Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giáo trình thiết kế trên máy vi tính docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 61 trang )

AutoCAD 3D
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG






THIẾT KẾ
TRÊN MÁY VI TÍNH
Dùng cho sinh viên ngành động lực





Biên soạn: Nguyễn Quang Trung




BS: Nguyễn Quang Trung 1
AutoCAD 3D
Nội dung giáo trình

Phần 1
AUTOCAD3D
Phần 2


AUTOLISP






















BS: Nguyễn Quang Trung 2
AutoCAD 3D

Phần1. AUTOCAD 3D
Chương1. Cơ sở tạo mô hình 3D
1.1. Mô hình 3D và phần mềm CAD
¾ Các mô hình 3D không chỉ là một đối tượng mà là hình ảnh thực của vật thể.

¾ Mô hình 3D đóng vai trò quan trọng trong thiết kế kỹ thuật. Có thể chuyển từ mô
hình 3D sang 2D.
¾ Mô hình 3D là công cụ mô hình hoá bằng máy tính.
¾ Mô hình 3D là một lĩnh vực phát triển nhanh chống trong CAD. Ta có thể xuất mô
hình 3D của AutoCAD thành các định dạng DXF, GES, STL, … để chuyển đổi dữ
liệu cho các phần mềm CAD, CAD/CAM, …
¾ Trên mô hình 3D ta có th
ể gán vật liệu, ánh sáng và tô bóng để tạo hình ảnh thật
của vật thể. Điều này rất cần thiết để biểu diễn mô hình trrong các giai đoạn thiết
kế và thiết lập tài liệu thiết kế.
1.2. Giới thiệu các mô hình 3D
• Mô hình 2 ½ chiều: Mô hình này được tạo theo nguyên tắc kéo các đối tượng 2D
theo trục Z thành các mặt 2 ½ chiều.
• Mô hình khung dây (Wireframe modeling)
• Mô hình mặt cong (Surface modeling)
• Mô hình Solid (Solid modeling)


Mô hình 2 ½ chiều

BS: Nguyễn Quang Trung 3
AutoCAD 3D










Hỗnh 1.1. Mọ hỗnh õổồỹc taỷo bũn
g
caùc mỷt 2 ẵ chióửu

BS: Nguyn Quang Trung 4
AutoCAD 3D


Hình 1.2. Mô hình khung dây





Hình 1.3. Mô hình mặt cong

BS: Nguyễn Quang Trung 5
AutoCAD 3D

Hình 1.4. Mô hình Solid bánh răng (Solid modeling)
1.3. Các phương pháp nhập toạ độ điểm trong không gian ba chiều
) Trực tiếp dung phím chọn (Pick) của chuột kết hợp với các phương pháp truy bắt
điểm.
) Bằng toạ độ tuyệt đối: X,Y,Z → Nhập toạ độ tuyệt đối so với gốc tạo độ (0,0,0).
) Bằng toạ độ tương đối: @X,Y,Z → Nhập toạ độ so với điểm được xác định cuối
cùng nhất.
) Bằng toạ độ trụ tương đối: @dist<angle,Z → Nhập vào khoảng cách (dist), góc
(angle) trong mặt phẳng XY so với trục X và cao độ (Z) so với điểm được xác
định cuối cùng nhất trong bản vẽ.

) Bằng toạ độ cầu tương đối: @dist<angle<angle → Nhập vào khoảng cách (dist),
góc (angle) trong mặt phẳng XY và góc (angle) hợp với mặt phẳng XY so với
điểm xác định cuối cùng nhất trong bản vẽ.

BS: Nguyễn Quang Trung 6
AutoCAD 3D
BS: Nguyễn Quang Trung 7

P3(@5<45,5)
P1
(
0,0,0
)

P2(4,0,0)
Hình 1.5. Toạ độ trụ
P3(@5<45<45)
P1(0,0,0)
P2(4,0,0)

Hình 1.6. Toạ độ cầu
1.4. Quan sát mô hình ba chiều
á Quan sát bằng lệnh Vpoint: nhìn vật thể từ một hướng được xác định bằng tọa
điểm do người dùng nhập vào và gốc tọa độ, hoặc hướng nhìn đó được xác định
bằng góc nhìn.
Command: vpoint↵
Current view direction: VIEWDIR=0.0000,0.0000,1.0000
Specify a view point or [Rotate]
AutoCAD 3D
<display compass and tripod>:-1,-1,1↵ (nhập toạ độ điểm nhìn)


Hình 1.7. Quan sát bằng lệnh vpoint
á Tạo cảnh quan sát (lệnh View)
• Command:-VIEW ↵
• Enter an option [?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:
• Các lựa chọn:
 Save
Lưu lại hình ảnh đang hiện trên màn hình dưới dạng một ảnh có tên:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:S↵
View name to save:View1

 Restore
) Gọi lại lại phần ảnh đã được đặt tên
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:R↵
View name to Restore: View1

 Delete
Xoá một phần ảnh đã được đặt tên ra khỏi bản vẽ:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:D↵
Enter view name(s) to delete:View1
BS: Nguyễn Quang Trung 8
AutoCAD 3D
 ?
Liệt kê các phần ảnh đã được lưu trên bản vẽ:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:?↵
• Enter view name(s) to list <*>: ↵
Saved views (tên những ảnh đã được lưu)
View name Space
"ucs1" M
"ucs2" M

 Window
Lưu phần ảnh được xác định bởi một khung cửa sổ:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:W↵
Enter view name to save: v1
• Specify first corner: Nhập gốc thứ nhất
• Specify opposite corner: Nhập gốc đối diện
 Ucs:
L
ưu lại UCS hiện hành bởi một hình ảnh, lúc đó AutoCAD sẽ tự động đặt tên là UCS1,
UCS2, …
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:U↵
Save current UCS with named views?[Yes/No]<Yes>: ↵

 Orthographic:
) Nhập ký tự đại diện cho mổi tuỳ chọn(T/B/F/BA/L/R) ta sẽ có một trong 6 hướng
nhìn 2D khác nhau.
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:O↵
Enter an option [Top/Bottom/Front/BAck/Left/Right]<Top>:
BS: Nguyễn Quang Trung 9
AutoCAD 3D

Hình 1.8. Tạo hướng nhìn bằng lệnh -view
á Che khuất bằng lệnh Hide
Command: Hide ↵
Dùng để che các nét khuất của các mô hình 3D dạng mặt cong hoặc solid.

Hide
Hình 1.9. Dùng lệnh Hide che các phần khuất hình xuyến

Chương 2. Hệ toạ độ và phương pháp nhập điểm chính xác

2.1. Hệ toạ độ trong bản vẽ AutoCAD
 Các hệ toạ độ trong bản vẽ AutoCAD:
WCS _ (World Coordinate System):Là hệ toạ độ mặc định trong bản vẽ
AutoCAD có thể gọi là hệ toạ độ gốc. Biểu tượng (Icon) của WCS nằm ngay gốc trái
phía dưới bản vẽ và có chữ W xuất hiện trong biểu tượng này.
BS: Nguyễn Quang Trung 10
AutoCAD 3D
Biãøu tæåüng cuía WCS
X
Y
W
+

Hình 2.1. Biểu tượng của WCS
UCS _ (User Coordinate System):là hệ toạ độ mà người dùng định nghĩa,
hệ toạ độ này có thể đặt ở vị trí bất kỳ và tuỳ vào điểm nhìn (Viewpoint) mà biểu tượng
của chúng sẽ hiện lên khác nhau. Số lượng UCS trong một bản vẽ không hạn chế, mặt
phẳng XY trong toạ độ gọi là mặt phẳng vẽ (Working plane).

Biểu tượng của UCS
+
X
Y
Hình 2.2. Biể
u tượng của UCS
Qui tắc bàn tay phải: Các trục X,Y,Z tuân theo qui tắc bàn tay phải. Chiều quay dương
theo ngược chiều kim đồng hồ nhìn từ trục về phía gốc toạ độ
BS: Nguyễn Quang Trung 11
AutoCAD 3D


Hình 2.3. Qui tắc bàn tay phải
Với qui tắc bàn tay phải thể hiện như hình vẽ thì khi nhìn theo trục x thì trục y
quay về trục z theo chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ; khi nhìn theo trục y
thấy trục z quay về trục x theo chiều ngược chiều quay kim đồng hồ; khi nhìn theo
trục z thấy trục x quay về phía trục y theo chiều ngược chiều quay kim đồng hồ.
 Lệnh UCSICON: Điều khiển sự hiển thị
của biểu tượng toạ độ.
Command: Ucsicon ↵
Enter an option [ON/OFF/All/Noorigin/ORigin/Properties] <ON>:
' Các lựa chọn
ON/OFF: Mở/Tắt biểu tượng toạ độ trên màn hình và khung nhìn.
All: Thể hiện biểu tượng toạ độ trên mọi khung nhìn màn hình.
Noorigin: Biểu tượng toạ độ chỉ xuất hiện tại gốc trái màn hình.
Origin: Biểu tượng luôn luôn din chuyển theo gốc toạ độ.
Properties: Xuất hiện hộp thoại UCS Icon
BS: Nguyễn Quang Trung 12
AutoCAD 3D
Hộp thoại UCS Icon

Hiãøn thë 3D icon
Màu của biểu
tượng UCS trên
Model space và
trên layout
Hiển thị 2D icon
không có trục Z

Hình 2.4. Hộp thoạij hiệu chỉnh biểu tượng UCS Icon
 Lệnh UCS: Lệnh UCS cho phép ta lập hệ toạ độ mới. Tạo hệ toạ độ mới có nghĩa
là thay đổi vị trí gốc toạ độ (0,0,0), hướng mặt phẳng XY và trục Z. Ta có thể tạo

UCS mới tại bất kỳ vị trí nào trong không gian bản vẽ, định nghĩa, lưu và gọi lại hệ
toạ độ khi c
ần thiết. Toạ độ nhập vào bản vẽ phụ thuộc vào UCS hiện hành.
Gọi lệnh từ Tools menu hoặc gõ lệnh vào dòng lệnh Command.
 Gọi lệnh từ Tools menu:
BS: Nguyễn Quang Trung 13
AutoCAD 3D
Goüi lãûnh tæì Tools menu

Hình 2.5. Thực hiện lệnh UCS từ menu
 Nhập lệnh từ Command:
• Command: ucs ↵
• Current ucs name: *WORLD*
• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: (Nhập ký tự đại diện cho tuỳ chọn để lựa chọn tuỳ chọn đó)
á Các tuỳ chọn:
New: Dùng để định nghĩa hệ trục toạ độ mới
• [New/Move/orthoGraphic/Prev/ Restore/ Save/Del/Apply/?/ World] <World>: n↵
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>:
Nhập
điểm làm gốc toạ độ mới hoặc chọn 1 trong 8 tuỳ chọn:
 Zaxis:
Specify origin of new UCS or [Zaxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>:
za↵
Xác định gốc của hệ toạ độ (Origin) và phương của trục Z (zaxis), mặt phẳng XY
vuông góc trục này. Khi chọn ZA, dòng nhắc phụ:
Specify new origin point <0,0,0>: chọn P
1
Specify point on positive portion of Z-axis <17.0185,15.7707,1.0000>: chọn P
2

BS: Nguyễn Quang Trung 14
AutoCAD 3D
P1
Zaxis
P2
UCS ban đầu
UCS tạo mới bằng Zaxis

Hình 2.6. Tạo UCS mới bằng tùy chọn Zaxis.
 3point:
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: 3↵
Specify new origin point <0,0,0>: chọn P1 làm gốc toạ độ.
Specify point on positive portion of X-axis <1.0,2.2,0.0>:chọn P2 làm điểm xác định trục
X
Specify point on positive-Y portion of the UCS XY plane <0.0,3.2,0.0>: chọn P3 làm
điểm xác định trục Y


Hình 2.7. Tạo UCS mới bằng tùy chọn 3point.
 Object:
Đưa hệ toạ độ trùng với hệ toạ độ qui ước của đối tượng đượ
c chọn.
• Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>:
OB↵
BS: Nguyễn Quang Trung 15
AutoCAD 3D
• Select object to align UCS: chọn đối tượng để dời hệ toạ độ đến.
• Các đối tượng:
 Arc: Tâm cung tròn sẽ trở thành gốc toạ độ, trục X đi qua điểm đầu (Endpoint) của
cung gần với điểm chọn đối tượng nhất.

 Circle: Tâm đường tròn sẽ trở thành gốc toạ độ, trục X đi qua điểm chọ
n đối
tượng.
 Dimension: Điểm giữa của chữ số kích thước trở thành gốc toạ độ. Trục X sẽ song
song với trục X của WCS và có chiều trùng với chiều mà ta ghi kích thước.
 Line: Điểm cuối gần với điểm ta chọn đoạn thẳng là gốc của UCS mới. AutoCAD
chọn trục X làm sao cho đoạn thẳng chọn nằm trên mặ
t phẳng XZ của hệ toạ độ
mới.
 Point: Tâm điểm trở thành gốc của UCS mới.
 2D Polyline: Điểm đầu tiên của đa tuyến sẽ là gốc toạ độ.
 2D Solid: Điểm đầu tiên của 2D Solid là gôc toạ độ của UCS mới. Trục X nằm
theo hướng của đường thẳng đi qua 2 điểm đầu tiên của Solid

 Trace: Điểm đầu tiên của Trace (From point) sẽ là gốc toạ độ của UCS mới. Trục
X nằm dọc theo đường tâm của Trace.
 3D Face: Gốc toạ độ của UCS mới là điểm đầu tiên của 3Dface. Trục X nằm dọc
theo hai điểm đầu tiên của 3Dface. Trục Y đi qua điểm đầu tiên và điểm thứ tư.
Trục Z xác định theo qui tắc bàn tay phả
i.
 Shape, Text, Block reference, Attribute definition: điểm chèn sẽ là gốc hệ toạ độ
mới.
Arc
Endpoint
Phía chọn Arc
Circle
Điểm chọn Cirrcle
Điểm chọn Line
Line
2Dsolid

P1
P2 P3
P2
P1
3Dface
Dimension

BS: Nguyễn Quang Trung 16
AutoCAD 3D
Hình 2.8. Tạo UCS mới bằng bằng thuộc tính các đối tượng.

 Face:
) Sắp xếp UCS theo mặt (Face) được chọn của đối tượng solid. Để chọn Face ta
chọn cạnh biên của face hoặc một điểm trên face.
Specify origin of new UCS or ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: f↵
Select face of solid object: chọn một mặt của một Solid
Enter an option [Next/Xflip/Yflip] <accept>:↵


Bề mặt được chọn
Hình 2.9. Tạo UCS mới bằng Face
View:
Hệ toạ độ mới sẽ
song song với màn hình có điểm gốc trùng với điểm gốc của hệ
toạ độ hiện hành.
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: v↵
BS: Nguyễn Quang Trung 17
AutoCAD 3D
Trước khi thực hiện
View

Sau khi thực
hiện View


Hình 2.10. Tạo UCS mới bằng tùy chọn View
 X/Y/Z:
Quay hệ toạ độ xung quanh các trục X(Y,Z) hiện hành. Chiều quay dương của góc
quay ngược chiều kim đồng hồ với điểm nhìn từ đầu trục về hướng gốc toạ độ.
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: x↵
Specify rotation angle about X axis <90>:nhập góc quay


Quay chung quanh X 90
0
Hình 2.11. Tạo UCS mới bằng cách quay UCS hiện hành quay trục x
Move:
) Định lại UCS bằng cách chọn gốc toạ
độ mới hoặc thay đổi Zdepth (cao độ Z) của
UCS hiện hành, hướng của mặt phẳng XY không thay đổi.
Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: m↵
BS: Nguyễn Quang Trung 18
AutoCAD 3D
Specify new origin point or [Zdepth]<0,0,0>: chọn điểm hoặc nhập Z
Nếu nhập z thì:
Specify Zdepth<0>: Nhập vào cao độ z
UCS mới
UCS củ

Hình 2.12. Di chuyển UCS bằng cao độ mới

orthoGraphic:
Chỉ định một trong 6 mặt phẳng vuông góc cơ bản của UCS
Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World]
<World>: g↵
Enter an option [Top/Bottom/Front/BAck/Left/Right]<Front>: chọn lựa chọn hoặc nhấn
Enter

BS: Nguyễn Quang Trung 19
AutoCAD 3D
Hình 2.13.
Prev:
Trở về hệ toạ độ trước đó (Có thể gọi lại 10 hệ toạ độ đã sử dụng trước đó)
• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: P↵

Hình 2.14.
Restore:
) Gọi lại một hệ toạ độ đã lưu trở thành hiện hành
• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: r↵
• Enter name of UCS to restore or [?]: nhập tên của UCS đã lưu nếu không nhớ thì
gõ ? để nhờ AutoCAD tìm

• Enter UCS name(s) to list <*>: ↵ (AutoCAD sẽ liệt kê các UCS đã lưu)


Save:
) Lưu lại hệ toạ độ hiện hành bằng một tên
• Enter name to save current UCS or [?]: Tên của hệ toạ độ cần lưu lại.
Del: Xoá một UCS đã được lưu

• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: d↵
BS: Nguyễn Quang Trung 20
AutoCAD 3D
• Enter UCS name(s) to delete <none>: tên của UCS cần xoá.
Apply:
) Gán thiết lập UCS cho Viewport riêng lẻ hoặc toàn bộ các Viewport khi mà các
Viewport khác có UCS khác nhau được ghi trên Viewport.
• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: a↵
• Pick viewport to apply current UCS or [All]<current>: chỉ định Viewport cần gán
UCS hiện hành hoặc gõ a↵ để gán UCS hiện hành cho tất cả các Viewport được
kích hoạt.

?: Tương tự lựa chọn ? Của Save và Restore, sữ dụng để liệt kê các hệ toạ độ có trong
bản vẽ.
World:
Tr
ở về hệ toạ độ WCS
2.2. Các phương pháp nhập điểm chính xác.
 Nhập toạ độ điểm bằng Point Filters
Xác định toạ độ một điểm bằng cách kết hợp toạ độ của hai điểm khác, ta chọn 2
trong 6 sự kết hợp sau:
.x (cùng hoành độ x với điểm)
.y (cùng tung độ y với điểm)
.z (cùng cao độ z vớ
i điểm)
.xy (cùng hoành độ x và tung độ y với điểm)
.yz (cùng tung độ y và cao độ z với điểm)
.zx (cùng cao độ z và tung độ y với điểm)

 Các phương thức truy bắt điểm các đối tượng 3D:
• Đối với các cạnh của mô hình khung dây ta truy bắt được các điểm của đối tượng
Line, Circle, Pline như là các đối tượng 2D.
• Các đối tượ
ng mặt (surface) là tập hợp các mặt 3 hoặc 4 cạnh, do đó ta chỉ tuy bắt
được các điểm đối với cạnh tạo mặt như: END, INT, MID, …
• Các đối tượng Solid ở trạng thái wireframe ta truy bắt được các điểm của các
cạnh thẳng hoặc đường tròn tạo dạng khung dây cho solid.

CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP CÁC MÔ HÌNH 3D.
BS: Nguyễn Quang Trung 21
AutoCAD 3D
3.1. Mô hình khung dây (Wireframe)
 Giới thiệu mô hình 3D khung dây
Mô hình khung dây (wireframe modeling) là mô hình chỉ có các cạnh, mô hình
khung dây tạo bởi các đường và điểm. Các lệnh tạo mô hình 3D khung dây là Line,
3dpoly, Spline, Arc, Circle, … Lệnh line vẽ trong 3D tượng tự lệnh line vẽ trong 2D,
nhưng ta phải thêm vào cao độ (trục Z). Ta có thể sữ dụng các lệnh hiệu chỉnh đối tượng
hai chiều để hiệu chỉnh các đường cong và đường thẳng này.
Do không có các mặt cho nên ta không thể
dự đoán chính xác hình dạng mô hình
khung dây.
Các cạnh của mô hình khung dây có thể là cạnh thẳng hoặc cạnh cong
 Đa tuyến 3D
Đa tuyến 3D là các đa tuyến 3 chiều bao gồm các phân đoạn là đoạn thẳng. Đa
tuyến 3D được vẽ bằng lệnh 3Dpoly và được hiệu chỉnh bằng lệnh Pedit
Lệnh 3Dpoly:
• Command: 3dpoly
Specify start point of polyline: Nhập điểm đầu tiên c
ủa đa tuyến

Specify endpoint of line or [Undo]: Nhập điểm cuối một phân đoạn.
Specify endpoint of line or [Undo]: Nhập điểm cuối một phân đoạn.
Specify endpoint of line or [Close/Undo]:
Các tuỳ chọn:
Undo: huỷ bỏ phân đoạn vừa vẽ
Close: Đóng kín đa tuyến
Lệnh Pedit:
• Command: pedit ↵
• Select polyline or [Multiple]: chọn đa tuyến 3D cần hiệu chỉnh
• Enter an option [Close/Edit vertex/Spline curve/Decurve/Undo]: Chọn lựa tu

chọn
• Các tuỳ chọn:
• Close(Open): đóng một đa tuyến hở hoặc mở một đa tuyến kín.
Các tuỳ chọn
Spline curve: chuyển đa tuyến đang chọn thành đường xấp xỉ B-Spline. Đường
cong được tạo bởi các đoạn thẳng, nếu chiều dài mổi đoạn càng ngắn thì đường cong
BS: Nguyễn Quang Trung 22
AutoCAD 3D
càng trơn. Độ trơn phụ thuộc biến SPLINESEGS và bậc của đường cong phụ thuộc biến
SPLINETYPE.

Hình 3.1.
Decurve: Chuyển các phân đạon của đường Spline, pline thành các phân đoạn
thẳng.
Undo: huỷ bỏ một thao tác vừa thực hiện
Edit vertex: Hiệu chỉnh các phân đoạn. Nhập E↵ xuất nhiện dòng nhắc phụ:
Enter a vertex editing option
[Next/Previous/Break/Insert/Move/Regen/Straighten/eXit] <N>:
 Xén các cạnh mô hình khung dây bằng lệnh Trim


Lựa chọn Project của lệnh Trim dùng để xoá (xén) các đoạn của một mô hình 3
chiều (mô hình dạng khung dây – Wireframe)
Command: TRIM↵
• Current settings: Projection=View, Edge=None
• Select cutting edges
• Select objects: chọn các đối tượng giao với đoạn mà ta muốn xoá
• Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: p↵
• Enter a projection option [None/Ucs/View] <View>:↵
• Các tuỳ chọn:
View: cho phép xoá (xén) một đoạn bất kỳ của hình chiếu mô hình 3 chiều dạng
khung dây lên mặt phẳng song song với màn hình, mặ
c dù thực tế các đối tượng giao
và các đối tượng xén không giao nhau.
None: Chỉ cho phép Trim khi tất cảc các đối tượng cùng nằm trên một mặt phẳng.
BS: Nguyễn Quang Trung 23
AutoCAD 3D
UCS: Các đối tượng của mô hình 3 chiều (dạng Wireframe) được chiếu lên mặt
phẳng XY của UCS hiện hành và các đối tượng được xén trên mặt phẳng này.

Cutt
in
g

edge
Trước khi Trim
Sau khi Tri
m

Trim

Hình 3.2.
3.2. Mặt 2 ½ chiều và các mặt 3D cơ sở.
 Mặt 2 ½ chiều
• Thiết lập mặt 2 ½ chiều
Bằng cách định cao độ (Elevation) và độ dày (Thickness_ Khoảng cách nhô ra
khỏi cao độ) ta có thể kéo các đối tượng 2D (Line, circle, Arc, Pline, 2Dsolid, …) theo
trục Z thành mặt 3D.
• Các l
ệnh thay đổi Thicknes:
Elev Change
Ddchprop
Properties
Rectang
• Các lệnh thay đổi Elevation:
Elev Change
Move
Rectang
 Mặt phẳng 3D(3Dface)
Mặt phẳng 3D là mặt có 4 hoặc 3 cạnh được toạ bởi lệnh 3Dface là một đối tượng
lớn ta không thể nào thực hiện lệnh Explode phá vỡ các đối tượng này.
Command: 3dface↵
Specify first point or [Invisible]:chọn điểm thứ nhất
Specify second point or [Invisible]:chọn
điểm thứ 2
BS: Nguyễn Quang Trung 24
AutoCAD 3D
Specify third point or [Invisible] <exit>:chọn điểm thứ 3
Specify fourth point or [Invisible] <create three-sided face>: chọn điểm thứ
4 hoặc nhấn ↵ để tạo mặt chỉ gồm 3 cạnh.
Để không xuất hiện một cạnh của mặt phẳng trước khi tạo cạnh đó tại dòng nhắc

ta nhập I (lựa chọn Invisible) và đặt biến SPLFRAME=0.
Để làm xuất hiện các cạnh của mặt ph
ẳng bjị che khuất ta đặt biến SPLFRAME=1 và
thực hiện lệnh Regen

Hai cạnh không
nhìn thấy
P7
P5
P4
P1
P2
P3
P6
P8

Hình 3.3. Ví dụ tạo mặt 3Dface

Che khuất cạnh 3Dface
• Để che khuất cạnh 3Dface sữ dụng lệnh Edge.
• Command: edge↵
Specify edge of 3dface to toggle visibility or [Display]: Nhập D hoặc chọn cạnh cần che
Specify edge of 3dface to toggle visibility or [Display]: Chọn cạnh tiếp theo hoặc ↵ để
kết thúc
• Các tuỳ chọn:

Specify Edge: Chọn cạ
nh cần che
Display: Làm hiện lên các cạnh được che khuất. Nếu ta muốn cho các cạnh
này hiện lên thì ta chọn đối tượng tại dòng nhắc xuất hiện sau đó.

Enter selection method for display of hidden edges [Select/All]
<All>: gõ S↵ để chọn từng đối tượng hoặc A↵ để chọn toàn bộ.
BS: Nguyễn Quang Trung 25

×