Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.44 KB, 24 trang )

Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
BÀI SỐ XV
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ NỘI BỘ
Nội dung thực hành:
2.1. Thực hành cài đặt hệ thống thư điện tử nội bộ
Trước khi thực hiện cài đặt Mail server, cần đảm bảo rằng hệ thống mạng nội bộ
của chúng ta đã hoạt động ổn định. Đồng thời, chúng ta cần xây dựng một DNS server
nhằm cung cấp tên miền cho hệ thống thư điện tử nội bộ.
Trong phần thực hành này, chúng ta sẽ cài đặt hệ thống thư điện tử nội bộ
(Mail Offline) trên máy Mail1 (192.168.61.4) với phần mềm MDaemon và tên miền là
domain.com. Các bước thực hiện như sau:
1. Từ nguồn cài đặt MDaemon từ đĩa CD-ROM, ổ đĩa cứng hoặc server trên
mạng, chạy file md701_en.exe để bắt đầu tiến trình cài đặt MDaemon.
2. Màn hình Welcome To MDaemon xuất hiện, nhấn nút Next.
3. Hộp thoại License Agreement xuất hiện. Vui lòng đọc những thông tin về
bản quyền phần mền, và nhấn nút I Agree.
4. Thay đổi thư mục gốc dùng để cài đặt MDaemon bằng cách nhấn nút
Browse trên hộp thoại Select Destination Directory. Nhấn nút Next.
1
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
5. Trong hộp thoại Registration Information, nhập thông tin đăng ký bản
quyền. Nếu chúng ta muốn cài đặt để dùng thử, chúng ta để trống mục
Registration key. Nhấn nút Next.
6. Trong hộp thoại Ready to Install, nhấn nút Next để đồng ý với những thiết
lập và bắt đầu cài đặt MDaemon vào hệ thống.
7. Sau một vài phút sao chép những file cần thiết vào hệ thống
8. Hộp thoại What Is Your Domain Name xuất hiện, chúng ta nhập tên miền
của mạng nội bộ vào mục Domain name. Trong trường hợp trong hệ thống mạng nội
bộ không thể xây dựng DNS server, đồng thời có thể kết nối Internet. Chúng ta kích
chọn mục Click here to register a domain using the DNS4Me dynamic DNS
service. Dịch vụ này được đăng ký tại website nhằm cung


2
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
cấp cho chúng ta một tên miền, ngay cả khi chúng ta không có một địa chỉ IP cố định
(fixed IP address). Nhấn nút Next.
9. Trong hộp thoại Please Setup Your First Account, chúng ta nhập thông tin
để tạo account đầu tiên trên MDaemon. Nhập tên đầy đủ vào mục Full name, tên của
hộp thư của account này vào mục Mailbox, và nhập mật khẩu vào mục Password.
Để tạo một mật khẩu với độ an toàn cao, chúng ta nên sử dụng một tập hợp bao
gồm những ký tự thường, hoa, số và cả những ký tự đặc biệt (*, @, # ). Đồng thời
độ dài của mật khẩu nên từ 6 đến 12 ký tự và không được trùng với tên đầy đủ hoặc tên
của hộp thư.
Chú ý: Nếu nhập mật khẩu không đủ 6 ký tự, trình cài đặt sẽ không cho phép
chúng ta thực hiện các bước tiếp theo.
Cần chú ý rằng mục This account is an administrator - full configuration
access is granted đã được đánh dấu để chỉ định rằng account này có quyền quản trị
MDaemon. Nhấn nút Next.
3
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
10. Trong hộp thoại Please Setup Your DNS, kích chọn mục Use Windows
DNS settings và nhập địa chỉ IP của DNS server chính và DNS server dự phòng vào
các mục Primary DNS IP Address và Backup DNS IP Address. Nhấn nút Next.
4
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
11. Trong hộp thoại Please Setup Your Operating Mode, chúng ta chọn một
trong hai chế độ hoạt động của MDaemon:
• Run MDaemon in 'Easy' mode: Chế độ này hiển thị những thành phần
cần thiết cho Mail server.
• Run MDaemon in 'Advanced' mode: Chế độ này hiển thị tất cả các
chức năng của Mail server và cung cấp khả năng tùy biến cao nhất đối
với Administrator.

12. Nhấn nút Next.
13. Trong hộp thoại Please Setup Your Service Settings, đánh dấu chọn mục
Setup MDaemon as a system service để MDaemon tự động khởi chạy mỗi khi
Windows khởi động. Nhấn nút Next.
14. Sau một vài phút, hộp thoại Finished xuất hiện, Nhấn nút Finish trên hộp
thoại này để hoàn thành tiến trình cài đặt.
Chú ý: Trong trường hợp sử dụng phiên bản thử nghiệm, ngay khi nhấn nút
Finish, hộp thông báo của trình cài đặt cho biết MDaemon đã sinh ra một khóa đăng
ký để chúng ta sử dụng trong 30 ngày. Sau khi tham khảo chi tiết bản thông báo để
nắm thông tin, nhấn nút OK.
5
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ

15. Cửa sổ quản trị MDaemon xuất hiện.
Sau khi thực hiện các bước cài đặt như trên, MDaemon Mail server của chúng ta
đã có thể hoạt động với vai trò của một Mail server trong mạng nội bộ. Nhưng để mỗi
user trong mạng có thể trao đổi công việc qua email, chúng ta phải tạo cho mỗi user
một account. Các bước sau đây sẽ hướng dẫn chúng ta tạo một account user trên
MDaemon Mail server.

6
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
1. Trên menu Accounts của cửa sổ quản trị MDaemon, chọn Account
Manager.
2. Trong hộp thoại Account Manager, có hai account đã được tạo sẵn là
MDaemon và account quản trị (trong trường hợp này là tthai). Chúng ta nhấn nút New
để tạo một account mới.
3. Trong hộp thoại Account Editor, chúng ta nhập tên đầy đủ của user vào
mục Full name, nhập tên hộp thư vào mục Mailbox (đây cũng chính là account user
để đăng nhập và sử dụng hệ thống thư điện tử). Cuối cùng, chúng ta nhập mật khẩu cho

account user vào mục Password.
7
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Chú ý: Nếu mật khẩu chúng ta đưa vào không phù hợp với những yêu cầu của
một mật khẩu tốt (tập hợp của những ký tự thường, hoa, số, ký tự đặc biệt và ít nhất 6
ký tự), chúng ta sẽ nhận được thông báo sau:
8
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Trong trường hợp này, chúng ta cần nhập lại mật khẩu thỏa mãn tập hợp những
điều kiện đã nêu.
4. Nhấn nút OK trên hộp thoại Account Editor để hoàn thành việc tạo một
account user trên MDaemon.
5. Nhấn nút OK để đóng hộp thoại Account Manager.
2.2. Thực hành cấu hình Microsoft Outlook gửi nhận thư điện tử nội bộ
Microsoft Outlook là tiện ứng dụng gửi nhận thư điện tử được sử dụng khá phổ
biến. Tích hợp trong bộ Microsoft Office của hãng Microsoft, phiên bản này ngày càng
được hoàn thiện.
Trong phần thực hành này, chúng ta sẽ cấu hình Microsoft Office Outlook 2003
để gửi nhận thư điện tử với MDaemon Mail server đã thiết lập ở trên. Các bước thực
hiện như sau:
1. Trên máy Client1 (đã được cài đặt Microsoft Office Outlook 2003), chúng ta
kích chọn Microsoft Office Outlook 2003 từ menu Microsoft Office.
2. Hộp thoại Outlook 2003 Startup xuất hiện, nhấn nút Next.
3. Trong hộp thoại E-mail Accounts, chọn Yes để đồng ý cấu hình Outlook kết
nối đến Mail Server.
4. Trong hộp thoại Server Type, chúng ta chọn giao thức POP3 (Post Office
Protocol 3) để kết nối đến Mail server và tải email về máy trạm.
5. Trong hộp thoại Internet E-mail Settings (POP3), chúng ta nhập những
thông tin liên quan đến account user và Mail server.
• Thông tin account user: Nhập tên đầy đủ và địa chỉ email đã tạo trên

MDaemon vào các mục Your Name và E-mail Address. Điền tên
đăng nhập và mật khẩu vào các mục User Name và Password để
đăng nhập vào Outlook mỗi lần sử dụng.
• Thông tin Mail server: Nhập tên của Mail server (trong trường hợp này là
mail.domain.com) vào các mục Incoming mail server (POP3) và
Outgoing mail server (SMTP).
Chú ý: mail.domain.com là tên của Mail server đã được cấu hình trong
DNS server trên hệ thống mạng của chúng ta. Đó là một record với địa chỉ IP là
192.168.61.2. Bên cạnh tên này, chúng ta cũng có thể điền trực tiếp địa chỉ vào hai
mục của phần Server Information.
9
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
6. Nhấn nút Test Account Settings để kiểm tra những thông số thiết lập cho
account user. Nếu kết quả trả về là hộp thoại chúc mừng với trạng thái kiểm tra
Completed, chúng ta đã cấu hình thành công. Ngược lại, cần kiểm tra lại địa chỉ email,
tên của Mail server (mail.domain.com), và một số thông tin liên quan để cấu hình lại
một cách chính xác.
10
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
7. Nhấn nút Close để đóng hộp thoại Test Account Settings.
8. Nhấn nút Next trên hộp thoại Internet E-mail Settings (POP3).
9. Trong hộp thoại Congratulations, nhấn nút Finish để hoàn thành tiến trình
cấu hình cho một account user gửi nhập email trong Microsoft Office Outlook 2003.
10. Sau một vài giây, cửa sổ Microsoft Outlook xuất hiện với một email chúc
mừng được trình này gửi tự động.
11. Để soạn và gửi một email trong Microsoft Outlook, từ menu File, chọn
New/ Mail Message hoặc nhấn chuột vào biểu tượng New trên thanh công cụ.
12. Trong màn hình soạn email, chúng ta nhập địa chỉ người nhận, chủ đề và
nội dung email lần lượt vào các mục To, Subject và vùng soạn thảo ngay bên dưới.
Sau khi soạn email xong, nhấn nút Send để gửi email này đến người nhận.

Nếu muốn đính kèm file cùng với email, chọn File từ menu Insert hoặc kích
vào biểu tượng Insert File. Trong hộp thoại Insert File, di chuyển đến vị trí lưu file
cần đính kèm và nhấn chuột lên file để chọn. Nếu muốn chọn nhiều file, chúng ta nhấn
phím Shift hoặc Ctrl và kích chuột lên các file để chọn.
11
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Chú ý: Sau khi chúng ta nhấn nút Send, sau một vài giây, nếu địa chỉ người
nhận chưa được tạo, trong hộp mail của chúng ta sẽ xuất hiện một email do Mail server
gửi về thông báo rằng email của chúng ta không thể chuyển được đến người nhận.
Trong trường hợp này, chúng ta cần đăng nhập vào Mail server và kiểm tra lại
sự tồn tại của địa chỉ người nhận này.
Bên cạnh những hướng dẫn cơ bản trên đây, chúng ta cần tham khảo thêm trong
phần hỗ trợ trực tuyến của ứng dụng Outlook để thực hiện bổ sung các thao tác
tùy biến, cấu hình cũng như sử dụng những chức năng hữu ích mà ứng dụng này cung
cấp.
12
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
2.3. Thực hành sử dụng webmail gửi nhận thư điện tử
Trong bộ nguồn của ứng dụng MDaemon, khi chúng ta cài đặt vào hệ thống,
bên cạnh chức năng của một Mail server, trình cài đặt cũng đính kèm một ứng dụng
webmail cho phép người dùng có thể gửi nhận email thông qua địa chỉ truy cập
http://<server_name>:3000. Trong trường hợp của chúng ta là
:3000.
Đặc điểm khác biệt trong việc gửi nhận email giữa webmail và
Microsoft Outlook được cấu hình POP3 đó là,
• Microsoft Outlook (POP3): Hệ thống email được tải hoàn toàn về máy
trạm. Do vậy, chúng ta chỉ có thể xem và quản lý email trên một máy
trạm. Tuy nhiên, với ứng dụng này, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề về
dung lượng lưu trữ trên Mail server bị quá tải.
• Webmail: Hệ thống email của chúng ta nằm toàn bộ trên Mail server.

Do đó, chúng ta có thể đọc email mà không cần quan tâm rằng mình
đang làm việc ở máy nào trong mạng nội bộ. Webmail đòi hỏi
Mail server phải có một dung lượng lưu trữ tương ứng với số lượng của
như thời gian sử dụng.
Để truy cập sử dụng webmail để gửi nhận email, chúng ta thực hiện các bước
như sau:
1. Trên trình duyệt của máy trạm, nhập địa chỉ truy cập Mail server và nhấn
phím Enter. Trong trường hợp của mình, chúng ta nhập
:3000.
2. Cửa sổ đăng nhập xuất hiện, chúng ta nhập account user và mật khẩu để
đăng nhập vào hộp thư của mình. Account user và mật khẩu này do người quản trị
mạng của chúng ta cung cấp. Ví dụ, để đăng nhập vào hộp thư của nktuan, chúng ta
nhập account user và mật khẩu của người dùng này. Nhấn phím Enter.
13
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
3. Sau khi đăng nhập thành công, chúng ta sẽ đến giao diện chính của webmail.
Các thao tác gửi nhận email nhìn chung cũng tương tự như Microsoft Outlook.
Chúng ta cũng nhấn chuột vào biểu tượng Compose để soạn email mới. Sau khi điền
thông tin vào các mục cần thiết như To, Subject, Nội dung,…chúng ta nhấn nút
Send Now để gửi thư điện tử.
Đối với trường hợp muốn kiểm tra xem trong thời điểm đã đăng nhập, có email
mới nào vừa được gửi tới hay không, chúng ta chọn Refresh từ menu View hoặc nhấn
phím F5.
Nếu muốn thực hiện các chức năng mở rộng như: tùy biến giao diện, thay đổi
ngôn ngữ hiển thị, thay đổi mật khẩu, thiết lập chế độ trả lời tự động,…chúng ta kích
chọn mục Options và thực hiện những thay đổi theo hướng dẫn trực tuyến.
14
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Như vậy, để gửi nhận thư điện tử nội bộ, chúng ta có thể sử dụng một trong hai
công cụ là webmail hoặc Microsoft Outlook. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm

riêng. Do vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chúng ta có những chọn lựa thích
hợp.
2.4. Quản trị hệ thống thư điện tử nội bộ
Với những thao tác cài đặt và cấu hình cơ bản về Mail server đã trình bày ở trên,
chúng ta đã có thể sử dụng hệ thống thư điện tử trong mạng nội bộ. Tuy nhiên, để quản
lý, kiểm soát và theo dõi hoạt động của hệ thống này cũng như thực hiện những thao
tác cấu hình nâng cao chẳng hạn như tạo maillist, chuyển đổi cơ sở dữ liệu lưu trữ
account user, giới hạn dung lượng hộp thư cho mỗi người dùng…chúng ta cần phải
thực hiện những thao tác cấu hình nâng cao.
Trong phần này, chúng ta sẽ thực hành giới hạn dung lượng hộp thư của mỗi
người dùng, tạo maillist, chuyển đổi cơ sở dữ liệu lưu trữ account user và một số chức
năng khác.
Giới hạn dung lượng hộp thư của user.
Theo mặc định, dung lượng hộp thư của mỗi account user có độ lớn tùy thuộc
vào giới hạn của dung lượng ổ đĩa cài đặt MDaemon. Tuy nhiên, để có thể giới hạn
15
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
một dung lượng nhất định cho một hộp thư nhằm đơn giản cho công tác quản lý, chúng
ta thực hiện các bước như sau:
• Trong hộp thoại Account Manager, kích chọn một account user (trong
trường hợp này là phnhan) và nhấn nút Edit.
• Trên tab Quotas, đánh dấu chọn vào mục This account must observer
these quota settings trong phần Quota options.
• Nhập giá trị (KB) tương ứng với hộp thư dự định cấp cho user vào mục
Maximum disk space allowed.
• Nhấn nút OK để đồng ý với những thiết lập và kết thúc thao tác giới hạn
dung lượng hộp mail của mỗi account user.
Từ bước này, mỗi khi email được gửi đến một hộp thư mà dung lượng đã vượt
mức cho phép, thông báo sau sẽ xuất hiện trên màn hình đối với webmail.
Đối với Microsoft Outlook, chúng ta sẽ nhận được một email được gửi từ trình

MDaemon để thông báo rằng email này đã gửi đến một hộp thư vượt quá dung lượng
cho phép.
Tạo maillist.
Maillist là một địa chỉ mail mà trong đó bao gồm một danh sách địa chỉ mail của
các thành viên. Mục đích của loại hình địa chỉ này là dùng để phục vụ nhu cầu gửi
nhận email đến một nhóm những người dùng tương đối cố định, ví dụ như maillist bao
gồm các địa chỉ mail của những chuyên viên thuộc một phòng trong một tổ chức.
Để tạo một maillist, chúng ta thực hiện các bước như sau:
• Chọn New List từ menu Lists.
• Trên tab Options, nhập tên của maillist vào mục Name.
• Trên tab Members, kích chọn các địa chỉ mail của các account user trong
mục New member email, và nhấn nút Add. Thực hiện lần lượt thao tác
này cho đến khi đã bổ sung đầy đủ các địa chỉ mail thành viên vào
maillist.
16
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
• Nhấn nút OK để đồng ý với những thiết lập và kết thúc thao tác tạo
maillist.
Kể từ lúc này, khi muốn gửi email đến một nhóm, thay vì phải nhập toàn bộ các
địa chỉ của các thành viên, chúng ta chỉ cần đưa vào địa chỉ maillist.
Chuyển đổi cơ sở dữ liệu lưu trữ account user.
Mặc định khi cài đặt MDaemon, cơ sở dữ liệu lưu trữ các account user của Mail
server được lưu ở trong một file có tên là USERLIST.DAT trên ổ đĩa cứng. Đây là
một cách lưu trữ truyền thống được sử dụng trên MDaemon. Thao tác này hầu như
không đòi hỏi các thao tác cấu hình gì đặc biệt.
Bên cạnh phương pháp này, MDaemon cũng hỗ trợ hai phương pháp lưu trữ
khác:
• LDAP server: Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến. Tất cả các
dữ liệu về account user sẽ được tổ chức lưu trữ một cách tập trung trên
server này. LDAP server rất hiệu quả trong khi thực hiện các thao tác

truy vấn nhưng lại khá chậm khi tiến hành cập nhật hoặc thêm mới dữ
liệu.
• ODBC: Với phương pháp này, tất cả các account user được lưu trữ trong
cơ sở dữ liệu ODBC. Ưu điểm của ODBC là chúng ta có thể sử dụng các
công cụ về cơ sở dữ liệu để thực hiện các thao tác thêm mới, chỉnh sửa
hoặc loại bỏ account user một cách dễ dàng.
Để thay đổi phương pháp lưu trữ, chọn Account Database từ menu Accounts và
chọn một trong ba phương pháp đã nêu.
Chú ý: Với hai phương pháp LDAP server và ODBC, trước khi chọn các tùy
chọn này, chúng ta cần đảm bảo rằng đã xây dựng LDAP server cũng như cơ sở dữ liệu
ODBC tương ứng.
Ngoài ra, MDaemon Mail server cũng tích hợp sẵn một số cơ chế về bảo mật
nhằm tăng cường khả năng an ninh cho hệ thống thư điện tử chẳng hạn như kích hoạt
khả năng lọc nội dung mail, chống spam. Chúng ta có thể thực hiện cấu hình các chức
năng này tại menu Security và tham khảo tài liệu trực tuyến được đính kèm trong
MDaemon.
2.5. Quản trị từ xa với webAdmin
Bên cạnh khả năng quản trị Mail server tại máy tính cài đặt MDaemon, chúng ta
cũng có thể thực hiện các thao tác quản trị Mail server từ xa thông qua một ứng dụng
web (WebAdmin). Để có thể sử dụng ứng dụng quản trị này, chúng ta cài đặt công cụ
WebAdmin được phân phối cùng với MDaemon Mail server.
17
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Sau khi cài đặt, mặc định WebAdmin chạy trên cổng 1000. Trên cửa sổ trình
duyệt tại một máy tính bất kỳ trong mạng, chúng ta có thể chạy trang quản trị bằng địa
chỉ :1000.
Chúng ta cũng có thể truy cập trực tiếp trên địa chỉ IP trong trường hợp DNS
server chưa được xây dựng hoặc gặp sự cố. Trong trường hợp của chúng ta là
http://192.168.61.2:1000.
18

Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Sau khi đăng nhập thành công, chúng ta có thể thực hiện hầu hết các chức năng
quản trị Mail server như trên trình quản trị tại máy tính cài đặt MDaemon Mail server.
Chẳng hạn như: theo dõivà thay đổi trạng thái của dịch vụ MDaemon, quản trị account
user, quản trị maillist, thay đổi các thông tin cấu hình…thiết lập lại cơ chế chống spam,
lọc nội dung mail…
2.6. Kiểm tra hoạt động của hệ thống thư điện tử
Để kiểm tra hoạt động của hệ thống thư điện tử nội bộ, chúng ta tạo thêm một
account user để gửi nhận email với account user đã tạo trong phần trên. Sau đó, sử
dụng Microsoft Outlook hoặc webmail để gửi nhận email trên hai máy tính của hai
account user này. Các bước thực hiện để kiểm tra như sau:
1. Trên MDaemon Mail server, chúng ta sử dụng Account Manager để tạo
thêm một account user thứ hai (trong trường hợp này là phnhan – Phạm Hồng Nhân).
2. Trên máy tính Client1 (nktuan), mở Microsoft Outlook hoặc webmail, chọn
chức năng soạn thư (compose) và nhập nội dung vào đó. Nhớ nhập địa chỉ
vào mục To.
3. Sau khi đã chắc chắn về nội dung, tiêu đề và địa chỉ của người nhận đã được
điền vào, nhấn nút Send để gửi email.
19
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
4. Trên máy Client2 (phnhan), mở mở Microsoft Outlook hoặc webmail. Nhấn
nút Send/Receive nếu chúng ta không kích hoạt chức năng gửi nhận email tự động.
5. Nếu thao tác gửi nhận thành công, trong mục Inbox của account user
phnhan sẽ có email mà account user nktuan vừa gửi. Ngược lại, chúng ta cần kiểm tra
lại các bước cấu hình trên MDaemon Mail server và những thiết lập trên Microsoft
Outlook.
6. Thực hiện tương tự thao tác như trên để gửi email từ Client2 (phnhan) đến
Client1 (nktuan).
7. Nếu các thao tác gửi nhận trên đây được thực hiện thành công, chúng ta có
thể triển khai hệ thống thư điện tử nội bộ này tại đơn vị.

2.7. Giám sát hoạt động của hệ thống thư điện tử
Trên cửa sổ của trình quản trị cũng như trên WebAdmin, chúng ta có thể kiểm
tra, giám sát và theo dõi hoạt động gửi nhận email của các account user trong mạng. Ví
dụ như, để theo dõi các hoạt động gửi email từ máy trạm đến Mail server, chúng ta
kích chọn tab SMTP (in) ở panel bên phải.
Với Microsoft Outlook gửi nhận email trên giao thức POP3, chúng ta xem ở
tab POP.
20
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Với webmail, chúng ta có thể xem ở tab WorldClient. Thông tin trên tab này là
hàng loạt các phiên làm việc (session) được thiết lập trong quá trình duyệt web, gửi
nhận các yêu cầu.
21
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Với Spam, chúng ta có thể xem thông tin ở tab AntiSpam để biết trạng thái lọc,
kiểm tra spam đối với mỗi email được gửi đến server.
Trên tab Routing, chúng ta có thể xem thông tin về khả năng phân phối email
khi nhận được từ người gửi đến người nhận.
Chúng ta cũng có thể xem trạng thái lọc nội dung trên tab Content Filter.
22
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
23
Bài XI: Xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ
Tổng kết bài:
1.
2.
24

×