Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự hình thành và phát triển giao tiếp của trẻ mầm non (phần 4) Trong phạm vi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.62 KB, 4 trang )

Sự hình thành và phát triển giao tiếp của trẻ
mầm non (phần 4)
Trong phạm vi giao tiếp công việc tình huống đứa trẻ khao khát muốn
trở thành đối tượng chú ý và đánh giá của bạn cùng tuổi. Nó rất nhạy
cảm nắm bắt trong ánh mắt và nét mặt thể hiện mối quan hệ với nó, khi
nó quan hệ tình bạn. M.I.Lixinna gọi là hiện tượng hiếm có của “ cái
gương vô hình”.
Đứa trẻ bắt đầu nhìn thấy những đặc điểm của bạn muộn hơn khi nó tập
trung vào những biểu hiện …Đứa trẻ có khuynh hướng khẳng định
những phẩm chất tốt của mình và có nhu cầu được bạn thừa nhận và tôn
trọng.
Tình trạng chậm phát triển hình thức giao tiếp công việc tình huống với
bạn cùng tuổi ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của đứa trẻ. Đứa
trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, nảy sinh tính không cởi mở, tính thụ động, tính
thù hằn … Người lớn cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa sự ngừng trệ
trong giao tiếp.

Đến cuối lứa tuổi mẫu giáo ( từ 5 đến 7 tuổi) xuất hiện hình thức giao
tiếp nhân cách ngoài tình huống với người lớn. Các cuộc đàm thoại của
trẻ với người lớn tậptrung vào thế giới người lớn. Nhờ người lớn đứa trẻ
nắm được những chuẩn mực đạo đức, nó đánh giá những hành vi của
mình và hành vi của mọi người xung quanh. Đứa trẻ hướng tới sự hiểu
biết lẫn nhau và chia sẽ với bạn cùng tuổi.
Đứa trẻ tiếp thu ý kiến nhận xét và sự chỉ dẫn của người lớn, đây là điều
kiện thuận lợi để trẻ học tập ở trường phổ thông. Đứa trẻ dần dần ý thức
được bản thân mình như là chủ thể của các mốiquan hệ.
Trẻ ở lứa tuổi từ 6 đến 7 tuổi bắt đầu nhận thức được bản thân như một
thực thể xã hội, xuất hiện nhu cầu được khằng định vị trí của mình trong
cuộc sống và trong hoạt động có ý nghĩa xã hội. Sự hình thành nhu cầu
mới dẫn đến sự khủng hoảng của trẻ ở độ tuổi lên tám. Đứa trẻ mong
muốn chiếm địa vị quan trọng của thế giới người lớn trong cuộc sống,


trong hoạt động của họ. Người lớn cần phải hiểu đặc điểm mới này trong
sự phát triển nhân cách của trẻ để có cách đối xử với trẻ phù hợp, tạo
điều kiện để trẻ hoạt động tự lực nhiều hơn, phát triển ý thức trách
nhiệm đối với việc thực hiện một loạt nhiệm vụ mới. Ở trẻ xuất hiện
“quan điểm bên trong”, quan điểm này sẽ tồn tại ở con người trong tất cả
các giai đoạn của cuộc đời và nó không chỉ xác định mối quan hệ với
bản thân mà cả với địa vị của nó trong cuộc sống.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn còn có dạng giao tiếp công việc tình huống
với bạn cùng tuổi. Xuất hiện sự khát khao hợp tác với bạn cùng tuổi
trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi có luật. Hình thức giao tiếp
này tạo điều kiện phát triển ý thức trách nhiệm của mình, phát triển hành
vi có ý thức và hành động có ý chí, đó là điều kiện cần thiết đối với hoạt
động học tập và lao động sau này.
Đến 6 – 7 tuổi hoạt động của trẻ chuyển sang hình thức mới là hoạt động
học tập. Sự chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào học phổ thông là tổng hợp của tất
cả các thành quả đã đạt được trong sáu năm ở trường mầm non.
Sự hình thành giao tiếp là chỉ số rất quan trọng, bởi vì chính giao tiếp
kéo theo yếu tố phát triển các chỉ số khác của sự chuẩn bị cho trẻ học tập
ở trường phổ thông.
TS. Lê Xuân Hồng

×