Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM THÍCH ỨNG CỦA CHÚNG TRONG HỆ SINH THÁI HỒ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.61 KB, 14 trang )

QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM THÍCH ỨNG CỦA
CHÚNG TRONG HỆ SINH THÁI HỒ
1. GIỚI THIỆU
Hệ sinh thái là đơn vị chức năng cơ bản của sinh thái học, vì nó bao gồm cả sinh vật và môi
trường vô sinh. Trong mỗi một phần này lại ảnh hưởng đến phần khác và cả hai đều cần thiết để
duy trì sự sống dưới dạng như đã tồn tại trên trái đất.
Các hệ sinh thái có quy mô rất khác nhau. Nó có thể bé như một bể nuôi cá, một hốc cây,
hay có thể lớn như ao hồ, đồng cỏ, ruộng nương…hoặc có thể rất rộng lớn như đại dương.
Cũng như các hệ sinh thái nói chung, hệ sinh thái nước ngọt ở nước ta là sự tổ hợp của quần xã
sinh vật với môi trường nước mà ở đó, trong môi trường tương tác giữa các thành phần cấu tạo
nên hệ xuất hiện các chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng. Hệ sinh thái này trở thành
một cấu trúc của hệ sinh thái duy nhất toàn cầu.
Tất cả những nơi có chứa nước trên bề mặt hay dưới lòng đất đều được coi là môi trường
nước. Ví dụ như ao, hồ, sông, biển, nước ngầm Những địa điểm chứa nước đó còn gọi là các
thuỷ vực. Trong các thuỷ vực khác nhau, tính chất hoá học và vật lý rất khác nhau. Bởi vậy môi
trường sống ở từng thuỷ vực đều có đặc trưng riêng biệt.
Hồ là những vùng trũng ngập đầy nước trong đất liền, là một hệ sinh thái khép kín. Tính
chất lý học và hoá học của các loại hồ cũng rất khác nhau. Hồ ở các vùng núi đá có nguồn nước
ngầm chảy ra và hồ ở vùng đồng bằng khác nhau rất lớn về nhiệt độ cũng như thành phần chất
dinh dưỡng. Ngay ở trong một hồ cũng có sự phân tầng, ở mỗi tầng lại có một điều kiện môi
trường khác nhau. Có những hồ có nồng độ muối cao gọi là hồ nước mặn, nồng độ muối có thể
lên tới 28%.
Sinh vật của hệ sinh thái nước ngọt chỉ thích ứng với nồng độ muối thấp hơn nhiều so với
sinh vật nước mặn (0,05 – 5 phần nghìn). Độ đa dạng cũng thấp hơn. Ở đây các loài động vật
màng nước như con cà niễng, ấu trùng muỗi có số lượng phong phú. Nhiều loài côn trùng của
nước ngọt đẻ trứng trong nước, ấu trùng phát triển thành cá thể trưởng thành ỏ trên cạn. các loài
thực vật cỡ lớn có hoa cũng nhiều hơn ơ nước mặn. Tảo lam, tảo lục phát triển mạnh ở đó.
2. QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HỒ
2.1 Sinh vật nổi
Sinh vật nổi bao gồm thực vật nổi (phytoplankton) như tảo lam, tảo lục,tảo silic
(Microcystis, Closterium, Scenedesmis, Anabaena, Chlorella, Melosira, Fragilaria),


động vật nổi (zooplankton) trôi nổi trong tầng nước. Động vật nổi hầu hết là các nhóm ăn
thực vật nổi bao gồm trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác chân chèo (Copepoda), có bao
(Ostacoda) và giáp xác râu ngành (Cladocera), trong đó nhóm Cladocera và Copepoda
đều phát triển mạnh. Nhiều nhóm động vật nổi trong hồ, ao mà chiếm ưu thế là động vật
nguyên sinh, luân trùng, giáp xác nhỏ (Mesocyclops, thermocyclops, Microcyclops,
Daphnia, Moina, Simocepholus, Diaphanasoma). Đặc biệt, nhóm giáp xác râu ngành có
khả năng di cư ngày đêm theo chiều thẳng đứng: lên tầng mặt vào lúc nửa đêm và xuống
tầng đáy vào ban ngày.
2.2 Sinh vật tự bơi
Nhóm động vật tự bơi chủ yếu trong hệ sinh thái hồ là các quần thể cá. Trong các nhóm
động vật tự bơi, cá có đặc điểm rất đa dạng theo các nhóm sinh thái: cá sống trong tầng
nước mặt thường ăn thực vật, cá tầng giữa ăn thực vật, động vật nổi, cá sống tầng đáy ăn
vẩn hữu cơ và các nhóm động vật không xương sống cỡ nhỏ và cá. Trong hồ thường gặp
các loài cá dễ thích nghi với điều kiện khô hạn như cá trê, cá rô phi hay cá lóc. Hồ là thủy
vực trung bình, nước đứng nên chế độ thủy lý hóa học dễ biến đổi phụ thuộc vào nhiều
nguyên nhân như: chế độ sử dụng nước sinh hoạt, rác thải, nguồn nước từ các kênh rạch,
cống rãnh…. Tùy vào độ nông sâu, nền đáy đồng nhất hay phức tạp mà sự phân bố của
thủy sinh vật trong ao tương đối đồng nhất hay phức tạp.
2.3 Sinh vật đáy
Trong sinh vật đáy, thực vật chỉ phát triển ở vùng ven bờ, động vật chủ yếu gồm các
nhóm giun ít tơ, ấu trùng Chironomidae, ốc Bithynidae, Viviparidae, trai Unioniade
(Anodontidae), Sphaeridae. Ngoài ra,, còn phải kể đến nhóm vi khuẩn rất phong phú ở
trong trầm tích đáy. Trong thành phần sinh vật đáy ở hồ, thừơng gặp ấu trùng
Chironomidae, các dạng ít oxy (Chironomus), giun ít tơ và ốc ưa sống ở nước đứng
(Viviparidae, Bithynidae, Planorbidae), cua (Parathelphusidae), tôm (Palaemonidae,
Atyidae). Sự đa dạng sinh vật đáy thường cao ở vùng ven bờ, thấp hơn ở vùng đáy giữa
hồ, đặc biệt ở hồ có độ sâu. Tại một số hồ có mức dinh dưỡng cao, tầng đáy thường ít oxy
nên một số nhóm động vật có các cơ chế sống khác nhau theo điều kiện này. Một số ấu
trùng côn trùng đã có tập tính di cư từ vùng đáy lên vùng nước mặt. Hoặc như một số loài
giun Tubifex, Limnodrilus hay ấu trùng côn trùng Tendipes có sắc tố hemoglobin có khả

năng vận chuyển oxy ở vùng nước có hàm lượng oxy thấp. Một số nhóm vi khuẩn ở
vùng đáy không đòi hỏi phải có oxy. Nhiều loài động vật đáy khác có khả năng tích lũy
oxy trong thời kỳ môi trường đáy ít hay không có oxy.
a) Môi trường
Cấu trúc hệ sinh thái ở hồ phức tạp hơn so với ở trên cạn, bởi vì phần không gian sống
của nó đa dạng không chỉ có đất, không khí như môi trường trên cạn mà còn là nước, đáy,
độ sâu của bốn hồ.
Những yếu tố vật lý – hoá học của nước có vai trò quyết đình đến thành phần sinh vật và
sự phân bố của các điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, các khí hoà tan, các vật lơ
lửng… môi trường cung cấp tất cả các yếu tố cần thiết cho sinh vật sản suất tồn tại.
Nước là môi trường sống của cá và các sinh vật thức ăn ở nước. Phần lớn các sinh vật
thức ăn của cá gắn chặt với nước: đó là những vi khuẩn ở nước, tảo, các động vật giáp
xác thấp sống phù du như Râu ngành, Chân chéo, các động vật sinh vật sống ở đáy bùn
như giun tơ, trai, ốc và cuối cùng phải kể đến cả những loại cá con, cá tạp làm thức ăn tự
nhiên cho các loài cá dữ. Chúng là các sinh vật điển hình ở hồ. Nước có khả năng hòa tan
rất lớn các chất vô cơ , hữu cơ.
Chế độ nhiệt ở dưới nước thường ổn định và điều hòa hơn so với sinh vật trên cạn. Biểu
hiện là vào mùa lạnh nước ở hồ thường ấm hơn trên cạn, còn mùa nóng thì lại mát hơn.
Chính nhờ tính chất này mà các sinh vật ở dưới nước thường phong phú, chúng không
phải sống trong điều kiện khắt khe của nhiệt độ. Nước có tỷ trọng lớn, nhờ có tính chất
này mà các sinh vật ở dưới nước, đặc biệt là các động vật không sương sống có thể sống
bình thường ở trong nước.
Tuy nhiên, hàm lượng ôxy có trong nước cũng ít hơn ở trên cạn, thường ít hơn đến 20
lần. Ở nước tuy thực vật chủ yếu là tảo, nhờ hoạt động quang hợp của chúng mà tạo ra
ôxy nhưng do khả năng hòa tan ôxy ở trong nước bị hạn chế nên tình trạng thiếu ôxy rất
dễ xảy ra, nhất là đối với hồ, nơi mà ở đó có nhiều các chất thải hữu cơ.
b) Sinh vật sản xuất
Là những sinh vật có khả năng tổng hợp được tất cá các chất hữu cơ cần thiết cho sự
xây dựng cơ thể của mình bao gồm các vi khuẩn và cây xanh, các sinh vật này còn
được gọi là sinh vật tự dưỡng. Cây xanh thực hiện quang hợp nhờ có diệp lục nên

chúng xây dựng nên cơ chế phản ứng: 6 CO
2
+ 6 H
2
O Năng lượng ánh sáng mặt
trời C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
Một số vi khuẩn cũng được coi là sinh vật sản xuất do chúng cũng có khả năng
quang hợp hay hóa tổng hợp.
Tảo là nhóm sinh vật cực kỳ quan trọng trong bất kỳ nguồn nước nào, chúng là
nguồn chủ yếu để tạo ra chất hữu cơ trong hệ sinh thái hồ. Trong hệ sinh thái hồ thì
các loại tảo lục, tảo lam, tảo khuê chiếm ưu thế (mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt
vì chúng có màu sắc riêng làm cho ta dễ dàng nhận biết ra như tảo lục và tảo lam thì
làm cho màu nước có màu xanh đặc trưng), ngoài ra còn có các tảo khác như: tảo mắt,
tảo giáp, tảo vàng, tảo vàng ánh…. Phần lớn tảo sống trôi nổi hay còn gọi là thực vật
phù du còn những loài tảo sống bám ở đáy hồ hay ở các giá thể khác được gọi là tảo
đáy. Tảo có khả năng quang hợp để biến các chất vô cơ có trong nước thành các hợp
chất hữu cơ của cơ thể. Tảo sinh sản rất nhanh, (trong 3 giờ, tảo lục có khả năng tăng
trọng gấp đôi). Một cá thể tảo khuê có thể sinh sản ra một thế hệ với số lượng 100
triệu cá thể trong vòng một tháng, 1 ml nước có thể đạt đến 130 triệu cá thể tảo.Ngoài
ra, tảo có khả năng tổng hợp trong mình một sinh khối có giá trị dinh dưỡng cao khi
có đủ các muối dinh dưỡng cần thiết, chính nhờ có giá trị dinh dưỡng cao như vậy mà
tảo đã cung cấp cho các loài động vật ở nước một nhiệt lượng khá lớn.Dưới đây là
một số hình ảnh của tảo lục và tảo lam


TẢO LỤC
Tảo lục:
Anabaena
Tảo lam:
Aphanezomenon Tảo Lam
Tảo
Prôtit Gluxit Lypit Nhiệt lượng
% % % Calo
Tảo lục 45 43 12 472
Tảo lam 30 64 6 441
Tảo khuê 40 30 30 525
Bảng nhiệt lượng của 100 g chất hữu cơ tảo
Rong: là loài cây thân thảo, mềm, không có rễ, dài từ 30 đến 60 cm, phân nhánh nhỏ
dài, phiến lá chia thành bản hình sợi có gai. Loài cây này tồn tại rất nhiều trong hồ, lá
và thân cây mọc chìm trong nước, chỉ có khi ra hoa thì hoa nhỏ, mọc ở lách lá và
không có cuống. quả hình trứng dẹt, mang hai sừng ở gốc, khi loài rong này mọc dài
thì chúng sử dụng nhiều muối dinh dưỡng ở trong nước nên hạn chế tảo và các loại
thức ăn khác của cá phát triển. vì vậy mà cá ở trong hồ thường chậm lớn
Rong đuôi chó
c) Sinh vật tiêu thụ
Bao gồm các động vật. Chúng sử dụng các chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản
xuất, chúng không có khả năng tự sản xuất được chất hữu cơ và được gọi là sinh vật dị
dưỡng. Sinh vật tiêu thụ cấp một hay là những động vật chỉ ăn trực tiếp sinh vật sản xuất
là các thực vật. Sinh vật tiêu thu cấp hai là các động vật ăn tạp hay ăn thịt. Theo chuỗi
thức ăn ta còn có sinh vật tiêu thụ cấp ba cấp, cấp bốn… như vậy trong hệ sinh thái hồ thì
tảo là sinh vật sản xuất; giáp xác thấp, luân trùng,động vật nguyên sinh là những sinh vật
tiêu thụ bậc một; tôm, tép, cá con… là những sinh vật tiêu thụ bậc hai….
Động vật phù du: bao gồm các động vật nguyên sinh, Luân trùng, giáp xác bậc thấp.
Phần lớn các động vật phù du đều có khả năng vận chuyển trong nước nhờ gai, tiên

mao hoặc phần kéo dài của cơ thể, bằng cách uốn lượn cơ thể và nhiều biện pháp khác
nữa. Nhưng chúng ta không bao giờ thấy chúng bơi ngược dòng được, chính việc di
chuyển thụ động này làm cho chúng dễ trở thành mồi ngon cho cá và các sinh vật
khác.ví dụ như hình ảnh giáp xác bậc thấp: chân chèo Copepda.

Chân chèo Copepoda
- Giáp xác bậc thấp là thức là thức ăn thích hợp cho một số loài cá khi còn nhỏ và một
số loài cá khi trưởng thành như cá lóc, cá rô … sức sinh sản của các loài giáp xác
không thua kém những động vật đẻ nhiều nhất trong khu vực nước. ví dụ: mỗi năm
một con bọ kiến cái thuộc loài chân chèo cũng có thể đẻ được khoảng 5 tỷ cá thể,
chúng sinh sản hầu như quanh năm.
- Luân trùng thường có kích thước nhỏ, thay đổi từ 0,04 đến 2,5 mm. cá bột trong vài
ngày đầu tiên đã chọn luân trùng làm thức ăn ưa thích và phù hợp, sau đó mới chọn
thức ăn là sinh vật lớn hơn.

Mùn bã hữu cơ (chất vẩn đêtrit) được tạo thành có thể từ bên ngoài hoặc ở ngay
trong vực nước. Mùn bã hữu cơ được hình thành do hoạt động của sống của các sinh vật
và các sản phẩm phân giải của chúng sau khi chết, nhất là nhờ thực vật. ở các vực nước
ngọt có đến 90% chất hữu cơ thực vật là tảo đơn bào hiển vi. Lượng mùn bã hữu cơ
thường rất cao, nhất là ở ven bờ, có khi lên đến vài ml/lit nước.
Kết quả nghiên cứu mới nhất về bản chất của mùn bã hữu cơ cho thấy đây là cả
một phức hệ sống. Phần cơ bản của chất vẩn có thể là vô cơ, lại có thể là những mảnh xác
động thực vật. Nhờ khả năng hấp thụ trên bề mặt của giá thể mà tạo ra một lớp màng chất
hữu cơ; màng này là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Tuy vi khuẩn là thành phần
quan trọng trong mùn bã nhưng chúng chiếm khối lượng không nhiều (không quá 1%
khối lượng chung của các chất tạo nên đêtrit). Ngoài ra, còn phải kể đến động vật nguyên
sinh như Infusoria, luân trùng và tảo. Bọt khí do hoạt động của vi khuẩn tạo ra giúp cho
chất vẩn lơ lửng ở trong nước.
Cá: đây là một trong những sinh vật tiêu thụ rất là quan trọng trong chuỗi thức ăn
trong hệ sinh thái hồ, khi mới lớn nó ăn những sinh vật động vật phù du, giáp sát nhỏ và

các loài tảo có trong hồ…, sau một tháng cá có thể ăn kích thước lớn hơn, ăn được cả rau
xanh, bèo tấm, mùn bã, phân hữu cơ, ấu trùng, trên bề mặt. Phân bố tùy vào thủy vực cụ
thể và có những đặc điểm thích nghi đặc trưng để sống dưới nướcNhiều loài cá có những
đặc tính thích nghi tốt với các điều kiện ngoại cảnh, như cá rô phi không những sống
được trong môi trường nước ngọt mà còn sống được cả môi trường nước ngọt, nước mặn,
nước lợ và nước hơi phèn
Tôm: Tôm sống trong các thủy vực nước ngọt như: Sông, kênh rạch, ao như tôm
càng, tôm nước ngọt, bao gồm 2 họ: họ Palaemonidae và họ Alpheidae. Ấu trùng tôm
thường phát triển trong nước lợ khoảng 30 ngày, sau đó chúng biến thái thành tôm con và
bắt đầu đi vào môi trường nước ngọt sinh sống.
Tôm tự nhiên có sức sinh sản (số trứng/tôm và số ấu trùng/g tôm) cao hơn so với
tôm thương phẩm và tôm nuôi vỗ. Số lượng ấu trùng tăng theo sự gia tăng kích cỡ tôm
mẹ.
Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm nuôi vỗ cao hơn hơn so với nguồn tôm tự nhiên và tôm từ ao
nuôi thương phẩm. Tôm có kích cỡ từ 20-35 và >35 g/tôm cho tỉ lệ sống ấu trùng cao hơn
tôm có kích cỡ <20 g trong cùng một nguồn tôm.
d) Sinh vật phân hủy: là các vi khuẩn và nấm. Chúng sống đời sống hoại sinh( phân
hủy các chất hữu cơ).
- Vi khuẩn là một nhóm sinh vật có số lượng lớn cả ở trong lòng nước và ở đáy
hồ.
Nhờ sinh sản đơn giản bằng cách cắt ngang cơ thể, một cá thể có thể có thể cho hơn 4
nghìn vi khuẩn sau 6 giờ, còn sau 24 giờ cho 8 triệu. ước tính một ngày đêm thì sẽ có 115
triệu cá thể. Vi khuẩn là thức ăn rất cần thiết cho các loài động vật nguyên sinh, giáp xác
thấp, giun, trai ốc, ấu trùng, côn trùng và nhiều loài cá còn nhỏ. Chính vi khuẩn cố định
đạm Azotobacter, thậm chí cả vi khuẩn gây bệnh ly B.coli có trong nước bẩn cũng chính
là thức ăn ưa thích của các loài giáp xác lọc sống phù du và động vật đáy.
Khi nước có đủ oxy, nhờ hoạt động sống của vi khuẩn mà các chất hữu cơ phân hủy
tương đối mạnh: cacbon và hydro chuyển thành CO
2
và H

2
O, đạm của các hợp chất
prôtit thành nước tiểu và ammoniac. Những vi khuẩn nitrat hóa chuyển các hợp chất này
thành thành đạm nitrat, loại đạm mà tảo lục hấp phụ rất tốt. Theo tính toán của các nhà
khoa học (Vôrônôva, Lyănôvich, Astapôvich 1978) vai trò phân hủy của các chất hữu cơ
của vi khuẩn càng tăng ở những hồ có nhiều chất hữu cơ và nhiều thức ăn tinh. Trong
những hồ như thế thì vi khuẩn trong 150 ngày đêm sẽ tạo ra được khoảng 131 kg nito và
8 kg photpho cho 1 hecta mặt nước. Sau khi vi khuẩn chết, chúng lại phân hủy, vô cơ hóa
và một lần nữa lại tham gia vào chu trình sinh vật biến đổi vật chất.
3. SỰ TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
3.1 Đặc điểm chung của dòng vận chuyển năng lượng
Một trong những chức năng cơ bản của hệ sinh thái là thực hiện hoạt đông trao đổi
năng lượng giữa các thành phần của hệ sinh thái. Đặc điểm của dòng năng lượng đi qua
hệ sinh thái tuân theo các quy luật hệ nhiệt động cơ bản:
- Nó có thể đi qua hệ sinh thái bởi mạng lưới thức ăn và chuỗi thức ăn
- Nó có thể tích lũy trong hệ sinh thái như năng lượng hóa học trong nguyên
liệu động thực vật.
- Nó có thể ra khỏi hệ sinh thái ở dạng nhiệt hoặc sản phẩm nguyên liệu.
Năng lượng sử dụng trong hệ sinh thái tồn tại ở các dạng khác nhau. Có 4 dạng quan
trọng là:
- Năng lượng bức xạ, đó là năng lượng ánh sáng, được sắp xếp thành khổ
rộng lớn bởi các bước song điện từ phát ra từ mặt trời;
- Năng lượng hóa học là năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hóa
học như các chất dinh dưỡng trong đất, nước hoặc trong sinh khối sinh vật;
- Năng lượng nhiệt;
- Động năng là sự vận động năng lượng của cơ thể
3.2 Năng suất của hệ sinh thái hồ
Các hệ sinh thái có 2 loại năng suất:
Năng suất sơ cấp: đó là năng suất của sinh vật sản xuất
Năng suất thứ cấp: đó là năng suất của sinh vật tiêu thụ

Năng suất được tính là: Gam chất khô/m²/ngày
Dòng năng lượng hoạt động trong hệ sinh thái là một chức năng rất quan trọng.
Nhờ có sự hoạt động của dòng năng lượng mà hề sinh thái có thể tạo ra năng suất sinh
thái. Dòng năng lượng trao đổi ngày càng có hiệu quả thì năng suât sinh thái tạo ra càng
cao.
Nhiều nhà sinh thái học đã đánh giá được các hồ mà có sản lượng cá cao thường
thấy sinh khối của động vật phù du lớn hơn sinh khối của động vật dưới đáy. Mặt khác
cũng dưới tác dụng của chất thải hữu cơ thì động vật phù du cũng phát triển mạnh hơn
động vật đáy. trong mọi trường hợp người ta thu được hệ số tỉ lệ giữa sinh khối của sinh
vật thức ăn và sản lượng cá đều nhỏ hơn 1 và nằm trong phạm vi 0,17 – 0,72, trung bình
là 0,43. điều đó có nghĩa là để có một đơn vị tăng trọng của một loài cá trong hồ trong
bình cần đơn vì sinh khối trong hồ là 0,43.
Năng suất tự nhiên của các loài cá nhỏ thường cao hơn các loài cá trưởng thành.
Năng suất cá tự nhiên cao nghĩa sự tăng trưởng tốt nhất của cá trên một đơn vị diện tích
hồ đạt được khi trong hồ hệ sinh thái thật đa dạng phong phú về nhiều loại sinh vật khác
nhau.
3.3 Chu trình vật chất trong hệ sinh thái bốn hồ
Vật chất trong hệ sinh thái được trao đổi có tính tuần hoàn từ môi trường ngoài vào
cơ thể sinh vật rồi từ cơ thể sinh vật lại chuyển ra môi t trường ngoài tạo nên một chu
trình gọi là chu trình địa – sinh – hóa. Trong một chu trình như vậy thường có hai nguồn:
Nguồn dự trữ có một khối lượng lớn, khối lượng các chất này thường nằm ngoài
môi trường. Nhưng chúng vận chuyển trong chu trình tuần hoàn vật chất rất chậm và
thường nó không liên hệ nhiều lắm với sinh vật.
Nguồn trao đổi, có khối lượng nhỏ hơn nhiều, nhưng lại có những chất trao đổi
thường xuyên giữa sinh vật và môi trường xung quanh.
Sự chuyển hóa vật chất trong vực nước hồ được tiến hành theo thứ tự các bước sau:
- Các chất hữu cơ có trong đáy bùn được vi sinh vật phân hủy thành các
muối vô cơ làm giàu cho nước hồ.
- Vi khuẩn và tảo hấp phụ các muối dinh dưỡng vô cơ và các chất hữu cơ từ
nước hồ.

- Động vật phù du và động vật đáy bùn dùng tảo và vi khuẩn lam làm thức ăn
- Cuối cùng toàn bộ các chất hữu cơ của các sinh vật ở hồ được dùng làm
thức ăn cho các loài cá.
- Ngoài ra các bước chuyển hóa trên đều có những sản phẩm chết và thải của
sinh vật, những sản phẩm này được những sinh vật sống ở trong bùn đáy và
vi khuẩn nitrat hóa sử dụng và phân hủy thành muối vô cơ và các hợp chất
hữu cơ hòa tan trong nước hồ.
Với những bước chuyển hóa này trong khu vực nước hồ không ngừng diễn ra quá trình
tạo thành, phân hủy rồi lại tạo về dạng vô cơ. Trong chu trình chuyển hóa vật chất này
luôn luôn có một phần sinh cảnh (muối hóa tan, chất hữu cơ hòa tan…) chuyển thành các
sản phẩm hữu cơ của sinh vật ở nước, đồng thời lại có một bộ phận của sinh vật chuyển
hóa thành sinh cảnh (do quá trình trao đổi chất hoặc do xác của sinh vật phân hủy). Điểu
đó có nghĩa là trong quá trình phân hủy có một phần vật chất bị tách ra khỏi chu trình
chuyển hóa một thời gian hoặc vĩnh viễn không tham gia trở lại chu trình vật chất trong
vực nước hồ nữa. Phần vật chất này sẽ được tích tụ trong các nơi dự trữ ở trong hoặc
ngoài vực nước, ví dụ như khí CO
2
, O
2,
có thể thoát ra ngoài nước để vào khí quyển; các
chất hữu cơ đang bị phân hủy có thể lắng xuống và bị vùi lấp dưới nền đáy v.v.
Chu trình chuyển hóa vật chất trong vực nước hồ còn có mối quan hệ chặt chẽ với
các yếu tố của bên ngoài vực nước
Muối
khoáng
CO2 +E
Các SP
khác

Chất

hữu cơ
Chất
vẩn
muối dd vô cơ
hòa tan
Thực
vật
Động
vật
Vi
khuẩn
Chất
hữu cơ
hòa tan
Chất hữu cơ lắng đọng ở đáy hồ phân hủy
Sơ đồ tổng quát về chuyển hòa vật chất HST hồ
Các thành phần thức ăn tự nhiên trong vực nước và toàn bộ vực nước hợp thành
một hệ thống sinh thái luôn luôn thay đổi, luôn luôn có sự trao đổi vật chất và năng lượng
với bên ngoài. Sự trao đổi vật chất của hệ sinh thái được thức hiện nhờ năng lượng mặt
trời.
Trong chu trình chuyển hóa vật chất, lớp bùn đáy ở hồ không thuần túy chỉ là sự
thay đổi cấu trúc vật lý của đất, nó bao gồm một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, hữu cơ –
vô cơ và vô cơ; các chất này được hình thành do sự chết của các động vật và thực vật. Ở
những nơi có lớp bùn đáy, nhất là do xác thực vật sẽ làm tăng độ chua của đất, làm xấu rõ
rệt chế độ khí, gây ra thiếu oxy, gây phân giả tạo H
2
S, khí mêtan… không thuận lợi cho
thủy sinh vật và cá trong hồ.
4. SỰ THÍCH ỨNG CỦA THỦY SINH VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HỒ
4.1 Sự thích nghi với điều kiện môi trường.

×