Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.83 KB, 4 trang )

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội
Ở giai đoạn khoảng 7 tháng tuổi, bé đã biết tỏ ra khó chịu khi
xung quanh có nhiều người lạ. Nếu như con bạn có những hành
động khác thường so với khoảng thời gian trước đó, bạn cũng
không nên quá lo lắng.


Ảnh: inmagine.com


Nếu bé khóc khi bạn để một người lạ bế,
bạn hãy nhẹ nhàng bế bé trở lại và từ từ vỗ
về. Bạn nên cho bé cảm thấy an toàn khi có nhiều người lạ xung
quanh. Bạn cứ tiếp tục trò chuyện nhưng vẫn bế bé trên
tay. Sau đó chuyển bé cho người khác nhưng bạn vẫn ở gần bé.
Hãy rời phòng trong vài phút và quan sát những biểu hiện của
bé. Nếu như bé vùng vằng không chịu, bạn thử cố gắng thử lại
lần nữa. Theo bác sĩ nhi khoa David Geller: Bạn cứ tự nhiên ra
vào phòng nhưng bé vẫn cảm thấy được an toàn. Vì bé hiểu dù
có rời xa nhưng bạn vẫn luôn quay lại cùng bé chỉ trong khoảnh
khắc”.

Trẻ mới tập đi sẽ học hỏi được nhiều hơn từ những bạn đồng
lứa. Vì vậy, bạn hãy để bé chơi đùa cùng bạn bè nhưng cần đảm
bảo có đủ đồ chơi cho trẻ. Có thể con bạn sẽ tỏ ra khó chịu khi
chia sẻ đồ chơi với các bạn. Lúc này bạn phải là người giúp
chúng hạn chế tối đa những xung đột nho nhỏ này.
Nếu bé tỏ ra ích kỷ thì bạn nên xem liệu mình có quá nuông
chiều con. Đừng làm cho trẻ mang tính vị kỷ. Ở lứa tuổi này, tự
bản thân chúng đã cho mình là trung tâm của vũ trụ. Điều cần
thiết là bạn nên dạy cho trẻ những điều tốt như biết nói “xin


phép”, “cám ơn”, khen ngợi thành quả của người khác, biết chia
sẻ Nên cho bé biết mình đã đủ lớn để học hỏi những điều như
vậy. Dần dần, bé sẽ học được cách giao tiếp xã hội một cách tích
cực và hiệu quả nhất

×