Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Rối loạn mất tập trung và tăng động ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.9 KB, 8 trang )

Rối loạn mất tập trung và tăng động
Một số điểm cần chú ý
Rối loạn mất tập trung và tăng động (ADHD = attension
deficid and hyperactivity disorder) có biểu hiện: suy nghĩ
cứ lướt qua, không đọng lại trong bộ nhớ (thiếu tập trung),
liên tục chuyển từ hoạt động dang dở này sang hoạt động
dang dở khác (tăng động). Ví dụ: từ nhà, trẻ có ý nghĩ
xuống sân chơi, trên đường đi không nhớ ý nghĩ đó, xuất
hiện ý nghĩ mới nên rẽ vào một phòng nào đó, đến đó lại
không nhớ để làm gì, xuất hiện ý nghĩ mới khác, lại rẽ vào
lối khác nữa. Tương tự thế, trẻ không nhớ để hoàn thành
điều bố mẹ dặn, học tập sa sút (chứ không phải là kém trí
tuệ); thiếu khả năng suy nghĩ khi hành động (chạy xổ ra
đường nhặt bóng mà không biết sẽ bị vướng xe cộ); có tính
khí thay đổi thất thường, dễ nổi sung, cáu gắt, bực tức,
khóc lóc vô lối.
Trước đây, các nhà nghiên cứu giả định: não của các trẻ
này ở trong trạng thái kích thích nhưng cường độ kích thích
này chưa đến ngưỡng cần thiết thì lại chuyển qua sự kích
thích khác cũng ở mức như vậy và liền đó sinh ra mất tập
trung và tăng động.
Mới đây, nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Lancet cho
biết: não bộ trẻ mắc chứng ADHD có sự rối loạn phát triển
thần kinh, trong đó có các đoạn DNA bị mất hoặc nhân đôi
(gọi là biến thể số lượng bản sao - CNVs) và có mối liên
quan với các biến thể gen trước đây được xác định là gây ra
bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt. Phân tích trên 1.000 mẫu
trong 366 trẻ được chẩn đoán mắc chứng ADHD, nhóm
nghiên cứu Trường Đại học Cardiff thấy: não bộ của chúng
có CNVs cao gấp đôi so với não của trẻ không mắc chứng
ADHD. Cũng thấy có sự chồng chéo giữa khu vực có nhiều


CNVs và khu vực có biến thể gen gây ra bệnh tự kỷ, tâm
thần phân liệt, chủ yếu trên nhiễm sắc thể thứ 16.

Việc dùng thuốc và không dùng thuốc
Vì giả định rằng, ADHD là do kích thích liên tục nhưng
cường độ ở dưới ngưỡng cần thiết nên một số nước cho
dùng các thuốc kích thích tâm thần để đưa các kích thích
đến ngưỡng cần thiết nhằm giúp cho trẻ tập trung, không bị
tăng động. Thật ra, trẻ mắc chứng ADHD bị nhà trường kỳ
thị cho là không vâng lời thậm chí là mất dạy, phá phách;
đôi khi phụ huynh cũng xuôi chiều theo nhận định này nên
ép chúng dùng thuốc. Khi dùng thuốc thấy thu được một số
lợi ích nhưng chưa có thử nghiệm nào chứng minh là có
hiệu quả, đặc biệt chưa có thử nghiệm nào chứng minh an
toàn khi dùng lâu dài. Thuốc một số nước cho dùng như:
amphetamin, methylphedinat (MPH), atomoxetin cũng ở
trong tình trạng chưa được nghiên cứu đầy đủ này. Nguy
hại chung nhất đã thấy khi dùng các thuốc này là khi lớn
lên trẻ trở thành người thụ động, hoạt động máy móc và
không thể sống bình thường nếu thiếu thuốc. Ngoài ra, mỗi
thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác.
Cũng cần nói thêm, một số phụ huynh không cho trẻ khám
với các chuyên gia sức khỏe tâm thần mà nhìn nhận sai lầm
rằng hành vi thiếu tập trung và tăng động là một trạng thái
kích thích và tự ý cho dùng các thuốc ức chế tâm thần thần
kinh. Đây lại là cách dùng thuốc sai lầm từ gốc, đưa đến
những hậu quả còn nặng nề hơn.
Nguy hiểm của một số thuốc
Amphetamin: là thuốc kích thích tâm thần tăng sự chú ý,
tỉnh táo, giảm mệt mỏi. Rất ít nước cho dùng. Tác hại: gây

rối loạn tâm thần và các chức năng khác. Lúc đầu tạo ra
trạng thái hứng khởi, cuồng nhiệt giả tạo (tăng và bóp méo
cảm giác: cảm thấy tự tin, có quyền lực; tỉnh táo, không
ngủ, quên ngủ; không kiểm soát được cử động (lắc lư), hoạt
động tăng; nói nhiều nhưng không ý thức được lời nói (dễ
giao tiếp thân thiện nhưng cũng dễ gây xung đột). Sau đó là
tạo ra trạng thái ngộ độc, suy kiệt (đỏ bừng mặt, khô
miệng, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng nhịp thở, đổ mồ
hôi, tiêu chảy, táo bón, mờ mắt, co giật, miệng khô, ngứa,
rối loạn cương). Gây hội chứng lệ thuộc thuốc, nghiện: làm
tăng dopamin, norepinephrin, serotonin ở não; đặc biệt loại
serotonin giống với serotonin tại vùng bờ rìa và vỏ não, tác
động lên thụ thể glutamatergic (kéo dài từ vùng bụng đến
vùng trước trán), gây nên sự “tưởng thưởng, lạc thú”; khi
ngừng thuốc sinh ra các triệu chứng: lo âu, trầm cảm mệt
mỏi, ngủ nhiều, thèm ăn, cáu kỉnh, kích động, có ý nghĩ tự
sát.
Methylphedinat (MPH): là thuốc kích thích tâm thần. Khá
nhiều nước cho phép dùng, thậm chí là thuốc chủ yếu, phổ
biến.
Tác hại: gây hội chứng rối loạn tâm thần. Dùng vài tuần có
0,1%, dùng nhiều tháng hay nhiều năm có 6% bị hội chứng
này, bao gồm: tâm thần phân liệt, hoang tưởng, ảo giác (về
âm thanh, thị giác), có cảm giác bị người khác hại, lo âu
hay quá thoải mái (phởn phơ), dễ nhạy cảm, nhầm lẫn,
hoang tưởng kiểu paranoid (cho mình có ưu thế, kích động,
hung hăng bạo lực, tự cho mình có tội). Gây hội chứng lệ
thuộc thuốc, nghiện bao gồm các hội chứng rối loạn tâm
thần (nói trên), trầm cảm, đặc biệt làm cho bệnh tiến triển
xấu đi. Ảnh hưởng tới một số chức năng khác: thay đổi

huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, tim nhanh, hồi
hộp, chóng mặt, buồn ngủ, đổ nhiều mồ hôi, mụn, buồn
nôn, tăng cảm (nổi mẩn, mề đay, sốt, tróc da), ban đỏ nhiều
dạng (xuất huyết, giảm tiểu cầu, viêm mạch hoại tử), chậm
phát triển thể chất, chiều cao. Dùng quá liều sẽ bị cả rối
loạn tâm thần, thay đổi chức năng (như trên), nổi bật nhất
là bị kích động, thờ ơ, tăng huyết áp, tim nhanh, rối loạn
nhịp, động kinh, tăng thân nhiệt (có thể bị hội chứng an
thần kinh ác tính). Có thể làm thay đổi cấu trúc và chức
năng não: đã thấy trên súc vật thí nghiệm. Nếu trẻ không
mắc ADHD mà dùng MPH thì có thể bị điều này mà không
biết.
Atomoxetin thuốc mới chỉ nghiên cứu trên thanh thiếu
niên, người lớn; chưa nghiên cứu cho trẻ dưới 6 tuổi. Có
hoạt tính tái nắm bắt norepinephrin. Một số nước cho dùng
trong ADHD, song không phổ biến như MPH.
Tác hại: gây hội chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm (nếu
dùng kéo dài) thay đổi tâm trạng, mất ngủ, hồi hộp, co giật,
gây hưng cảm ở thanh thiếu niên (không có tiền sử trước
khi dùng thuốc) đặc biệt gây bất thường trong suy nghĩ, tự
gây thương tích, tự sát. Gây lệ thuộc thuốc, nghiện, song
nhẹ hơn và ít bị lạm dụng hơn MPH (chưa nghiên cứu đầy
đủ). Trên các chức năng khác: tăng huyết áp, tim nhanh, đổ
mồ hôi, buồn nôn, khô miệng, táo bón, giảm thèm ăn, khó
tiểu tiện, thay đổi tính dục, thay đổi thể trọng, ảnh hưởng
đến chức năng gan nhưng có hồi phục. Quá liều sẽ bị buồn
ngủ, giãn đồng tử, mờ mắt, tim nhanh, rối loạn tiêu hóa,
kích động, tăng động, có hành vi bất thường.
Nước ta chưa cho phép dùng các thuốc trên chữa ADHD
nhưng cũng có dùng để chữa các bệnh tâm thần, thần kinh

khác. Khi nghi trẻ mắc ADHD cần đưa đến các chuyên gia
sức khỏe tâm thần để được tư vấn về cách giáo dục. Cần
tránh tự ý dùng các thuốc kích thích tâm thần, thần kinh nói
trên chữa ADHD; mặt khác cũng không tự ý dùng các
thuốc ức chế tâm thần, thần kinh khác vì sẽ có hại.


×