Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chấn thương ở người cao tuổi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.91 KB, 6 trang )

Chấn thương ở người cao tuổi
Sự gia tăng số người cao tuổi (NCT), đồng nghĩa với sự
gia tăng chấn thương ở người cao tuổi (CTNCT). Cấp
cứu CTNCT cần tiến hành đồng loạt các thương tổn
trên nền tảng nhiều bệnh tật của họ, cũng như cần áp
dụng các điều trị đặc hiệu cho NCT.
Nguyên nhân
NCT bị chấn thương thường do các nguyên nhân như ngất
vì tụt huyết áp, hạ đường huyết, thiếu oxy… do tai nạn giao
thông. Giống như ở trẻ em, NCT bị ngược đãi chấn thương
là vấn đề đáng lưu ý, họ cũng dễ bị chấn thương khi đánh
nhau. Đặc biệt, té ngã thường gặp ở lứa tuổi 65 - 75… NCT
bị bệnh tật cũng nhiều khi dẫn đến chấn thương. Vấn đề
tiền sử bệnh của họ cần được khai thác chính xác. Việc hỏi
bệnh cần theo thứ tự các thông tin về chấn thương, tiền sử
bệnh, thuốc họ đang dùng, các hiện tượng dị ứng gần đây.
Các thông tin này có thể thu được từ: gia đình, thầy thuốc
gia đình, người nhận bệnh đầu tiên… Dấu hiệu sinh tồn ở
CTNCT cần được theo dõi sát, trong cấp cứu cần cảnh giác
với nhịp tim “bình thường” ở CTNCT. Nhịp tim bình
thường khi đang diễn tiến với tình trạng đau, hạ huyết áp,
sợ hãi, có thể sự bình thường này sẽ thay đổi đột ngột để
trở thành “không bình thường”. Các dược chất ß – blocan
có thể che dấu nhịp tim nhanh, làm chậm trễ hồi sức cấp
cứu.

Người cao tuổi dễ bị chấn th
ương trong
sinh hoạt hàng ngày
Thay đổi bệnh lý giải phẫu ở người lớn tuổi làm khó khăn
cấp cứu, hồi sức ban đầu, cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong,


tàn phế. Cần lưu ý việc sử dụng răng giả, thoái hóa cột sống
cổ, viêm khớp thái dương hàm, các thương tổn ở CTNCT
như chấn thương chỉnh hình, chấn thương đầu nhẹ nhiều
khi không quá trầm trọng của hồi sức ban đầu nhưng những
vấn đề này sẽ hợp lại, dẫn tới tử vong, thương tật sau này.
Vì vậy sự ổn định ở CTNCT có thể sụp đổ mà không có
một cảnh báo nào.
Các chấn thương
Chấn thương đầu: đánh giá tri giác ở NCT thường dễ sai
lầm và rất khó khi họ có sa sút trí tuệ, suy nhược của tuổi
già.
Máu tụ ngoài màng cứng: ít gặp ở NCT, họ thường có máu
tụ dưới màng cứng, đặc biệt máu tụ dưới màng cứng mạn
tính “xuất hiện vài tuần, vài tháng sau chấn thương”. Nên
làm CT não cho tất cả chấn thương đầu ở NCT, họ cần
được theo dõi ở chuyên khoa chấn thương thần kinh khi bị
chấn thương cũng như một thời gian sau khi ra viện.
Chấn thương cột sống cổ ở NCT khác người trẻ, họ thường
bị thương tổn ở cột sống cổ C1 và C2. Khi NCT bị chấn
thương có than đau cổ, họ cần được bất động cổ ngay, cho
đến khi họ được chẩn đoán cổ, cột sống không bị gì. Thoái
hóa cột sống cổ có thể che giấu xương nứt trên X-quang
thường nên làm CT hay MRI. Chấn thương ngực, chấn
thương kín có thể làm gãy xương sườn do sự thoái hóa
xương ở NCT. Đau do gãy xương sườn, cùng với sự suy
giảm về hô hấp ở NCT sẽ dẫn tới các biến chứng phổi. Các
chấn thương nặng như: tràn khí màng phổi, dập phổi, mảng
sườn di động, chấn thương tim sẽ dẫn đến mất bù trong hồi
sức. Phân tích khí máu động mạch cần làm sớm để đánh giá
chức năng phổi.

Chấn thương bụng: khám bụng ở NCT rất khác biệt với
người trẻ. Khi khám lâm sàng, thấy bụng rất bình thường,
nhưng việc theo dõi một tổn thương trong ổ bụng vẫn cần
quan tâm tiếp tục, khi có kèm theo gãy khung chậu, xương
sườn xuất hiện ở chấn thương NCT.
Ở bệnh nhân NCT có mổ bụng, việc dính các tạng trong
bụng là yếu tố nguy hiểm khi chọc dò ổ bụng. Nếu siêu âm
có máu ổ bụng, nên cho họ làm CT có cản quang, đây là
một chẩn đoán giá trị. Cần chú ý sự mất nước và chất cản
quang có ảnh hưởng tới chức năng thận, vì có khi bệnh
nhân có sự tăng mất nước do họ dùng thuốc lợi tiểu trước
đó. Vấn đề hạ thể tích và chất cản quang làm trầm trọng
bệnh lý thận.
Chấn thương chỉnh hình: gãy xương dài như xương đùi,
xương chày, xương cánh tay làm mất cử động, hậu quả
giảm sự tự sinh hoạt ở NCT. Gãy đầu dưới xương trụ và
gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay do té ngã có chống tay,
cùi chỏ. Họ có dấu hiệu đau tại chỗ, sưng nề, bầm tím khi
có dấu hiệu của các thương tổn trên cần mời các chuyên
khoa chỉnh hình sớm để điều trị - cố định
Điều trị
Cung cấp đủ oxygen là mục tiêu bắt buộc thực hiện. Đặt
nội khí quản, thở máy hỗ trợ nên làm ở bệnh nhân có chấn
thương nặng, nhiều thương tổn, nhịp thở hơn 40 lần/phút;
PaO2 dưới 60mmHg, PaCO2 lớn hơn 50 mmHg. Hồi sức
tích cực - đầy đủ ngay từ đầu nếu không họ sẽ nhanh chóng
mất bù với các loại hồi sức tiếp theo. Truyền dung dịch keo
vào hồng cầu ngay từ giai đoạn đầu chấn thương NCT. Vì
NCT có nguy cơ tổn thương nặng ở mạch vành và não cũng
như việc thiếu máu ở các cơ quan quan trọng khi họ bị tụt

huyết áp. Truyền dung dịch keo và hồng cầu sớm giúp cung
cấp đủ oxygen và giảm nguy cơ thiếu máu các bộ phận
quan trọng. Theo dõi xâm lấn như theo dõi các thông số
trong động mạch và việc đo áp lực động mạch phổi bờ nên
làm, giúp đánh giá tình trạng huyết động học của bệnh
nhưng đồng thời tránh việc điều trị quá chậm. Các xét
nghiệm này cung cấp thông tin rất sớm về huyết động học;
xác định các sốc tiềm ẩn, giới hạn của tụt huyết áp, ngăn
ngừa các suy cơ quan; chúng cũng giúp theo dõi bệnh nhân
tốt hơn
Việc theo dõi này có hiệu quả khi biết oxygen được cung
cấp đủ qua aole loading và inottropicneppont. Các xét
nghiệm nên làm ở phòng cấp cứu. Bệnh nhân cao tuổi bị
chấn thương tim nên chụp X-quang ngực cột sống cổ,
khung chậu, siêu âm bụng, các xét nghiệm cần thiết khi
theo dõi ở kỳ hai. Nếu cần nên làm CT não và bụng để chẩn
đoán thương tổn
PGS.TS.BS. DƯƠNG MINH MẪN

×