của SGD hàng hóa tại Việt Nam vào năm 2002 (SGD điều của Hiệp hội
điều Việt Nam ở TP.HCM và SGD thủy sản Cần Giờ của Công ty chế biến thủy sản
Cholimex), đến nay với bề dày gần 10 năm phát triển, so với thế giới, thị trường phái
sinh Việt Nam vẫn là một thị trường non trẻ và thiếu những nhà đầu tư kinh nghiệm.
Thứ sáu,Thị trường hàng hóa cơ sở chưa phát triển:Thị trường hàng hóa cơ sở phát
triển là nền tảng cho thị trường phái sinh. Tuy nhiên, dù là một nước có sản lượng
nông nghiệp dồi dào, nhưng thị trường hàng hóa cơ sở Việt Nam chưa thực sự phát
triển. Về phía cung: sản xuất nông nghiệp còn tự phát; về phía cầu: sản phẩm nông
nghiệp phần lớn được xuất khẩu và phụ thuộc rất nhiều vào giá trên thị trường thế giới.
Thứ bảy: Thói quen, tập quán kinh doanh chưa phù hợp với thông lệ giao dịch tập
trung trên sàn: Thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với việc
phát triển thị trường phái sinh tại Việt Nam. Việc triển khai chưa thực sự thành công
của SGD thủy sản Cần Giờ và SGD cà phê Buôn Mê Thuột có nguyên nhân chính do
nông dân quen với việc mua bán trực tiếp với thương lái hơn là qua sàn, chưa tiếp cận
được với máy tính, công nghệ thông tin.
Thứ tám, chi phí giao dịch có liên quan để mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính
phái sinh còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm:
- Chi phí tìm kiếm thông tin;
- Chi phí thương lượng với đối tác;
- Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường
và tài thương lượng;
- Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế

(uncertaily cost - chi phí rủi ro không dự đoán được);
- Chi phí ủy quyền tác nghiệp;
- Chi phí thực hiện và giám sát.
Thực trạng sử dụng các cctcps Nhóm 2
ở VN – liên hệ Đà Nẵng
-25-

×