ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN NA DƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ 2 - Đảng Bộ Thị trấn Na Dương
Na Dương, ngày 80 tháng 9 năm 2009
BÀI DỰ THI
Tìm hiểu “ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tôi tên : HOÀNG THẾ LỢI
Chi Bộ 2 - Đảng Bộ Thị trấn Na Dương
Bài làm
Qua học tập, nghiên cứu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình
bày về nhận thức và tìm hiểu làm theo tấm gương đạo đức của Bác với những nội
dung cụ thể như sau:
1. Nhận thức
- Về nhận thức:
Trong hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất đạo
đức của con người Việt Nam,chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho chúng ta thấy:
“ Mỗi người đều phải tuân theo đạo đức công dân. Đó là tuân theo pháp luật của nhà
nước, kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, như đóng góp thuế, bảo vệ tài sản công
cộng, bảo vệ tổ quốc, cần kiệm xây dựng nước nhà. Mỗi người phải có bổn phận đất
nước. Nước là nước của dân; và dân là chủ của nước. Tổ quốc là tổ quốc của chung.
Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ”.
Bác nhiều lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc về tư cách và
bổn phận của mình và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có( tính đảng) cụ thể
là:
Một là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, vì lợi ích của Đảng là lợi ích của
dân tộc của Tổ Quốc.
Hai là, việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi, đến
chốn , không qua loa đại khái.
Ba là, lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.
Bốn là, phải ráo riết dùng phê và tự phê bình
Năm là, nơi nào sai lầm, ai sai lầm thì lập tức phải sửa chữa
- Tư tưởng của Bác:
1
+ Phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng. Đường lối đó vừa phải có nội
dung xuyên suốt trong toàn bộ tiến trình cách mạng, đồng thời phán ánh thực tiễn
của từng giai đoạn, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn
bộ quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng ra đời.
+ Tư tưởng chính trị phải vững vàng, kiên định và chiến lược, mềm dẻo về sách
lược và hết sức linh hoạt trong sử dụng các biện pháp tiến hành cách mạng theo tinh
thần (dĩ bất biến ứng vạn biến).
+ Phải nghiêm túc nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lê Nin. Và Bác khẳng định
( Lý luận cách mạng như cái bàn chỉ nam )nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong
công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.
- Về đạo đức:
+ Phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức trước hết là ( Trung với nước, hiếu với dân)
đạo đức là gốc là nền tảng của cách mạng.
+ Phải nuôi dưỡng lòng yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế
phải kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân.
+ Tu dưỡng đạo đức phải rèn luyện đức tính ngay thẳng, không có tư tâm, không
làm việc bậy. Là rèn luyện cho đầu óc trong sạch, sáng suốt, có đức tính biết xem
người, biết xét việc.
+ Tu dưỡng đạo đức phải rèn luyện đức tính có gan noí, có gan sửa chữa khuyết
điểm, có gan chịu đựng khó khăn, chống lại sự vinh hoa phú quý không chính đáng.
Nếu cần thì hi sinh cả tính mệnh của mình cho Đảng, cho tổ quốc không bao giờ rụt
rè, nhút nhát.
+ Phải rèn đức tính trong sạch, không tham địa vị, không tham tiền tài, ít lòng
ham muốn về vật chất, không ham người tâng bốc mình
+ Phải rèn luyện đức tính cần kiệm, liêm, khiết, chính trực
+ Phải tu dưỡng rèn luyện đấu tranh bền bỉ hàng ngày, suốt đời.
- Về văn hoá, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ:
Hồ Chủ Tịch coi việc học văn hoá, nâng cao học vấn là một mặt của chế độ
công tác, một biểu hiện của đạo đức cách mạng.
+ Cán bộ Đảng viên phải chịu khó học tập thường xuyên, mọi nơi, mọi lúc
( học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân). Học tập suốt đời nhằm
thâu tóm tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, tăng năng suất công tác, cải tiến
công việc.
Người khẳng định, cán bộ, đảng viên không chỉ giỏi về chính trị mà cũng phải
giỏi về chuyên môn. Làm nghề gì cũng phải học và làm nghề gì phải thạo nghề ấy.
Không có chuyên môn sẽ dẫn tới bệnh nói xuông, lãnh đạo chung chung. Cán bộ
kinh tế phải có chính trị. Đó chính là biểu hiện của nâng cao tinh thần trách nhiệm,
hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ tài ba hết lòng vì tổ quốc, vì nhân dân và cả nhân loại.
Vì vậy cả thế giới phải kính phục, tôn kính. Bác hồ đã đề ra khẩu hiệu : cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư.
2
+ Cần là siêng năng chăm chỉ, cố gắng dẻo dai : Người có câu : “ Không có việc
gì khó, chỉ sợ lòng không bền”.Ví dụ : “ Dao siêng mài thì sắc bén, ruộng siêng làm
cỏ thì lúa tốt”. Điều đó rất dễ hiểu, siêng học thì mau biết, siêng nghĩ thì hay có sáng
kiến, siêng làm thì nhất định thành công, siêng hoạt động thì có sức khoẻ…Tóm lại
muốn có chữ Cần có kết quả thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải
có tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng và luôn luôn phải cố gắng thì việc gì cũng
làm được.
+ Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm
phải đi đôi với nhau nếu cần mà không kiệm thì khác nào một cái thùng không đáy,
có nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không vẫn hoàn không. Nếu kiệm
mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được, mà vật gì đã không tiến
tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu
ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt. Nhưng chúng ta đã tiết
kiệm cách nào mới quan trọng. Không phải là bủn xỉn mà khi không nên tiêu xài thì
một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào,
cho tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng
là tiết kiệm.Vậy tiết kiệm là một giờ làm xong công việc của 2 - 3 giờ.
Một người làm bằng 2 - 3 người
Một đồng dùng bằng 2 - 3 đồng
+ Liêm là trong sạch, không tham lam. Nghĩa chữ liêm thể hiện ở Bác là trung
với nước, hiếu với dân. Bác thương cha mẹ mình cũng như thương cha mẹ người
khác và phải cho người khác phải biết yêu thương cha mẹ.
Trong thực tiễn trên xã hội còn rất nhiều người bất liêm. Như lợi dụng chức
quyền để doạ nạt người khác, dìm người giỏi, để giữ địa vị danh tiếng của mình. Còn
nghề buôn thì mua 1 bán mười hoặc mua bán lậu, tích chữ đầu cơ. Người có tiền thì
cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào. Người cày ruộng không ra công đào
mướn mà lấy cắp nước ruộng của láng giềng….Do bất liêm mà nhiều cán bộ có chức
có quyền mới tham ô tham nhũng, nhũng nhiễu dân để vơ vét, vụ lợi cá nhân. Vậy
nên pháp luật phải thẳng tay trừng trị nhữnh kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy là ai, ở địa vị
nào, làm nghề gì.
Mỗi chúng ta phải nhận thức thấy rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ
tham lam là có tội với nước, với dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một
dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ…Dân
tộc ta đang kháng chiến và kiến quốc, đang xây dựng một đời sống mới trong nước
Việt Nam.
Luôn có lối sống giản dị, trung thực, khiêm tốn, ham học hỏi , ham làm, luôn
cầu tiến bộ ; chống những biểu hiện tự cao,tự đại coi thường và thiếu tôn trọng người
khác; xây dựng phong cách làm việc khoa học, tác phong nhanh nhẹn phù hợp với
tiêu chuẩn nếp sống văn hoá từng địa phương.
Cụ thể là bác luôn sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư, hết lòng, hết sức
phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
3
+ Chính : là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đúng đắn
thẳng thắn tức là tà. Cần, kiệm, liêm là gốc của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ,
lại có lá cành, hoa quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần kiệm, liêm, nhưng cần
phải chính mới là người hoàn toàn.
2. Đăng ký phấn đấu làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
- Ý thức trách nhiệm trước quê hương, đất nước, trước Đảng, trước cơ quan đơn vị
là nhân dân:
Bản thân tôi là một Đảng viên đúng trong đội ngũ của Đảng, tôi nhận thấy cần phải
:
+ Thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước.
+ Thường xuyên trao đổi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, phổ
biến truyền đạt những kiến thức hay, cách làm có hiệu quả cho mọi người cùng học
tập.
+ Lao động tích cực, cần cù một cách có hiệu quả, luôn có ý thức tìm tòi sáng
tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tự lực cánh sinh, không trông chờ ỉ lại, dựa
dẫm vào người khác, luôn phấn đấu nỗ lực vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
mà Đảng và nhà nước đã giao phó.
+ Luôn luôn tôn trọng ý kiến tập thể, quan điểm chính trị và cương lĩnh của
Đảng, chấp hành nghiêm túc quy chế làm việc và nội quy của cơ quan đề ra, luôn
đảm bảo an toàn lao động, coi trọng chất lượng và giữ gìn sạch sẽ nơi ở cơ quan,
làng xóm và cộng đồng.
+ Luôn luôn đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn thực hiện “diễn biến
hoà bình” của các thế lực thù địch.
- Về ý thức rèn luyện,tu dưỡng đạo đức cách mạng:
+ Luôn thường xuyên tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh không quan liêu, cửa
quyền hách dịch, luôn kính trên nhường dưới, luôn giúp đỡ người nghèo khó, người
tàn tật. Luôn tham gia mọi hoạt động, phong trào, luôn cùng gia đình, cơ quan, xã
hội dựng mối đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng
như trong công tác…Không chia bè kéo cánh, cục bộ, kèn cựa về địa vị.
- Về ý thức trách nhiệm, tâm huyết với công việc được giao:
+ Luôn tận tuỵ với công việc được giao và phản ánh trung thực đầy đủ, chính
xác, kịp thời.
+ Tuyên truyền và vận động người thân và gia đình gương mẫu chấp hành tốt,
mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Phấn đấu đạt
tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
+ Luôn luôn học tập và làm theo phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh về “Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”với những việc làm cụ thể như sau :
* Tích cực học tập, lao động, công tác cho hiệu quả, năng suất chất lượng cao
* Triệt để thực hành tiết kiệm, kiên quyết chống lại các biểu hiện tham ô, sống
xa hoa , lãng phí, xa rời quần chúng nhân dân; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đồng tiền
ngân sách nhà nước.
4
* Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, tranh giành lợi ích
cho bản thân,l ạm dụng quyền hạn, chức vụ để thu vén cho gia đình, cá nhân; Luôn
thẳng thắn trung thực, bảo vệ người tốt, việc tốt, không bao che, giấu diếm khuyết
điểm.
* Tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hoá,
xoá nghèo vượt lên làm giàu chính đáng theo quy định của pháp luật; Tích cực tham
gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, ủng hộ người nghèo.
* Tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, bản thân không mắc vào
các tệ nạn xã hội, rượu chè bê tha ảnh hưởng xấu đến tư cách và sức khoẻ của bản
thân ; Phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh HIV/AIDS, và các dịch bệnh khác ; Làm tốt
công tác bảo vệ môi trường sống.
Xác nhận của chi bộ Người viết
Lê Thị Phường
5